CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ
2.3. Các con số tham gia vào thành ngữ
2.3.2. Sự kết hợp giữa các con số trong thành ngữ tiếng Việt
Con số tham gia vào thành ngữ tiếng Việt có thể xuất hiện độc lập hoặc phối hợp với những con số khác. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc tần số sử dụng con số độc lập/kết hợp trong thành ngữ trong bảng sau:
Bảng 2.2. Tần số sử dụng con số độc lập/kết hợp trong thành ngữ Tông số thành ngữ
khảo sát
Thành ngữ có con số tham gia độc lập
Thành ngữ có con số tham gia phối hợp
285 80 205
Bảng thống kê trên cho thấy, thành ngữ tiếng Việt sử dụng từ một đến ba con số biểu trƣng. Trong đó thành ngữ có con số tham gia đơn lẻ là 80/285, chiếm tỉ lệ 28%. Thành ngữ chứa hai con số có tỉ lệ hiện diện cao nhất, thành ngữ chứa ba con số ít xuất hiện nhất.
Các con số đƣợc sử dụng độc lập nhiều nhất là số 1 (22 lƣợt), số 1000 (13 lƣợt), số 3 (10 lƣợt), số 1 đƣợc dùng độc lập nhiều nhất, nó hiện diện
trong 22 thành ngữ: chó đen một mực; cùng một giuộc; một đồng mắm nắm đồng rau; một tấc đến giời, một con ngựa đau cả tàu chê cỏ, thủy chung như nhất, bỏ chung vào một rọ ... Đứng thứ hai về khả năng độc lập tạo ra ý nghĩa biểu trƣng là con số 1000 với 13 lần hiện diện trong thành ngữ tiếng Việt: yên giấc ngàn thu; nghìn tía muôn hồng; muôn oán nghìn sầu; muôn binh nghìn tướng, nghìn cân treo sợi tóc...
Thành ngữ có con số tham gia phối hợp chiếm khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt. Sự kết hợp giữa các con số tạo nên tính nghệ thuật và giá trị biểu trƣng cho thành ngữ. Sự kết hợp giữa các con số tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Các con số kết hợp theo nguyên tắc tương đương về lượng.
Trong các kết hợp theo nguyên tắc tương đương về lượng, các thành ngữ thường có kết cấu cân đối, được tách thành hai hoặc ba vế, mỗi vế có sự tham gia của một con số. Các con số tham gia vào kết hợp này chủ yếu là một, ba, hai, bổn, năm, mười. Trong đó chủ yếu là cặp số một - một và ba - ba. Có thể biểu thị kết hợp này theo mô hình: SỐ X- SỐ Y (X, Y là danh từ hoặc động từ ).
X - Y có thể biểu thị các sự vật đối lập về tính chất, trạng thái, mức độ Ví dụ: một mất một còn; một sống một chết; một trời một vực, sai một ly, đi một dặm; ba cọc ba đồng...;
Hoặc, X - Y có thể biểu thị những sự vật tương đương về đặc điểm, tính chất hoặc có quan hệ logic với nhau
Ví dụ: một thân một mình; một đèn một bóng; một thuyền một lái...
Sự cân đối giữa các vế về mặt dung lƣợng (số lƣợng từ trong mỗi vế) gợi lên sự cân đối về mặt ngữ nghĩa. Điều đó giúp biểu thị rõ ràng sự tương đương về lượng hay mức độ, hoàn cảnh giữa hai sự vật được nói đến hoặc góp phần làm nổi bật những hoàn cảnh, những cá thể có thể trong thế đối lập.
Cũng có khi sự cân đối giữa các vế đƣợc sử dụng để nhấn mạnh ý cần diễn tả, khẳng định sự thống nhất hoặc nêu lên những mối quan hệ logic giữa các đối
tƣợng gắn với con số. Đây là một trong những kết hợp tạo nên tính nghệ thuật của thành ngữ.
Các con số kết hợp theo nguyên tắc gấp đôi về lƣợng.
Rất nhiều các thành ngữ tiếng Việt sử dụng con số theo nguyên tắc con số sau gấp đôi con số trước về lượng đều có kết cấu hai vế cân đối. Kiểu như:
năm người mười làng; năm nắng mười mưa, một nắng hai sương, ...Qua khảo sát, chúng tôi có các cặp kết hợp: một - hai;hai - bốn; ba - sáu, bốn - tám, năm - mười. Hầu hết, qua kết hợp các con số bổ sung cho nhau để khẳng định vấn đề về lƣợng đƣợc nói đến ở số nhiều.
Mô hình của kết hợp này chủ yếu là: SỐ X- 2 SỐ Y
X và Y trong kiểu kết hợp này chủ yếu là những danh từ đơn vị hoặc hai đơn vị tương đương nhau để nhấn mạnh mối quan hệ về lượng: bốn phương tám hướng, một sống hai chết...và ý nghĩa của phát ngôn đƣợc gợi lên từ mối tương quan về lượng giữa hai vế; hoặc hai danh từ là hai sự vật/
việc/ đặc điểm cùng loại gắn với con số để tạo sự so sánh. Thông thường sự so sánh giữa hai vế trong kiểu kết hợp này để nhấn mạnh vế sau - vế gắn với con số lớn.
Một số trường hợp X - Y là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái hoặc hoạt động giống nhau hoặc tương đương nhau. Ví dụ -.một nắng hai sương;... Đây là kiểu kết hợp tương đối phổ biến. Có thể nói, sắp xếp hai con số trong kết cấu cân đối có thể nói là một điểm độc đáo trong thành ngữ
Các con số kết hợp theo nguyên tắc số và số liền kề.
Theo trật tƣ logic của con số, các kết hợp sẽ xảy ra theo kiểu: một - hai, hai ba, ba – bốn, bốn - năm,... Qua khảo sát, chúng tôi nhóm thành ba trường hợp:
Số liền kề theo trật tự logic: một - hai, hai - ba, ba - bổn, năm - sáu;
chín - mười.
Số lẻ và số lẻ gần nhau: một - ba, ba - năm, năm - bảy.
Số chẵn và số chẵn gần nhau: hai – bốn, bốn - sáu, sáu - tám, tám - mười.
Kết hợp theo trật tự số và số liền kề.
Số và số liền kề trong ba thể loại thường kết hợp theo mô hình sau:
SỐ X- SỐ Y
Ví dụ: hai dạ ba lòng; chín đụn mười trâu; chín người mười ý... Điểm dễ nhận thấy khác biệt với các kết hợp khác là X và Y ở đây đƣợc sử dụng rộng rãi với các từ loại khác nhau (có thế là danh từ đơn vị, danh từ chỉ loại, danh từ chỉ sự vật, tính từ, động từ,...). Qua khảo sát thành ngữ tiếng Việt, kiểu kết hợp này có các cặp: một - hai, hai - ba, ba – bốn, bốn - năm, năm - sáu, bảy - tám, chín- mười.
Các con số kết hợp theo trật tự số lẻ và số lẻ gần nhau.
Những số lẻ và số lẻ gần nhau có kết hợp với nhau chủ yếu là các cặp số: một- ba, năm - ba, năm - bảy. Đây là những kết hợp chiếm số lƣợng tương đối lớn trong thành ngữ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: cặp một - ba không có kết hợp liền kề và luôn đƣợc tách thành hai vế cân đối theo mô hình:
SỐ X -SỐ Y (ba X- một Y hoặcmột X- ba Y).
Trong cặp kết hợp ba và một, X - Y thường là các danh từ đơn vị: ba tháng một ngày; ba năm - một lúc; ba năm - một giờ; ba năm - một lứa... Hai con số thường được đặt trong thế đối sánh nhằm nhấn mạnh sự tương phản giữa nhiều (ba) và ít (một), cấu trúc ba - một với ý nghĩa: ba đại diện cho nhiều nhƣng thiên về lƣợng, một đại diện cho ít nhƣng thiên về chất; trong cuộc sống, chất mới là quan trọng, ý nghĩa nhấn mạnh vế gắn với con số một.
Ngƣợc lại trong cấu trúc một/ba: một có giá trị về lƣợng, ba thiên về chất, thông điệp nhấn mạnh sự vƣợt trội về chất trong sự so sánh với lƣợng. Cặp số năm - ba và năm - bảy có hai kiểu kết hợp: kết hợp liền kề và kết hợp tách thành hai vế với mô hình: SỐ X- SỐ Y (năm X- ba Y (ba X- năm Y), năm X- bảy Y.
Ví dụ: năm liệu bảy lo; năm chắp bảy nối, năm cha ba mẹ; năm cha bảy mẹ;...
Đây là hai cặp kết hợp có nhiều nét tương đồng và có tần số sử dụng tương đối cao trong các cặp số lẻ. Điều đặc biệt trong cả hai kiểu kết hợp này là hầu hết con số năm đều đứng trước, không có kết hợp bảy - năm; kết hợp ba - năm. Qua thống kê chỉ có một trường hợp trong thành ngữ (bảy tiết năm tao). Khi kết hợp, hai con số này chủ yếu tạo thành phép cộng, bố sung cho nhau đế biểu trƣng cho những sự vật ở số nhiều, những sự việc, hiện tƣợng xảy ra ở mức độ cao.
Các con số kết hợp theo trật tự số chẵn và số chẵn gần nhau.
Cũng nhƣ sự xuất hiện của những con số chẵn trong cả ba thể loại, các kết họp số chẵn gần như không xuất hiện. Qua thống kê, chúng tôi có ba trường hợp trong thành ngữ, kết hợp theo cặp bốn - hai là Bốn dài hai ngắn và theo cặp bốn sáu (thành ngữ Hán Việt) là Tứ thanh lục hoạt; Tứ bất ao lục;
Các con số kết hợp theo nguyên tắc số bé và số lớn.
Kết hợp hai số bé và lớn này thường được đặt trong thế đối lập về lượng với các con số: một - mười, hai - mười, một - chín, ba - chín theo mô hình:
SỐ X - SỐ Y (một / hai / ba X - bảy / chín / mười Y)
X - Y thường là những từ có quan hệ logic như: mất - ngờ, đón - rào, cho lột,... hoặc cùng một đơn vị nhƣ đồng, cùng đối tƣợng nhƣ mẹ, con, mặt.
Ví dụ: một mất mười ngờ; cho một lột mười; ba cha bảy mẹ...