Từ tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đến nhận thức vai trò của pháp luật trong việc

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 69)

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.4. Từ tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đến nhận thức vai trò của pháp luật trong việc

pháp luật trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Trong điều kiện lịch sử hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH và nhà nước của chúng ta ngày nay là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Chúng ta đang ra sức xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Để đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân, nhà nước ta lấy pháp luật làm công cụ quản lí xã hội hay nói cách khác nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật. Mặc dù tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã ra đời cách đây hơn 2000 năm nhưng đến nay nó vẫn còn giá trị tham khảo trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Khi xã hội còn chưa đáp ứng được yêu cầu của mọi người dân, khi mà ý thức của người dân chưa cao, khi con người còn nhiều hành động xấu… thì nhà nước phải đưa ra các chính sách, sự cưỡng chế để duy trì sự ổn định, duy trì trật tự xã hội là một điều cần thiết. Muốn làm như vậy nhà nước trước hết cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

Thứ nhất; cần phải xây dựng, phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật và tinh thần “thượng tôn pháp luật”.

Trong nhà nước pháp quyền mọi hoạt động của cơ quan nhà nước phải dưa trên quy định của pháp luật. Pháp luật do nhà nước đặt ra nhưng nhà nước cũng phải quản lý xã hội theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải dựa trên quy định của pháp luật.pháp luật là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có cả những cơ quan nhà nước, bất kể cương vị nào cũng phải tuân theo pháp luật. Mọi đường lối chính sách và quyết định của nhà nước đều phải dựa vào pháp luật, phục tùng pháp luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật. Hệ thống pháp luật ngày càng được bổ sung và hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu phục vụ con người nhưng pháp luật phải nghiêm minh để mọi người tuân theo pháp luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật.

Ở nước ta, Đảng ta cũng đề cao việc xây dựng hệ thống pháp luật để xây dựng và phát triển đất nước. Đảng chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay pháp luật giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi của mỗi người, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định xã hội. Pháp luật chính là công cụ của nhà nước để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, nó là công cụ hướng dẫn và đảm bảo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.

Nhà nước Việt Nam quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải có hệ thống pháp luật để quy định quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, xử lý những hành vi kinh doanh trái pháp luật và đạo đức xã hội, thực hiện công bằng trong sản xuất và phân phối. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Pháp luật chính là công cụ xử lý mọi hành vi xâm hại đến lợi ích chính đáng của công dân. Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội.

Có thể khẳng định rằng vai trò của pháp luật là vô cùng to lớn trong quá trình đảng lãnh đạo quản lý xã hội. Nhận thức rõ điều này Đảng ta chủ trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể khả thi của các quy định trong các văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Thứ hai; phải làm cho tư tưởng pháp luật thấm sâu vào cuộc sống và biến nó thành ý thức, hành động sống của mọi công dân trong xã hội.

Pháp luật nước ta đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, do đó những nội dung mà pháp luật đề ra đã thấm sâu vào cuộc sống của mổi người dâ. Đó không phải là hệ thống pháp luật mang tính trừu tượng, chung chung mà đó là hệ thống những quy tắc xử sự, các quy phạm pháp luật được thể hiện trong các văn bản pháp lý, các bộ luật cụ thể, đảm bảo lợi ích của nhân dân do

nhà nước ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tạo nên một trật tự xã hội nhất định.

Như Hàn Phi Tử nói: “Pháp là những điều chép vào đồ thư bày nơi quan phủ ban bố cho dân trong thiên hạ đều biết” pháp luật phải tuyên truyền rộng rãi để cho mọi người dân đều biết và thi hành. Đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền thì bài học này hết sức cần thiết, mọi người dân luôn luôn hiểu và thi hành pháp luật, làm đúng với những quy định của pháp luật. Mỗi khi pháp luật đã ăn sâu vào ý thức của quần chúng nhân dân sẽ hạn chế được vi phạm pháp luật và nhà nước giảm bớt ngân sách cho vấn đề này, đời sống nhân dân ngày càng phát triển hơn khi hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện và có một nhà nước pháp quyền vững chắc.

Ở nước ta, Đảng ta cũng đề cao việc xây dựng hệ thống pháp luật để xây dựng và phát triển đất nước. Đảng chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay pháp luật giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi của mỗi người, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định xã hội. Pháp luật chính là công cụ của nhà nước để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, nó là công cụ hướng dẫn và đảm bảo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.

Nhà nước Việt Nam quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải có hệ thống pháp luật để quy định quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, xử lý những hành vi kinh doanh trái pháp luật và đạo đức xã hội, thực hiện công bằng trong sản xuất và phân phối. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Pháp luật chính là công cụ xử lý mọi hành vi xâm hại đến lợi ích chính đáng của công dân. Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối lãnh đạo của đảng ta, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội.

Có thể khẳng định rằng vai trò của pháp luật là vô cùng to lớn trong quá trình đảng lãnh đạo quản lý xã hội. Nhận thức rõ điều này đảng ta chủ trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể khả thi của các quy định trong các văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Thứ ba; nhận thức được điều đó, Đảng ta nêu rõ: “Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” [27;57-58].

Nước ta là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật đòi hỏi phải thực thi nghiêm minh, chí công vô tư, pháp luật luôn luôn phải công bằng để người dân có niềm tin vào pháp luật, lấy pháp luật làm tiêu chuẩn để hướng tới những việc làm tốt, đồng thời tránh vi phạm pháp luật. Pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn luôn công bằng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy được năng lực trí tuệ góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, ý thức được việc làm của mình để tránh vi phạm pháp luật, chỉ tự do trong khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Pháp luật nước ta được xây dựng nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân. Do đó, những văn bản pháp luật phải được công bố cho mọi người dân đều biết, sau mỗi đợt sửa đổi, bổ sung thì phải công bố rộng rãi trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng để cho toàn thể nhân dân biết được. Khi các văn bản pháp luật mà nhà nước đã ban hành thì tất cả mọi người đều phải tuân theo, tuy nhiên, ai cũng có quyền phê bình những điểm thiếu sót, đóng góp ý kiến với các cơ quan lập pháp để kịp thời bổ sung, sửa chữa, thay đổi. Đây chính là điểm khác trong việc thực hành pháp luật của nước ta với việc thực hành pháp luật trong tư tưởng của Hàn Phi Tử. Bởi theo Hàn Phi Tử khi pháp luật đã được ban bố thì tất cả mọi người dân đều phải tuân theo pháp luật, pháp luật mang tính phổ biến nó chứa đựng các quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người, dựa vào sức mạnh cưỡng chế của quyền lực nhà nước,

không ai có quyền cãi lại, nếu vi phạm pháp luật thì sẽ chịu những hình phạt thích đáng.

Thứ tư; Pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tạo ra những cơ hội công bằng trong vấn đề lựa chọn cán bộ vào các cơ quan nhà nước.

Ở nước ta, nguyên tắc này cũng thể hiện rất rõ, pháp luật nước ta là pháp luật xã hội chủ nghĩa, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động, do đó, pháp luật mang tính dân chủ cao. Tính dân chủ của pháp luật thể hiện ở chỗ: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, không phân biệt nguồn gốc dân tộc, không phân biệt giàu nghèo, không có sự đặt ra đặc quyền đặc lợi cho bất cứ người nào, nhóm nào, quyền lợi, địa vị của mỗi người trong xã hội tùy theo sự đóng góp của họ vào sự nghiệp chung. Công dân, bất cứ ở cương vị nào đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình do pháp luật đã đặt ra, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cũng phải làm tròn nghĩa vụ của mình, phải đảm bảo những quyền và tự do của công dân, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng phải chịu những hình phạt mà pháp luật đã đề ra…

Với yêu cầu này những người có nhiệm vụ trực tiếp đảm nhiệm việc tuyển chọn cán bộ cho cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức, lương tâm, phải tạo ra công bằng với tất cả mọi người phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì con người là yếu tố quan trọng của đất nước. Người quản lý nhà nước phải có năng lực, có tài đức sẽ đưa đất nước phát triển theo khuynh hướng tốt. Đối với nhà nước ta hiện nay vấn đề đặt ra trước hết là phải tăng cường đào tạo cán bộ công chức có trình độ, sức khỏe, tài năng, nhạy bén với cơ chế thị trường để xây dựng nhà nước pháp quyền và mở cửa hội nhập với quốc tế.

Thứ năm; Một yêu cầu không thể thiếu đối với nhà nước pháp quyền là pháp luật phải bám sát thực tiễn, tùy theo từng thời kỳ mà có những chính sách thích hợp nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Đây chính là yêu cầu về tính khách quan của pháp luật. Mỗi một xã hội thường có một hệ thống pháp luật tương ứng bởi vì pháp luật là sự ghi nhận những quan hệ xã hội ổn định. Do vậy pháp luật phải thực sự phù hợp với thực tiễn, pháp luật phải căn cứ trên điều kiện xã hội để ban hành, bám sát thực tiển trong từng thời kỳ nhất định.

Trong nhà nước pháp quyền việc ban hành mới hay sửa đổi các văn bản pháp luật cần phải căn cứ và thực tiễn, phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Điều này đòi hỏi việc ban hành các quy định pháp luật phải có sự hiểu biết đầy đủ về thực tiễn. Pháp luật được ban hành phù hợp với hiện thực khách quan mới có thể bảo đảm cho khả năng thực thi cao và mức sống lâu dài của các văn bản pháp luật, sự an toàn quản lý xã hội công dân.

Với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, pháp luật của nước ta luôn có sự thay đổi, bổ sung và sửa chữa cho phù hợp hơn với tình hình đất nước. Điều này rất trùng hợp với tư tưởng của Hàn Phi Tử: “Luật pháp phải hợp thời bởi lịch sử luôn luôn thay đổi, đời sau không giống đời trước cho nên pháp luật cũng phải thay đổi”. Trong phiên họp thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội Đảng lần thứ 3 cũng đã ghi rõ: “Phải kịp thời nghiên cứu, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ, thể lệ cho phù hợp với tình hình phát triển mới của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Những chính sách, chế độ quan trọng phải được biến thành pháp luật của Nhà nước. Phải giáo dục, phổ biến những chính sách của Đảng, nhà nước sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đồng thời phải nắm sát thực tế ở cơ sở để đảm bảo chấp hành các chính sách đúng và kịp thời”. Hệ thống pháp luật của nước ta về các vấn đề xã hội thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn của nước ta. Hệ thống pháp luật đó đã tạo lập cơ sở pháp lý để từng bước thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển khoa học, công nghệ, giải quyết các chính sách về ưu đãi, cứu trợ xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống vi phạm pháp luật.

Thứ sáu; Pháp luật phải ổn định, tức là pháp luật phải có tính cố định, ổn định lâu dài. Điều này có ý nghĩa bảo đảm sự ổn định của các quan hệ xã hội, pháp luật không nên thay đổi quá nhiều.

Nếu thay đổi quá nhanh chóng làm cho nhân dân khó có thể ứng xử kịp thời đối với những thay đổi đó. Vì thế, vấn đề đặt ra là việc ban hành pháp luật phải đảm bảo được tính cố định, để tạo điềi kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc tìm hiểu và hành xử theo pháp luật.

Một nhà nước pháp quyền trước hết pháp luật phải có tính ổn định, phải có đời sống lâu dài để đảm bảo cho sự an toàn pháp lý cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên điều này không loại trừ sự phát triển của pháp luật. Nhưng sự thay đổi pháp luật phải thực sự xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn và phải bảo đảm cho một sức sống ổn định của pháp luật.

Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến vai trò của pháp luật, nói đến sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh của các công dân trong nhà nước đó. Không thể nói đến một nhà nước pháp quyền khi mà pháp luật bị vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước và từ phía công dân. Trong điều kiện ý thức pháp luật của người dân hiện nay còn thấp, cần phải tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng,… nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, từng bước thực hiện theo phương châm “mọi

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w