Kĩnăng địa lí lớp 10 thí điểm ban Khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Phương pháp rèn luyện kỹ năng địa lí lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên (Trang 20 - 23)

Trong SGK lớp 10 ban KHTN, ki nang cũng không nằm ngoài kĩ nang địa

lí THPT hiện nay nhưng lại có nhiều đổi mới trong chính từng kĩ năng.

3.1 Kĩ năng bản dé

Như đã biết, bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên một mặt phẳng tương đối chính xác về một khu vực hoặc toàn bộ bể mặt trái đất.

Chương trình địa lí 10 thí điểm là chương trình đại cương cả mảng tự nhiên lẫn mảng kinh tế - xã hội do đó, bản đồ thường dùng là bản đồ thế giới có tỉ lệ nhỏ.

Ví dụ: Bản đổ khí hậu thế giới sử dụng trong bài 12 Bản đồ tự nhiên thế giới sử dụng trong bài 21.

Bản đồ chính trị thế giới sử dụng trong bài 25, bài 28 ...

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng bản dé có tỉ lệ lớn hơn như bản đổ

châu lục (bai 21) hay quốc gia (bài 27 trong phần “Vùng nông nghiệp”)...

Để sử dụng tốt bản đổ, giáo viên ngoài nắm vững kĩ năng và chuẩn bị hệ

thống câu hỏi kĩ lưỡng cần phải bám sát vào nội dung SGK.

Kĩ năng bản đồ bao gồm nhiều kĩ năng nhỏ khác. Tuy nhiên, các kĩ năng

này hầu hết đã được hướng dẫn khá bài bản ở chương trình địa lí Trung học cơ

sở nhưng giáo viên vẫn phải kiểm tra thường xuyên và cho các em thực hành liên tục, đặc biệt là những kĩ năng đòi hỏi tư duy logic và lí luận cao vé đọc

bản đồ.

3.2 Kĩ năng phân tích lược đồ, sơ đô, hình vẽ, tranh ảnh

Có thể nói, cuốn sách địa lí 10 thí điểm là cuốn sách đổi mới toàn diện và đặc biệt phong phú về mặt kênh hình — gọi chung cho lược đồ, sơ đổ, hình vẽ, tranh ảnh. Cái mới nhất ở đây chính là sự xuất hiện thường xuyên của tranh ảnh và tranh ảnh giờ đây không chỉ là phương tiện minh hoạ cho kiến thức lí thuyết mà qua đó có thể khai thác tri thức khá hiệu quả.

Trong 42 tiết có đến 22 lược đồ, 10 sơ đồ, 52 hình vẽ và 52 tranh ảnh phân bố khá đều ở các chương. Tuy nhiên, số lượng hình vẽ và tranh ảnh lại tập trung ở phần địa lí tự nhiên nhiều hơn so với phần kinh tế — xã hội. Sự gia tăng đột biến về kênh hình so với chương trình hiện hành đã đem lại một kết quả

tích cực, Trong một tiết dạy, giáo viên có thể khai thác tối đa hiệu quả của

kênh hình để kết hợp với hệ thống bản đồ, biểu đổ, bảng tóm tất nhằm đem lai

hiệu quả giảng day cao nhất. Theo xu hướng day học “ Lấy học sinh làm trung tâm” như hiện nay, nhiều trường THPT hiện dang 4p dụng phương pháp thảo

luận nhóm. Bằng cách chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ ứng với mỗi lược 46,

sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh yêu cầu các em phân tích, tìm ra những tri thức địa lí tàng ẩn trong đó như hiện nay thì chấc chắn, kĩ năng phân tích kênh hình cũng

như các kĩ năng khác của các em sẽ ngày càng hoàn thiện. Giáo viên sẽ nhẹ

nhàng hơn trong khi dạy rất nhiều.

3.3 KT năng phân tích bảng số liệu thống kê

Các SLTK có ý nghĩa rất lớn đối với địa lí. Số liệu phần lớn được tập hợp thành bảng nhằm minh hoạ cho kiến thức trong bài và qua đó góp phần rèn

luyện ki nang. Giáo viên có nhiệm vụ gợi ý, dẫn dắt học sinh tham gia tìm kiếm tri thức tiểm ẩn trong các bảng SLTK đó.

Các bảng SLTK dù có nim trong bài hoặc nằm trong phần bài tập cũng có

ý nghĩa rất lớn đối với bài giảng của giáo viên. Với khoảng 30 bảng số liệu, thực sự đây là những con số biết nói nếu như giáo viên quan tâm đến hòan thiện kĩ năng phân tích bảng SLTK ở học sinh. Giáo viên cần biên soạn hệ thống câu hỏi kết hợp với những câu hỏi in nghiêng trong SGK nhằm khai thác

tối đa tri thức địa lí. Sự có mặt của những câu hỏi in nghiêng dưới bảng thống

kê cũng là một điểm mới hơn so với chương trình hiện hành. Điều này giúp học sinh có thể tự khai thác có hiệu quả các bảng SLTK đồng thời rèn luyện thêm

về kĩ năng sử dụng SGK địa lí.

3.4 Ki năng biểu dé

Kĩ năng biểu đổ là kĩ năng không thể thiếu được đối với bộ môn địa lí, đặc biệt là lớp đầu cấp THPT bởi đây là lớp cơ sở để có thể học tốt các lớp trên.

Nếu như chương trình hiện hành chỉ để cập đến 3 loại biểu 46 với 2 bài tập và một bài thực hành thì chương trình thí điểm ban KHTN đã có đến 4 loại biểu đỗ được để cập đến, đó là biểu đổ cột, biểu đồ tròn, biểu đổ đường biểu diễn và biểu đổ kết hợp được thể hiện qua 11 biểu đổ minh hoa trong bài giảng: 3 bài thực hành vé biểu đổ (bài 74, 30 và 14) cùng với 10 bài tập cuối mỗi bài học.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, kĩ năng biểu đồ được hết sức chú ý.

Tuy thế, biểu đồ lại tập trung chủ yếu ở phần kinh tế - xã hội trong khi

phan địa lí tự nhiên lại rất ít, phần lớn là biểu 46 khí hậu. Trong quá trình dạy, giáo viên nên sưu tầm thêm các bài tập và có thể biên soạn thêm thậm chí có

thể yêu cầu các em tư ra bài tập cũng như nên mở rộng thêm một số kĩ năng

biểu đồ như về kĩ năng vẽ và phân tích về biểu đồ miền, biểu dé cột chồng ... từ đó, mở rộng và hoàn thiện kĩ nang về biểu dé cho các em.

3. 5 KT năng sử dụng sách giáo khoa

Sách giáo khoa là tài liệu không thể thiếu được đối với mỗi học sinh bởi nó

là nguồn cung cấp những kiến thức rất cơ bản về bộ môn đồng thời giúp các em

rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn. Thông qua kênh chữ -

kênh hình và hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, giáo viên hình thành và

béi dưỡng cho các em thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng

giúp các em có cách nhìn nhận và thái độ đúng đắn trước tự nhiên, con người

và xã hội.

KHÓA LUAN TOT NGHIEP GVHD: Ths. Olguyén Thi Kim Lien

CHUONG II

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Phương pháp rèn luyện kỹ năng địa lí lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)