Biến thể về mặt cẩu trúc của thành ngữ có yếu tố con số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ

2.2. Đặc điểm về cấu trúc của các thành ngữ có thành tố là con số

2.2.4. Biến thể về mặt cẩu trúc của thành ngữ có yếu tố con số

Ở chương 1 đã nêu: Biến thể thành ngữ là những dạng khác nhau của cùng một thành ngữ có sự biến đổi về hình thức ngữ âm nhƣng ý nghĩa biểu trƣng cơ bản của thành ngữ không thay đổi. Sự biến thể của thành ngữ có thể xảy ra theo hai kiểu: biến thể ở hình thức cấu trúc và biến thể xảy ra ở ý nghĩa.

Trong thực tế sử dụng, một thành ngữ thường có nhiều dạng biến thể với những mức độ khác nhau. Khảo sát các thành ngữ có thành tố con số trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy biến thể thành ngữ ở hình thức cấu trúc có các kiểu sau: biến thể thành ngữ bằng cách thay đổi trật tự thành tố cấu tạo; biến thể thành ngữ bằng cách rút gọn hoặc mở rộng; biến thể thành ngữ do dịch nghĩa thành ngữ Hán và biến thể thành ngữ có thành tố cấu tạo đƣợc thay thế bằng từ đồng nghĩa. Sau đây là mô tả từng kiểu biến thể:

2.2.4.1 Biến thể thành ngữ bằng cách thay đổi trật tự thành tố cấu tạo

Trật tự sắp xếp các thành tố trong cấu tạo thành ngữ về cơ bản là chặt chẽ nhƣng cũng có nhiều thành ngữ mà trật tự các thành tố có thể thay đổi theo cách đảo vị trí. Chẳng hạn nhƣ các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết có hai vế là những kết cấu ngữ pháp đồng dạng, có những thuộc tính ngữ pháp giống nhau, đƣợc liên kết với nhau theo quan hệ đẳng lập nên hai vế

của thành ngữ có thể đảo trật tự mà nghĩa của thành ngữ không thay đổi. Các thành ngữ có yếu tố con số có sự biến thể theo cách này chiếm tỉ lệ tương đối lớn, đƣợc chia thành nhiều tiểu loại vói mô hình cấu tạo khác nhau.

Mô hình 1: AX BY = BY AX (A,B,X,Y là các thành tố cấu tạo thành ngữ) Đây là những thành ngữ 4 âm tiết, gồm hai vế, mỗi vế đƣợc cấu tạo bằng hai từ ghép đắng lập. Các vế liên kết với nhau theo nguyên tắc đắng lập, tức là chúng có vai trò ngữ pháp ngang nhau. Do vậy, hai vế của thành ngữ có thế đảo trật tự mà về cơ bản nghĩa của thành ngữ không thay đổi.

Ví dụ: ba chìm bảy nổi - bảy nổi ba chìm;

Ba que xỏ lá - xỏ lá ba que

Năm tao bảy tiết - bảy tiết năm tao Ba hồn bảy vía- bảy vía ba hồn Bốn bể năm châu - năm châu bốn bể Hai sương một nắng - một nắng hai sương Muôn chung nghìn tứ - nghìn tứ muôn chung Tam khoanh tứ đốm - tứ đốm tam khoanh Muôn hồng nghìn tía- nghìn tía muôn hồng

Để đảm bảo tính cân đối, việc đảo trật tự hai vế của thành ngữ nói trên phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Hai vế của thành ngữ có sự đối chọi chặt chẽ về nội dung ngữ nghĩa và âm vận. Xét về mặt thanh điệu, mô hình thanh điệu thường gặp trong thành ngữ: BB - TT, TT- BB, TB - TB, BT

BT. Trong đó mô hình BB - TT, TT - BB có khả năng đảo cao hơn cả.

Mô hình 2: AX BY = AY BX

Loại biến thể này cũng là những thành ngữ 4 âm tiết, đƣợc cấu tạo từ hai từ ghép đẳng lập, tuy nhiên, các yếu tố cấu tạo có thể đan chéo, xen cài vào nhau.

Ví dụ: lỡ một lầm hai - một lầm hai lỡ ngày ba tháng tám - tháng ba ngày tám,

túm bảy tụm ba - túm ba tụm bảy

trăm núi nghìn sông - trăm sông nghìn núi trăm đắng ngàn cay - trăm cay ngàn đắng

Đối với những thành ngữ đảo trật tự loại này, khung kết cấu ngữ pháp của hai vế đƣợc giữ nguyên và chỉ hoán vị các thành tố đối ứng nhau theo từng cặp đƣợc đan chéo giữa hai vế.

Mô hình 3: AX AY = AY AX

Loại thành ngữ biến thể này thường là những thành ngữ 4 âm tiết. Song khác với hai loại biến thể trên ở chỗ, nó chỉ có một từ đơn kết hợp đan xen hai lần với một từ ghép đẳng lập. Khi đảo, chỉ có hai thành tố của từ ghép thay đổi trật tự, còn từ đơn đƣợc lặp lại.

Ví dụ: mớ ba mớ bảy - mớ bảy mớ ba;

Một đồng một cốt - một cốt một đồng Một còn một mất - một mất một còn Một chín một mười - một mười một chín Một trời một vực - một vực một trời Bách niên giai lão - giai lão bách niên

2.2.4.2 Biến thể thành ngữ bằng cách rút gọn hoặc mở rộng

Đó là những thành ngữ có số lƣợng các thành tố không bằng nhau. Loại này gồm hai dạng biến thể:

Biến thể ở dạng rút gọn thành ngữ đầy đủ thành phần cấu tạo. Ví dụ:

uốn ba tấc lưỡi - ba tấc lưỡi;...

Biến thể thành ngữ ở dạng mở rộng.

Đây là các thành ngữ gốc đƣợc mở rộng hơn bằng cách thêm vào các thành phần phụ trợ làm cho nghĩa của thành ngữ được tường minh hơn, đầy đủ hơn. Chẳng hạn: ba chìm bảy nổi - ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, Ba đầu sáu tai - ba đầu sáu tai mười hai con mắt...

Nhìn chung, các thành ngữ biến thể dù ở dạng rút gọn hay mở rộng

cũng không có sự khác biệt nhau về sắc thái ý nghĩa từ vựng cơ bản. Các thành ngữ này chủ yếu khác nhau sắc thái phong cách hay biểu cảm.

2.2.4.3 Biến thể thành ngữ Việt do dịch nghĩa thành ngữ gốc Hán

Trong tiếng Việt có một số lƣợng lớn thành ngữ gốc Hán bởi tiếng Việt có mối quan hệ khăng khít với tiếng Hán. Hơn 2000 năm trước, nền văn minh Trung Hoa đã rất phát triển và Hán ngữ có hệ thống từ ngữ phong phú trong khi vốn từ tiếng Việt không nhiều, thiếu các từ ngữ thế hiện những khái niệm mới hoặc khái niệm trừu tƣợng. Vì thế, cha ông ta đã mƣợn dùng các từ ngữ gốc Hán có sẵn, trong đó có các thành ngữ để làm cho vốn tiếng Việt trở nên phong phú. Vì chữ Hán đƣợc đọc bằng âm Việt nên thành ngữ chữ Hán cũng đƣợc đọc bằng âm Việt, do đó rất nhiều thành ngữ chữ Hán thông dụng mặc nhiên trở thành thành ngữ tiếng Việt. Bởi vậy trong thành ngữ Việt có hiện tƣợng biến thể thành ngữ do dịch nghĩa thành ngữ gốc Hán.

Đây là trường hợp thành ngữ Việt là sự dịch nghĩa của thành ngữ gốc Hán tương ứng. Ví dụ: bách chiến bách thắng - trăm trận trăm thắng

bách nhân bách khẩu - chín người mười ý thủy chung như nhất - trước sau như một bách phát bách trúng - trăm phát trăm trúng

Thành ngữ gốc Hán và thành ngữ thuần Việt là sự dịch nghĩa có sự khác biệt rõ rệt về ngữ nghĩa và màu sắc phong cách. Đó là, các thành ngữ Hán thường có ý nghĩa khái quát, trừu tượng, mang màu sắc trang trọng, thường được sử dụng trong phong cách sách vở; trong khi các thành ngữ Việt có ý nghĩa cụ thể, mang sắc thái dân dã, mộc mạc, thường sử dụng trong phong cách khẩu ngữ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)