Thành ngữ ẩn dụ hóa đổi xứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ LÀ CON SỐ

2.2. Đặc điểm về cấu trúc của các thành ngữ có thành tố là con số

2.2.2. Thành ngữ ẩn dụ hóa đổi xứng

2.2.2.1 Đặc điểm của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ tiếng Việt. Theo Hoành Văn Hành: chúng chiếm tới hai phần ba tổng số thành ngữ thường dùng trong thực tế. Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ này là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ.

Trong thành ngữ có thành tố là con số, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng cũng chiếm số lƣợng lớn. Theo khảo sát của chúng tôi, số lƣợng thành ngữ

loại này là 214/285 đơn vị thành ngữ có thành tố là con số.

Khảo sát các thành ngữ trên, chúng tôi nhận thấy, trong hệ thống thành ngữ có thành tố là con số, thành ngữ ẩn du hóa đối xứng có số lƣợng thành tố chẵn, có thể có 4, 6 hoặc 8 âm tiết. Về kết cấu, các thành ngữ này thường lập thành hai vế đối xứng, cân bằng nhau. Ví dụ :

Thành ngữ có 4 âm tiết: Một sổng hai chết, Một sổng một mái, Một sớm một chiều, Một thối một hồi, Một thân một mình...

Thành ngữ có 6 âm tiết: Một đồng mắm nắm đồng rau, Một đồng cháo ba đồng đường...

Thành ngữ có 8 âm tiết: Một ngày vãi chài, hai ngày phơi lưới, Mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật...

Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ đối xứng đƣợc thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố đƣợc đƣa vào trong hai vế đó. Phép đối xứng ở đây đƣợc xây dựng dựa trên cả hai bình diện, bình điện đối ý và đối lời. Đối ý là bình diện đối xứng về ý giữa hai vế của thành ngữ. Chang hạn, sự đối ý giữa ăn một bát cháochạy ba quãng đồng trong thành ngữ ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng là làm một việc nhỏ nhƣng lại bỏ ra nhiều công sức. Nghĩa của thành ngữ đối xứng đƣợc xác lập chính là dựa vào bình diện đối ý này. Bên cạnh đó, quan hệ đối lời cũng đƣợc khai thác tối đa nhằm tạo nên sự hài hòa, cân đối giữa hai vế trong thành ngữ. Chẳng hạn nhƣ thành ngữ: ba bè bảy mối, quan hệ đối xứng đƣợc thể hiện ở chỗ ba đối xứng với bảy, bè đối xứng với mối. Hoặc ba cọc ba đồng: cọcđồng có sự đối xứng với nhau. Từ quan hệ đối xứng ấy kết hợp với biện pháp ẩn dụ, thành ngữ này có nghĩa chỉ thu nhập ít ỏi, cố định, không có khoản thu phụ.

Giống nhƣ thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng của tiếng Việt, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có con số phần lớn đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế đối ứng nhau về nghĩa. Nếu gọi A là yếu tố đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố

đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A của vế thứ nhất, Y là yếu tố đứng sau B của vế thứ hai thì thành ngữ đối xứng đƣợc cấu tạo theo hai kiểu cấu trúc tổng quát nhƣ sau:

AX + AY: Một sống một mái, Một sớm một chiều, Một thôi một hồi, Một thân một mình, Ba cọc ba đồng...

AX + BY: Ba vuông bảy tròn, Năm thì mười họa, Năm chừng mười họa, Năm khi mười họa, Năm thỉnh mười thoảng, Ba lần bảy lượt, Năm ngày ba tật, Ngày ba tháng tám, Ngày một ngày hai...

Các thành ngữ gồm hơn bốn yếu tố cũng có thể quy vào một trong hai dạng cấu tạo tổng quát trên. Ví dụ: bảo một đàng, quàng một nẻo thì bảo, quàng là A và B; một đàng, một nẻo là X và Y.

Đặc điểm thứ hai của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là có tiết tấu, có tính nhịp điệu. Đặc điểm này có đƣợc là nhờ vào việc ghép kết các yếu tố cấu tạo thành ngữ theo luật hài âm. Có thể thấy những biện pháp hài âm phổ biến trong các thành ngữ có thành tố là con số đang xét biểu hiện nhƣ sau:

Lặp âm: yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng với âm với yếu tố đầu của vế thứ hai: Một sống một mái, Một sớm một chiều, Một thôi một hồi, Một thân một mình, Ba cọc ba đồng...

Hiệp vần: vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu tố đầu trong vế thứ hai. Ví dụ: bảo một đàng quàng một nẻo, một ngày vãi chài hai ngày phơi lưới...

Hợp thanh: thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ nhất phải cùng âm vực với thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ hai. Ví dụ:

Ba chân bốn cẳng: BB-TT Hai sương một nắng: BB-TT

2.2.2.2 Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đổi xứng a. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết

Kiểu thành ngữ này có đặc điểm nổi bật là hai vế của thành ngữ là

những kết cấu ngữ pháp đồng dạng, có những thuộc tính ngữ pháp giống nhau, đƣợc liên kết với nhau theo quan hệ đẳng lập. Quan hệ giữa hai vế trong thành ngữ này cũng giống nhau quan hệ nội bộ giữa các thành tố trong từ ghép đẳng lập. Do đó, hai vế của thành ngữ có thể đảo trật tự mà nghĩa của thành ngữ không thay đổi.

Chẳng hạn: hai sương một nắng = một nắng hai sương Ba chìm bảy nổi = bảy nổi ba chìm

Năm châu bốn bể = bốn bể năm châu Có hai kiểu đảo trật tự:

Kiểu thứ nhất: đảo trật tự toàn khối giữa hai vế

Kiểu thứ hai: hoán vị các thành tố đối ứng nhau theo kiểu đan chéo giữa hai vế: trăm cay nghìn đắng = trăm đắng nghìn cay

Ngày ba tháng tám = tháng ba ngày tám Trăm núi nghìn sông = trăm sông nghìn núi b. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết

Kiểu thành ngữ này có đặc điểm là những thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng gồm hai vế: vế chủ hướng và vế phụ hướng. Vế giữ vai trò chủ hướng trong các thành ngữ phi đẳng kết có chức năng chủ đạo về ngữ pháp - ngữ nghĩa; vế phụ hướng có chức năng phụ trợ trong quan hệ với chủ hướng.

Ta phân tích thành ngữ: một ngày vãi chài, hai ngày phơi lưới: biểu thị sự trễ nải, không hợp lí trong sắp xếp công việc. Hai vế một ngày vãi chàihai ngày phơi lưới đồng dạng về kết cấu đƣợc sắp xếp trong thế đối xứng.

Xét về vai trò hay chức năng ngữ pháp ngữ nghĩa của các vế: vế một ngày vãi chài giữa vai trò chủ hướng biểu thị hành động làm trước; vế hai ngày phơi lưới giữ vai trò phụ hướng biểu thị hành động làm sau. Chính điều này quy định sự sắp xếp trong thành ngữ buộc phải theo trình tự một ngày vãi chài trước, hai ngày phơi lưới sau, không thể đảo trật tự giữa hai vế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Thành ngữ có thành tố là con số trong Tiếng Việt (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)