CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.2. Những đặc điểm khái quát về thành ngữ tiếng Việt
1.2.4. Giá trị văn hóa - dân tộc của thành ngữ tiếng Việt
Theo cách hiểu chung và phổ biến lâu nay thì văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy được từ xƣa tới nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã giải thích rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, T.3, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr.31)
Trong cách nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôn ngữ đƣợc coi là yếu tố đầu tiên cần nói đến trong số các yếu tố tạo nên văn hóa. Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ một bộ phận hữu cơ của văn hóa. Ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa, là một trong những thành tố đặc trƣng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào.
Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất. Ngược lại, đặc trưng văn hóa dân tộc cũng ảnh hưởng tới sự phát
triến của ngôn ngữ dân tộc đó. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ luôn đi song song với sự biến đổi và phát triển văn hóa.
Ngôn ngữ không chỉ là hiện thân của văn hóa, một thành tố của văn hóa mà còn là phương tiện truyền đạt văn hóa. Từ chất liệu ngôn ngữ, nhất là chất liệu làm nên tác phẩm văn học, ta có thể tìm đƣợc lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc. Chất liệu đó càng cổ xƣa thì chúng ta càng có điều kiện để thấy rõ hơn cội nguồn, nhất là khi tìm về những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống. Một trong những nguồn ngữ liệu đó chính là các sáng tác dân gian trong đó có thành ngữ. Thành ngữ đã sinh thành trong cuộc sống của người Việt kể từ khi dân tộc ta chƣa có chữ viết đến nay. Thành ngữ sẽ biểu hiện rất rõ một số khía cạnh của văn hóa dân tộc.
Hoành Văn Hành đã nhận định rằng “vốn thành ngữ của tiếng Việt, cũng như của bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [16,147]. Những dấu ấn, những giá trị về văn hóa của dân tộc được lưu giữ ở thành ngữ không phải bao giờ cũng rõ ràng, dễ thấy mà thường ẩn tàng sâu kín, bị bao phủ bởi những lớp bụi thời gian. Có nhiều sự vật hiện tƣợng quen thuộc đối với các thế hệ ông cha ngày xƣa nhƣng đến các thế hệ con cháu sau này lại trở nên khó hiểu, khó lí giải bởi vì không dùng nữa. Nhƣng những hiện tƣợng văn hóa ấy vẫn là những “trầm tích” thú vị mà khi đào sâu tìm hiểu sự biến đổi của ngôn ngữ dân tộc qua thời gian chúng ta sẽ khám phá ra.
Có thể nói rằng, thành ngữ chính là đơn vị phản ánh khá rõ bức tranh văn hóa của dân tộc Việt. Tính dân tộc của thành ngữ được thể hiện ở phương diện chất liệu cấu tạo nên thành ngữ và nội dung ý nghĩa của thành ngữ.
Về chất liệu, thành ngữ tiếng Việt sử dụng những hình ảnh, sự vật quen thuộc, gần gũi với người Việt. Ta có thể bắt gặp ở thành ngữ tiếng Việt những con vật gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt như con mèo, con trâu, con ếch, con cá, con ốc, con tôm...Ví dụ, trong quan niệm của người Việt, con trâu là một tài sản có giá trị, "là đầu cơ nghiệp". Quan
niệm này cũng đã đƣợc phản ánh vào thành ngữ: ba bò chín trâu, chín đụn mười trâu,... Trâu lúc này biểu trƣng cho cuộc sống no đủ, dƣ giả về kinh tế.
Con cò cũng xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Việt với những lớp nghĩa biểu trƣng phong phú. Cò là biểu tƣợng gắn với những cánh đồng mênh mông rộng lớn: thành ngữ Thẳng cánh cò bay. Cò là biểu trƣng cho thân phận nhỏ bé, thấp cổ bé họng của người lao động trong xã hội cũ: thành ngữ Thân cò cũng như thân chim. Người ta dùng hình ảnh Cốc mò cò xơi để chỉ sự uổng công vô ích, làm cho người khác hưởng... Con cá xuất hiện với thành ngữ Cá mè một lứa dùng để ví tình trạng coi nhau cùng một hạng, không phân biệt trên dưới, không ai chịu ai (hàm ý phê phán).
Nhìn chung, những con vật xuất hiện trong thành ngữ thuần Việt thường là những con vật quen thuộc, gắn bó, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Từ con trâu, con gà, con lợn, con chó cho đến những con vật hết sức bé nhỏ nhƣ con cua, con cáy, con giun, con ốc, con kiến... đều có thể trở thành chất liệu biểu trƣng trong thành ngữ thuần Việt. Dựa vào đặc điểm ngoại hình, tập tính của các loài động vật này mà người Việt đã chiêm nghiệm, phản ánh vào thành ngữ nhằm nói lên những chuyện của thế giới loài người.
Ta cũng bắt gặp trong thành ngữ tiếng Việt những hình ảnh, sự vật đều có ở quanh ta từ mớ rau: một đồng mắm nắm đồng rau; chài lưới: một ngày vãi chài, hai ngày phơi lưới, cái kiềng: vững như kiềng ba chân... Tất cả đều là những chất liệu in đậm màu sắc, dấu ấn của nền văn minh lúa nước. Loài thực vật điển hình nhất của nền nông nghiệp Việt Nam chính là cây lúa. Loài cây này đã gắn bó với con người Việt Nam từ thuở xa xưa và dường như đã trở thành một phần tất yếu của văn hóa người Việt. Vì thế, cây lúa, hạt gạo xuất hiện trong thành ngữ trở thành một biểu tƣợng cho sự giàu có: gạo bồ thóc đổng, gạo trắng nước trong, ...
Nhƣ vậy, thành ngữ tiếng Việt đều sử dụng những chất liệu mang đậm bản sắc Việt Nam, khó thể lẫn với thành ngữ của ngôn ngữ khác. Từ đó mà thành ngữ tiếng Việt mang lại cho ta những hình dung thú vị về đời sống của
dân tộc qua hàng nghìn năm.
Về nội dung, thành ngữ tiếng Việt phản ánh rõ nét phong tục tập quán, quan điểm thẩm mĩ, quan điểm đạo đức, lối sống, nhận thức, kinh nghiệm,...
của người Việt. Dân tộc Việt Nam thiên về việc trọng tình, trọng nghĩa nên người Việt đặc biệt coi trong việc tang ma. Họ quan niệm tổ chức tang ma cho người chết chính là thể hiện tình cảm, lòng yêu mến của người sống đối với người đã khuất, đồng thời cũng mong người đã khuất được thanh thản, siêu thoát, phù hộ cho người thân ở cõi dương gian. Phong tục và quan niệm này thế hiện rõ ở những thành ngữ nói về phong tục tang ma của dân tộc: cha đưa mẹ đón, trẻ làm ma già làm hội, ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía, chôn sấp liệm ngửa.... Gắn liền với phong tục tang ma là việc thờ cũng ông bà tổ tiên, và ta cũng bắt gặp nhiều thành ngữ thể hiện phong tục này: giữ như giữ mả tổ, rước voi về giày mả tổ, mồ yên mả đẹp, đốt nhà táng giấy... Việt Nam là nước có nhiều lễ hội. Các lễ hội diễn ra ở khắp mọi miền đất nước vào những lúc nông nhàn. Liên quan đến phong tục này, người Việt có các thành ngữ nhƣ: vui như trảy hội, đông như đám hội... Bên cạnh đó, thành ngữ tiếng Việt còn thế hiện quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Ở nước ta, đạo Phật là một trong hai tôn giáo lớn nhất và phổ biến nhất. Những tinh thần cơ bản của đạo Phật nhƣ từ bi, hỉ xả, tu nhân tích đức, cởi mở, khoan dung, nhẫn nhịn.. .đã thấm sâu vào tâm thức của nhân dân, trở thành một phần cơ bản trong linh hồn dân tộc, tính cách dân tộc. Tinh thần này đã đƣợc ông cha ta phản ánh vào nhiều thành ngữ: ăn chay niệm Phật, ăn mày cửa Phật, hiền như bụt, của ít lòng nhiều, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão...Để chỉ những kẻ giả dối, cha ông ta dùng cách nói: miệng phật tâm xà.
Lối sống, lối sinh hoạt hàng ngày của người Việt thời xưa cũng được cho thấy rõ trong thành ngữ nhƣ: xắn váy quai cồng, tham bữa cỗ lỗ bữa cày, ăn xó mó niêu...
Thành ngữ cũng thể hiện rõ quan điểm thẩm mĩ (thể hiện qua các thành ngữ: xấu như ma, đẹp như tiên...), quan điểm đạo đức (thể hiện qua các thành