1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thành Ngữ Có Thành Tố Là Con Số Trong Tiếng Việt
Tác giả Đặng Thu Hoài
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 592,38 KB

Nội dung

Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa tượng trưng trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen và những đơn vị mang nghĩa hình tượng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ĐẶNG THU HOÀI

THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ

TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÕNG - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ĐẶNG THU HOÀI

THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ

TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

HẢI PHÕNG - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các công trình nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú thích rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo Mọi kiến giải, kết luận đều là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2018

NGƯỜI VIẾT

Đặng Thu Hoài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô Trường Đại học Hải Phòng, Viện Ngôn ngữ học cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè Tôi xin chân thành bày

tỏ lòng biết ơn đến thầy GS.TS Nguyễn Văn Khang đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô trong Khoa Ngữ văn và Khoa Sau đại học Trường Đại học Hải Phòng, các thầy cô ở Viện Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2018

NGƯỜI VIẾT

Đặng Thu Hoài

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 8

1.1 Khái niệm thành ngữ và nhận diện thành ngữ 8

1.1.1 Khái niệm về thành ngữ 8

1.1.2 Nhận diện thành ngữ 10

1.2 Những đặc điểm khái quát về thành ngữ tiếng Việt 15

1.2.1 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt 15

1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt 17

1.2.3 Biến thể của thành ngữ 18

1.2.4 Giá trị văn hóa - dân tộc của thành ngữ tiếng Việt 19

1.3 Một số vấn đề về con số 23

1.4 Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ 28

2.1 Thành ngữ có thành tố là con số trong các từ điển thành ngữ tiếng Việt 28

2.2 Đặc điểm về cấu trúc của các thành ngữ có thành tố là con số 29

2.2.1 Thành ngữ so sánh 29

2.2.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa đổi xứng 31

2.2.3 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng 35

2.2.4 Biến thể về mặt cẩu trúc của thành ngữ có yếu tố con số 36

2.3 Các con số tham gia vào thành ngữ 39

2.3.1 Thống kê các con số 39

2.3.2 Sự kết hợp giữa các con số trong thành ngữ tiếng Việt 41

2.4 Các yếu tố con số Hán Việt trong thành ngữ 45

Trang 6

2.5 Tiểu kết chương 2 46

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TÓ LÀ CON SỐ 48

3.1 Ý nghĩa của các con số trong thành ngữ 48

3.1.1 Con số được sử dụng với nghĩa đen 48

3.1.2 Con số được sử dụng với nghĩa biểu trưng 49

3.2 Các thiên hướng nghĩa của thành ngữ có thành tố là con số 62

3.3 Các thành ngữ Hán Việt có con số 65

3.4 Biểu hiện văn hóa của thành ngữ có thành tố là con số 66

3.5 Tiểu kết chương 3 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 1

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1

Bảng thống kê các con số trong Từ điển giải thích thành

ngữ tiếng Việt (1998) của Nguyễn Nhƣ Ý - Nguyễn Văn

Khang - Phan Xuân Thành và Thành ngữ Tiếng Việt

(2002) của Nguyễn Lực

40

2.2 Tần số sử dụng con số độc lập / kết hợp trong thành ngữ 41 3.1 Ý nghĩa biểu trƣng của các con số trong thành ngữ 61

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Là một đơn vị điển hình thuộc cụm từ cố định trong hệ thống từ vựng của mọi ngôn ngữ, thành ngữ có trong mọi ngôn ngữ và mang đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của mỗi dân tộc Vì thế, nghiên cứu thành ngữ không chỉ làm bộc lộ những đặc trưng về ngôn ngữ mà còn giúp cho ta hiếu được đặc trưng văn hóa dân tộc ẩn sâu bên trong mỗi thành ngữ

Tiếng Việt có một khối lượng thành ngữ phong phú, bao gồm những thành ngữ từ bao đời lưu giữ lại và cả những thành ngữ mới xuất hiện cũng như các biến thế của chúng trong sử dụng

Vì thế, thành ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu từ lâu không chỉ của giới ngôn ngữ học mà còn là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như văn hóa học, dân tộc học,v.v Từ góc độ ngôn ngữ, nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ ở các góc độ khác nhau: nghiên cứu thành ngữ từ góc độ cấu trúc hệ thống như đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa; nghiên cứu thành ngữ từ góc độ góc độ sử dụng; nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với các thành ngữ của các ngôn ngữ khác và ngược lại Đi sâu vào nghiên cứu thành ngữ, tiếng ngữ, một số công trình nghiên cứu các thành ngữ tiếng Việt có thành

tố chỉ con vật, có thành tố chỉ thực vật, thành tố chỉ bộ phận cơ thể, v.v hoặc nghiên cứu thành ngữ theo các trường từ vựng ngữ nghĩa

Khi quan sát các thành ngữ tiếng Việt cũng như tìm hiểu các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, có một số lượng nhất định thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số Những con số của tiếng Việt khi tham gia vào thành ngữ đã đem đến những đặc điểm đặc thù nhờ khả năng kết hợp về cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng trong trong các thành ngữ này Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về thành ngữ có yếu tố chỉ con số trong tiếng Việt

Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Thành ngữ có thành

tố là con số trong tiếng Việt” với hy vọng tìm hiểu một cách sâu sắc và hệ

thống hơn các thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số

Trang 9

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong Việt ngữ học, thành ngữ là đối tượng được nghiên cứu rất sâu rộng trên nhiều bình diện khác nhau: cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp, tri nhận Trong Việt ngữ học truyền thống, thành ngữ mới chỉ thực sự trở thành đối tượng của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học vào khoảng giữa thế

kỉ XX sau khi Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (1943) đã bước đầu có sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ Ông quan niệm

“Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn.” [15] Theo ông, thành ngữ và tục ngữ khác nhau ở chỗ: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo ta điều gì; còn như thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.”[15,15]

Việc nghiên cứu thành ngữ có hệ thống thực sự bắt đầu từ sau năm

1945 Các nhà Việt ngữ học đã hướng tới nghiên cứu thành ngữ theo các phương diện như: từ vựng học, ngữ pháp học; nguồn gốc hình thành và phát triển; nghĩa biểu trưng của thành ngữ

Nghiên cứu thành ngữ theo hướng từ vựng học, ngữ pháp học có tác giả Trương Đông San (1974) Tác giả này cho rằng, tất cả những đơn vị mà lâu nay giới Việt ngữ học cho là từ ghép như bàn ghế, nhà sách, máy may, đường thủy đề là cụm từ cố định Và ông đã định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là những cụm từ cố định có nghĩa hình tượng tổng quát không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các từ vị tạo ra nó Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa tượng trưng trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen và những đơn vị mang nghĩa hình tượng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ được nghĩa đen”.[52,2]

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ và nhận diện từ tiếng Việt” đã nói rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có giá trị gợi tả tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ Thành

Trang 10

ngữ biếu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biếu tượng cụ thế Tính hình tượng của thành ngữ được xâv dưng dựa trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ” [12; 181]

Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và phát triến của thành ngữ, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt có hai mảng lớn là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ vay mượn trong đó chủ yếu là thành ngữ gốc Hán (chiếm 98%) Các thành ngữ gốc Hán đã được tách ra thành một mảng nghiên cứu riêng với nhiều thành tựu phong phú đa dạng Ví dụ: tập hợp các thành ngữ gốc Hán thành từ điển Nguyễn Xuân Trường (1973), Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1994) hay tìm hiểu thành ngữ Hán Việt

ở các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa, nguồn gốc như công trình của Nguyễn Văn Khang (1994), Nguyễn Thị Tân (2008)

Hoành Văn Hành trong [16] đã khái quát con đường hình thành thành ngữ nguồn chính là sử dụng thành ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau và chủ yếu là các thành ngữ gốc Hán Những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu Việt ngữ bằng ba con đường: định danh hóa các tổ hợp từ tự do, tạo thành ngữ mới theo mẫu của thành ngữ đã có trước và liên kết các thành ngữ có nguồn gốc khác nhau tạo thành một thành ngữ mới Trong số các phương thức này thì phương thức định danh hóa tố hợp tự do và phương thức loại suy theo mẫu có sẵn đóng vai trong quan trọng hàng đầu Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ[18], Hoành Văn Hành đã giải thích được nguồn gốc hình thành của khá nhiều thành ngữ được xem là khó hiểu và khó dùng đúng, gắn liền với các tích, các điển cố, phong tục, tập quán, tôn giáo Ông không chỉ quan tâm đêu ý nghĩa đương đại của thành ngữ mà còn cung cấp cho người đọc một bối cảnh văn hóa - ngôn ngữ để hiểu rõ xuất xứ của thành ngữ

Tiêu Hà Minh (2008) cũng tìm về nguồn gốc xa xưa của các thành ngữ, tục ngữ khi ông giải thích sự hình thành của chúng qua các câu chuyện dân gian như truyên cố tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, cố học, lịch sử Bên cạnh đó cũng có những câu chuyện do ông cải biên, phóng tác nên ít nhiều

Trang 11

việc giải thích nguồn gốc các thành ngữ còn thiếu thuyết phục Trong số 264 câu chuyện kể về nguồn gốc, xuất xứ của thành ngữ có khoảng hơn một nửa

số câu chuyện do ông cải biên, phóng tác (xem [41])

Một số tác giả quan tâm đến nghĩa biểu trưng của thành ngữ như: Bùi Khắc Việt (1978) nghiên cứu tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt Tác giả này quan niệm tính biểu trưng là kí hiệu mà quan hệ với quy chiếu là có nguyên do Cụ thể là hình ảnh hoặc sự vật, cự việc cụ thể miêu tả trong thành ngữ là để nói về những ý niệm khái quát hóa Nghĩa của thành ngữ được hình thành từ các phương thức tạo nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ và so sánh Tính biếu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ liên quan chặt chẽ đến các hiện tượng trong đời sống xã hội, trong lịch sử, phong tục tập quán và những tín ngưỡng của nhân dân

Nguyễn Đức Dân (1986) thì cho rằng “Nghĩa của thành ngữ được hình thành qua sự biểu trưng nghĩa của cụm từ “[6,5] Sau khi đưa ra và phân tích rất nhiều các ví dụ, ông đã khái quát một số phương thức biểu trưng nghĩa của thành ngữ

Phan Xuân Thành (1990) cũng nhấn mạnh tính biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ Ông cho rằng ý nghĩa của thành ngữ là sự hòa hợp, chung đúc nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên nó Ở mỗi một thành ngữ, các yếu tố lại có tính biểu trưng khác nhau Có yếu tố thì mang tính biểu trưng đơn giản, có yếu tố lại mang tính biểu trưng phức tạp tiềm ẩn những tri thức dân gian rất sâu sắc [60]

Nguyễn Công Đức (1995) tập trung nghiên cứu thành ngữ ở hai bình diện cấu trúc và hình thái ngữ nghĩa của thành tiếng Việt Khi luận giải về tính biểu trưng, ông cho rằng, sự biểu trưng hóa trong thành ngữ được vận dụng ở những mức độ khác nhau Có những thành ngữ có yếu tố biểu trưng hóa, có những thành ngữ lại không có yếu tố nào được biểu trưng hóa Ngay

cả những thành ngữ có yếu tố biểu trưng hóa thì vẫn có yếu tố hiển minh Các yếu tố hiển minh này góp phần gợi mở ngữ nghĩa của thành ngữ

Trang 12

Trịnh Cẩm Lan (1995) lấy các đặc điểm của cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biếu trưng của các thành ngữ đế nghiên cứu trên nền cứ liệu thành ngữ có thành tố là tên gọi động vật Nguyễn Ngọc Vũ (2008) nghiên cứu hoán dụ ý niệm “bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kỹ năng” trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt Quế Thị Mai Hương (2008) nghiên cứu nghĩa biểu trưng của hình ảnh con vật trong thành ngữ tiếng Việt; Mã Thị Hiền (2009) nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt; Nguyễn Thị Nguyệt Minh(2012) đã khảo sát ngữ nghĩa của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và đưa ra những giá trị biểu trưng tiêu biểu

Dù khác nhau trong cách hiểu khái niệm biểu trưng nhưng các quan niệm trên đấy đều có một cái nhìn khá thống nhất khi cho rằng tính biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ bị quy định bởi đặc trưng của từng dân tộc Những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan mật thiết đến việc hiếu nghĩa của thành ngữ

Một hướng tiếp cận thành ngữ được giới Việt ngữ quan tâm nhiều là nghiên cứu giá trị ngữ nghĩa, biểu trưng của các con số trong thành ngữ, tiêu biểu như Nguyễn Thị Hiền (2009) nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của con số

“ba” trong thành ngữ tiếng Việt; Trần Thị Lam Thúy (2010) nghiên cứu ý nghĩa của con số 2 trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ- văn hóa, Giang Thị Tám khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số

Như vậy, có thể nói các thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số đã được đề cập đến nhưng chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chính của một số công trình Tiếng Việt nào Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu hệ thống các thành ngữ có thành tố là con số trong tiếng Việt

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu khảo sát các thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số ở các đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa cũng việc sử dụng chúng với tư cách là các biến thể Thông qua đó, luận văn

Trang 13

góp phần vào nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt cũng như đặc điểm văn hóa dân tộc của người Việt qua thành ngữ

Để thực hiện được mục đích này, luận văn đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau: 1) Tổng quan được tình hình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, nhất là những vấn đề liên quan đến thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số

2) Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài nghiên cứu

3) Thống kê các thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số và tiến hành miêu tả phân tích, chỉ ra đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của loại thành ngữ này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các thành ngữ Việt có thành tố là con số

Nguyễn Lực (2002), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Thanh niên

Đồng thời có tham khảo các cuốn từ điển khác

- Các thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số được sử dụng trong một

số tác phẩm văn học, trên báo chí

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này gồm: Phương pháp hệ thống, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, thủ pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp hệ thống được chúng tôi vận dụng để làm rõ từng đơn vị thành ngữ cụ thể trong hệ thống và làm sáng tỏ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành ngữ

- Các phương pháp như phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích

được chúng tôi vận dụng để miêu tả đặc điểm của các thành ngữ tiếng Việt có

Trang 14

thành tố là con số, phân tích đặc điểm cấu trúc và nghĩa biểu trưng của các thành ngữ này

- Thủ pháp thống kê ,phân loại được chúng tôi vận dụng để thống kê tần suất xuất hiện các thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số, sắp xếp các thành ngữ vào một hệ thống nhất định

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục

gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của luận văn

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có thành tố là con số

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố là con số

Trang 15

đã xuất hiện trong các câu thơ, câu văn để làm tăng thêm tính cô đọng, hàm súc, dễ hiểu, dễ đọc Chính vì thế, mà việc sử dụng thành ngữ đã trở thành phương tiện phổ biến giàu tính thuyết phục, và trở thành đối tượng thu hút được sự chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu Cũng từ nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau, nên có sự xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau, trong cách dùng nhiều từ thành ngữ khác nhau Sau đây là một số quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về thành ngữ:

Tác giả Đỗ Hữu Châu với công trình nghiên cứu “Các bình diện của từ

và từ tiếng Việt” không dùng khái niệm để định nghĩa về thành ngữ mà ông chỉ nói đến tính chặt chẽ về ý nghĩa thường đồng nhất với tính thành ngữ như sau:

“Cho một tổ hợp có một ý nghĩa s do các đơn vị A, B, c .mang ý nghĩa lần lượt SI, S2, S3, tạo nên, nếu như ý nghĩa S không thể giải thích các ý nghĩa Sl” S2, S3, thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ” [4;261]

Vũ Ngọc Phan trong quyển 2 “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tập 3” cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu

mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn” [48;48]

Hoàng Văn Hành trong quyển “Thành ngữ học tiếng Việt” cho rằng:

“Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chinh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [16; 19]

Đái Xuân Ninh trong “Hoạt động của từ tiếng Việt” đã khắng định

Trang 16

rằng: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở cái mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [45;212]

Theo quan niệm của Nguyễn Hữu Huỳnh trong quyển “Tiếng Việt hiện đại”: “Thành ngữ là một cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thể Phần lớn thành ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương với một từ (danh từ, động từ, tính từ)” [25;212]

Nguyễn Văn Mệnh “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ” lại cho rằng: “Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng,một trạng thái, một tính cách, một mức độ” [39; 13]

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ và nhận diện từ tiếng Việt” đã nói rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có giá trị gợi tả tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thế Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ” [12;181]

Cù Đình Tú trong “Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt” ông quan niệm thế này: “Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ

cố định) trong ngôn ngữ có chức năng định danh như: từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động [78;274] Ông đã khái quát về những thành ngữ khá hoàn chỉnh về hình thức lẫn nội dung

Tác giả Nguyễn Văn Tu với công trình nghiên cứu “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” đã nhận định: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các từ trong đó, đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối hoàn chỉnh vững chắc Nghĩa của nó không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra Những thành ngữ này có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học” [76; 181]

Tác giả Hồ Lê ở cuốn “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” có nói:

Trang 17

“Thành ngữ là những tổ hợp từ (bao gồm nhiều từ hợp lại có tính chất vững chắc về cấu tạo, và bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó” [34;97]

Quan niệm Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu”:

“Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn Ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [15;9]

Nhìn chung các tác giả có nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ nhưng khách quan mà nói thì đa số các tác giả điều thống nhất với nhau rằng:

“Thành ngữ là những cụm từ cố định hoặc những tổ hợp từ mang tính chất vững chắc về cấu tạo, đặc biệt là hình thức và nội dung hoàn chỉnh Không những vậy mà các quan niệm còn nêu được tính hình tượng, tính biểu cảm và tính gọt giũa bóng bẩy của thành ngữ”

Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về thành ngữ của các tác giả, ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về thành ngữ tiếng Việt như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh Nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng, tính gợi cảm và hình thức diễn đạt có tính bóng bẩy, trau chuốt, giàu tính biểu cảm

1.1.2 Nhận diện thành ngữ

1.1.2.1 Phân biệt thành ngữ và từ ghép

Thành ngữ và từ ghép có một số điểm giống nhau, đều là những đơn vị ngôn ngữ cố định, có sẵn và đều có chức năng định danh Hai đơn vị này đều thuộc cấp độ từ Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thành ngữ có thể phân biệt khá rõ với từ ghép ở phạm vi rộng hẹp và mức độ nông sâu trong nội dung ý

nghĩa của chúng Tuy nhiên, ở một số đơn vị ngôn ngữ cụ thể như: trẻ măng,

dẻo kẹo, đen thui hoặc mắt lươn, má bánh đúc, mặt trái xoan thì lại thật khó

phân biệt các đơn vị này là thành ngữ hay từ ghép Trương Đông San cho rằng, các đơn vị ngôn ngữ cụ thế này là những thành ngữ so sánh có cấu trúc

AB (không có từ so sánh), còn Đồ Hữu Châu lại cho rằng đây là những

Trang 18

trường hợp trung gian giữa thành ngữ và từ ghép

Theo Hoành Văn Hành, có thể dựa vào tiêu chí định lượng để phân biệt các trường hợp trên bởi trong tri nhận của người Việt, thành ngữ thường có ít

nhất 3 âm tiết trở lên Bởi thế, các đơn vị như trẻ măng, dẻo kẹo, đen thui

1.1.2.2 Phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do

Thành ngữ và cụm từ tự do có mối quan hệ khá mật thiết và có nhiều điểm giống nhau Cụm từ tự do là những kết hợp ngôn ngữ được tạo ra trong quá trình giao tiếp Cụm từ tự do và thành ngữ đều là những đơn vị lớn hơn từ,

do từ tạo nên Nhưng giữa hai đơn vị này vẫn tồn tại những điểm khác biệt

Về kết cấu, thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, cố định và ổn định Còn cụm từ tự do thì lại có kết cấu lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ Thành ngữ tồn tại ở dạng sẵn có còn cụm từ tự do lại được tạo ra trong quá trình giao tiếp Tùy vào những tình huống cụ thể mà người tạo lập tạo ra những cụm từ tự do khác nhau và khi hoạt động giao tiếp kết thúc thì cụm từ đó cũng không còn tồn tại

Về cơ chế tạo nghĩa, nghĩa của thành ngữ có tính ổn định Nghĩa của thành ngữ thường bóng bẩy, gợi cảm, được tạo thành nhờ các biện pháp ẩn

dụ, hoán dụ Còn nghĩa của cụm từ tự do là sự kết hợp lâm thời của các từ tao nên nó Nghĩa này sẽ mất đi khi hoạt động giao tiếp kết thúc

1.2.2.3 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Để nhận diện thành ngữ, truyền thống ngữ văn học của ta đã có nhiều

Trang 19

cố gắng nhằm xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ Theo cách hiểu thông thường thì tục ngữ là những câu nói có sẵn, được lưu truyền trong dân gian, về nội dung, tục ngữ thường đúc kết những kinh nghiệm sống thực tế của con người trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh chinh phục tự nhiên, về cấu tạo, tục ngữ thường có cấu tạo là một câu

Tục ngữ và thành ngữ có nhiều điểm tương đồng Chúng đều là những đơn vị có sẵn, có tính cố định, ổn định và chặt chẽ về hình thái cấu trúc Chúng đều là những cách nói giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, đúc kết từ thực tế cuộc sống Thành ngữ và tục ngữ đều phản ánh nếp cảm, nếp nghĩ của người dân, chủ yếu là người dân lao động Môi trường hình thành thành ngữ, tục ngữ đều từ trong cuộc sống thôn quê, trong lao động sản xuất và từ trong giao tiếp hàng ngày Cả thành ngữ và tục ngữ đều là kết tinh lời ăn, tiếng nói một cách hồn nhiên nhất, trung thực nhất của nhân dân, đều chứa đựng những nét văn hóa bản thể của dân tộc (nền văn hóa nông nghiệp, trọng tình nghĩa, thực

tế, giản dị…) Cả thành ngữ và tục ngữ đều được sử dụng rộng rãi, tự nhiên và phổ biến trong xã hội

Tuy nhiên, ta vẫn có thể tìm ra những điểm khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:

Về mặt ý nghĩa, thành ngữ miêu tả một hình ảnh, một hoạt động hay một trạng thái, tính chất, một tính cách, một thái độ nào đó Còn tục ngữ thì đúc kết một kinh nghiệm, một chân lí của cuộc sống, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng về đạo đức ở đời nó phải mang tính chất quy luật

Về mặt ngữ pháp, thành ngữ thường chỉ là một cụm từ cố định (thường

có cấu trúc của những ngữ) có chức năng định danh dùng để gợi tên sự vật, tính chất nhưng không phải là một câu hoàn chỉnh

Ví dụ: Chẻ sợi tóc làm tư (ngữ động từ)

Đốn củi ba năm đổt một giờ (ngữ động từ)

Trăm núi nghìn sông (ngữ danh)

Trang 20

độ cụm từ (cấp độ dưới), tục ngữ nằm ở cấp độ câu (cấp độ trên)

Về mặt chức năng, thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh cho các sự vật hiện tượng, thực tế khách quan một cách hình ảnh

Ví dụ: một nắng hai sương, đầu hai thứ tóc, năm châu bổn biển, một lòng một dạ, một đồng cháo ba đồng đường,

Thành ngữ làm nhiệm vụ định danh nhưng lại là đơn vị định danh bậc hai của ngôn ngữ Nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng lên, đều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó lại suy ra từ chúng, cho nên nghĩa của nó có tính bóng bấy hay còn gọi là nghĩa biểu trưng

Trái với thành ngữ thì tục ngữ có chức năng thông báo

Theo quan niệm của Nguyễn Văn Mệnh trong “Tạp chí ngôn ngữ số 3/1972” nhận định rằng: “Quả là thành ngữ và tục ngữ có một đường biên giới rõ ràng, nhưng đó không phải là một bức thành ngăn tuyệt đối Xen kẽ giữa những cột mốc biên giới, ta vẫn thấy có những miền đất thâm canh, những lùm cây mà gốc ở phương Nam cành lá xòe sang phương Bắc”[39;37]

Có một số trường hợp, ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ chưa thật

rõ ràng Xét về cấu tạo ngữ pháp, thành ngữ có cấu tạo là cụm từ còn tục ngữ

có cấu tạo là câu Về cấu tạo của cụm từ, ngữ pháp học chia cụm từ thành ba loại: cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ và cụm chủ-vị Câu đơn bình thường

là câu có chứa một cụm chủ vị, Vì thế, một thành ngữ có cấu tạo là cụm chủ

vị như: chuột chạy cùng sào, ruột bỏ ngoài da, chuột sa chĩnh gạo có cấu

Trang 21

tạo giống tục ngữ Còn về tục ngữ có cấu tạo là câu thì trong câu tiếng Việt

có câu đầy đủ hai thành phần, có câu tỉnh lược, câu rút gọn, câu đặc biệt Những trường hợp câu tỉnh lược, câu đặc biệt thường có cấu tạo là cụm từ Lúc này tục ngữ có cấu tạo giống thành ngữ Trên thực tế, còn có những

thành ngữ có nhiều âm tiết: lẩy bẩy như Cao Biền dậy non ; đo lọ nước mắm,

đếm củ dưa hành và có những tục ngữ có ít âm tiết: uống nước nhớ nguồn, tham thì thâm Chính những đơn vị có cấu tạo ngắn gọn (thường là bốn âm

tiết) lại là những trường hợp gây khó khăn, lúng túng cho người phân loại Những khó khăn nói trên đã khiến hầu hết các cuốn từ điển đề mang một cái tên chung chung là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ Như thế, việc vạch ra một đường ranh giới tuyệt đối giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn là một vấn đề rất khó giải quyết

Ta cũng có thể xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ dựa vào hoàn cảnh sử dụng Theo chúng tôi, hoàn cảnh sử dụng sẽ hiện thực hóa mặt thành ngữ hay tục ngữ của đơn vị đang xét Có thể cùng một đơn vị nhưng trong hoàn cảnh

ấy là thành ngữ đặt trong hoàn cảnh sử dụng khác lại là tục ngữ

1.2.2.4 Phân biệt thành ngữ và quán ngữ

Quán ngữ và thành ngữ đều là các ngữ cố định Theo Đỗ Hữu Châu (từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt): “Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện

tượng, tính chất chưa có tên gọi” Ví dụ: ai cũng biết rằng, rõ ràng là, chắc

chắn là, cũng thế mà thôi

Ta có thể phân biệt thành ngữ và quán ngữ dựa vào chức năng của chúng Thành ngữ ngoài chức năng định danh còn có chức năng miêu tả Còn quán ngữ không có những chức năng này Quán ngữ chỉ đóng vai trò liên kết, chuyển ý, dẫn dắt ý, thể hiện các hành động nói khác nhau Hay nói khác đi, chúng có chức năng rào đón

Như vậy, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã có nhiều cố gắng để nhận

Trang 22

diện thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị khác như từ ghép, cụm từ tự

do, tục ngữ, quán ngữ Tuy nhiên giữa các đơn vị này và thành ngữ không tồn tại một lằn ranh tuyệt đối mà vẫn có những trường hợp chuyển hóa, chuyển tiếp Đối với những trường hợp này, người nghiên cứu cần có cái nhìn khoa học, biện chứng để xem xét Việc xếp một đơn vị trung gian vào loại này hay loại khác vừa tùy thuộc vào mục đích phân loại, vừa tùy thuộc vào nhận thức, thói quen của cộng đồng

1.2 Những đặc điểm khái quát về thành ngữ tiếng Việt

1.2.1 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt

Về cấu trúc, thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái

- cấu trúc Thành ngữ có tính chất ổn định, cố định, chặt chẽ về thành phần cấu tạo Chính vì thế mà thành ngữ được dùng tương đương như từ

Tính cố định, ổn định về hình thái - cấu trúc của thành ngữ được thể hiện ở những đặc điểm sau:

Một là, thành phần từ vựng cấu tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong quá trình sử dụng, mà trong nhiều trường hợp không thể thay thế bằng các yếu tố khác Người ta cũng không thể thêm bớt hay chêm xen

một yếu tố nào vào trong lòng thành ngữ Chẳng hạn, thành ngữ chân đăm đá

chân chiêu không thể thay thế bằng chân phải đá chân trái, mặc dù “đăm”

thời: cổ nghĩa là phải, “chiêu” nghĩa là trái Hay thành ngữ mặt trái xoan

không thể đổi thành mặt quả xoan

Hai là, tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở sự cố định

về trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ Ví dụ, mọi người thường nói cứng

đầu cứng cổ chứ không nói hoặc rất ít nói cứng cổ cứng đầu

Thành ngữ có tính bền vững về hình thái - cấu trúc do nhiều nguyên nhân khác nhau Có thế đó là hệ quả của quá trình mờ nhạt về ngữ nghĩa của các thành tố và những mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng Các yếu tố này mất đi mối liên hệ ngữ nghĩa với các yếu tố xung quanh, do đó ít nảy sinh quan hệ thay thế

Có thể do đặc điêm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện cổ tích, truyền thuyết,

Trang 23

điển cố sách vở Cũng có thể do tính vần điệu, tiết tấu, quan hệ đối, điệp Nhưng theo Hoành Văn Hành trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt: “ Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ” Theo đó, trước khi hình thành, thành ngữ chỉ là những tổ hợp từ tự do Song nhờ được tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói với những sự chuyển di ngữ nghĩa nhất định bằng ẩn dụ hóa, hoán

dụ hóa đã tạo nên dạng ổn định của thành ngữ

Tuy vậy, tính cố định và bền vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ không phải là bất di bất dịch “chết cứng” mà trong sử dụng, nó vẫn uyển chuyển Nghĩa là trong hoạt động giao tiếp, thành ngữ vẫn được nhiều tác giả tài năng sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt Trong câu thơ :

Dân bị hai tròng vào một cổ

Ta liều trăm đắng với ngàn cay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thành ngữ thật sáng tạo Người vừa

đảo trật tự, vừa chia tách các thành ngữ: một cổ hai tròng, trăm đắng ngàn

cay vừa tạo ra ngữ điệu nhấn mạnh, vừa đạt hiệu quả cao trong việc thế hiện

Thành ngữ được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau Một số thành ngữ

được cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành tố, kiểu như: một nắng

hai sương, ba cọc ba đồng Các thành ngữ kiểu này có nghĩa biểu trưng nhờ

phép ấn dụ hóa nên có thế gọi là thành ngữ ấn dụ hóa đối xứng Theo Hoành Văn Hành trong Thành ngữ học tiếng Việt: loại thành ngữ này “chiếm gần 2/3 tống số thành ngữ tiếng Việt” [16,45] Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng được dùng rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, trong các tác phẩm văn

chương Một số thành ngữ khác lại được cấu tạo theo lối ví von như: ẩm oái

Trang 24

như hai gái lấy một chồng, muôn người như một, tối như đêm ba mươi, vững như kiềng ba chân, chúng ta gọi là thành ngữ so sánh Loại thành ngữ này

cũng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số thành ngữ tiếng Việt và là loại thành ngữ

dễ dùng dễ hiểu hơn cả so với các thành ngữ kiểu khác Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một loại thành ngữ được tạo thành nhờ phương thức ghép từ

thông thường như: ba voi không được bát nước xáo, bỏ chung vào một rọ,

cáo chết ba năm quay đầu về núi, cá mè một lứa, Loại thành ngữ này sử

dụng phép ẩn dụ hóa để tạo nghĩa biểu trưng nhưng không dùng luật đối ứng

để ghép nối các yếu tố mà cố định hóa một đoạn tác ngôn, vốn được cấu tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thường trong tiếng Việt, chúng ta có thể gọi chúng là thành ngữ thường hay thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng Như vậy, nếu căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, có thế chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa Căn cứ vào đặc điểm

có hay không có tính đối xứng trong cấu trúc, lại có thể chia thành ngữ ẩn dụ hóa thành hai tiểu loại là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng,

1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt

Đặc điểm nổi bật về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt là có tính hoàn chỉnh và bóng bẩy Thành ngữ biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật Nói cách khác, thành ngữ là đơn vị định danh của ngôn ngữ Nhưng khác với các đơn vị từ vựng thông thường, thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ chúng Đó là nghĩa bóng hay nghĩa biếu trưng được hình thành nhờ quá trình biếu trưng hóa Chẳng

hạn, thành ngữ: Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng không có nghĩa là nói

về chuyện ăn cháo phải chạy ba quãng đồng mà dùng để chỉ trường hợp: đi

ăn uống hay đi làm việc quá xa, rất mất sức, hiệu quả ít ỏi Thành ngữ: Ba

đầu sáu tay không phải nói về một ai đó có ba cái đầu, sáu cái tay mà dùng đế

Trang 25

chỉ người có khả năng rất lớn, phi thường Hoặc thành ngữ: Bắt cá hai tay

cũng không phải nói chuyện bắt cá bằng hai tay mà dùng để chỉ cho hành động khôn ngoan, tham gia cả hai nơi hay hai bên để có lợi

Nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái biểu trưng hóa.: hình thái tỉ dụ (so sánh.) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm) Có thể dựa vào hình thái biểu trưng hóa mà chia thành ngữ tiếng Việt làm hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa

1.2.3 Biến thể của thành ngữ

Trong quá trình sử dụng, các thành ngữ nảy sinh nhiều biến thể Từ một thành ngữ gốc ban đầu, người dùng đã thay đổi hình thức của nó, tạo nên nhiều biến thể khác nhau nhưng ý nghĩa cơ bản của thành ngữ không thay đổi Nhờ đó mà kho tàng thành ngữ ngày càng phong phú và đa dạng thêm

Có thế định nghĩa biến thế thành ngữ như sau:

Biến thể thành ngữ là những dạng thức khác nhau của một thành ngữ,

có ý nghĩa biểu trưng hoàn toàn giống nhau, có kết cấu ngữ pháp đồng nhất, trong đó có thể thay đổi hình thức ngữ âm, trật tự thành tố cấu tạo hoặc thay thế thành phần cấu tạo bằng các từ đồng nghĩa, cùng trường nghĩa Các biến thể của thành ngữ không có sự khác biệt về ý nghĩa cơ bản mà chỉ khác nhau

về sắc thái biểu cảm hay màu sắc phong cách, hoặc phạm vi sử dụng

Ví dụ: ba voi không được bát nước xáo - trăm voi không được bát

biến thể thường từ hai trở lên Ví dụ: chặt đầu cá, vá đầu tôm - vặt đầu cá, vá

Trang 26

đầu tôm - giật đầu cá, vá đầu tôm; mượn gió bẻ măng - nhờ gió bẻ mãng - thừa gió bẻ mãng; ăn đói ăn khát - ăn đói nhịn khát - ăn đói uống khát; của ngon vật lạ - miếng ngon vật lạ - món ngon vật lạ - thức ngon vật lạ Cá

biệt, có trường hợp một thành ngữ gốc có thể có tới 7, 8 biến thể, chẳng hạn

dãi gió dầm mưa - dãi nắng dầm mưa - dãi nắng dầm sương - dầm mưa dãi

gió - dầm mưa dãi nắng - dầm sương dãi gió - dầm sương dãi nắng - dầu sương dãi nắng - gội gió dầm sương - trải gió dầm mưa, hoặc dâng lên như nước thủy triều vừa có các biến thể thay thế: dâng lên như nước vỡ bờ - dâng lên như thác lũ - dâng lên như vũ bão – dấy lên như vũ bão vừa có các biến

thể rút gọn: như nước thủy triều - như nước vỡ bờ - như vũ bão Chính nhờ

sự liên tưởng thay thế từ ngữ của người sử dụng mà các thành ngữ trở nên mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt trong quá trình giao tiếp

1.2.4 Giá trị văn hóa - dân tộc của thành ngữ tiếng Việt

Theo cách hiểu chung và phổ biến lâu nay thì văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy được

từ xưa tới nay Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã giải thích rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, T.3, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr.31)

Trong cách nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôn ngữ được coi là yếu

tố đầu tiên cần nói đến trong số các yếu tố tạo nên văn hóa Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời Ngôn ngữ được xem như một bộ phận hữu cơ của văn hóa Ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa, là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất Ngược lại, đặc trưng văn hóa dân tộc cũng ảnh hưởng tới sự phát

Trang 27

triến của ngôn ngữ dân tộc đó Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ luôn đi song song với sự biến đổi và phát triển văn hóa

Ngôn ngữ không chỉ là hiện thân của văn hóa, một thành tố của văn hóa mà còn là phương tiện truyền đạt văn hóa Từ chất liệu ngôn ngữ, nhất là chất liệu làm nên tác phẩm văn học, ta có thể tìm được lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc Chất liệu đó càng cổ xưa thì chúng ta càng có điều kiện để thấy

rõ hơn cội nguồn, nhất là khi tìm về những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Một trong những nguồn ngữ liệu đó chính là các sáng tác dân gian trong đó có thành ngữ Thành ngữ đã sinh thành trong cuộc sống của người Việt kể từ khi dân tộc ta chưa có chữ viết đến nay Thành ngữ sẽ biểu hiện rất

rõ một số khía cạnh của văn hóa dân tộc

Hoành Văn Hành đã nhận định rằng “vốn thành ngữ của tiếng Việt, cũng như của bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [16,147] Những dấu ấn, những giá trị về văn hóa của dân tộc được lưu giữ ở thành ngữ không phải bao giờ cũng rõ ràng, dễ thấy mà thường ẩn tàng sâu kín, bị bao phủ bởi những lớp bụi thời gian Có nhiều sự vật hiện tượng quen thuộc đối với các thế hệ ông cha ngày xưa nhưng đến các thế hệ con cháu sau này lại trở nên khó hiểu, khó lí giải bởi vì không dùng nữa Nhưng những hiện tượng văn hóa ấy vẫn là những “trầm tích” thú vị mà khi đào sâu tìm hiểu sự biến đổi của ngôn ngữ dân tộc qua thời gian chúng ta sẽ khám phá ra

Có thể nói rằng, thành ngữ chính là đơn vị phản ánh khá rõ bức tranh văn hóa của dân tộc Việt Tính dân tộc của thành ngữ được thể hiện ở phương diện chất liệu cấu tạo nên thành ngữ và nội dung ý nghĩa của thành ngữ

Về chất liệu, thành ngữ tiếng Việt sử dụng những hình ảnh, sự vật quen thuộc, gần gũi với người Việt Ta có thể bắt gặp ở thành ngữ tiếng Việt những con vật gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt như con mèo, con trâu, con ếch, con cá, con ốc, con tôm Ví dụ, trong quan niệm của người Việt, con trâu là một tài sản có giá trị, "là đầu cơ nghiệp" Quan

Trang 28

niệm này cũng đã được phản ánh vào thành ngữ: ba bò chín trâu, chín đụn

mười trâu, Trâu lúc này biểu trưng cho cuộc sống no đủ, dư giả về kinh tế

Con cò cũng xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Việt với những lớp nghĩa biểu trưng phong phú Cò là biểu tượng gắn với những cánh đồng mênh

mông rộng lớn: thành ngữ Thẳng cánh cò bay Cò là biểu trưng cho thân phận nhỏ bé, thấp cổ bé họng của người lao động trong xã hội cũ: thành ngữ Thân

cò cũng như thân chim Người ta dùng hình ảnh Cốc mò cò xơi để chỉ sự

uổng công vô ích, làm cho người khác hưởng Con cá xuất hiện với thành

ngữ Cá mè một lứa dùng để ví tình trạng coi nhau cùng một hạng, không

phân biệt trên dưới, không ai chịu ai (hàm ý phê phán)

Nhìn chung, những con vật xuất hiện trong thành ngữ thuần Việt thường là những con vật quen thuộc, gắn bó, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Từ con trâu, con gà, con lợn, con chó cho đến những con vật hết sức

bé nhỏ như con cua, con cáy, con giun, con ốc, con kiến đều có thể trở thành chất liệu biểu trưng trong thành ngữ thuần Việt Dựa vào đặc điểm ngoại hình, tập tính của các loài động vật này mà người Việt đã chiêm nghiệm, phản ánh vào thành ngữ nhằm nói lên những chuyện của thế giới loài người

Ta cũng bắt gặp trong thành ngữ tiếng Việt những hình ảnh, sự vật đều

có ở quanh ta từ mớ rau: một đồng mắm nắm đồng rau; chài lưới: một ngày

vãi chài, hai ngày phơi lưới, cái kiềng: vững như kiềng ba chân Tất cả đều

là những chất liệu in đậm màu sắc, dấu ấn của nền văn minh lúa nước Loài thực vật điển hình nhất của nền nông nghiệp Việt Nam chính là cây lúa Loài cây này đã gắn bó với con người Việt Nam từ thuở xa xưa và dường như đã trở thành một phần tất yếu của văn hóa người Việt Vì thế, cây lúa, hạt gạo

xuất hiện trong thành ngữ trở thành một biểu tượng cho sự giàu có: gạo bồ

thóc đổng, gạo trắng nước trong,

Như vậy, thành ngữ tiếng Việt đều sử dụng những chất liệu mang đậm bản sắc Việt Nam, khó thể lẫn với thành ngữ của ngôn ngữ khác Từ đó mà thành ngữ tiếng Việt mang lại cho ta những hình dung thú vị về đời sống của

Trang 29

dân tộc qua hàng nghìn năm

Về nội dung, thành ngữ tiếng Việt phản ánh rõ nét phong tục tập quán, quan điểm thẩm mĩ, quan điểm đạo đức, lối sống, nhận thức, kinh nghiệm, của người Việt Dân tộc Việt Nam thiên về việc trọng tình, trọng nghĩa nên người Việt đặc biệt coi trong việc tang ma Họ quan niệm tổ chức tang ma cho người chết chính là thể hiện tình cảm, lòng yêu mến của người sống đối với người đã khuất, đồng thời cũng mong người đã khuất được thanh thản, siêu thoát, phù hộ cho người thân ở cõi dương gian Phong tục và quan niệm

này thế hiện rõ ở những thành ngữ nói về phong tục tang ma của dân tộc: cha

đưa mẹ đón, trẻ làm ma già làm hội, ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía, chôn sấp liệm ngửa Gắn liền với phong tục tang ma là việc thờ cũng ông bà tổ

tiên, và ta cũng bắt gặp nhiều thành ngữ thể hiện phong tục này: giữ như giữ

mả tổ, rước voi về giày mả tổ, mồ yên mả đẹp, đốt nhà táng giấy Việt Nam

là nước có nhiều lễ hội Các lễ hội diễn ra ở khắp mọi miền đất nước vào những lúc nông nhàn Liên quan đến phong tục này, người Việt có các thành

ngữ như: vui như trảy hội, đông như đám hội Bên cạnh đó, thành ngữ tiếng

Việt còn thế hiện quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Ở nước ta, đạo Phật là một trong hai tôn giáo lớn nhất và phổ biến nhất Những tinh thần

cơ bản của đạo Phật như từ bi, hỉ xả, tu nhân tích đức, cởi mở, khoan dung, nhẫn nhịn đã thấm sâu vào tâm thức của nhân dân, trở thành một phần cơ bản trong linh hồn dân tộc, tính cách dân tộc Tinh thần này đã được ông cha

ta phản ánh vào nhiều thành ngữ: ăn chay niệm Phật, ăn mày cửa Phật, hiền

như bụt, của ít lòng nhiều, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão Để chỉ những

kẻ giả dối, cha ông ta dùng cách nói: miệng phật tâm xà

Lối sống, lối sinh hoạt hàng ngày của người Việt thời xưa cũng được

cho thấy rõ trong thành ngữ như: xắn váy quai cồng, tham bữa cỗ lỗ bữa cày,

ăn xó mó niêu

Thành ngữ cũng thể hiện rõ quan điểm thẩm mĩ (thể hiện qua các thành

ngữ: xấu như ma, đẹp như tiên ), quan điểm đạo đức (thể hiện qua các thành

Trang 30

ngữ: có trước có sau, gan vàng dạ sắt, nhường cơm sẻ áo )

1.3 Một số vấn đề về con số

Con số vốn là những hình thức ký hiệu dùng để tính toán hoặc biểu thị

số lượng ít nhiều, là hình thức ký hiệu biểu thị số lượng của các phần tử, các thực thể có cùng các thuộc tính chung nào đó, là những hình thức ký hiệu hóa phản ánh tư duy, nhận thức về một thuộc tính quan trọng của các thực thể trong hiện thực (khách quan và chủ quan), phản ánh mối liên hệ giữa các thực thể trong một phạm vi nhất định Đó là thuộc tính định lượng của con số Từ con số - ký hiệu toán học chuyển sang con số - ký hiệu ngôn ngữ mà xét trên phương diện kết học nó được mã hóa bằng các từ - biểu tượng chỉ số lượng hoặc chỉ thứ tự, vị trí trong ngôn ngữ, các con số có thêm những chức năng

và giá trị mới Với tư cách là những ký hiệu toán học, chức năng của con số

là định lượng chính xác, chặt chẽ; khi trở thành những ký hiệu ngôn ngữ, đặc biệt là trong ngôn ngữ nghệ thuật thì chức năng định lượng và chỉ thứ tự của

nó mang tính tương đối, đôi khi còn trở nên mơ hồ

Từ điển tiếng Việt chú giải: Con số là từ có nghĩa: 1- Chữ số Ví dụ: Con số 7, số lẻ; 2- số cụ thể

Từ cách giải thích trên, có thể thấy, thuật ngữ con số có đặc điểm hình thức: mỗi con số được phát âm thành một tiếng (một, hai) hay một số tiếng (mười lăm, hai m ư ơ i đ ư ợ c viết thành một số (1,2,3) hoặc một tổ hợp (110, 1 1 4 4 c ó khi được viết thành chữ số (một, hai )

Về nội dung, con số là những số từ cụ thể trong tập hợp những từ ngữ chỉ lượng

Trong đề tài này, chúng tôi quy ước dùng thuật ngữ con số với cách hiểu: con số là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Con số chỉ số lượng xác định hay phiếm định, chỉ số lượng cụ thể hoặc biểu trưng Khi dùng thuật ngữ “con số” thì từ con cũng gợi được tính sống động Từ con

được dùng để gọi tên nhiều sự vật khác nhau: con đường, con thuyền, con

mắt, con vật Những sự vật được gọi là con đều có điếm chung là: là những

Trang 31

cá thế, đơn vị nhỏ trong một tổng thể; có hình dáng, hoạt động; tồn tại trong tâm thức người Việt như là những biểu tượng Như vậy, con số cũng được coi

là những sinh thể có hoạt động, có đời sống riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người

Trong tư duy người Việt, con số xuất hiện từ rất sớm Quan niệm về con số của người Việt gắn liền với những tư duy về vũ trụ mà nổi bật là triết

lí âm dương Theo đó, mười con số từ 1 đến 10 được chia thành hai hệ thống

số âm và số dương Các số dương là các số lẻ:1, 3, 5, 7, 9 Các số âm là các

số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10

Con số gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Việt Từ không gian sống, lao động đến thờ cúng, tín ngưỡng, từ các nếp sống sinh hoạt đến lời ăn tiếng nói, hầu như ở lĩnh vực nào trong cuộc sống của người Việt cũng đều thấy bóng dáng của con số Trong kiến trúc nhà ở, số lẻ rất được coi trọng: cổng là cổng tam quan, bậc là bậc tam cấp, các kiến trúc đều dựng theo lối nhà tam tòa, các thành cổ Loa, thành Huế đều có kiến trúc ba lớp vòng thành;

số gian của một ngôi nhà, số bậc cầu thang trong nhà bao giờ cũng là một số

lẻ Trong việc chọn ngày, người Việt lại ít khi sử dụng con số lẻ: chớ đi ngày

bảy, chớ về ngày ba Trong đời sống tình cảm, những mối quan hệ ứng xử có

ba người thì không mấy tốt đẹp: năm người mười làng, ba bè bảy mối, Con

số chẵn thường được chú ý như là biểu tượng của sức mạnh vật chất, sự thành đạt: đồng tiền xưa được đúc hình tròn, ở giữa là lỗ vuông bốn cạnh đều, trên đồng tiền có bốn chữ

Người Việt cũng rất ưa dùng con số trong lời ăn tiếng nói của mình nên con số xuất hiện nhiều trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Khi được sử dụng trong thành ngữ, các con số đã mang những ý nghĩa biếu trưng khác nhau

Dù là trong thành ngữ tiếng Hán hay tiếng Việt, số lượng của những thành ngữ có con số chiếm một số lượng không nhỏ Các con số này xuất hiện ở vị trí khác nhau trong thành ngữ, làm cho những thành ngữ này có kết cấu đơn giản, hình tượng sinh động, lời ít ý nhiều, dễ đọc dễ nhớ

Trang 32

Các con số khi sử dụng độc lập thì biểu thị số lượng chính xác Nhưng trong thành ngữ, chúng thường không biểu thị số lượng chính xác nữa, mà là được hư ảo, có tác dụng tu từ đặc biệt, thường chỉ phạm vi quá rộng, trình độ quá cao, tốc độ quá nhanh, thời gian quá lâu, cự li quá dài, số lượng quá nhiều

Số 1 thường biểu trưng cho sự ít ỏi: một sớm một chiều, ngày một ngày hai, một vốn bốn lời số 1 còn biểu thị sự cô độc: một thân một mình, một mình một bóng số 1 còn biểu trưng cho sự nguyên vẹn: một lòng một

dạ; cho sự đồng nhất, thống nhất: một khuôn một mẫu, một hội một thuyền

Số 3 được sử dụng khác nhiều, đó là con số mang màu sắc tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa biểu trưng khá phức tạp Trong thành ngữ thuần Việt, số

3 ít khi đứng một mình mà thường kết hợp với con số khác, nhất là số 7 số 3

kết hợp với số 7 biểu trưng cho sự phân tán, không tập trung: ba bè bảy mối,

ba chốn bốn nơi biểu trưng cho sự gian truân, vất vả: ba chìm bảy nổi Cặp

số này còn biểu trung cho số nhiều: ba đời bảy họ, ba vợ bảy nàng hầu

Số 10 biểu thị số lượng xác định, biểu trưng cho sự trọn vẹn, đấy đủ Chín

bỏ làm mười là bỏ qua những khiếm khuyết nhỏ, cho là đã đầy đủ, trọn vẹn

Số 100 biểu trưng cho một tổng thể lớn: trăm công nghìn việc, trăm

mưu ngàn kế, trăm dâu đổ đầu tằm

Nói chung, con số là kết tinh của trí tuệ con người, là một trong những tiêu chuẩn thước đo mức độ phát triển của khoa học và xã hội, cũng là một ngôn ngữ giao tiếp, còn thành ngữ lại là tinh hoa của văn hóa ngôn ngữ, nên có thể nói rằng, thành ngữ có con số là sự kết hợp tốt đẹp nhất và tích lũy nồng nàn nhất của ngôn ngữ, của tín ngưỡng con người và kinh nghiệm xã hội Vì vậy, nghiên cứu về những quy luật liên quan đến con số trong thành ngữ cũng rất có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn

Trang 33

ngữ của các tác giả, ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về thành ngữ tiếng Việt như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh Nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng, tính gợi cảm và hình thức diễn đạt có tính bóng bẩy, trau chuốt, giàu tính biểu cảm

Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt là tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc Đặc điểm nổi bật về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt là có tính hoàn chỉnh và bóng bẩy Thành ngữ là đơn vị định danh của ngôn ngữ Nhưng khác với các đơn vị từ vựng thông thường, thành ngữ

là loại đơn vị định danh bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ chúng

Trong quá trình sử dụng, thành ngữ nảy sinh nhiều biến thể Đó là những dạng thức khác nhau của một thành ngữ, có ý nghĩa biểu trưng hoàn toàn giống nhau, có kết cấu ngữ pháp đồng nhất, trong đó có thể thay đổi hình thức ngữ âm, trật tự thành tố cấu tạo hoặc thay thế thành phần cấu tạo bằng các từ đồng nghĩa, cùng trường nghĩa

Ngôn ngữ không chỉ là hiện thân của văn hóa, một thành tố của văn hóa mà còn là phương tiện truyền đạt văn hóa Từ chất liệu ngôn ngữ, nhất là chất liệu làm nên tác phẩm văn học, ta có thể tìm được lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc Chất liệu đó càng cổ xưa thì chúng ta càng có điều kiện để thấy

rõ hơn cội nguồn, nhất là khi tìm về những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Một trong những nguồn ngữ liệu đó chính là các sáng tác dân gian trong đó có thành ngữ “vốn thành ngữ của tiếng Việt, cũng như của bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [16,147]

Có thể nói rằng, thành ngữ chính là đơn vị phản ánh khá rõ bức tranh văn hóa của dân tộc Việt Tính dân tộc của thành ngữ được thế hiện ở phương diện chất liệu cấu tạo nên thành ngữ và nội dung ý nghĩa của thành ngữ

Trang 34

Về chất liệu, thành ngữ tiếng Việt sử dụng những hình ảnh, sự vật quen thuộc, gần gũi với người Việt Về nội dung, thành ngữ tiếng Việt phản ánh rõ nét phong tục tập quán, quan điểm thẩm mĩ, quan điểm đạo đức, lối sống, nhận thức, kinh nghiệm, của người Việt

Con số là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Con số chỉ số lượng xác định hay phiếm định, chỉ số lượng cụ thể hoặc biểu trưng.Trong tư duy người Việt, con số xuất hiện từ rất sớm Quan niệm về con số của người Việt gắn liền với những tư duy về vũ trụ mà nổi bật là triết lí âm dương Con

số gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Việt Từ không gian sống, lao động đến thờ cúng, tín ngưỡng, từ các nếp sống sinh hoạt đến lời ăn tiếng nói, hầu như ở lĩnh vực nào trong cuộc sống của người Việt cũng đều thấy bóng dáng của con số Người Việt cũng rất ưa dùng con số trong lời ăn tiếng nói của mình nên con số xuất hiện nhiều trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Khi được sử dụng trong thành ngữ, các con số đã mang những ý nghĩa biểu trưng khác nhau Tìm hiểu thành ngữ có thành tố là con số chính là góp phần giải

mã nhận thức văn hóa dân tộc

Nhờ đặc tính biểu trưng và ý nghĩa văn hóa của nó, con số được sử dụng vào thành ngữ và tạo nên nét đặc sắc nổi bật cho thành ngữ, góp phần quan trọng làm cho thành ngữ càng phong phú và sinh động hơn, làm cho lời nói hoặc văn chương càng thêm sức quyến rũ và sức thuyết phục hơn

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ

CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ 2.1 Thành ngữ có thành tố là con số trong các từ điển thành ngữ tiếng Việt

Theo nghĩa rộng, thành ngữ con số bao gồm tất cả những thành ngữ có một hoặc hai con số trở lên Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về những thành ngữ tiếng Việt có con số thực chỉ như một, hai, ba mười, trăm, nghìn, vạn chứ không bao gồm những thành ngữ chỉ có những từ ngữ chỉ số lượng không xác định như: những, các, một số, dăm, vài, muôn trong thành ngữ Việt và lưỡng, bán, song trong thành ngữ Hán Việt

Trong thành ngữ tiếng Việt, có một số lượng không nhỏ các thành ngữ

có sử dụng con số Trong những thành ngữ con số này, có một số thành ngữ

chỉ chứa một con số như: ăn ở hai lòng, ba que xỏ lá, ba voi không được bát

nước xáo, bắt cá hai tay, cáo chết ba năm quay đầu về núi, chỉ tay năm ngón

Có một số thành ngữ chứa hai con số như: ăn một bát cháo chạy ba quãng

đồng, ba bè bảy mảng, ba cha bảy mẹ, một chín một mười, mồm năm miệng mười, sinh năm đẻ bảy Có một số thành ngữ chứa cả ba con số như: ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, ba đầu sáu tay mười hai con mắt, ba bảy hai mươi mốt ngày

Trong hai cuốn Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (1998) của Nguyễn Như Ý - Nguyễn Văn Khang - Phan Xuân Thành và Thành ngữ tiếng Việt (2002) của Nguyễn Lực, có 285 thành ngữ có thành tố là con số (xem Phụ lục)

Trang 36

số là: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bẩy, tám, chín, mười, mười tám, mười tư, trăm, nghìn, vạn Những con số này khi được dùng trong thành ngữ đã làm cho thành ngữ có thành tố là con số có cấu tạo rất quy luật, và có đặc điểm ngữ nghĩa hết sức phong phú Ngoài ra còn có vài con số chỉ xuất hiện một

lần trong thành ngữ là hai mươi mốt: ba bảy hai mươi mốtt ngày; ba mươi:

tối như đêm ba mươi

2.2 Đặc điểm về cấu trúc của các thành ngữ có thành tố là con số

Như ở chương 1 đã nêu: Thành ngữ được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau Một số thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành

tố, Các thành ngữ kiểu này có nghĩa biểu trưng nhờ phép ẩn dụ hóa nên có thể gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng Một số thành ngữ khác lại được cấu tạo theo lối ví von gọi là thành ngữ so sánh Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một loại thành ngữ được tạo thành nhờ phương thức ghép từ thông thường,

sử dụng phép ẩn dụ hóa để tạo nghĩa biểu trưng nhưng không dùng luật đối ứng để ghép nối các yếu tố gọi là thành ngữ thường hay thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng Như vậy, nếu căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, có thể chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa Căn cứ vào đặc điểm có hay không có tính đối xứng trong cấu trúc, lại

có thể chia thành ngữ ẩn dụ hóa thành hai tiểu loại là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

2.2.1 Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so

sánh, có nghĩa biểu trưng [16] Ví dụ: ấm oái như hai gái lấy một chồng, lì

như tiền chì hai mặt, muôn người như một, tối như đêm ba mươi, vững như kiềng ba chân

Hoành Văn Hành trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt sau khi phân tích mẫu cấu trúc ngôn ngữ tổng quát và đầy đủ của phép so sánh và các dạng vận dụng của nó trong thực tế đã rút ra cấu trúc tổng quát của thành ngữ so sánh là {t} như B trong đó dấu{ } biểu thị ba khả năng :

Trang 37

285 thành ngữ có thành tố là con số thì có 6/285 đơn vị thành ngữ so sánh:

1 Ấm oái như hai gái lấy một chồng

2 Lì như tiền chì hai mặt

3 Tối như đêm ba mươi

4 Vững như kiềng ba chân

5 Giống nhau như hai giọt nước

6 Nem nép như rắn mồng năm (len lét như rắn mồng năm)

Thành ngữ so sánh trong các thành ngữ có yếu tố con số chiếm số lượng không nhiều và đều thể hiện rõ đặc trưng cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh nói chung đó là:

Thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh (vế như B) là bộ phận bắt buộc và ổn định trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc sâu Từ biểu

thị quan hệ so sánh như được dùng gần như tuyệt đối

Từ biểu thị cái so sánh B thường gợi tả sự vật, hiện tượng, hoạt động quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam, mang đậm màu sắc dân tộc Từ vế B này, ta có thể thấy được dấu ấn rất riêng của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc được phản ánh trong ngôn ngữ

Ví dụ:

Tối như đêm ba mươi: đêm ba mươi là đêm không có trăng Thành

ngữ: tối như đêm ba mươi vừa mang nghĩa tối tăm, mịt mù, không trông thấy

gì, vừa gợi ra cuộc sống tối tăm, bế tắc, không lối thoát

Trang 38

Vững như kiềng ba chân Kiểng ba chân là một vật dụng quen thuộc

trong căn bếp của người Việt, gắn với sinh hoạt hàng ngày Thành ngữ vững

như kiềng ba chân thế hiện ý nghĩa vững chắc, kiên định không thế lay

chuyển, thay đổi được “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như

kiềng ba chân “ (Tố Hữu)

Khảo sát các thành ngữ trên, ta rút ra một số nhận xét về vế t như sau: Xét về phương diện từ loại, t là tính từ, động từ

Về phương diện cấu tạo từ, t có cấu tạo là một từ đơn chiếm số lượng lớn hơn cả Ngoài ra, t có thể được cấu tạo là một từ láy

Ta cũng có thể nhận xét về vế B trong thành ngữ so sánh có các đặc điểm sau:

Xét về phương diện từ loại, B có thể là danh từ, cụm danh từ: đêm ba

mươi, tiền chì hai mặt, kiềng ba chân

Về phương diện cấu tạo, vế B có cấu tạo là cụm từ chiếm chủ yếu

Về phương diện ý nghĩa, vế B chỉ những sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân đất Việt Ở thành ngữ có

thành tố là con số, vế B chứa các con số: tối như đêm ba mươi, lì lì như tiền

chì hai mặt, kiềng ba chân mang nghĩa hiến ngôn tạo nên tính hình tượng,

tính sinh động và tính biểu cảm cho lời ăn tiếng nói của dân tộc

2.2.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa đổi xứng

2.2.2.1 Đặc điểm của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ tiếng Việt Theo Hoành Văn Hành: chúng chiếm tới hai phần ba tổng số thành ngữ thường dùng trong thực tế Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ này là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu

tố tạo nên thành ngữ

Trong thành ngữ có thành tố là con số, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng cũng chiếm số lượng lớn Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng thành ngữ

Trang 39

loại này là 214/285 đơn vị thành ngữ có thành tố là con số

Khảo sát các thành ngữ trên, chúng tôi nhận thấy, trong hệ thống thành ngữ có thành tố là con số, thành ngữ ẩn du hóa đối xứng có số lượng thành tố chẵn, có thể có 4, 6 hoặc 8 âm tiết Về kết cấu, các thành ngữ này thường lập thành hai vế đối xứng, cân bằng nhau Ví dụ :

Thành ngữ có 4 âm tiết: Một sổng hai chết, Một sổng một mái, Một

sớm một chiều, Một thối một hồi, Một thân một mình

Thành ngữ có 6 âm tiết: Một đồng mắm nắm đồng rau, Một đồng cháo

cả hai bình diện, bình điện đối ý và đối lời Đối ý là bình diện đối xứng về ý

giữa hai vế của thành ngữ Chang hạn, sự đối ý giữa ăn một bát cháo và chạy

ba quãng đồng trong thành ngữ ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng là làm

một việc nhỏ nhưng lại bỏ ra nhiều công sức Nghĩa của thành ngữ đối xứng được xác lập chính là dựa vào bình diện đối ý này Bên cạnh đó, quan hệ đối lời cũng được khai thác tối đa nhằm tạo nên sự hài hòa, cân đối giữa hai vế

trong thành ngữ Chẳng hạn như thành ngữ: ba bè bảy mối, quan hệ đối xứng được thể hiện ở chỗ ba đối xứng với bảy, bè đối xứng với mối Hoặc ba cọc

ba đồng: cọc và đồng có sự đối xứng với nhau Từ quan hệ đối xứng ấy kết

hợp với biện pháp ẩn dụ, thành ngữ này có nghĩa chỉ thu nhập ít ỏi, cố định, không có khoản thu phụ

Giống như thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng của tiếng Việt, thành ngữ ẩn

dụ hóa đối xứng có con số phần lớn đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế đối ứng nhau về nghĩa Nếu gọi A là yếu tố đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố

Trang 40

đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A của vế thứ nhất, Y là yếu tố đứng sau B của vế thứ hai thì thành ngữ đối xứng đƣợc cấu tạo theo hai kiểu cấu trúc tổng quát nhƣ sau:

AX + AY: Một sống một mái, Một sớm một chiều, Một thôi một hồi,

Một thân một mình, Ba cọc ba đồng

AX + BY: Ba vuông bảy tròn, Năm thì mười họa, Năm chừng mười

họa, Năm khi mười họa, Năm thỉnh mười thoảng, Ba lần bảy lượt, Năm ngày

ba tật, Ngày ba tháng tám, Ngày một ngày hai

Các thành ngữ gồm hơn bốn yếu tố cũng có thể quy vào một trong hai

dạng cấu tạo tổng quát trên Ví dụ: bảo một đàng, quàng một nẻo thì bảo,

quàng là A và B; một đàng, một nẻo là X và Y

Đặc điểm thứ hai của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là có tiết tấu, có tính nhịp điệu Đặc điểm này có đƣợc là nhờ vào việc ghép kết các yếu tố cấu tạo thành ngữ theo luật hài âm Có thể thấy những biện pháp hài âm phổ biến trong các thành ngữ có thành tố là con số đang xét biểu hiện nhƣ sau:

Lặp âm: yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng với âm với yếu tố đầu của vế

thứ hai: Một sống một mái, Một sớm một chiều, Một thôi một hồi, Một thân

một mình, Ba cọc ba đồng

Hiệp vần: vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu tố

đầu trong vế thứ hai Ví dụ: bảo một đàng quàng một nẻo, một ngày vãi chài

hai ngày phơi lưới

Hợp thanh: thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ nhất phải cùng âm vực với thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ hai Ví dụ:

Ngày đăng: 21/12/2024, 23:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w