1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Phương pháp rèn luyện kỹ năng địa lí lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Địa Lí Lớp 10 Thí Điểm Ban Khoa Học Tự Nhiên
Tác giả Nguyễn Chí Tuấn
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2000 - 2004
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 43,04 MB

Nội dung

Nhìn chung, kĩ năng địa lí hiện nay ở bậc THPT gồm có một số kĩ năng cơ bản sau: 2.1 Ki năng bản dé Bản đồ là phương tiện không thé thiếu đối với môn học dia lí bởi bản dé là hình vẽ thu

Trang 2

PER RR AR AE A I

Ke bén an Seige beter tJA | vé ov: guip G6 Un tab ala 2 Ng~ằ» The Xion Liter, cá vite DPhicoms pháp Loa Bia Í vt ov

gicp 6 «3A che bam wath, Site (Ể, che toà Troms bec pl? dong

@<<4 [Léa loin, im he phep 16 Seage kê mbeing [a ction om

- Œ2 Nate Thi Kim Lite, Gide vite Living Win Lia tin

-Phing Erte Tae trmq ĐHSP TP HOM

“Baw Qướa Hider và che CẦN <6 trong te Bria [kta che teeing:

+Ts->.2THPT Le Qe De + Trees THPT Mac Dw Cli

+T»« 4 THPT Newt Hè»

+T»-¿ THTH DHSP

Cee bam le dob di eon -.

TA quip Fe tác beter ht [bn lain trong LH gtr mgr obAt.

Kin dain A»Í cm om!

Than phe Cli Mink dong S— 2004

Sak vite dix Lee

N¿ £»„ Cli T‹.£» - kế 24A

XWWWWXWWWWXWXWWYWWWWXWXXWXXXYXXXXWNWXXWWWYXXWWWWXWWWWXXXWWXXXXXWXXWXXXXXX WWWWXYWXWWWXWWWWWWWWWXXWWXWXWXWWXXWNWWXWYWXWWXXYWXWWWWWWWXXWWXXXXWXWXWWXWXXX

Trang 3

Nội dung

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lý do chọn dé tài

Il Mục đích - nội dung nghiên cứu

Ill Giới hạn— phương pháp nghiên cứu

IV Lược sử nghiên cứu để tài

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I: Cơ sở lí luận

I Khái quát chương trình địa lí lớp 10 ban KHTN

Il Hệ thống kĩ năng địa lí

1 Khái niệm ki năng địa lí

2 Ki năng địa lí cơ bản trong chương trình

THPT hiện hành

2.1 Ki năng bản 46

2.2 Kĩ năng phân tích lược dé, sơ dé, hình vẽ

2.3 Kĩ năng phân tích bang SLTK

2.4 Kĩ năng biểu 46

2.5 Ki năng vẽ lược 46 Việt Nam

2.6 Ki năng sử dụng SGK địa lí 2.7 Kĩ năng sử dụng Auat địa lí

3 Ki năng địa lí lớp 10 thí điểm ban KHTN

3.1 Kĩ năng bản đồ

3.2 Kĩ năng phân tích lược đồ, sơ đồ,

hình vẽ, tranh ảnh 3.3 Kĩ năng phân tích bảng SLTK

14

14

Trang 4

ban KHTN 17

I Phương pháp rèn luyện kĩ năng bản dé 12

Il Phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ

lược đổ, sơ đổ, hình vẽ, tranh ảnh 22

1 Phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức

2 Phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích bảng SLTK 40

IV Phương pháp rèn luyện ki năng biểu đồ 45

1 Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đổ 45

1.1 Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biểu dé cột 45

1.2 Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ

đường biểu diễn 51

1.3 Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ

biểu đổ kết hợp 54 1.4 Phương pháp rèn luyện kĩ nang vẽ biểu đồ tròn 57

2 Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ 65

V Phương pháp rèn luyện ki năng sử dụng SGK địa lí 70

Trang 5

và rèn luyện kĩ năng địa lí

Bài: Quy luật địa đới và phi địa đới

Bài: Địa lí ngành chăn nuôi

II Kết quả thực nghiệm sư phạm

Chương V Những đóng góp - kiến nghị về mảng kĩ năng

1 Phương pháp thiết kế bài tập thực hành địa lí

II Phương pháp khai thác kiến thức từ các

nguồn tài liệu khác

1 Phuong pháp khai thác kiến thức từ

sách, báo, tạp chí

2 Phương pháp khai thác kiến thức từ băng hình

3 Phương pháp khai thác kiến thức từ Internet

B Một số bài tập vẽ biểu đồ bổ sung

I Biểu đồ cột

II Biểu đồ đường biểu bién

II — Biểu đồ kết hợp

IV — Biểu đổ tròn

Tai liệu tham khảo

| sVTH¿ Otouyén Ohi Zuấu - X26c#

114

Trang 6

Khoa học xã hội và nhân văn

Kinh tế - xã hội

Trang 7

I LÝ ĐO CHỌN DE TÀI

Trong chương trình dạy học Địa lí ở trường phổ thông mảng kĩ năngtrong những năm gần đây đang được hết sức chú ý Kĩ năng là một phần khôngthể thiếu được đối với bộ môn này Tuy nhiên, quá trình khai thác kĩ năng lạikhông đồng đều ở các khối lớp học Nếu như địa lí 12 thiên về sử dụng Atlat và

kĩ năng vẽ biểu đô, phân tích số liệu thống kê (SLTK) thì địa lí 11 đi khá sâu

vào kĩ năng biểu 46 và viết báo cáo, còn địa lí 10 lại hết sức nghèo nàn ở hầuhết các mảng kĩ năng Ngoài kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ ra thì địa lí 10chỉ để cập đến một cách khái quát về kĩ năng biểu đổ và phân tích bảng số liệu

Đó là một thiếu sót lớn bởi có nắm được kĩ năng địa lí 10 thì lên các lớp trên,

các em mới thành thạo từ đó, học tập mới có thể đạt kết quả cao được Ngoài ra,

hệ thống kiến thức lí thuyết của chương trình địa lí 10 hiện nay khá nặng, khô

khan do đó làm giảm hứng thú học tập bộ môn của học sinh Cũng vì những lí

đo đó mà trong năm 2002 vừa qua, được sự cho phép của Bộ giáo dục và đào

tạo, nhiều nhà giáo đã cùng hợp tác biên soạn cuốn sách Địa lí 10 hoàn toànmới, thay thế cho cuốn sách hiện hành đã sử dụng trên 10 năm Sự phong phú

về kênh hình và đa dang về mảng kĩ năng đã làm giảm tối đa thời gian học lí

thuyết và thay vào đó là tăng cường tư duy, phát huy khá hiệu quả phương pháp

*Lấy học sinh làm trung tâm” Hơn nữa, sự xuất hiện của mảng địa lí tự nhiênđại cương đã gây hứng thú rất nhiều cho người dạy và người học Tất cả nhữngđiều đó đã làm nên những thành công bước đầu trong chương trình cải cách

giáo dục.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn để tài "Phương pháp rèn luyện kĩnăng địa lí lép 10 thí điểm ban Khoa học tự nhiên” cho khoá luận tốt nghiệp của

mình với mong muốn đi sâu, tìm hiểu vé mảng kĩ năng của chương trình mới,

đặc biệt là cuốn đành cho ban Khoa học tự nhiên là cuốn sách sẽ sử dụng phổ

biến hơn cả sau này, qua đó, hình thành cho mình những kinh nghiệm rèn luyện

kĩ năng cho học sinh cũng như mong muốn, khóa luận sẽ trở thành tài liệu tham

Trang 8

khảo cho những đồng nghiệp quan tâm đến hiệu quả của khai thác kĩ nangtrong quá trình đạy học địa lí ở trường phổ thông.

Il MỤC DICH —- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Mục dich chính của khoá luận là:

+ Làm rõ những kĩ năng được để cập đến trong SGK thí điểm ban Khoa

+ Phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí cơ bản.

+ Kết quả thực nghiệm qua một số bài giảng 4p dụng phương pháp rèn

luyện ki năng.

II GIỚI HẠN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Giới hạn nghiên cứu + Khoá luận chỉ để cập đến mảng kĩ năng trong hệ thống ti thức địa lí.

+ Kĩ năng tìm hiểu chỉ trong phạm vi của SGK thí điểm ban KHTN, không

bao gồm ban KHXH và NV

2 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận chủ yếu dùng các phương pháp:

+ Phương pháp phân tích hệ thống.

+ Phương pháp phân loại.

+ Phương pháp sưu tầm, phân tích và tổng hợp tài liệu.

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

IV LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về kĩ năng địa lí từ trước đến nay có rất nhiều nhà biên soan

sách, nhà giáo và sinh viên quan tâm Có thể kể đến một số cuốn như:

+ "Rèn luyện kĩ năng địa li” của nhà giáo Mai Xuân San, cuốn sách đành

cho giáo viên THCS.

Trang 9

+ “Phuong pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế - xã

hội "của Nguyễn Trọng Phúc để cập đến kĩ năng sử dụng bảng SLTK và biểu

đề trong địa lí

+ “Phuong pháp sử dụng số liệu thống kê trong day học địa lí kinh tế - xã

hội” của hai nhà giáo là Ngô Tương Đại và Trần Tuyển cũng để cập đến kĩ

năng phân tích bảng số liệu và vẽ biểu đồ nhưng chỉ tập trung ở khối lớp 12,phục vụ cho ôn thi tốt nghiệp và thi đại học

Liên quan đến kĩ năng địa lí, cũng có khá nhiều sinh viên chọn vấn để này cho dé tài khóa luận tốt nghiệp của mình Cũng có thể kể đến một vài dé tài tiêu biểu như:

+ "Phương pháp sử dung bản đồ trong việc giảng day địa lí ở trường Trung

học phổ thông" của Nguyễn Đại Hồng Phúc, niên khóa 1995 - 1999 , chỉ đểcập đến kĩ năng sử dụng bản đồ

+ “Phuong pháp sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy địa li 11” của Hứa Bạch Mai, niên khóa 1995 - 1999,

+ “Phuong pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thắc từ số liệu thống kê

-biểu đồ cho phân môn địa lí trường Trung học phổ thông” của Hà Kim Nguyệt,

niên khóa 1995 - 1999

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của riêng tôi, các tài liệu trên tuy đã tiếp cân

đến phương pháp của rèn luyện kĩ năng nhưng chưa đưa ra được qui trình thực

hiện cụ thể cũng như vấn để tìm hiểu còn khá tản mạn, đặc biệt là để tài của

các sinh viên

Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dan lựa chọn để tài “Phuong pháp rèn luyện

kĩ năng địa lí lớp 10 thí điểm ban KHTN” nhằm tổng kết những kĩ năng được dé

cập đến trong chương trình thí điểm và cố gắng đưa ra qui trình cụ thể nhằm

giúp ích cho những ai quan tâm đến kĩ năng địa lí của Trung học phổ thông.

Trang 10

CƠ SỞ Li LUẬN

I KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRINH DIA LÍ LỚP 10 THÍ

4 A

DIEM BAN KHOA HOC TU NHIEN

Chương trình thí điểm được phân chia thành hai ban khá cụ thể, trong đó,

chương trình ban KHTN là chương trình được áp dụng phổ biến trong tương lai

Sách gồm 42 bài được chia làm hai phần cu thể :

1 Dia lí tự nhiên đại cương gồm 4 chươngChương I: Bản đồ, gồm 4 tiết (3 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành)

Chương II: Khái quát về vũ trụ, hệ quả của vận động tự quay và vận động

quanh mặt trời của trái đất (2 tiết lí thuyết).

Chương III: Cấu tạo của trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lí với nội dung

để cập đến các quyển : Thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thổ quyển và sinh

quyển (12 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành).

Chương IV: Một số quy luật chính của lớp vỏ địa lí Là chương tổng kết vềnhững ảnh hưởng của các thành phần tự nhiên với nhau (2 tiết lí thuyết)

2 Địa lí Kinh tế - xã hội gồm 5 chươngChương V: Địa lí dân cư (3 tiết lí thuyết, | tiết thực hành)Chương VI: Cơ cấu nền kinh tế (1 tiết lí thuyết)

Chương VII: Địa lí nông nghiệp (3 tiết lí thuyết, | tiết thực hành) Chương VIII: Địa lí công nghiệp (4 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành) Chương IX: Địa lí các ngành dịch vụ (4 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành)

Chương X: Môi trường và sự phát triển bển vững (2 tiết lí thuyết)

Nhìn vào chương trình trên, so sánh với chương trình hiện hành, chúng ta

có thể nhận thấy có nhiều sự khác biệt lớn đó là :

+ Chương trình học được tăng cường (gấp 1,5 lần chương trình hiện nay).

+ Không có chương mở đầu như hiện nay.

+ Xuất hiện phần địa lí tự nhiên, chiếm 1⁄4 nội dung kiến thức.

Trang 11

+ Chương Địa lí nông nghiệp được đưa lên trình bày trước Địa lí công

nghiệp, ngược lại so với hiện nay.

+ Giao thông vận tải được gộp với thương mại và dịch vụ trở thành một

chương hoàn chỉnh là chương “Địa lí các ngành dịch vu".

+ Các kiến thước liên quan đến môi trường được sắp xếp thành một chương

cuối cùng (Chương X)

Sự sắp xếp này hoàn toàn có chủ định và cũng hợp lí vì:

+ Không cần bài mở đầu như chương trình hiện tại vì mục đích của bộ môn

sẽ được giáo viên lồng vào bài giảng và học sinh sẽ khám phá ra điều đó dưới su

dẫn dắt của giáo viên bộ môn.

+ Kiến thức liên quan đến bản đồ rất quan trọng đối với địa lí (Bản dé là

Anpha và Ômêga của địa lí) nên được sắp xếp thành một chương hoàn chỉnh.

+ Sự xuất hiện kiến thức Địa lí tự nhiên với mục đích cung cấp những cơ sở kiến thức giúp học sinh lí giải các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội gặp ở các chương sau như sự phân bố dân cư, sự phân bố nông - công nghiệp dich vu

+ Sự ting lên về số lượng bài thực hành nhằm mục tiêu rèn luyện ki nang

cho học sinh.

+ Kiến thức về “Co cấu nền kinh tế” là kiến thức khái quát, thường xuyên

gặp Nhờ bài này mà học sinh có thêm lí luận để có nhận định xác đáng về nềnkinh tế của một quốc gia từ đó hình thành thái độ và hành vi đúng đấn trong họcsinh về kinh tế nước nhà

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản và xuất hiện sớm nhất trong lịch

sử phát triển của loài người nên được đưa lên trước công nghiệp là hợp lí.

+ Giao thông vận tải là ngành thuộc nhóm ngành dịch vu do đó không nên

sắp xếp thành một chương như hiện nay.

+ Sau khi học sinh lĩnh hội hết các kiến thức về tự nhiên và kinh tế xã hội,

các em sẽ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thực trạng môi trường trái đất

cũng như đưa ra những đánh giá của riêng bản thân về vấn để này do đó, kiến

thức về môi trường được sắp xếp ở chương cuối cùng

Tất nhiên, bên cạnh những thay đổi theo chiều hướng thuận lợi, tích cực thì

sách cũng bộc lộ không ít những hạn chế thiếu sót mà vấn để này sẽ được trình

Trang 12

KHÓA LUAN TOT ÄGHIỆP GVED: Fhs Hguyén Thi Kine Lien

Il HE THONG KI NĂNG DIA LÍ

| Khái niệm ki năng dia lí

Theo tâm lí học, kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một

hành động nào đó thích hợp với mục đích và những điêù kiên hành động Ki

nang, kĩ xảo địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn mà học sinh hoàn

thành một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lí mà họ đã có.

Muốn có kĩ năng, kĩ xảo, trước hết học sinh phải có kiến thức và biết cách vận dụng vào thực tiễn.

Ki năng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ xảo Trong kĩ xảohành động của học sinh nhiều khi đã trở thành máy móc, có tính chất tự động

Ví dụ: trong kĩ năng biểu dé, học sinh hình thành kĩ năng qua nhiều lần vẽ, thực hành về biểu dé dua vào chính yêu cau của đề hoặc một số từ khoá nhưng nếu

học sinh chỉ cần dựa vào bảng số liệu mà cũng có thể xác định đúng yêu cầu của

dé là vẽ loại biểu dé gì thì khi đó, học sinh đã có kĩ xảo về biểu đồ

Trong những năm gần đây, các nhà tâm lí học và dạy học đã phân biệt rahai loại kĩ năng: kĩ năng ban đầu có trước kĩ xảo và kĩ năng hoàn thiện được

hình thành sau khi có kĩ xảo Kĩ năng ban đẩu thực chất là năng lực vận dụng kiến thức vào hành động một cách đơn giản còn kĩ năng hoàn thiện là loại kĩ

năng đã có tính phức tap và cao hơn kĩ năng ban đầu và kĩ xảo vì nó khó hơn

và đòi hỏi ở học sinh kinh nghiệm và mức sáng tạo nhất định trong hành động.

Mối quan hệ giữa kĩ năng ban dau, kĩ xảo va kĩ năng hoàn thiện có thé biểu hiện bằng sơ đồ.

Ki năng hoàn thiện

Kinh nghiệm thực tiễn

Trang 13

Theo sơ đồ này, trong kĩ năng hoàn thiện, ngoài các thành phần: kiến thức,

kĩ năng ban đầu, kĩ xảo ra còn có thêm hai thành phần nữa là kinh nghiệm thực

tiễn và yếu tố sáng tao Ví du: trong kĩ năng vẽ biểu đồ học sinh vẽ nhiều dangbiểu dé khác nhau và trải qua nhiều lan sai được giáo viên sửa chữa, các em sẽ cókinh nghiệm xác định yêu câu của dé làm sao cho chính xác, đó chính là kinh

nghiệm thực tiễn và biết cách vẽ thế nào cho đẹp, trực quan, thẩm mĩ nhất, đó

chính là yếu tố sáng tạo.

Hiện nay, trong môn địa lí, việc hình thành kĩ nang, kĩ xảo cho học sinh

đều nhằm vào 4 hướng sau:

+ Ki năng bản đổ: Trong nhóm kĩ năng này gồm nhiều kĩ năng khác nhaunhư xác định phương hướng, đo tính trên bản đồ, phát hiện các mối quan hệ trênbản đổ nhưng nói chung thuộc về kĩ năng đọc bản đồ

+ Kĩ năng khảo sát các hiện tượng địa lí ngoài thực địa gồm nhiều kĩ năng

như kĩ năng quan sát phân tích hiện tượng, đo đạc với các dụng cu quan trắc đơn

giản về thời tiết, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng Nhóm kĩ năng này thường được

áp dụng cho các lớp Trung học cơ sở trong khi ở cấp Trung học phổ thông lại rất

ít gặp thường là các tiết khảo sát có liên quan đến Kinh tế - xã hội như tham

quan các nhà máy xí nghiệp, vườn tược, nông trại

+ Ki năng nghiên cứu làm việc với các tài liệu dia lí như: ki năng đọc, lậpbiểu đổ; kĩ năng phân tích các số liệu thống kê, mô hình, lát cắt Day là những

ki năng quan trọng và hết sức phổ biến.

+ Kĩ năng học tập, nghiên cứu địa lí trong đó có kĩ năng làm việc với sách

giáo khoa địa lí, tài liệu tham khảo địa lí, kĩ năng mô tả, trình bày về các vấn

để địa lí như viết báo cáo tổng kết về một vấn để địa lí

2 Kĩnăng địa lí cơ ban trong chương trình THPT hiện hành.

Trong chương trình địa lí THPT hiện nay, các kĩ năng địa lí không nằm

ngoài các kĩ năng kể trên song, tuỳ theo bậc lớp học mà có sự sắp xếp chươngtrình hợp lí Nhìn chung, kĩ năng địa lí hiện nay ở bậc THPT gồm có một số kĩ

năng cơ bản sau:

2.1 Ki năng bản dé

Bản đồ là phương tiện không thé thiếu đối với môn học dia lí bởi bản dé là

hình vẽ thu nhỏ trên một mặt phẳng tương đối chính xác về một khu vực hoặc

toàn bộ bể mặt trái đất do đó, thông qua bản đổ mà học sinh có thể hình dung

về những vùng đất không thể đến được để nhìn trực tiếp

Ki năng bản đồ được hình thành từ cấp I qua bộ môn Tự nhiên và xã hội

Trang 14

tuy nhiên kĩ nang này được hoàn thiện căn bản trong chương trình địa lí THCS

và ở chương trình THPT, kĩ năng này được hoàn thiện dẫn cho đến hoàn chỉnh,

học sinh có thể dùng bản đổ như một phương tiện cung cấp tri thức thực thụ, có

thể thay thế cho cả SGK,

Ki năng bản đổ được hoàn thiện từng bước từ đơn giản đến phức tap, có thể

qua 5 bước như sau:

+ Kĩ năng nhân biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.

+ Kĩ năng xác định phương hướng, đo đạc tính toán trên bản đồ

+ Kĩ năng xác định vị trí địa lí, mô tả từng yếu tố thành phần tự nhiên, kinh

tế - xã hội thể hiện trên bản đổ.

+ Kĩ năng xác định các mối liên hệ địa lí trên bản đồ.

+ Kĩ năng mô tả tổng hợp địa lí một khu vực về tổng hợp các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ở chương trình THPT, học sinh không được rèn luyện lại kĩ

năng một cách bài bản như ở THCS mà học sinh phải tự tích luỹ kinh nghiệm

qua bài giảng của giáo viên trong tiết học vì vậy, nhiều học sinh chưa nắm thật

vững nhóm ki năng bản đồ nên rất ling túng trong giải quyết kĩ năng này, đặc

biệt là ở 2 kĩ năng sau.

Ki năng doc bản 46 trong chương trình địa lí THPT được tiến hành mộtcách thường xuyên, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ Kinh tế - xã hội mà hầu hếtcác tiết học ở cấp THPT đều phải sử dụng đến bản đổ do đó, nhóm kĩ năng bản

đồ hết sức quen thuộc và được rèn luyện thường xuyên

2.2 Kĩ năng phân tích lược đồ, sơ đồ, hình vẽ

Đây là nhóm ki nang rất phổ biến, nó góp phần quan trọng trong quá trìnhlĩnh hội tri thức mới lẫn ôn tập, kiểm tra của học sinh Tuy nhiên, hệ thốngkênh hình (Gọi chung cho lược đổ, sơ 46, hình vẽ) lại có sự sắp xếp chưa cânđối ở mỗi lớp học Nhìn một cách tổng thể, cả ba lớp 10, 11 và 12 thì mảng kĩ

năng này tập trung chủ yếu vào lược đổ nhưng số lượng lược đồ lại phân bố

không đều (tương ứng ở mỗi lớp là 7, 26, 12) và lược đổ lại nhiều nhất ở khốilớp 11 và lược dé về kinh tế chiếm da số Trong quá trình dạy, giáo viên cầnkết hợp với bản đổ, đưa ra hệ thống câu hỏi thích hợp nhằm khai thác tối đa các

kiến thức có liên quan đến bài học trên lược đồ.

Các sơ đồ trong chương trình dia lí THPT rất ít, tập trung nhiều nhất ở khốilớp 10 (5 sơ đổ) còn lớp 11 không có và lớp 12 chỉ có 1 sơ dé là sơ đổ “Sức ép

dan số” (bài 3, "Dân cư và ngưồn lao động” ) do vậy, khả nang khai thác rất

Trang 15

hạn chế Trong quá trình dạy, giáo viên cần phải bổ sung thêm một số sơ đổ thích hợp vào từng bài nhằm hạn chế lượng kiến thức lí thuyết, tăng cường

mảng ki nang cho các em.

Hình vẽ trong chương trình hiện hành có thể nói là rất ít, thậm chí không

chí không tổn tại Nó chỉ xuất hiện trong bài 2 chương trình lớp 10 là những

hình minh hoa cho các phương pháp biểu hiện trên bản đổ, do đó, cũng có thể

coi như không phải là hình vẽ.

Qua một số thống kê trên đây, có thể nói rằng, kênh hình trong chương

trình địa lí hiện nay ở bac THPT rất ít Chính điều này đã gây nên không ít khó

khăn trong quá trình dạy và học của giáo viên lẫn học sinh Kiến thức hầu hết

là kiến thức lí thuyết rất khô khan, đặc biệt ở lớp 10, chính vì thế, đã làm giảm

hứng thú học tập bộ môn ở học sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập cho

nên chỉnh lí sách là điểu hết sức cấp bách.

2.3 Kĩ năng phân phân tích bang số liệu thống kê

Các số liệu thống kê (SLTK) kinh tế có một ý nghĩa nhất định trong việ hình thành các tri thức về địa lí tự nhiên cũng như về địa lí kinh tế - xã hội Chúng “soi sáng và giải thích được nhiều khái niệm và qui luật về địa lí".

Nhiều luận điểm, lí thuyết cũng có sức thuyết phục hơn khi có số liệu chứng

minh Ví dụ, nói diện tích của Trung Quốc lớn thứ 3 trên thế giới thì cần phải

đưa ra số liệu cụ thể là 9,6 triệu km (sau Nea:!7,07 triệu km? va Canada: 9,9

triệu km’) Nhờ những SLTK ma trong địa lí KT — XH, học sinh có thể xác định

được cơ cấu của các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ

phát triển của mỗi quốc gia Số liệu thống kê trong địa lí không chỉ là những con số cụ thể mà còn là nguồn wi thức Do đó, kĩ năng phân tích số liệu thống

kê là kĩ năng hết sức quan trọng, góp phần vào hoàn thiện về kĩ năng biểu 46

cũng như khả năng tự làm việc với SGK.

Số liệu thống kê có thể đứng riêng lẻ, minh hoạ cho kiến thức trong bàiđồng thời có thể tập hợp lại thành một bảng là bảng SLTK Vì vậy, kĩ năng đọc

bảng SLTK có ý nghĩa rất lớn trong địa lí.

Tuy có vai trò quan trọng song, trong chương trình địa lí THPT, SLTK lại

phân bố không đều ở các lớp học Ở lớp 10 chỉ có 4 bảng SLTK về dân số và

sản lượng, số lượng của lương thực và vật nuôi; trong khi đó ở lớp II lại tập

trung một khối lượng lớn bảng SLTK, có tới 91 bang, phân bố khá đều ở tất cả

các bài; còn trong địa lí 12 lại chỉ có 9 bảng Sự chênh lệch này, đặc biệt là quá

it ở lớp 10 và lớp 12 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lĩnh hội

Trang 16

tri thức mới và rèn luyện kĩ nãng của học sinh bởi, SLTK không chỉ góp phần

hỗ trợ cho kiến thức lí thuyết có trong bài mà qua phân tích bảng SLTK kĩ năng

biểu đồ của học sinh nhờ đó được hoàn thiện

2.4 Kĩ năng biểu đồ

Trong quá trình học tập địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế, học sinh thường

phải tiếp xúc với các số liệu thống kê về dân số của một hay nhiều quốc gia,sản lượng của các ngành kinh tế Ngoài một số số liệu cần phải ghi nhớ, họcsinh phải làm việc vơi các số liệu thống kê bằng cách phân tích, đối chiếu, so

sánh để tìm ra những kết luận cần thiết nhằm soi sáng những khái niệm địa lí

được học và giúp cho các nhận định, đánh giá được chính xác như về trình độphát triển của một quốc gia về dân số, kinh tế Để cụ thể hoá các con số, tạodiéu kiện cho việc phân tích được dễ dàng, sinh động hơn, người ta thường đưa

các số liệu lên biểu 46.

Khái niệm biểu đổ: Biểu 46 là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ

dàng tiến trình của một hiện tượng (ví dụ: sự biến thiên của nhiệt độ các tháng trong năm), mốt tương quan về độ lớn giữa các hiện tượng (như giá tri của các

ngành sản xuất, dân số của một quốc gia, khu vực ) hoặc kết cấu thành phầncủa một tổng thể (ví du như cơ cẩu xuất - nhập khẩu, tỉ lệ gia tăng tự nhiên ).Các biểu đồ được xây dựng theo nhiều hình thức và thường bao gồm các loạisau đây:

+ Biểu 46 cơ cấu: Biểu hiện các số liệu của tượng bằng hình tròn, hình

vuông, hình tam giác.

+ Biểu đổ so sánh: Dùng để so sánh hiện tượng này so với hiện tượng khác,

cách biểu hiện thường dùng là hình tròn, hình cột

+ Biểu đổ động thái: dùng để nêu quá trình phát triển, cách biểu hiện

thường theo đường, theo hình cột.

+ Biểu đồ đặt trên bản đồ: Bản đồ — biểu đồ

+ Biểu đề biểu hiện mối quan hệ

Kĩ năng biểu để trong chương trình THPT là kĩ năng quan trọng và khôngthể thiếu, đặc biệt là đối với khối lớp 12

Nhóm kĩ năng này gồm:

+ Kĩ năng vẽ biểu đồ.

+ Ki năng nhận xét biểu đồ thông qua những biểu đồ có trong SGK hoặcnhững biểu đổ được yêu cầu vẽ trong phần bài tập của SGK

Trang 17

Thông qua nhóm kĩ năng này, học sinh có cơ hội rèn luyện kiến thức đã

học từ đó giúp các em khai thác tốt hơn tri thức địa lí góp phần vào hình thành

động cơ học tập.

Biểu dé là mô hình hoá các số liệu thống kê nhằm giúp người đọc nhận

biết một cách trực quan đặc trưng số lượng của các đối tượng và hiện tượng.

Chính vì thế, biểu 46 hết sức trực quan, vừa minh hoa cho kiến thức vừa là

nguồn tri thức

Trong Địa lí nói chung và địa lí kinh tế xã hội nói riêng, chúng ta gặp rất

nhiều biểu đổ với những hình dạng, kích thước khác nhau, đặc biệt là mục đích,

ý nghĩa và khả năng thể hiện của biểu đổ Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát

về khả năng thể hiện của biểu dé nói chung ở một số điểm như sau

- Phản ánh cấu trúc của các đối tượng và hiện tượng.

- Phản ánh quá trình phát triển, động thái biến thiên theo thời gian

- Phản ánh sự thay đổi tương quan thứ bậc của các đối tượng và hiện

tượng.

- Phản ánh sự phân bố không gian của các đối tượng và hiện tượng.

- Phản ánh mối quan hệ tương hỗ của các đối tượng và hiện tượng.

Trong chương trình địa lí THPT, chúng ta gặp các loại biểu đồ sau:

- Biểu đồ cột (cột dọc, cột ngang và cột chồng)

- Biểu đồ đồ thị (biểu đổ đường biểu diễn)

- Biểu đồ kết hợp (thường là biểu 46 cột và đồ thi)

- Biểu đồ tròn

- Biểu đổ miễn

- Biểu 46 ô vuông

Các dạng biểu đổ này thường gặp nhất trong các bài tập yêu cầu vẽ biểu

đổ, các hình minh họa cho kiến thức trong bài Trong chương trình học, mộtloại biểu đổ thường được yêu cầu phân tích khá nhiều, đặc biệt là ở chương

trình Idi 10 và lớp 11, đó là biểu đồ tháp dân số Nó cũng có thể được coi là

biểu đồ cột ngang song ý nghĩa khác đi rất nhiều và tuy không yêu cầu vẽ song

lại đòi hỏi kĩ năng phân tích rất cao.

Thống kê về biểu đổ trong THPT thì ở lớp 10, hệ thống biểu đổ nghèo nàn

nhất Chi dé cập đến 3 loại biểu đồ là biểu đồ cột (tháp dân số trang 26 — 27), biểu đồ tròn (trang 6? và bài thực hành trang 68) và biểu đỗ 6 vuông (bài thực

hành trang 68) Hơn thế nữa, những biểu 46 trực quan trong SGK rt ít, chỉ có

biểu đề tháp dân số và biểu đồ cán cân xuất nhập khẩu (trang 83), do đó, học

Trang 18

sinh mơ hồ về ki năng biểu đồ nên đó là yếu tố bất lợi khi lên lớp 11 với hệ

thống bài tập về biểu dé khá phong phú Chương trình lớp 10 chỉ có 1 bài thựchành và hai bài tập yêu cầu vẽ biểu đổ (trang 19 và 6!) nên các em khôngđược rèn luyện, nâng cao về mat kĩ năng

Ở lớp 11, kĩ năng biểu đồ phong phú hơn Biểu dé sử dụng minh hoa trong

bài giảng tuy vẫn chỉ là biểu đổ tháp dân số nhưng hệ thống bài tập vẽ biểu đổ

đã khá nhiều, tập trung chủ yếu là biểu đồ tròn (7 bài tdp ), biểu 46 ô vuông (ïbài), biểu đồ miễn (2 bài), biểu 46 cột (7 bai) biểu đổ cột chồng (2 bài ) Đặcbiệt, chương trình còn có một biểu để kết hợp cột — đường đó là bài thực hành

về khí hậu Trung Quốc Diéu này góp phần vào hoàn thành kĩ năng cho hocsinh làm cơ sở cho kĩ năng biểu dé trong chương trình địa lí 12

Trong dia lí 12 có khá đầy đủ các loại biểu đồ cần thiết Các biểu đổ không chi minh hoa cho bài giảng như biểu 46 cột trong bài 3 (trang !1), biểu đổ tháp

dân số (trang 12) và biểu 46 tròn trong lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt

Nam (trang 45) mà còn là yêu cầu của các bài tập cuối bài Toàn chương trình có 8 bài tập nằm rải rác khá đều, tập trung vào các dang là biểu đổ cột (trang 24, 53 và 68); biểu 46 tròn (trang 50, 62), biểu đổ đường biểu diễn

(trang 35), biểu 46 kết hợp (trang 40) và biểu đồ miễn (trang 28) với nhữngyêu cầu khá rõ ràng về loại biểu đồ cần vẽ qua đó, học sinh hoàn thiện dan vềmặt kĩ năng góp phần không nhỏ vào quá trình lĩnh hội tri thức địa lí Tuynhiên, với địa lí 12, giáo viên cần phải biên tập thêm các bài tập về vẽ và phântích biểu đổ, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng để có thể đạt kết quả

cao nhất trong học và thi bộ môn địa lí.

2.5 Ki năng vé lược dé Việt Nam

Đây là kĩ năng chỉ thấy trong chương trình địa lí 12 và không gặp trong bài

tập cụ thể mà SGK đưa ra Nó tổn tại gần như nằm ngoài chương trình bởi vẽ

lược 46 Việt Nam chỉ liên quan đến thi Đại học của HS mà thôi Tuy nhiên, kĩ

năng này cũng khá quan trong Hòan thiện kĩ năng này đồng nghĩa với việc HS

nắm vững kiến thức và kĩ năng về lược đổ cũng như có cơ hội đạt điểm cao hơn

khi thi vào các trường Đại học có thi bộ môn địa lí

2.6 Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa địa lí

Sách giáo khoa địa lí là tài liệu chính cụ thể hoá nội dung của chương

trình, đảm bảo việc cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí phù hợp với mục đích, yêu cầu dạy học bộ môn ở nhà trường phổ thông Nội

dung SGK được biểu hiên bằng hai kênh là kênh chữ và kênh hình Kênh chữ

Trang 19

là hệ thống bài học, bài đọc thêm, các câu hỏi, bài tập, bài thực hành và những

chi dẫn có tính sư phạm (chữ in nghiêng, ghi chú ) được sap xếp theo thứ tự

phù hợp với lí luận dạy học Kênh chữ là cơ sở tin cậy cho giáo viên chuẩn bị

giáo án, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của bài dạy cu thể, từ đó giáo

viên lựa chọn phương pháp day thích hợp và đồ dùng cần thiết Kênh hìnhgồm một hệ thống các bản đổ, lược đổ, hình vẽ, biểu đồ, sơ dé bổ sung cho

kênh chữ Nó không chỉ là phương tiện minh hoa cho bai học mà còn có giá trị

quan trọng, góp phần vào quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh Chính vì thế,

SGK là tài liệu chủ yếu để học sinh học tập, khai thác tri thức Giáo viên có

nhiệm vụ hướng dẫn các em lĩnh hội tri thức mới qua kênh chữ và kênh hìnhdựa vào hệ thống câu hỏi được biên soạn trước trong giáo án Tuy nhiên, nhìnchung, khả năng làm việc với SGK của học sinh chưa cao, làm hạn chế tínhđộc lập sáng tạo tự chủ của các em Nguyên nhân đến từ nhiều phía, từ giáo

viên và cả từ phía học sinh Cấu trúc của SGK cũng ảnh hưởng lớn đến hứng

thú học tập từ đó ảnh hưởng đến ý thức làm việc của học sinh Kênh chữ quánhiều trong khi kênh hình lại ít, đặc biệt là ở chương trình lớp 10 là chươngtrình đại cương vốn đã nặng và khô khan Diéu này đòi hỏi giáo viên phải có

những phương pháp đạy học tích cực hơn nhằm phát huy khả năng tư làm việc

với SGK của các em.

2.7 Kĩ năng sử dụng Atlat địa lí

Đã từ lâu, Atlat không chỉ là tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu mà còn

dùng trong giảng dạy địa lí, đặc biệt là đối với địa lí 12 Atlat địa lí 12 là tập

hợp cả kiến thức và kĩ nãng địa lí, đặc biệt là mảng kĩ năng Ở Atlat địa lí 12,

học sinh có cơ hội rèn luyện thêm về kĩ năng bản đổ, lược đồ, biểu đổ, bảng SLTK Không những thế, Atlat còn có thể thay thế SGK địa lí trong nhiều

trường hợp do đó nó là tài liệu không thể thiếu đối với mỗi học sinh lớp 12

Tuy nhiên, ở nhiều trường, Atlat chưa được sử dụng một cách có hiệu quả

Nhiều học sinh chưa được hướng dẫn sử dụng cụ thể Các em chỉ coi Atlat như

là một tập bản đồ màu, lúc nào thích thì mang xem chứ chưa mấy em có ý thức

sẽ sử dụng nó chư một cuốn sách giáo khoa thứ hai Diéu này làm hạn chế hiệuquả day học cũng như kết quả thi của các em bởi xu thé chung trong thi đó là

ing cường mat kĩ năng, tránh học tủ, học lệch ở các em Thêm nữa, Atlat của

chúng ta hiện nay dang sử dụng đã quá cũ (số liệu năm 1992) trong khi đó, số

liệu kinh tế thay đổi từng ngày Địa lí 12 là địa lí kinh tế Việt Nam, nếu cứ sử

Trang 20

dụng những số liêu cũ đó, các em sẽ có những nhận định không đúng về sự đilên của nền kính tế nước nhà Điều này đòi hỏi các nhà giáo cẩn phải biên soạn

lại sách nhằm nâng cao hiệu quả day và học ở trường phổ thông hiên nay.

3 Kĩnăng địa lí lớp 10 thí điểm ban Khoa học tự nhiên

Trong SGK lớp 10 ban KHTN, ki nang cũng không nằm ngoài kĩ nang địa

lí THPT hiện nay nhưng lại có nhiều đổi mới trong chính từng kĩ năng.

3.1 Kĩ năng bản dé

Như đã biết, bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên một mặt phẳng tương đối chính

xác về một khu vực hoặc toàn bộ bể mặt trái đất.

Chương trình địa lí 10 thí điểm là chương trình đại cương cả mảng tự nhiên lẫn

mảng kinh tế - xã hội do đó, bản đồ thường dùng là bản đồ thế giới có tỉ lệ nhỏ.

Ví dụ: Bản đổ khí hậu thế giới sử dụng trong bài 12

Bản đồ tự nhiên thế giới sử dụng trong bài 21

Bản đồ chính trị thế giới sử dụng trong bài 25, bài 28

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng bản dé có tỉ lệ lớn hơn như bản đổ

châu lục (bai 21) hay quốc gia (bài 27 trong phần “Vùng nông nghiệp”)

Để sử dụng tốt bản đổ, giáo viên ngoài nắm vững kĩ năng và chuẩn bị hệ

thống câu hỏi kĩ lưỡng cần phải bám sát vào nội dung SGK

Kĩ năng bản đồ bao gồm nhiều kĩ năng nhỏ khác Tuy nhiên, các kĩ năng

này hầu hết đã được hướng dẫn khá bài bản ở chương trình địa lí Trung học cơ

sở nhưng giáo viên vẫn phải kiểm tra thường xuyên và cho các em thực hành

liên tục, đặc biệt là những kĩ năng đòi hỏi tư duy logic và lí luận cao vé đọc

bản đồ

3.2 Kĩ năng phân tích lược đồ, sơ đô, hình vẽ, tranh ảnh

Có thể nói, cuốn sách địa lí 10 thí điểm là cuốn sách đổi mới toàn diện và đặc biệt phong phú về mặt kênh hình — gọi chung cho lược đồ, sơ đổ, hình vẽ,

tranh ảnh Cái mới nhất ở đây chính là sự xuất hiện thường xuyên của tranh

ảnh và tranh ảnh giờ đây không chỉ là phương tiện minh hoạ cho kiến thức lí thuyết mà qua đó có thể khai thác tri thức khá hiệu quả.

Trong 42 tiết có đến 22 lược đồ, 10 sơ đồ, 52 hình vẽ và 52 tranh ảnh phân

bố khá đều ở các chương Tuy nhiên, số lượng hình vẽ và tranh ảnh lại tậptrung ở phần địa lí tự nhiên nhiều hơn so với phần kinh tế — xã hội Sự gia tăngđột biến về kênh hình so với chương trình hiện hành đã đem lại một kết quả

tích cực, Trong một tiết dạy, giáo viên có thể khai thác tối đa hiệu quả của

kênh hình để kết hợp với hệ thống bản đồ, biểu đổ, bảng tóm tất nhằm đem lai

Trang 21

hiệu quả giảng day cao nhất Theo xu hướng day học “ Lấy học sinh làm trungtâm” như hiện nay, nhiều trường THPT hiện dang 4p dụng phương pháp thảo

luận nhóm Bằng cách chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ ứng với mỗi lược 46,

sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh yêu cầu các em phân tích, tìm ra những tri thức địa lítàng ẩn trong đó như hiện nay thì chấc chắn, kĩ năng phân tích kênh hình cũng

như các kĩ năng khác của các em sẽ ngày càng hoàn thiện Giáo viên sẽ nhẹ

nhàng hơn trong khi dạy rất nhiều

3.3 KT năng phân tích bảng số liệu thống kê

Các SLTK có ý nghĩa rất lớn đối với địa lí Số liệu phần lớn được tập hợp thành bảng nhằm minh hoạ cho kiến thức trong bài và qua đó góp phần rèn

luyện ki nang Giáo viên có nhiệm vụ gợi ý, dẫn dắt học sinh tham gia tìmkiếm tri thức tiểm ẩn trong các bảng SLTK đó

Các bảng SLTK dù có nim trong bài hoặc nằm trong phần bài tập cũng có

ý nghĩa rất lớn đối với bài giảng của giáo viên Với khoảng 30 bảng số liệu, thực sự đây là những con số biết nói nếu như giáo viên quan tâm đến hòan thiện kĩ năng phân tích bảng SLTK ở học sinh Giáo viên cần biên soạn hệ

thống câu hỏi kết hợp với những câu hỏi in nghiêng trong SGK nhằm khai thác

tối đa tri thức địa lí Sự có mặt của những câu hỏi in nghiêng dưới bảng thống

kê cũng là một điểm mới hơn so với chương trình hiện hành Điều này giúp họcsinh có thể tự khai thác có hiệu quả các bảng SLTK đồng thời rèn luyện thêm

về kĩ năng sử dụng SGK địa lí.

3.4 Ki năng biểu dé

Kĩ năng biểu đổ là kĩ năng không thể thiếu được đối với bộ môn địa lí, đặc biệt là lớp đầu cấp THPT bởi đây là lớp cơ sở để có thể học tốt các lớp trên Nếu như chương trình hiện hành chỉ để cập đến 3 loại biểu 46 với 2 bài tập và một bài thực hành thì chương trình thí điểm ban KHTN đã có đến 4 loại biểu

đỗ được để cập đến, đó là biểu đổ cột, biểu đồ tròn, biểu đổ đường biểu diễn và

biểu đổ kết hợp được thể hiện qua 11 biểu đổ minh hoa trong bài giảng: 3 bài thực hành vé biểu đổ (bài 74, 30 và 14) cùng với 10 bài tập cuối mỗi bài học.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, kĩ năng biểu đồ được hết sức chú ý

Tuy thế, biểu đồ lại tập trung chủ yếu ở phần kinh tế - xã hội trong khi

phan địa lí tự nhiên lại rất ít, phần lớn là biểu 46 khí hậu Trong quá trình dạy, giáo viên nên sưu tầm thêm các bài tập và có thể biên soạn thêm thậm chí có

thể yêu cầu các em tư ra bài tập cũng như nên mở rộng thêm một số kĩ năng

Trang 22

biểu đồ như về kĩ năng vẽ và phân tích về biểu đồ miền, biểu dé cột chồng từ

đó, mở rộng và hoàn thiện kĩ nang về biểu dé cho các em

3 5 KT năng sử dụng sách giáo khoa

Sách giáo khoa là tài liệu không thể thiếu được đối với mỗi học sinh bởi nó

là nguồn cung cấp những kiến thức rất cơ bản về bộ môn đồng thời giúp các em

rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn Thông qua kênh chữ kênh hình và hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, giáo viên hình thành và

-béi dưỡng cho các em thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng

giúp các em có cách nhìn nhận và thái độ đúng đắn trước tự nhiên, con người

và xã hội.

Trang 23

KHÓA LUAN TOT NGHIEP GVHD: Ths Olguyén Thi Kim Lien

CHUONG II

PHƯƠNG PHAP REN LUYEN KI NANG

DIA LÍ LỚP 10 THI DIEM

BAN KHOA HOC TU NHIEN

I PHƯƠNG PHAP REN LUYEN KĨ NANG BẢN DO

Bản dé là một phương tiện trực quan, một nguồn trí thức quan trong, làphương tiện không thể thiếu được trong việc khảo sát, nghiên cứu, giảng dạy

và học tập địa lí, Rèn luyện kĩ năng bản đổ giúp cho học sinh lĩnh hội được

kiến thức địa lí một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng và lâu bền qua đó phát triển

năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy địa lí nói riêng Trong khi sử

dụng bản đồ, học sinh phải luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối chiếu, sosánh, tổng hợp, khái quát hoá, xác lập các mối quan hệ địa lí Tư duy của các

em vì thế luôn hoạt động va phát triển Rèn luyện kĩ năng bản dé cho học sinh

là một quá trình lâu dài, phức tạp, liên tục, đòi hỏi nhiều công sức và sự phối

hợp chặt chẽ giữa các khối lớp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là biết sử dụng

bản 46 như là một nguồn cung cấp kiến thức mới ở trình độ phổ thông

Bản đổ dùng trong giảng day là bản đồ giáo khoa thuộc bản đồ chuyên đề

Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan

hệ của các đối tượng địa lí trên bể mặt trái đất một cách cụ thể Những kí hiệu,

màu sắc, cách biểu hiện trên ban dé là những nội dung địa lí đã được mã hóa,

trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đổ Về mặt phương pháp, bản

đổ được coi là một phương tiện trực quan giúp cho học sinh khai thác, củng cốtri thức và phat triển tư duy trong quá trình dạy học địa lí

Do đó, bản đổ được coi là cuốn sách địa lí thứ hai Để khai thác đượcnhững tri thức trên bản đổ, trước hết, học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản

đổ, nghĩa là phải nấm được những kiến thức lí thuyết về bản đồ từ đó có khảnăng làm việc với bản đồ Các kiến thức này được tích lũy trong suốt quá trình

học tập ở từng cấp học.

Hiểu bản dé bao gồm các kĩ năng ban đầu về sử dụng bản đổ như: xác định

tọa độ địa lí, xác định phương hướng đo tính khoảng cách

Trang 24

Đọc bản dé là kĩ năng tương đối khó và phức tap đối với HS Trong kĩ

năng này, các em phải vận dụng cả kiến thức về bản đồ và cả kiến thức về địa

li Trên cơ sở hiểu biết tính qui ước và tính khái quát của bản đồ, HS có thểphát hiện được những tri thức địa lí tàng ẩn trên bản đồ

Ki năng đọc bản đổ là kĩ nang cơ bản về bản đồ ở bậc THPT Các kiếnthức về bản đồ, các em đã được lĩnh hội ở THCS nên lên đến bậc THPT, cáckiến thức này là nên tang để các em khai thác triệt để kiến thức trên bản đồ

Đọc bản đồ có ba mức độ khác nhau:

- Mức sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện được ở chỗ đọc được vị trí các đốitượng địa lí; có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua các ước hiệu ghi

trong bảng chú giải.

- = Mức thứ hai cao hơn mức thứ nhất đòi hỏi HS phải biết dựa vào những

hiểu biết về bản đổ kết hợp với các kiến thức địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ.

Ví dụ: Nhắc đến rừng Amadôn, ngoài xác định được vị trí trên ban đồ, HS

phải xác định được rừng nằm trong đới khí hậu nào, thuộc phạm vì của Bao nhiêu quốc gia? Diện tích bao nhiêu? Tập trung chủ yếu ở quốc gia nào?

Ở mức độ này, HS đã có thể mô tả được các đối tượng địa lí trên bản dé với

các đặc điểm của chúng

- = Mức thứ ba đòi hỏi khi đọc bản đổ, HS còn phải biết kết hợp vớinhững kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh, phân tích, tim ra được các mối quan

hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ

Ví dụ: Rừng Amadôn ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, nguồn nước, lượngmưa của Nam Mỹ Đặc điểm của rừng này như thế nào? Tai sao lại có đặcđiểm như thế? Diéu này ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cứ, giao

thông vận tải và các họat động kinh tế - xã hội khác

Giáo viên có vai trò quan trọng trong khi hướng dẫn học sinh đọc bản đồ,chủ yếu ở hai mức độ sau Để hướng dẫn HS đọc bản đồ, khai thác tri thức địa lí

từ bản đồ đạt hiệu quả cao, có thể tiến hành theo các bước sau đây:

+ Xác định tên của bản đồ

+ Đọc kĩ phan chú giải để nhận biết các kí hiệu của bản đổ từ đó đọc dễ

dàng bản đồ.

+ Xác định các đối tượng địa lí cần tìm trên bản đồ như một con sông, một

khối núi, một quốc gia để học sinh có khái niệm về sự phân bố không giancủa các sự vật và hiện tượng địa lí trên một lãnh thổ

Trang 25

+ Hướng dẫn HS so sánh và phân tích bản đồ Xác định các mối quan hệ

bên trong và bên ngoài của đối tượng từ đó giúp các em tự phân biệt được cácmối liên hệ địa lí thông thường và các mối quan hệ địa lí nhân quả mang tính

qui luật.

Ví dụ J: Bài 19 “ Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất "(trang 77)

GV treo hai bản đồ “ Các thẳm thực vật trên trái đất" và bản đồ * Các đớiđất chính `

+ HS xác định tên của bản đồ.

+ Đọc chú giải: Gồm có các thảm thực vật nào? (Đài nguyên, rừng lá kim,

rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mac, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, xavan

và rừng thưa, rừng nhiệt đới ẩm , thực vật núi cao), có các đới đất nào? (đất đài

nguyên, đất nâu hạt dé, đất pôtdôn, đất hoang mạc và bán hoang mac, đất feralit

và đất xavan )

+ Nêu sự phân bố và đặc điểm chính của sinh vật và đất đới đài nguyên?

( Sinh vật và đất đới đài nguyên phân bố ở rìa bắc của Bắc Mỹ và lục địa Á - Âu,

ria của luc địa Nam cực và các đảo ở Bắc Băng Dương; sinh vật hết sức nghèo

nàn, đất mỏng và thiếu dinh dưỡng).

+ Nguyên nhân nào dẫn đến các đặc điểm của sinh vật và đất đới đài

nguyên như thế? (Do khí hậu lạnh vì nằm ở khu vực vĩ độ cao) Sinh vật có ảnh

hưởng như thế nào đến sự hình thành của đất đới đài nguyên? (Sinh vật nghèo

nàn từ đó hình thành ting đất mỏng do phong hóa yếu) Ảnh hung của đất đến

phát triển kinh tế? (Đất mỏng và nghèo dinh dưỡng nên không có giá trị cho phát

triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp).

Ví du 2: Bài 25 * Thực hành, phân tích lược đô phân bố dân cư trên thế

giới” (trang 109)

Tài liệu: “Ban dé phân bếdân cư thế gidi” và SGK

+ Xác định tên bản dé | + Đọc các kí hiệu trong bảng chú giải của bản đồ.

- _ Xác định mật độ thưa dân? (< 10 ngudi/km’)

- _ Xác định mật độ đông dân ? (ti $1 - > 200 người/km°) + Xác định các khu vực thưa và đông dân trên thế giới? (Thưa dân: Bắc Á, Trung A, Tây A, Bắc Mỹ, Trung và Tây Nam Mỹ, Bắc và Đông Âu, hầu hết diện tích của châu Phi và châu Dai Dương ; Đông dan: Đông A, Đông Nam A, Nam

A, Tây ~ Trung và Nam Au).

+ Vì sao lại có su phân bố dân cư như thé? Hãy nêu ví du cụ thể?

Trang 26

(Các nguyên nhân:

- Nhân tố tự nhiên: nếu thuận lợi thì đông dân và ngược lại.

- _ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- _ Tính chất của nên kinh tế.

- — Lịch sử khai thác lãnh thổ.

- — Sự chuyển cu.

Ví dụ:

Bắc A thưa dân là do: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khí hậu quá lạnh,

diện tích bị băng tuyết và rừng bao phủ rộng lớn, khó khăn cho khai thác tài

nguyên nên thưa dân.

- Tay Au đông dân vì: khai thác từ lâu đời (cựu luc địa); tự nhiên thuận

lợi do có khí hậu ôn đới ấm áp, tài nguyên dồi dào; trình độ phát triển kinh tếcao, nên kinh tế công nghiệp tập trung nên cân nhiễu lao động )

Ví dụ 3: Bài 38, Thực hành “Phân tích kênh đào Xuyê và Panama” (trang 163)

Tài liệu cần thiết: Bản đồ chính trị thế giới, bản đồ khu vực kênh đào Xuyê

và Panama (phóng to), SGK.

+ Xác định tên bản đỗ (yêu cdu thực hiện sau khi GV treo bản đồ lên bảng)

+ Xác định vị tri của hai kênh đào trên bản đổ thế giới, đồng thời nêu vài

nét khái quát vé đặc điểm tự nhiên của khu vực hai kênh đào?

( Kênh đào Xuyê nằm ở tọa độ khỏang 30’B — 31°30'B va từ 32°18 D

-32°32 Ð, thuộc khu vực Đông Bắc Châu Phi, trên lãnh thổ Ai Cập Nam trong đới

khí hậu chí tuyến nên hình thành kiểu khí hậu hoang mạc khô hạn dọc hai bên

kênh đào.

Kênh đào Panama nằm khỏang tọa độ 8°55'B 9'24'B và 79'33'T

-7Ø'55'T thuộc đới khí hậu cận xích đạo nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiễu Dia

hình trăng nên hình thành nhiễu ddm lây, rừng ram do đó khó khăn cho xây dựng kênh đào).

+ Dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK để phân tích, đánh giá về vị trí

chiến lược của hai kênh đào?

( Kênh đào Xuyê: Quãng đường vận chuyển được rút ngắn bao nhiêu hải lí

và bao nhiêu phần trăm so với tuyến đường vòng qua châu Phi?

- Rut được 11818 — 4198 = 760 hải lí tức là khoảng 35,5% so với tuyến

đường vòng qua châu Phí ( GV yêu cầu HS xem lại một số tuyến đường hànghải thế giới qua bài 37 và một số cảng biển được để cập trong SGK )

Trang 27

HÓA LUAN TỐT NGHIỆP GVHD: ấu ⁄2(yuyễn Thi Kim Lien.

- Sự hoạt động đều dan của kênh đào Xuyê đem lại những lợi ích gi cho

ngành hàng hải thế giới? (Rut ngắn được khoảng cách từ đó làm giảm thời gian

vận chuyển và chỉ phí nên lợi nhuận tăng lên)

- = Nếu kênh đào bị đóng cửa thì sẽ gây những thiệt hại gì? (Các nước

trong khu vực sẽ mất đi nguồn thu thuế ở tuyến đường hàng hải này nên giảm thu

nhập quốc dân, nhiều lao động bị mất việc làm, các hoạt động kinh tế hai bên

kênh đào bị ảnh hưởng mạnh).

+ GV giúp HS hòan thiện báo cáo.

Đối với kênh đào Panama, GV cũng hướng dẫn tương tự kết hợp sử dụng phân tích bản đổ thế giới, bản đổ khu vực kênh đào Panama cũng như phân tích

bảng số liệu liên quan

+ GV cho HS so sánh hai kênh đào về lợi ích kinh tế từ đó đánh giá vai trò

của chúng đối với ngành hàng hải nói riêng và với nền kinh tế thế giới nói

chung.

Qua ba ví dụ trên, chúng ta có thể thấy vai trò của bản đổ đối với mỗi bài

giảng Bản để giáo khoa có nhiều loại Mỗi loại có một ưu điểm riêng Tuy

nhiên, trong giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn bản để thích hợp kể cả bản 46

tham khảo Đặc biệt, giáo viên nên xây dựng cho mình những bản đồ trống.

Những bản đổ này khi day, GV vừa giảng, vừa vẽ thì sẽ thu hút sự chú ý của HS

từ đó, bài giảng sẽ sinh động và hứng thú hơn rất nhiều.

Vi dụ: Khi dạy bài 37 " Địa lí các ngành Giao thông vận tải", GV chuẩn bị

ở nhà một ban đồ thế giới trống trên đó vẽ mờ các đối tượng địa li như các tuyến

bay quốc tế, tuyến đường sắt, đường biển, vị trí các hdi cảng Sau đó, mỗi khi

giảng một loại hình giao thông, GV dùng bút tô đậm các đối tượng được vẽ sẵn.

Bài giảng sẽ rất sinh động.

Trong quá trình sử dụng bản đổ làm phương tiện, GV cẩn chuẩn bị một hệ

thống câu hỏi hợp lí trên cơ sở tư duy và năng lực của HS nhưng vẫn đảm bảo

kế hoạch giảng dạy Những câu hỏi đặt ra trong khi giảng bài ở lớp chỉ nên

dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư

duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi phải tính toán mới trên

bản 46 mới trả lời được

Sử dung bản dé để rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh trong bài giảng đạt kết quả tốt, GV cần kết hợp nhiều phương pháp, đặc biệt là phương

pháp đàm thoại Các lược đổ có trong SGK cũng là nguồn tài liệu quan trọng,

bổ sung kiến thức cần thiết nhằm khai thác hiệu quả bản dé Từ đó, bản đồ sẽ

Trang 28

1 Phuong pháp rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ

lược đồ

Cuốn sách địa lí thí điểm 10 ban KHTN là cuốn sách có số lượng lược đổ

nhiều và phân bố khá đều ở các bài Đây là điều kiện thuận lợi cho khai thác

tri thức địa lí.

Nhìn chung, lược đổ trong SGK mang tính chất khái quát hóa cao nênkhác với bản đồ và Atlat địa lí Tuy nhiên, lược đồ lại phục vụ rất sát nội dung

của từng bài trong SGK bởi nó chỉ biểu hiện những đối tượng địa lí cần thiết và

bỏ qua những đối tượng không liên quan đến bài Chính vì thế mà lược dé rất

hữu dung, dé đọc, do đó, HS có thể nhận biết dé dàng các đối tượng địa lí được

thể hiện trên lược đổ

Lược đề trong SGK sử dụng rất nhiều ước hiệu khác so với ước hiệu trên

bản 46 và Atlat địa lí Ví dụ: Dé chỉ núi cao, lược 46 dùng màu đen kẻ thành

đường đậm; vùng cao nguyên là màu sim còn đồng bằng ven biển có màu sáng

trong khi đó, thang màu trên bản đồ rất đa dạng, từ nhạt đến đậm Vì thế mà lược đổ không thể thay thế được hoàn toàn bản dé và Atlat Nó chỉ có tác dụng

giúp HS lĩnh hội bài học một cách tích cực, vững chắc thông qua họat động tư

duy và trí tưởng tượng đồng thời là một công cụ trung gian giúp các em tập sử

dụng và tiến tới nắm chắc được cách sử dụng các bản đồ treo tường cũng như

các bản dé trong Atlat được coi là nguồn cung cấp kiến thức mới chủ yếu đối

với HS trong học tập ở nhà, ở trường và trong các sinh họat và lao động, sản

xuất sau này Vì thế, khi lên lớp, cẩn phải luôn luôn hướng dẫn HS sử dụng các

lược đồ trong SGK, đối chiếu với các bản đồ treo tường để xác định được dễ

dàng các đối tượng địa lí mà GV chỉ trên đó, đồng thời cho HS sử dụng bản đồ

treo tường, coi đây là khâu quan trọng nhất của rèn luyện kĩ năng khai thác tri

thức từ lược đồ.

Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau đây:

+ Xác định tên của lược đồ từ đó có thể xác định được nội dung cơ bản mà

lược dé thể hiện

Trang 29

+ Đọc phần chú giải, xác định sự phân bố của các đối tượng được thể hiện

V/ dụ J: Hình 12.1, phan | "Chuyển động của Frông nội tuyến điều

khiển các chế độ gió nhiệt đới là gió mau dịch và gió mùa” (Trang 5/).

+ Tên lược đồ là gì? (Các khu áp cao, áp thấp và các fréng trong tháng 1) + Các đối tượng thể hiện trong chú giải là gì? (gồm 3 đối tượng là cao áp,

hạ áp và dải hội tụ FTT)

+ Tháng I là mùa nào của Bắc bán cầu (mùa đóng), của Nam bán cầu?

(mùa hè) Nhận xét gì về vị trí của FTT, tại sao lại nằm như thế? (nằm phần lớn

ở Nam bán câu do mặt trời biểu kiến xuống phía Nam bán cdu Bê mặt đệm khácnhau nên đường di của FIT không thẳng, xuống sâu về phía nam trong lục địa ởluc địa Nam Mỹ và lục địa Phi với bề mặt đệm là lục địa và nằm gan xích dao

với bê mặt đệm là đại đương).

+ Vị trí của cao áp và ha áp trong tháng I, hướng gió sẽ như thế nào? (Ở

Bắc bán cau, áp cao nằm trong lục địa do lục địa lạnh hơn đại dương còn Nam

bán câu thì ngược lại, trên lục địa là áp thấp do bê mặt bị đốt nóng còn đại

dương là cao áp do nhiệt độ thấp hơn lục địa.Gió thổi theo hướng Đông Bắc ởBắc bán cẩu và Đông Nam ở Nam bán cẩu về xích đạo Đó chính là gió mậu

địch).

Hình 12.2:

+ Tên lược đồ là gì? (Các khu áp cao, áp thấp và fréng trong tháng 7).

+ Các đối tượng được thể hiện trong lược đổ là gì? (Cao áp, hạ áp, fréng)

+ Tháng 7 là mùa nào ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu? (Mùa hè ở Bắc báncâu và mùa đông ở Nam bán câu)

+ Nhận xét gì về vị trí của FIT? Tại sao lại có vị trí như thế? (FIT có vị trí

khác nhau giữa các khu vực: xấp xỉ xích đạo ở khu vực Nam Mỹ, ở khỏang 25°B

ở châu Á ; do phía Bắc là mùa hạ, lục địa A - Au bị đốt nóng mạnh, cao áp chi

tuyến bị đẩy về phía Bắc nên ảnh hưởng đến vị trí của FIT, FIT bị kéo lên vĩ độ

cao hơn),

+ Vi trí của các cao áp và hạ áp tháng 7? Hướng gió chính là gì? ( Ở Nam

bán cầu , cao áp là cao áp chí tuyến, gió thổi về xích đạo là gió mau dịch; ở Bắc

bán cầu, cao áp chí tuyến dịch lên khỏang 35B, ở trên lục địa Á - Au, Bắc Mỹ

a , ee rrx rˆ

SVTH: Ole oe iG : ,« s = Ð-jr tiêu, 7 se

Trang 30

và lục địa Phi là các hạ áp do mặt đất bị đốt nóng, gió từ cao áp chí tuyến thổi

về xích đạo là gió mau dịch).

* Từ hai lược đồ trên, cho biết hướng gió thay đổi như thế nào ở khu vựcgiữa hai dai hội tụ FIT vào tháng | và tháng 7? (Tháng J, gió thổi theo hướng

Đông Bắc ở Bắc bán cdu và chuyển hướng Tây Bắc ở Nam bán câu; Tháng 7 gió

thổi theo hướng Đông Nam ở Nam bán câuvà chuyển hướng Tây Nam ở Bắc báncâu) Những khu vực nào có sự thay đổi hướng gió như thế? (Nam Mỹ Trung Phi,

Đông Nam Á, Nam Á) Từ đó nêu khái niệm gió mùa? (Là loại gió thay đổi theo

mùa do sự thay đổi khí áp theo mùa)

Kết luận: Có thể thấy qua hai lược dé, sau khi nắm được các khái niệm về

khí áp, các khối khí; HS dưới sự giúp đỡ của GV đã rút ra được những khái

niệm, quy luật địa lí:

- Gió thổi thường xuyên từ cao áp chí tuyển về xích đạo là gió mậu dịch.

- Nơi nào có gió thay đổi ngược hướng theo mùa thì đó là gió mùa

Qua đó, các khái niệm này được khắc sâu ở mỗi HS

Ví du 2: Hình 22.3, bài 22 “ Dan số và sự gia tăng dân số".

+ Tên lược đồ là gì? ( Lược dé gia tăng dân số tự nhiên thế giới hằng năm thời kì 1995 — 2000 ).

+ Đọc chú giải, có mấy kí hiệu? (5 kí hiệu cho 5 đốt tượng).

+ Các nhóm nước có tỉ suất gia tăng tự nhiên khác nhau? Một vài quốc giatiêu biểu?

(- Gia tăng tự nhiên < 0: do có ti suất sinh thấp, từ cao Ví dụ: Nga, Đức.

Hungary

- Gia tăng tự nhiên chậm (0 — I%/năm): sinh thấp, từ thấp nhưng mức sinh cao hơn mức từ, gia tăng dân số thấp và ổn định Vi dụ: Hoa Kỳ, Canada,

Úc, các nước Tây Âu

- Gia tăng dân số trung bình: 1 - 1,9%/năm, muức sinh khá cao, mức từ

thấp Ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam A

- _ Gia tăng dân số cao và rất cao: Mức sinh rất cao, mức tử thấp Ví dụ:

Các nước châu Phi, Tây Nam A ).

+ Rút ra nhận xét gi? (ti suất gia tăng tự nhiên ở các nhóm nước khác nhau;

Các nước có nên kinh tế phát triển, ti suất gia tăng tự nhiên thấp, các nước dang

và chậm phát triển có gia tăng tự nhiên trung bình và cao, >1%/ndm)

Như vậy, qua phân tích lược đổ, học sinh sẽ nhớ được đặc điểm về dân số

của các nhóm nước trên thế giới cũng như tích lũy cho mình một số biểu tượng:

Trang 31

- Nước có ti lệ gia tăng tự nhiên thấp là < 1%, trung bình là 1- 1,99%/năm

và có ti lệ tăng cao là trên 2%/năm

- Những nước có ti lệ gia tăng thấp đều là những nước có nền kinh tếphát triển và ngược lại

Từ đó, HS sau khi phân tích phần d, * Ảnh hưởng của tình hình gia tăng

dân số đối với sự phát triển khi tế - xã hội”, các em sẽ hình thành cho bản

thân mình những hành vi ứng xử phù hợp.

Ví dụ 3: Hình 28.6, bài “ Địa lí ngành trồng trọt ”(bài 28 — trang 119)

+ Tên của lược đồ là gì? (Lược dé phân bố cây công nghiệp) Những loại

cây công nghiệp nào được thể hiện trên lược 46? (Mia, cà phê, củ cdi đường,cao su và chè) Tại sao chỉ có 5 cây này? (Vì đây là những loại cây phổ biến, códiện tích trồng lớn, tréng ở nhiễu quốc gia và cho sản lượng cao)

+ Cho biết vùng phân bố của các loại cây công nghiệp? Tại sao lại có su

phân bố như thế?

(- Củ cdi đường: là loại cây của miễn ôn đới nên tập trung chủ yếu ở các

nước có vĩ độ trung bình và cao như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu.

Che: là cây của miễn cận nhiệt nên tập trung ở khỏang vĩ độ 20° 30’ Bade, thuộc các nước An Độ và Trung Quốc; và ở những nơi có độ cao lớn, khí

-hậu mát mẻ như Xrilanca, Kénia )

- Ca phê, mía, cao su: là cây của miễn nhiệt đới nên tập trung ở các

nước có vĩ độ thấp , từ 20° Bắc và Nam về xích đạo như An Độ, Braxin, các nước Đông Nam A là những nơi nóng ẩm, đất đai màu mỡ, phù hợp cho sinh trưởng

và phát triển của các loại cây công nghiệp nhiệt đới)

Như vay, qua phân tích lược 46, HS đã khắc sâu cho mình những kiến thức

về sự phân bố của một số loại cây công nghiệp chủ yếu Cũng như có thể giảithích được nguyên nhân của sự phân bố đó

Qua ba ví dụ trên đây, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của lược đồ đối

với quá trình giảng dạy trong một tiết học Quá trình phân tích đọc lược đổ sẽ

nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức để đánh giá về một hiện tượng, quá trình địa lí Lược 46 góp phan làm bài giảng trở nên sinh động, dễ hiểu qua đó kích thích tư duy của HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy — học.

Trong quá trình sử dụng lược đồ, vai trò của GV hết sức quan trọng Thông qua hệ thống câu hỏi GV biên sọan, HS tập trung khai thác lược đồ Giáo viên

phải theo dõi, uốn nắn các em đi đúng trọng tâm của câu hỏi, tránh đi lạc sang

vấn dé khác gây mất thời gian.

He th ei k4Ee eee Se FN a ae Pak dn AS Sls thie - VÀ SGAi Oe OV ss |an x bbe ° Sản THẾ <4 Ƒ ” ary 4

Trang 32

2 Phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ sơ đồ

Sơ đồ được xếp vào nhóm kênh hình mặc dù nội dung của nó hầu hết được

sử dụng bằng chữ Sơ đồ là bảng tóm tất các kiến thức cơ bản của bài học trongmột trình tự sắp xếp nhất định với nhiều cách biểu hiện khác nhau Nội dung

của sơ đổ có thể biểu diễn theo một qui trình (Sơ dé trang 133 và trang 138)haymột quá trình tương tác lẫn nhau với một chu trình khép kín (sơ đồ trang !71)

hoặc cũng có thể là một hình vẽ (sơ đồ trang 148) và sơ đỗ dùng để tóm tắt kiến

thức theo dạng cây phát sinh (sơ đổ trang 111, 118 ), loại này phổ biến hơn cả

Để khai thác tri thức từ sơ đổ một cách hiệu quả, có thể tiến hành theo các

+ Giải quyết câu hỏi dưới sơ 46 hoặc câu hỏi gợi ý của giáo viên

+ Lấy ví dụ cụ thể chứng minh cho các ý trong sơ đồ

+ Bổ sung, nhận xét Giáo viên kết lại vấn đề

Vi dụ !: Sơ để “ Sức ép dan số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội va

môi trường ”, bài 22.

Trang 33

và môi trường” như vậy, qua tên của sơ đô đã có thể cho ta biết nội dung của

sơ dé cho biết vẻ sự tác động của dân số đối với kinh tế xã hội và môi trường

của một quốc gia (quan hệ nhân qua).

+ Sơ dé có mấy đối tượng được nhắc đến? (Sơ đồ có hai cấp độ biểu hiện

với 3 đối tượng mà dân số tác động đến là kinh tế, xã hội và môi trường).

+ Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số

không hợp lí của các nước đang phát triển?

(Hậu quả của dân số tăng nhanh và phát triển không hợp lí:

- — Kinh tế: ti lệ lao động tăng nhanh nếu không giải quyết tốt sẽ gây nênthất nghiệp; tốc độ phát triển kinh tế bị kìm hãm; Mức sống không cao nên tiêu

dùng bị hạn chế, nhà nước phải chi phí nhiều để đảm bảo cho đời sống của nhân

đân nên tích lity rất ít.

- Xa hội: Giáo dục thiếu đầu tư nên tỉ lệ mù chữ sẽ tăng lên, lao động có

tay nghệ không nhiều, ti lệ người có học vấn cao thấp; Y tế không được đâu tư

nên tuổi thọ người dân không cao, nhiễu bệnh tật do vệ sinh không được dam

bảo; bình quân GDP theo đâu người thấp.

- — Môi trường: Tài nguyên bị cạn kiệt dân do phải khai thác mạnh phục vụcho nhu câu sản xuất và sinh heat (rừng, than, củi, quặng ), môi trường ngàycàng bị ô nhiễm do không có kế hoạch trong khai thác, ý thức người dân thấptrong bảo vệ môi trường; phát triển bên vững yếu kém )

+ Ví dụ cụ thể chứng minh

( Việt Nam, dân số hiện nay là 81 triệu, tốc độ gia tăng tự nhiên là

1,3%(trung bình), tác động đến:

- — Kinh tế: Hàng năm số người đến độ tuổi lao động là 1,2 triệu người, tỉ

lệ thất nghiệp nước ta đạt 7%/ndm (cao nhất Đông Nam A); tốc độ tăng trưởng

kinh tế bị kim hãm (7%/năm); tiêu dùng và tích luỹ thấp (sức mua thấp, tích lãy

ít, chỉ vài tỉ USD) nên nên kinh tế còn yếu kém

- Xa hội: Ti lệ biết chữ tuy cao song lao động có tay nghề còn thấp, số

năm di học chưa cao (7,3 năm), số người học đại học trên 1000 dân còn ít; tỉ lệ

bác si/1000 dân còn thấp, tuổi thọ chưa cao (69), nước sạch thiếu, nhiều bệnh

truyền nhiễm ;bình quân GDP/người/năm thấp, chỉ đạt gân 500USD chứng tỏ

chất lượng cuộc sống chưa cao

- — Môi trường: Nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, thoái hóa (đất, nước.rừng, khoáng sản ), môi trường ngày càng bị ô nhiễm (đất, nước, không khí ),phát triển chưa đạt bên vững

Trang 34

Như vậy, thông qua phân tích sơ đồ, HS sẽ đánh giá được ảnh hưởng của

dân số đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường từ đó hình thành trong các

em thái độ ứng xử phù hợp (ý thức học tập, xây dựng Tổ Quốc và bảo vệ môi

của Việt Nam (như ví dụ trên) để chứng minh cho vấn dé

Ví dụ 2: Sơ để trang 123, bài 31 “ Vai trò và đặc điểm của ngành công

nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp”.

Tác động vào đối tượng

để tạo ra nguyên liệu

+ Tên sơ dé: Đây là sơ dé chưa có tên, GV phải đặt tên, có thể là “Hai giai

đoạn của sản xuất công nghiệp” Với tên này, HS sẽ nhớ ngay rằng: sản xuất

công nghiệp có hai giai đoạn.

+ Đối tượng được nhắc đến ở đây là công nghiệp hóa dầu, được sản xuất

theo một qui trình với sự tác động của máy móc để tạo ra sản phẩm là xăng,

dầu hoa, đầu bôi trơn, hóa phẩm và dược phẩm.

Trang 35

+ Hai giải đoạn của sản xuất công nghiệp là gì? (Tác động vào đối tượng

lao động để tạo ra nguyên liệu và chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất và

vật phẩm tiêu dùng).

+ Ví dụ cụ thể? (Khai thác mỏ để tạo ra nguyên liệu là dầu thô và chế biến

ddu thô thành các sản phẩm như xăng, dầu hỏa, đầu bôi trơn, hóa phẩm và được

phẩm)

Cả hai giai đọan đều sử dụng máy móc

Đây là sơ đồ theo dang qui trình sản xuất nên rất dé đọc và cho ví du

Thông qua sơ đổ này, HS nắm được vấn dé là; để sản xuất, tạo ra một sản

phẩm trong công nghiệp cẩn mấy giai đọan, mấy bước từ đó, học bài sẽ rất

dễ nhớ

Ví dụ 3: Sơ đỗ " Ngành thương mai” bài 40 " Vai trò của ngành thương

mai, đặc điểm của thị trường thế giới".

Hàng hóa dịch vụ

+ Tên sơ đồ: "Ngành thương mại”, với tên này, HS sẽ hình dung được

thương mại là sự trao đổi, mua bán.

+ Đối tượng được nhắc đến là gì? (Thị trường, hàng hóa vật ngang giả)

+ Nêu họat động của thị trường? (Bén mua và bên bán gặp nhau tại thị

trường Cả hai cùng trao đổi cho nhau Bên mua trao bên bán vật ngang giá :

bên bán trao bên mua hàng hóa).

+ Em hãy trình bày các khái niệm về thị trường, hàng hóa dịch vụ, vật

ngang gid?

Trang 36

( - Thị trường: Là nơi diễn ra sự trao đổi giữa người bản và người mua.

- Hàng hóa: Là vật đem ra trao đổi.

- Dich vu; Là phần chi phí trong giá trị của hàng hóa.

- Vật ngang giá: Là vật được đem trao đổi để lấy hàng hóa).

+ Ví dụ cụ thể?

(Học sinh vào nhà sách:

- Thị trường: Nhà sách.

- Người mua: Học sinh.

~ Người bán: Nhân viên.

- Hàng hóa: Sách.

- Vật ngang giá: Tiên.)

Như vậy, qua sơ đồ và ví dụ, HS hiểu được dễ dàng về các khái niệm liên quan đến thị trường từ đó kiến thức về ngành thương mại sẽ được củng cố chắc chấn,

Qua 3 ví dụ, cần lưu ý một số vấn để sau:

- Nếu sơ đồ chưa có tên, GV phải đặt tên hoặc có thể cho HS tự đặt tên

Ví dụ: Bài 26, sơ dé sẽ có tên là * Sơ đồ phân loại nguồn lực theo nguồn gốc "

và sơ đồ kế tiếp là “ Sơ đồ cơ cấu nên kinh tế"

- GV biên soạn thêm câu hỏi nhằm phục vụ khai thác tri thức từ sơ dé

hiệu quả hơn, đặc biệt ở những sơ 46 chưa có sin câu hỏi như sơ đồ 41.1 , bài “

Môi trường va tài nguyên thiên nhiên ".

Với khoảng 10 sơ 46, SGK đã góp phan hạn chế lượng kiến thức lí thuyết

và thông qua sơ đồ để biểu đạt nội dung cẩn truyền đạt cho học sinh mà không

cần phải phải trình bày một cách dai dòng nhưng vẫn bảo đảm được các kiến

thức cơ bản cần truyền đạt Chính vì thế mà sơ đổ được sử dụng ngày càng

nhiều, cả trong tiết truyền thụ kiến thức mới cũng như trong cả tiết ôn tập và

kiểm tra Điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả giảng day rõ rệt

Sơ đổ tuy có cải tiến nhiều so với chương trình hiện hành song số lượngchưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong giảng đạy đòi hỏi giáo viên phải biênsoạn thêm để bài giảng thêm phong phú

Ví dụ J: Bài 24, phần 2 “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh

tế xã hội và môi trường" GV có thể sắp xếp kiến thức trong bài thành một sơ

đồ đơn giản cho thấy mặt trái của đô thị hóa tác động đến kinh tế, xã hội và

môi trường nếu như đô thị hóa không gắn lién với công nghiệp hóa.

Trang 37

Sơ đồ ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường

Ví du 2: Bài 36, phần II, “ Các nhân tố anh hưởng đến sự phát triển và phân

bố của giao thông vận tai”

Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 38

Ví dụ: Hoàn tất sơ đồ sau:

Lắc a

Tên sơ dé: ?

Rõ ràng, sơ đồ sử dụng trong SGK vào bài giảng phong phú và đa dạng

nếu như GV chịu khó biên soạn Chắc chấn, với sự đầu tư kĩ lưỡng của GV, hiệu

quả dạy học sẽ được nâng cao rất nhiều

3 Phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ hình vẽ

Hình vẽ cũng thuộc nhóm hình ảnh trực quan, có thể thể hiện nhiều nội

dung khác nhau như: tượng trưng cho một hình ảnh thật ngoài thực tế (ví dụ:

hình vẽ núi Kilimanjaro là hình 18.6 , bài 18; hình vẽ cù lao tam giác bồi tu

sông Hậu là hình 9.4 trong bài 9 ); biểu hiện hướng chuyển động (hình 12.3,

12.4, 12.5 trong phdn “Các loại gió địa phương" bài 12 ); mô hình (hình 8.2,

“Dia lity và địa hào”) ở dạng sơ lược, phác họa những nét chính nhất nên hầu

hết đều trực quan, đơn giản, dé hiểu nhưng cũng đầy đủ các nội dung cầntruyền đạt

Trang 39

SGK địa lí 10 thí điểm ban KHTN có rất nhiều hình vẽ (52 hình) nằm rải

rác ở rất nhiều bài tuy nhiên lại tập trung phần lớn trong phần dia lí tự nhiên

Khai thác tri thức từ hình vẽ có thể tiến hành theo các bước như sau:

+ Xác định tên hình và các đối tượng địa lí được thể hiện trên hình để thấy

được nội dung của hình.

+ Dựa vào câu hỏi in nghiêng trong SGK hoặc hệ thống câu hỏi do GV

biên soan để phân tích nội dung của hình.

+ Học sinh phân tích nội dung, GV là người đưa ý kiến nhận xét cuối cùng.

Ví dụ †: Hình 5.4, bài 5: "Khái quát về vũ trụ, hệ quả của vận động tự

quay của trái dat”.

+ Tên hình là gi? (“Cade hành tỉnh trong hệ mặt trời", từ đó HS sẽ biết được chắc chắn rằng, nội dung của hình chi dé cập đến 9 hành tinh của hệ mặt trời.).

+ Xác định tên của các hành tỉnh từ trong ra ngoài? (Thay tinh, Kim tinh,

Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tỉnh Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh, Diêm

Vương tỉnh).

+ Nhận xét quỹ đạo và hướng chuyển động cuả các hành tỉnh? (Các hành

tinh đều có quỹ đạo hình elip và chuyển động từ Tây sang Đông) Quỹ đao cuahành tinh nào lệch nhiều hơn cả so với qũy đạo chung? (Qily đạo của Diêm

Vương tỉnh).

Như vậy, qua hình vẽ mô hình trên, các em đã trang bị cho mình kiến thức

mới về Hệ mặt trời, với qũy đạo và hướng chuyển động của các hành tỉnh đều

rõ ràng, đặc biệt là sự lệch qũy đạo cuả Diêm Vương tỉnh là ấn tượng khắc sâu

nhất trong các em mà không cần phải học thật lâu mới nhớ Qua đó, cho ta thấy

vai trò của hình vẽ trực quan.

Ví dụ 2: Hình 12.3, bài “ Sự thay đổi của khí áp và một số loại gió

+ Tên của hình vẽ là gì? (Gió đất và gió biển).

+ Thế nào là gió biển? (Là gió thổi vào ban ngày, từ biển vào đất lién), gió

đất? (Là gió thổi vào ban đêm, từ đất lién ra biển)

+ Trình bày sự hình thành và hoạt động cuả gió biển và gió đất? (Vào banngày, mặt đất bị đốt nóng nhanh hơn mặt biển nên hình thành áp thấp tương đối,mặt biển hình thành áp cao tương đổi, gió từ biển thổi vào đất lién nên gọi vàgió biển Vào ban đêm, mặt đất lạnh nhanh hơn so với biển nên hình thành khu

áp cao tương đổi còn mặt biển do giữ nhiệt lâu hơn nên có nhiệt độ cao hơn nên

hình thành áp thấp, gió từ đất liền thổi ra biển nên gọi là gió đất )

Trang 40

Ví du 3: Hình 19.20, bài “ Sự phân bố sinh vật và đất trên trái dat”.

+ Tên hình vẽ là gì? (Sự phân bố đất và thẳm thực vật sừơn Đông và Tây

dãy Cápca — Liên Bang Nga ).

+ GV yêu cầu học sinh xác định vị trí của dãy Cápca trên bản đồ tự nhiên

thế giới.

+ Có những vành đai thực vật nào từ chân lên đỉnh núi? (Rừng lá rộng,

rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, đài nguyên và băng tuyết vĩnh cửu ở sườn Tây là

sườn đón gió và các vành dai ở sườn Đông là sườn khuất gió là thảo nguyên,

rừng lá rộng, đồng cỏ núi cao, đài nguyên và băng tuyết vĩnh cửu).

+ Nhân tố nào quyết định sự thay đổi của các vành đai thực vật ở miễn

núi? (Đo độ cao địa hình: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm).

+ Tại sao lại có sự khác biệt về vành đai thực vật giữa hai sườn? (Do độ ẩm

2 sườn khác nhau, sườn Tây ẩm hơn do đón gió)

Qua ba ví dụ trên, chúng ta đều nhận thấy rằng, hình vẽ có vai trò to lớn

trong hình thành và củng cố những khái niệm và biểu tượng về địa lí Để khai

thác tốt tri thức từ hình vẽ, ngoài những câu hỏi có sẵn trong SGK, hệ thốngcâu hỏi do GV biên soạn sẽ góp phần lớn vào thành công trong quá trình lĩnh

hội tri thức của học sinh.

4 Phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ tranh ảnh

Nếu như trong chương trình SGK hiện hành không hể có bất kì tranh ảnhtrực quan nào, GV muốn khai thác tri thức từ tranh ảnh phải tự tìm kiếm thì ởsách thí điểm Địa lí 10 ban KHTN có đến 52 tranh ảnh khác nhau phục vụ khá

sất nội dung bài giảng Tranh ảnh trực quan không chỉ có tác dung minh họa

kiến thức trong bài mà còn giúp học sinh hình thành những khái niệm và biểu

tượng địa lí cụ thể làm cơ sở cho việc lĩnh hội sâu sắc những kiến thức địa lí

cũng như để hình dung được những đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ.

Tranh ảnh dùng để dạy học địa lí, ngoài các tranh trong SGK ra còn có

tranh ảnh sưu tầm từ các báo, tạp chi, Internet Đặc biệt, Nhà xuất bản Giáodục đã ấn hành bộ tranh ảnh Địa lí treo tường được sử dung phổ biến, đặc biệttrong chương trình lớp 6,7 như các tranh về núi lửa, sinh vật có thể dùng cho

Ngày đăng: 01/02/2025, 01:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN