Ý nghĩa của các con số trong thành ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt (Trang 55 - 69)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TÓ LÀ CON SỐ

3.1. Ý nghĩa của các con số trong thành ngữ

Chúng ta đều biết, thành ngữ thường có hai tầng nghĩa, tầng thứ nhất là nghĩa đen, cũng gọi là nghĩa gốc, tức là nghĩa đƣợc hiểu tầng nghĩa hiển ngôn của các thành tố trong thành ngữ; tầng thứ hai là nghĩa bóng đƣợc phát triển trên cơ sở nghĩa đen, và hiện nay chúng ta thường phải sử dụng thành ngữ với nghĩa bóng của nó. Con số là một thành phần quan trọng trong những thành ngữ con số, nên con số ở đây cũng không nhất thiết là con số thực chỉ nhƣ bình thường nữa, mà là có sự thay đổi, vì con số trong thành ngữ thường xuất hiện với nghĩa biểu trƣng của nó. Cũng có những con số trong thành ngữ đƣợc sử dụng với nghĩa gốc của nó, tức là biểu thị thực chỉ, nhƣng phần lớn con số trong thành ngữ đều đƣợc sử dụng với nghĩa biểu trƣng của nó.

Khảo sát thành ngữ tiếng Việt có thành tố là con số trong Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (1998) của Nguyễn Nhƣ Ý- Nguyễn Văn Khang- Phan Xuân Thành và Thành ngữ tiếng Việt (2002) của Nguyễn Lực, có 16 con số khác nhau đƣợc sử dụng trong các thành ngữ con số là: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bẩy, tám, chín, mười, mười tám, mười tư, ba mươi, trăm, nghìn, vạn. Những con số này khi đƣợc dùng trong thành ngữ đã làm cho thành ngữ có thành tố là con số có đặc điểm ngữ nghĩa hết sức phong phú.

Trong đó, chúng tôi đã khảo sát đặc điểm ý nghĩa của các thành ngữ có thành tố là con số nhƣ sau:

3.1.1 Con số được sử dụng với nghĩa đen

Nghĩa gốc là nghĩa từ vựng vốn có của từ, là nghĩa mang tính võ đoán, không căn cứ, không lý do. Cho đến nay, chƣa ai giải thích vì sao một, hai, ba, bốn... lại là số, và cũng không ai cắt nghĩa vì sao nó chỉ lƣợng và chỉ thứ tự. Đây là nghĩa hiển nhiên mà xã hội quy ƣớc cho con số, là nghĩa đầu tiên mà mỗi con số đều mang trên mình trong bất kỳ ngữ cảnh nào mà nó xuất hiện. Trong 285 đơn vị thành ngữ có thành tố là con số, phải khẳng định con

số nào cũng đƣợc dùng với ý nghĩa ban đầu của mình. Đằng sau nghĩa gốc, khi xem xét từng ngữ cảnh mới thấy đƣợc những nghĩa biếu trƣng của số.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp con số xuất hiện không mang nghĩa biếu trưng. Dưới đây là một số ngữ cảnh sử dụng con số với nghĩa gốc của nó:

Con số chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm.

Những con sổ xuất hiện trong thành ngữ có con số nhƣ: tối nhƣ đêm ba mươi, tháng ba ngày tám, ngày ba tháng tám...

Những con số này chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm. Tối như đêm ba mươi có ý nghĩa chỉ tối mịt mù, không trông thấy gì giống nhƣ đêm ba mươi âm lịch, trời không có trăng và rất ít sao nên rất tối. Hay tháng ba ngày tám chính là tháng ba và tháng tám âm lịch, là thời kì giáp hạt, lúc đói kém nhất trong năm. Trước đây ở đồng bằng Bắc Bộ, khi còn cấy hai vụ lúa chiêm và lúa mùa, giữa hai lần thu hoạch hai vụ lúa, nông dân có hai vụ

“giáp hạt”.

Con số chỉ đơn vị. Ví dụ: lì lì nhƣ tiền chì hai mặt, vững nhƣ kiềng ba chân, thò lò hai mặt, chín chữ cù lao...

Những con số xuất hiện ở các thành ngữ trên chỉ đơn vị, không dùng với nghĩa biểu trƣng. Chẳng hạn nhƣ chín chữ cù lao nguyên gốc từ “cửu tự cù lao”, tức là chín chữ nói lên công lao khó nhọc của cha mẹ đối với con cái.

3.1.2 Con số được sử dụng với nghĩa biểu trưng

Thực ra, nhƣ trên đã trình bày con số đƣợc sử dụng với nghĩa đen không nhiều trong thành ngữ. Phần lớn con số trong thành ngữ đƣợc sử dụng với nghĩa biểu trƣng của nó, biểu thị ý nghĩa trừu tƣợng. Qua khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy các số lẻ có số lƣợt xuất hiện rất nhiều, các số chẵn có số lượt xuất hiện ít. Có lẽ bởi vì do ảnh hưởng của triết lí âm dương, người Việt đặc biệt ưa dùng các con số lẻ trong lời ăn tiếng nói của mình, số lẻ xuất hiện nhiều trong thành ngữ và mang những ý nghĩa biểu trƣng khác nhau. Sau đây là khảo sát ý nghĩa biểu trƣng của các con số trong thành ngữ

3.1.2.1. Nghĩa biểu trung của những thành ngữ có con số lẻ a. Con số 1

Các thành ngữ có con số 1: ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng, ấm oái như hai gái lấy một chồng, hai mặt một lời, ba năm kiếm củi thiêu một giờ, bỏ chung vào một rọ, cá mè một lứa, chó đen một mực, có một không hai, con một cha nhà một nóc, của một đồng công một nén, một hội một thuyền, cùng một giuộc, hai đấm cũng bằng một đạp, hai mắt dồn một, hai sương một nắng, hai thưng cũng bằng một đấu, khôn ba năm dại một giờ, một chín một mười, một chốn bốn nơi, một chốn đôi quê, một chữ bẻ làm đôi, một con ngựa đau cả tàu chê cỏ, một còn một mất, một cổ hai tròng, một cổ đôi ba chằng, một công đôi việc, một cốt một đồng, một khuôn một mẫu, một lầm hai lỡ, ...

Số 1 là con số có tần số xuất hiện cao nhất - 92 lƣợt (xem bảng 2.1).

Đây cũng là con số có sự chuyển di từ loại, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp phong phú hơn so với các con số khác. Các ngữ cảnh sử dụng con số một cũng phong phú với nhiều ý nghĩa biểu trƣng độc đáo.

- Trong dãy số tự nhiên, số 1 là số đầu tiên và là số ít, vì vậy trong thành ngữ, số 1 thường biếu trưng cho sự ít ỏi: một sớm một chiều ngày một biếu thị sự cô độc: một thân một mình, một hình một bóng...

- Có khi con số 1 đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng chỉ xuất hiện một lần, tồn tại một cá thể. Sự vật, hiện tƣợng đó là duy nhất, độc nhất không có sự vật thứ hai, không xảy ra hiện tƣợng lần thứ hai.

Chẳng hạn: ngàn năm có một...

- Có khi con số 1 đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho tính chất lần lƣợt của từng đơn vị trong một tổng thể. Chẳng hạn: một sống một mái, cá mè một lứa...

- Có khi con số 1 được sử dụng để biểu thị một phương diện của cuộc sống, thường là một tâm trạng, một hành động, một tính cách,... một mối quan hệ nào đó. Chẳng hạn: một chốn đôi nơi,một chốn đôi quê...

- Với ý nghĩa biếu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng nhỏ bé, ít ỏi, con số 1 thường được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với con số lớn trong thế

tương phản: một mất mười ngờ, một tỉnh mười mê...

- Số 1 còn biểu trƣng cho sự nguyên vẹn: một lòng một dạ, cho sự đồng nhất, thống nhất toàn khối: một đồng một cốt, một khuôn một mẫu, một hội một thuyền.... Trong quan niệm của người phương Đông, số 1 có khi không phải là số ít, nó mang tính tổng thể, rộng lớn, bao chứa tất cả bên trong. Với ý nghĩa biểu trƣng này, con số 1 cũng đƣợc sử dụng trong nhiều ngữ cảnh với những sắc thái khác nhau: Con số 1 biểu trƣng cho những hiện tƣợng mang tính toàn vẹn. Ví dụ: một hội một thuyền. Con số ở đây định lƣợng tuy chỉ là một nhƣng nó là nhiều, là tất cả.

- Con số 1 biểu trƣng cho sự vật, hiện tƣợng đƣợc đánh giá là quan trọng: nói một việc làm nào đó tốn công mà có thể hậu quả lớn lại nói: một tiền gà bằng ba tiền thóc, hoặc nhấn mạnh một thời điểm nào đó có thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình: đốn củi ba năm thiêu một giờ hoặc một việc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp lại diễn đạt: một mất mười ngờ;

một lần mất tin, vạn lần mất tín...

b. Con số 3

Các thành ngữ có con số ba: ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng, ba bảy hai mươi mốt ngày, ba bè bảy mảng, ba bè bảy mối, ba bè bốn bên, ba bò chín trâu, ba chân bốn cẳng, ba chân tám tẳng, ba cha bảy mẹ, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, bảy nổi ba chìm, ba chốn bốn nơi, ba chốn bốn quê, ba cọc ba đồng, ba cơm bảy nắm, ba dây bảy mối, ba đầu sáu tai, ba đời bảy họ, ba gai ba đồ, ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía, ba làng bảy chợ, ba lần bảy lượt, ba lo bảy liệu, ba lừa bảy lọc, ba máu sáu cơn, ba mặt một lời, ba que xỏ lá, ba tấc lưỡi, ba vành bảy vẻ, ba voi không được bát nước xáo, ba vợ bảy, nói tràng ba khoát bảy, quá tam ba bận...

Trong quan niệm dân gian, số 3 là con số khá điển hình trong nghi thức tín ngưỡng của người Việt. Điều này có lẽ do ảnh hưởng từ trong văn hóa nhận thức của người Việt Nam. Khi nhận thức về cấu trúc của vũ trụ, người Việt cổ đã chia không gian của vũ trụ dưới dạng mô hình ba yếu tố thiên - địa

- nhân. Từ đây, mọi hoạt động của con người phải xét đủ ba yếu tố nói trên, có nhƣ vậy mọi việc mới thành công.

Xuất phát từ những điều nói trên, trong thành ngữ tiếng Việt, số 3 đƣợc sử dụng khá nhiều - 72 lƣợt (bảng 2.1). Là con số mang màu sắc tín ngƣỡng, số 3 mang ý nghĩa biểu trƣng khá phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, trong thành ngữ thuần Việt, số 3 ít khi đứng một mình mà thường kết hợp với con số khác, đặc biệt là số 7.

Trước hết, số 3 kết hợp với số 7 biểu trưng cho sự phân tán, không tập trung, chẳng hạn ba bè bảy mối, ba chốn bốn nơi..; biểu trƣng cho sự gian truân, vất vả: ba chìm bảy nổi, ba lần bảy lượt, ba lo bảy liệu...

Trong nhiều thành ngữ, cặp số này lại biểu trƣng cho số nhiều, chẳng hạn ba đời bảy họ, ba vợ bảy nàng hầu, túm ba tụm bảy...

Khi đứng một mình, số 3 biểu trƣng cho sự ít ỏi: ba cọc ba đồng.

Do ảnh hưởng của quan niệm tam tài trong việc giải thích cấu trúc của vũ trụ, số 3 còn biểu trƣng cho sự vững chãi: vững như kiềng ba chân.

Trong thành ngữ, số b3 gắn với nhiều điều bí ẩn, linh thiêng cho đến nay vẫn chƣa giải thích đƣợc: ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía, ba máu sáu cơn, ba đầu sáu tay...

Về sắc thái tu từ, số 3 thường hàm nghĩa xấu, chê bai, phê phán, chẳng hạn ba bè bảy bổi, ba vành bảy vẻ, ba chân bốn cẳng, năm cha ba mẹ... Hiếm khi số 3 mang sắc thái tích cực, trừ thành ngữ ba vuông bảy tròn biểu thị sự hoàn hảo, tốt đẹp.

Sau đây là phân tích từng ý nghĩa biểu trung của thành ngữ có con số ba:

bl. Con số ba không xác định nhƣng là ít, không đáng kế.

Với ý nghĩa này, thành ngữ thường sử dụng con số 3 với thái độ mỉa mai: Chị em nắm nem ba đồng, ba cọc ba đồng...

b2. Con số 3 không xác định nhƣng là nhiều, đầy đủ và có phần phức tạp Đây là ý nghĩa chiếm số lƣợng lớn trong thành ngữ. Khi nói đến những sự vật, sự việc tồn tại nhiều thành phần khác nhau, có phần phức tạp,thành

ngữ thường nói: ba bè bảy mảng; ba bè bảy mối; ba dây bảy mối..; những sự vật có từ nhiều nguồn gốc: ba cha bảy mẹ; ba cơm bảy mắm...; những sự việc pầải làm đi làm lại nhiều lần: ba lần bảy lượt;... biểu trang cho sƣ toàn thể của không gian: ba bề bốn bên.v.v...

Nhƣ vậy, con số 3 ở đây không chỉ là nhiều mà nó nhƣ một cái ngƣỡng, một mốc để hạn định và phải đạt đến đó mới có thể gọi là đủ.

b3. Con số ba biểu trƣng cho sƣ vững vàng, chắc chắn, rõ ràng

Nói đến sự vững vàng thành ngữ mô tả: vững như kiềng ba chân.

Khi diễn tả một sự việc cần sự rõ ràng minh bạch, thành ngữ nói ba mặt một lời...

b4. Con số ba biếu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng không vững bền, thiếu chắc chắn

Với ý nghĩa biểu trưng này, thành ngữ thường diễn đạt kiểu như: ba bảy hai mốt ngày; ba máu sáu cơn;...

c. Con số 5

Các thành ngữ có con số 5: năm chìm bảy nổi, bảy tiết năm tao, bốn bể năm châu, chỉ tay năm ngón, chia năm xẻ bảy, hai năm rõ mười, mồm năm miệng mười, năm bè bảy bối, năm bè bảy cánh, năm cha ba mẹ, năm cha bảy mẹ, năm châu bốn bể, năm chừng mười họa, năm đợi mười chờ, năm giềng ba mối...

So với con số 1 và 3, con số 5 có tần số sử dụng thấp hơn: 38 lƣợt (bảng 2.1). Chủ yếu con số 5 đƣợc sử dụng với những ý nghĩa biểu trƣng sau:

- Con số 5 đƣợc coi là một con số lớn, biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng có số lƣợng lớn, phức tạp trong thành ngữ. Chăng hạn: năm cơm bảy cháo; năm chắp bảy nối; năm cha ba mẹ...

Con số 5 biểu trƣng cho những hiện tƣợng mang tính quy luật. Một khi mang ý nghĩa biểu thị tính quy luật, con số thường xuất hiện trong những ngữ cảnh gắn với những sự việc, những hiện tƣợng tồn tại mang tính tất yếu, phù hợp với quy luật vận động của cuộc sống. Chẳng hạn,: năm tao bảy tiết;

Con số 5 biểu trƣng cho những hiện tƣợng ít xảy ra trong cuộc sống. Đi kèm với con số 5 thường là những từ ngữ chỉ thời gian, tính chất của thời gian nhƣ chừng, độ, thỉnh thoảng,... (năm thì mười hoạ, năm thỉnh mười thoảng, năm. chừng mười hoạ), đều chỉ ý: thỉnh thoảng, rất hiếm hoi. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng đã từng vận dụng ý nghĩa biểu trưng này để diễn tả tình cảnh của người làm vợ lẽ trong xã hội xưa:

Năm thì mười họa, chăng hay chớ Một tháng đôi lần, có cũng không.

d. Con số 7

Các thành ngữ có con số 7: ba bảy hai mươi mốt ngày, ba bè bảy mảng, ba bè bảy mối, năm cha bảy mẹ, bảy nổi ba chìm, năm chìm bảy nổi, ba dây bảy mối, ba đời bảy họ, ba hồn bảy vía, ba làng bảy chợ, ba lần bảy lượt, ba lo bảy liệu, năm liệu bảy lo, ba lừa bảy lọc, ba vợ bảy nàng hầu, ba vuông bảy tròn, ba thê bảy thiếp, bảy tiết năm tao, bảy vía ba hồn, chia năm xẻ bảy,...

Con số 7 trong thành ngữ xuất hiện với tần số tương đương với số 5 và ít khi đứng độc lập một mình. Nó thường xuất hiện trong cặp ba - bảy, năm - bảy hoặc nhiều hơn trong ba - bảy - chín, năm - bảy - chín. Dù trong cặp nào thì con số 7 vẫn mang ý nghĩa là con số nhiều. Qua các ngữ cảnh, có thể thấy con số 7 thường được sử dụng với các ý nghĩa sau:

Con số bảy gắn với những biểu trƣng cho khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chẳng hạn: lo bảy lo ba ...

Con số 7 đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho những hiện tƣợng mang tính phức tạp. Chẳng hạn: ba bè bảy mối; ba cha bảy mẹ; ba cơm bảy mắm; ba dây bảy mối; ba thê bảy thiếp...

Có khi con số bảy đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho những sự vật, hiện tượng hay thay đổi. Chẳng hạn: khi nói đến một người không có tính kiên trì, mọi việc thường bỏ dở giữa chừng, người Việt thường nói: Ba bảy hai mốt ngày; khi mô tả số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa, người Việt nói: Ba chìm bảy nối, chín lênh đênh...

e. Con số 9

Các thành ngữ có con số 9: ba bò chín trâu, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, ba hồn chín vía, chín bỏ làm mười, chín chữ cù lao, chín đụn mười trâu, chín người mười ý, chín người mười làng, chín nhớ mười thương, một chín một mười,...

Nếu trong cuộc sống, rất nhiều hiện tượng, sự việc của người Việt đƣợc lựa chọn và gắn với con số 9 nhƣ biển số xe, số điện thoại,... xa xƣa hơn là những sự vật gắn với vua chúa, hoàng cung,... thì trong thành ngữ tiếng Việt con số 9 ít đƣợc nói đến hơn những số khác. Khảo sát sự xuất hiện của con số trong thành ngữ, chỉ có 11 lần số 9 xuất hiện. Chủ yếu con số 9 đƣợc sử dụng với nghĩa biểu trung cho những cái nhất.

Chẳng hạn: diễn tả biểu hiện cao nhất của tình cảm nhớ thương, thành ngữ nói:chín nhớ mười thương; nói đến sự giàu có tột bậc của nhà nông: chín đụn mười trâu; nói đến sự phức tạp, khó thống nhất: chín người mười ý; nói đến công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái: chín chữ cù lao. v.v...

g. Nhận xét về con số lẻ

Có thể thấy những con số lẻ rất được người Việt ưa dùng trong ngôn ngữ đời sống cũng như trong thành ngữ tiếng Việt. Hầu như, mọi phương diện đời sống đều được người Việt diễn đạt bằng những con số lẻ và đến lượt những con số lại được con người thổi vào nó những tâm tư, tình cảm, cho nó những linh hồn để con số sống, hoạt động, trở thành một yếu tố không thể thiếu trong đời sống văn hoá của dân tộc với nhiều ý nghĩa biểu trung. Khảo sát cho thấy có năm nhóm nghĩa chính mà người Việt thường dùng những con số lẻ đế biếu trƣng:Biếu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng tồn tại một cách đơn lẻ, yếu đuối, ít ỏi trong cuộc sống hoặc sự vật, hiện tƣợng xuất hiện nhiều một cách phức tạp lộn xộn.

Biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng tồn tại một cách không ổn định, hay thay đổi, bản thân nó hàm chứa nhiều rủi ro.

Biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng đang trong quá trình vận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)