Tiểu Luận - Hành Vi Tổ Chức - Đề Tài - Phân Tích Các Thành Tố Của Văn Hóa Tổ Chức. Nghiên Cứu Văn Hoá Tổ Chức Của Tập Đoàn Taxi Mai Linh

22 4 0
Tiểu Luận - Hành Vi Tổ Chức - Đề Tài - Phân Tích Các Thành Tố Của Văn Hóa Tổ Chức. Nghiên Cứu Văn Hoá Tổ Chức Của Tập Đoàn Taxi Mai Linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Lời mở đầu I TỔNG QUAN LÝ THUYÊT 1.1 Khái niệm chung, vai trò văn hóa tổ chức 1.1.1 Khái niệm chung: Văn hóa, tổ chức, văn hóa tổ chức 1.1.2 Vai trò văn hóa đối với tổ chức: với nhân sự, với hoạt động kinh doanh, với thương hiệu 1.2 Cơ sở hình thành văn hóa tổ chức 1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức 1.3.1 Cấu trúc của văn hóa tổ chức 1.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức II Liên hệ thực tiễn văn hóa công ty taxi Mai Linh 2.1 Thông tin tổ chức, thành công của Công ty Mai Linh 2.2 Thực tiễn văn hóa tổ chức của tập đoàn Mai Linh 2.3 Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Mai Linh Từ đó, đưa ra phương hướng giải quyết LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay văn hoá trở thành nguồn hội tụ và sức sáng tạo của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh sức mạnh tổng hợp trong nền kinh tế thị trường Trong nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển quan trọng, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế Một trong những yếu tố tạo nên thành công đó là việc các tổ chức đã xây dựng cho mình một nét văn hóa tổ chức riêng của mình Việc duy trì và giữ gìn nền văn hoá tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của tổ chức Bất kì một tổ chức nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được Để khẳng định chính mình mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng Áp dụng có hiệu quả lý thuyết văn hóa tổ chức đó vào thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh Thấy được tầm quan trọng cũng như sự hấp dẫn của của văn hoá tổ chức, và để hiểu hơn vấn đề này nhóm đã quyết định chon đề tài: “ Phân tích các thành tố của văn hóa tổ chức Nghiên cứu văn hoá tổ chức của tập đoàn taxi Mai Linh” PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm, vai trò văn hoá tổ chức 1.1.1 Khái niệm chung  Khái niệm về văn hóa: Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa:  Trong từ điển, văn hóa được định nghĩa là “ hành vi của những năng lực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục” Văn hóa cũng có một số định nghĩa khác như theo Edoouard Herriot, một nhà văn nổi tiếng người Pháp thì “Văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta học tất cả” Như vậy, văn hóa là một bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai có thể dễ dàng quên được  Theo UNESCO : “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương, mà cả những lối sống, những quyền cơ bản cuả con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”  Theo Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương tiện, phương thức, những sáng tạo sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi sự sinh tồn.”  Khái niêm tổ chức: - Tổ chức với tư cách là một thực thể: Tổ chức là một đơn vị xã hội bao gồm những thành viêncùng gia nhập vào một đơn vị xã hội để hoàn thành mục tiêu chung và mục tiêu cá nhân - Tổ chức với tư cách là một hoạt động Tổ chức là quy trình thiết kế bộ máy ,sắp xếp,bố trí ,sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung  Khái niệm văn hóa tổ chức: Có nhiều khái niệm về văn hoá tổ chức được đưa ra:  Văn hoá tổ chức là thói quen , cách suy nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức ( Elliott Jaques, 1952)  Văn hoá tổ chức là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi những người lao động trong thời gian nhất định ( Adrew Pettgrew,1979)  Văn hoá tổ chức là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các thành viên bên ngoài tổ chức Văn hoá tổ chức là hệ thống những niềm tin và giá trị chung được xây dựng trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của các thành viên trong tổ chức  Văn hoá tổ chức là một hệ thống ý nghĩa hàm giữ bởi các thành viên của tổ chưc,qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2000) Như vậy, văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị ,những niềm tin ,những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức 1.1.2 Vai trò của văn hóa tổ chức  Đối với nhân sự - Văn hóa mạnh có thể góp phần làm giảm sự luân chuyển lao động vì quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức của họ đề ra - Gắn kết các thành viên trong tổ chức thành một khối thống nhất ,cùng hợp tác phát triển vì mục tiêu tổ chức đã đề ra - Giúp các thành viên trong tổ chức hiểu rõ và tự giác,tự nguyện tuân theo để phấn đấu đạt được mục đích chung của tổ chức - Kiểm soát để định hướng và hình thành nên thái độ và hành vi của người lao động  Đối với hoạt động kinh doanh Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà tổ chức đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện,giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứng của thị trường), thời gian giao hàng… Vì vậy văn hóa tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân tổ chức , đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của tổ chức  Đối với thương hiệu doanh nghiệp Thực tế văn hóa tổ chức được cấu thành từ nhiều yếu tố như : logo,slogan,cấu trúc tổ chức ,triết lí kinh doanh ,các thói quen,lễ nghi cách thức đào tạo nhân lực tất cả những yếu tố này tạo nên phong cách,đặc trưng riêng của doanh nghiệpđể giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay nói cách khác là xây dựng nên thương hiệu cho doanh nghiệp ,qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường 1.2 Cơ sở hình thành văn hóa tổ chức  Văn hóa tổ chức hình thành phụ thuộc vào nét lãnh đạo của nhà quản trị: Lãnh đạo đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa Lãnh đạo tạo dựng nền tảng, hình thành, nuôi dưỡng môi trường và chuẩn mực văn hóa Là người phát hiện tài năng, tuyển chọn và sử dụng nhân viên, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn xung đột nội bộ hiệu quả Lãnh đạo luôn quan tâm đến các thành viên về mọi mặt, cả về vật chất lẫn tinh thần, người lao động được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của doanh nghiệp Người lãnh đạo với những quan niệm và ứng xử của mình trong cuộc sống khởi nguồn và định hình văn hóa doanh nghiệp Người lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, ý thức, giá trị, niềm tin, lễ nghi, nguyên tắc, mục tiêu, chiến lước,…Cho nên nhân cách của người đứng đầu doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa cả doanh nghiệp  Văn hóa tổ chức hình thành do những thành viên đầu tiên của tổ chức tạo thành: Sự hình thành và phát triển, cách thức giải quyết công việc hiện nay đều phụ thuộc vào những gì mà tổ chức làm được trước đó Vì vậy nguồn gốc sâu xa của văn hóa trong tổ chức xuất phát từ người sáng lập ra tổ chức Người sáng lập ra tổ chức ảnh hưởng lớn trong việc hình thành nền văn hóa ban đầu của tổ chức Họ có khả năng dự đoán tổ chức sẽ trở nên như thế nào Họ không bị ràng buộc thói quen hay hệ tư tưởng trước đó, vì họ sẽ là người quyết định vận mệnh của tổ chức Người sáng lập đưa ra ý tưởng chi phối trong các hoạt động sau này của công ty vì là người có tầm ảnh hưởng lớn khi xây dựng nên tổ chức Văn hóa tổ chức là kết quả của sự tương tác giữa khuynh hướng của người sáng lập với những điều học được từ những thành viên ban đầu của tổ chức và kinh nghiệm của bản thân  Văn hóa tổ chức hình thành phụ thuộc vào ngành nghề của tổ chức: Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp Các công ty thương mại có văn hóa khác với công ty sản xuât và chế biến Văn hóa ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và các bộ phận khác nhau trong công ty Chính vì vậy để có được thành công, các nhà quản lý của doanh nghiệp cần phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa và các giá trị của phía đối tác từ đó mới có hành vi phù hợp tránh các mâu thuẫn bất đồng không cần thiết 1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức 1.3.1 Cấu trúc của văn hoá tổ chức Có một số cách để phân loại các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, như yếu tố vật chất, phi vật thể…song có nhiều nhà nghiên cứu tán đồng theo các phân chia của Edgar H.Schein với việc chia văn hóa tổ chức bao gồm:  Về quá trình và cấu trúc hình thành Đó là những cái có thể nhìn thấy, đễ cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức Là những biểu hiện bên ngoài của văn hóa tổ chức Những yếu tố này có thể được phân chia như sau: - Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội- ngoại thất, trang thiết bị, các vật dụng, logo, biểu trưng… - Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động - Những thực thể vô hình như: triết lý, nguyên tắc, phương pháp, phương châm giải quyết vấn đề, hệ thống thủ tục, quy định… - Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách tổ chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể thao… - Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh… - Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ xưng hô, giao tiếp… - Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngoài  Về hệ thống giá trị được tuyên bố Hệ thống giá trị tuyên bố bao gồm: các chiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi,các bộ quy tắc ứng xử thành văn, các cam kết, quy định… Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một tổ chức được công bố rộng rãi Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì người ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về một tổ chức  Những quan niệm chung Các ngầm định nền tảng thường là những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể tổ chức Những ngầm định này thường là những quy ước bất thành văn, đương nhiên tồn tại và tạo mạch ngầm kết dính các thành viên trong tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động củahọ Hệ thống giá trị được tuyên bố và các ngầm định nền tảng của một tổ chức là những thước đo đúng sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách ứng xử chung và riêng của các cán bộ, nhân viên 1.3.2Cấu thành của văn hóa tổ chức Cấu thành của văn hóa doanh nghiệp gồm 5 yếu tố cơ bản:  Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này  Động lực của cá nhân và tổ chức: Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn hóa doanh nghiệp chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung” của tổ chức Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp  Quy trình quy định: Quy trình, quy định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội  Hệ thống trao đổi thông tin: Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời Hệ thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập, truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược  Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình II Liên hệ thực tiễn văn hóa công ty taxi Mai Linh 2.1 Thông tin công ty  Trụ sở chính của tập đoàn : Số 64 – 68 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Với phong màu chủ đạo là màu xanh lá cây_ màu sắc gắn liền với thương hiệu Mai Linh, văn phòng công ty thể hiện màu sắc đặc trưng của thương hiệu tạo sự thân quen, gần gũi với khách hàng và nhân viên công ty Hotline: 08.38 29 8888 Điện thoại: 08.38 29 8888 - Fax: 08.8 224496 Email: ptkd.mlg@mailinh.vn Website: http://www.mailinh.vn/  Qúa trình hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Mai Linh được thành lập ngày 12/7/1993, do ông Hồ Huy sáng lập Năm 1993, từ một công ty có qui mô nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực xe cho thuê với tài sản ban đầu 300.000.000 đồng với hai (02) đầu xe và 25 lao động hoạt động trên phạm vi TP.HCM Qua 18 năm hoạt động, Mai Linh đã tạo được sự tăng trưởng qua các năm Thành lập các đơn vị kinh doanh vận tải: 07/1993 Khi mới được thành lập, công ty hoạt động trong lĩnh vực: Du lịch, Xe cho thuê, Bán vé máy bay 04/1995 Thành lập Xí nghiệp Sài Gòn Taxi; Khai sinh dịch vụ Taxi Mai Linh 08/1995 Thành lập Xí nghiệp Chợ Lớn Taxi 09/1995 Thành lập Xí nghiệp Gia Định Taxi 10/1997 Thành lập Xí nghiệp M Taxi 11/2000 Thành lập Xí nghiệp BM Taxi 06/2001 Thành lập Xí nghiệp Deluxe Taxi 05/2003 Thành lập Xí nghiệp VN Taxi 12/2004 Chi nhánh Vận tải Tốc hành Mai Linh được thành lập - Khai sinh dịch vụ vận chuyển hành khách liên tỉnh bằng xe chất lượng cao theo tuyến cố định (Mai Linh Express) 07/2005 Thành lập Công ty Sài Gòn Bình Minh 07/2006 Thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Tốc hành Mai Linh 12/2007 Trung tâm chuyển phát nhanh Mai Linh được thành lập  Lĩnh vực hoạt động: - Vận tải - Du lịch - Đào tạo - Tài chính - Xây dựng - Thương mại - Tư vấn & quản lý - CNTT & truyền thong  Khu vực hoạt động - Nước ngoài - Đông bắc bộ - Bắc trung bộ - Nam trung bộ & tây nguyên - Đông Nam bộ - Tây nam bộ - TP Hồ Chí Minh 2.1 Thực tiễn văn hoá tổ chức Tại Việt Nam, tập đoàn Mai Linh từ lâu đã được biết đến là một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành vận tải Ngay trong những ngày đầu mới thành lập, Mai Linh đã chú trọng đến việc tạo dựng và phát triển một văn hóa riêng biệt trong kinh doanh đồng thời tạo dựng truyền thống tốt đẹp mang đặc trưng riêng cũng như thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện nhận thức văn hóa cho cán bộ và nhân viên như văn hóa nụ cười trong kinh doanh, văn hóa làm hài lòng khách hàng, văn hóa làm hài lòng các nhà đầu tư… Đó chính là những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp mà Tập đoàn bộc lộ một cách dễ thấy nhất đối với cộng đồng xung quanh 2.1.1 Tầng thứ 1: Những quy rình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp  Logo Ý nghĩa: Ngày nay, Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ "MAI" nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp Còn từ "LINH" là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc Và để tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy - người sáng lập ra nó – đã chọn màu xanh lá cây vì rằng đó là màu của hy vọng, màu của mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu áo của người lính Cụ Hồ Đến với Mai Linh, Quý khách có thể cảm nhận được một thiên nhiên tươi đẹp, một giá trị nhân nghĩa đích thực mà Mai Linh tâm niệm và xây dựng thành một logo làm biểu trưng cho thương hiệu của mình, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: "Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội"  Slogan: “Mai Linh – Màu xanh cuộc sống” : Ý nghĩa: Cũng như màu xanh áo lính, màu xanh lá tươi mới mang thông điệp vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc “Màu xanh cuộc sống “ giống như một lời khẳng định của Mai Linh về lý tưởng chung sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người  Đồng phục: Đồng phục nhân viên tập đoàn taxi Mai Linh - Tất cả cán bộ, nhân viên Mai Linh phải mặc đồng phục theo quy định Một kiểu áo …màu sắc thống nhất Quần áo do công ty may nếu tự ý may phải đúng kiểu và đúng màu.Đối với nữ: Áo dài xanh lá cây.Đối với nam: Áo sơ mi trắng, quần tây đen, cà vạt xanh, thắt lưng đen, giầy màu đen có vớ, bảng tên - Tất cả cán bộ nhân viên Mai Linh phải mặc đồng phục theo quy định trong giờ làm việc và khi đi công tác, hội họp, lễ tổng kết …kể cả ngoài giờnếu công việc liên quan đến công ty phải đồng phục nghiêm chỉnh theo quy định - Các nhân viên học việc, thử việc, thực tập phải ăn mặc theo quy định sau: Nữ: mặc áo dài, nếu chưa chuẩn bị được áo dài thì phải mặc áo sơ mi màu trắng bỏ vào quần tây màu đen, đeo bảng tên Nam: mặc áo sơ mi màu trắng bỏ vào quần tây màu đen, giầy đen, cà vạt xanh, đeo bảng tên Qua việc bắt buộc tuân thủ các quy tắc đồng phục chung cho cán bộ nhân viên, không phân biệt trên dưới, công ty tạo nên “màu cờ sắc áo” của riêng mình để mọi người thoạt nhìn cũng nhận ra Mai Linh, đồng thời gây dựng niềm tự hào về thương hiệu, sự bình đẳng trong đối xử  Ngôn ngữ, khẩu hiệu Với các câu khẩu hiệu, “An toàn - Chất lượng - Mọi lúc - Mọi nơi”, “Luôn luôn ân cần phục vụ bà con cô bác”, “Tất cả vì khách hàng”, Mai Linh đã xác định rõ khách hàng như những người thân, những người ruột thịt của mình nên phải có thái độ phục vụ chu đáo, thân tình Đó là lý do vì sao thời gian qua có nhiều tấm gương giữa đời thường, gương sáng của nhân viên trong công ty và hàng trăm lái xe đã trả hành lý, đồ đạc để quên trên xe taxi trị giá hàng trăm triệu, hàng ngàn đô la cho khách hàng, tạo dựng nên hình ảnh người lái xe trung thực, dễ thương đối với khách hàng trong và ngoài nước Góp phần xây dựng một nét văn hóa đẹp trong kinh doanh  Văn hóa chung của tập đoàn Mai Linh - Văn hóa chấp hành nội quy, giờ giấc làm việc - Văn hóa hội họp: Đúng giờ, có chuẩn bị nội dung, không sử dụng điện thoại đi động - Văn hóa giao tiếp: Với cấp trên, với đồng nghiệp, với nhân viên cấp dưới - Văn hóa giao tiếp trên internet của CB Quản lý và nhân viên văn phòng - Văn hóa đạo đức trung thực: Kế toán minh bạch, báo cáo rõ ràng, đầy đủ - Văn hóa không uống rượu, bia; không cờ bạc trong giờ làm việc - Văn hóa “nói KHÔNG với thuốc lá” - Văn hóa KHÔNG nói KHÔNG với khách hàng - Văn hóa đạo đức của cán bộ quản lý - Văn hóa đạo đức trong KD của người lái xe, phục vụ viên, NV bán vé, NV tổng đài,… - Văn Hoá Công Ty Bắt Đầu Từ Văn Hóa Nụ Cười Với Mai Linh, văn hoá nụ cười thể hiện sự vui vẻ, chân thành và cũng là biểu hiện của sự tự tin, tự trọng và tấm long tôn trọng khách hàng Nói một cách ngắn gọn, văn hoá của Mai Linh bắt đầu từ con người, từ đạo đức của con người, từ dịch vụ phục vụ con người với tiêu chí an toàn là trên hết - Văn hóa “3 ĐÚNG”: Việc Công ty phải được bàn bạc đúng nơi, đúng chỗ và đúng đối tượng - Văn hoá hướng đến cộng đồng để chia sẻ  Văn hóa chào hỏi Cán bộ, nhân viên Mai Linh với khách hàng - Tiếp tân, bảo vệ, người bán hàng thực hiện: Khi có khách đến liên hệ, nhân viên phải đứng lên chào hỏi một cách lễ phép: “Thưa Ông (Bà, Bác, Anh, hay Chị…) cháu (em) có thể giúp gì cho Ông (…) không ạ! Hay: Thưa Ông ((Bà, Bác, Anh, hay Chị…) cần giúp gì ạ” Hoặc: “Thưa Ông ((Bà, Bác, Anh, hay Chị…) có hẹn trước không ạ Đồng thời lịch sự đề nghị khách cho xem giấy tờ và giữ lại khi khách ra về thì trả lại và nói lời “Cảm ơn” Có nghĩa là phải “Thưa gửi đàng hoàng, rõ ràng lịch sự” với khách - Nhân viên lái xe thực hiện : Đến đón khách đúng thời gian, địa điểm khách yêu cầu Hỏi khách hàng một cách lễ phép: “Thưa Ông, Bà, Anh hay Chị cần đi đâu để cháu (em) phục vụ ạ!” và nhã nhặn hỏi khách “Thưa Ông (Bà, Anh hay Chị) vui lòng cho cháu (em) biết có thích dùng máy lạnh không? Có thích nghe nhạc không?” và thực hiện theo đề nghị của khách hàng Đi đường nhanh nhất hoặc ngắn nhất cho khách Khi đến nơi, nhanh chóng xuống xe mở cửa cho khách và trả lại tiền thừa cho khách và nói “Xin ông, bà, anh hay chị kiểm tra lại hành lý” Trường hợp khách có nhiều hành lý, khi mang hành lý vào nhà cho khách trước khi về nói: “Cảm ơn Ông, Bà, Anh hay chị Chúng tôi hy vọng được phục vụ Ông, Bà, Anh hay Chị trong những lần sau” hoặc “Lần sau Ông (Bà, Anh hay Chị) nhớ gọi cháu (em)” Quan hệ làm việc giữa cấp trên và cấp dưới - Khi cấp dưới làm việc với cấp trên cách xưng hô thật ngắn gọn không kéo dài Cách xưng hô tuỳ theo chức vụ của từng bộ phận để làm việc như: “Báo cáo Tổng giám đốc, Báo cáo Giám đốc xí nghiệp, Trưởng phòng, Tổ trưởng…” và xưng danh “Tôi” Tuyệt đối không dùng cách xưng hô “Báo cáo xếp, báo cáo chú…” hay xưng danh là “Cháu, con, em” - Khi đến phòng làm việc của cấp trên, cán bộ, nhân viên phải có tác phong gọn gàng đúng quy định trong bản nội quy Công ty, phải gõ cửa 03 tiếng nhẹn nhàng đủ nghe, không được tự ý mở cửa vào khi chưa có sự chấp thuận của lãnh đạo, phải chào cấp trên trước bằng lời, nét mặt tươi tỉnh vui vẻ Cách giao tiếp, chào hỏi xã giao giữa các cấp - Vào đầu giờ làm việc Chủ tịch hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát (Lãnh đạo cấp cao) với cán bộ nhân viên: Hoan hỷ, thân thiện Chủ động bắt tay mọi người, hỏi han công việc, sức khoẻ, gia đình… cán bộ nhân viên với Lãnh đạo cao cấp Ví dụ khi gặp Tổng giám đốc, cán bộ nhân viên chỉnh đốn trang phục, nét mặt nghiêm túc và chào Tổng giám đốc, đợi Tổng giám đốc đi qua mới tiếp tục đi Đối với Trưởng các phòng ban, đơn vị: cán bộ nhân viên phải là người gật đầu chào trước, nét mặt vui vẻ, tươi tỉnh thể hiện tính hoà đồng nhưng không làm mất đi tính nghiêm túc Các Trưởng đơn vị ngoài văn phòng công ty gọi điện chào Tổng giám đốc, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình ngày hôm trước Nếu cần thiết xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Tổng giám đốc Các Trưởng đơn vị, các Tổ trưởng sản xuất kinh doanh đầu giờ làm việc chủ động chào hỏi và quan sát nhân viên văn phòng, anh chị em trong tổ mình, qua đó có thể nắm bắt được tâm tư tình cảm, sức khoẻ từ đó có thể quản lý bố trí công tác đảm bảo an toàn và chăm sóc thăm hỏi - Đang trong giờ làm việc Trưởng các phòng ban, đơn vị với Lãnh đạo cao cấp: ví dụ khi có việc cần xin ý kiến chỉ đạo trực của Tổng giám đốc các cấp Trưởng cần chú ý một số điểm như sau: xem kỹ lịch làm việc của Tổng giám đốc, gọi điện trước xin gặp, gõ cửa trước khi vào, trình bày ngằn gọn vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, đưa ra ý liến giải pháp theo quan điểm của mình Cán bộ nhân viên với Lãnh đạo cao cấp: ví dụ nếu gặp Tổng giám đốc ngoài phòng làm việc thì cúi đầu chào Tổng giám đốc lễ phép trang trọng, đợi Tổng giám đốc đi qua mới tiếp tục công việc của mình Nếu Tổng giám đốc đến phòng làm việc của nhân viên, nhân viên phải dừng ngay công việc đang làm, đứng lên trịnh trọng chào Tổng giám đốc, đợi Tổng giám đốc đáp lại và tiếp tục làm việc - Cuối giờ làm việc Tổng giám đốc với các cấp lãnh đạo từ Trưởng các đơn vị trở lên: Chào thân thiện, sau đó hỏi về tình hình hoạt động của đơn vị, xí nghiệp … trong ngày và những dự định cho những công việc trước mắt, có cần hỗ trợ, chỉ đạo gì không? Tổng giám đốc đối với c: Khián bộ nhân viên Tổng giám đốc gặp nhân viên vào cuối giờ làm việc, nên hỏi han nhân viên về công việc thực hiện trong ngày, có khó khăn gì không? Có đề xuất gì không? Động viên nhân viên hãy cố gắng nhiều hơn nữa Trưởng các phòng ban, đơn vị với Tổng giám đốc: Chào Tổng giám đốc theo quy định, nói sơ qua về tình hình hoạt động của đơn vị, xí nghiệp …trong ngày và những dự định cho những công việc trước mắt, xin ý kiến của Tổng giám đốc CBNV với Tổng giám đốc: gặp Tổng giám đốc thì (gật) cúi đầu chào Tổng giám đốc lễ phép trang trọng, đợi Tổng giám đốc đi qua mới tiếp tục công việc của mình CBNV với trưởng các phòng ban, đơn vị: trước hết nhân viên ở phòng ban đơn vị nào thì nên báo cáo kết quả công việc trong ngày, việc nào xong, việc nào chưa xong và xin ý kiến chỉ đạo của trưởng đơn vị đó Nếu gặp gỡ trưởng các đơn vị khác thì chào hỏi theo quy định, sau đó hỏi thăm về tình hình kinh doanh của xí nghiệp như thế nào? - Ngoài giờ làm việc Tổng giám đốc với các cấp lãnh đạo từ trưởng phòng các đơn vị trở lên: chào bắt tay thân thiện, hỏi thăm sức khoẻ anh em Tổng giám đốc với cán bộ nhân viên: sau khi nhân viên chào, Tổng giám đốc chỉ cần gật nhẹ đầu là được, tuỳ từng trường hợp hỏi thăm sức khoẻ bản thân, gia đình… Cán bộ nhân viên với Tổng giám đốc: cúi đầu chào Tổng giám đốc trước với thái độ nghiêm túc Cán bộ nhân viên với trưởng các Phòng ban, đơn vị: chào thân thiện theo quy tắc xã giao xã hội cho phép, hỏi thăm sức khoẻ, gia đình, công việc nhà… “một người nói năng lịch sự, dễ nghe là người hiểu biết” Tóm lại: Trong giao tiếp, chúng ta cần phải lịch sự chân tình, tỉnh táo và tỏ ra thanh thản thì mới thành công tốt đẹp  Văn hóa nụ cười Quan điểm chung: Điều thành công trong phong cách là tạo được vẻ tự tin duyên dáng, khiêm tốn nhưng không buông thả trên nét mặt.Người Việt Nam có câu “Trông mặt mà bắt hình dong” Cho nên qua nét mặt có thể nắm bắt được cá tính, tình cảm, đạo đức Nói chung khi giao tiếp cần phải chú ý đến đối tượng thuộc thành phần tuổi tác để việc tiếp xúc được phù hợp - Ở cấp độ là nhân viên :Vẻ mặt luôn vui vẻ, hoà nhã nhưng nghiêm túc (không được quá đà như: đùa cợt, cười hô hố…), nhằm tạo không khí làm việc hoà đồng, tránh trường hợp gây sự căng thẳng, khó chịu làm ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất công việc - Ở cấp độ là cán bộ lãnh đạo: Thể hiện sự chín chắn, chững chạc của người lãnh đạo vẻ mặt nghiêm trang, đầy cương nghị - Từ thái độ ứng xử, đặc biệt là văn hoá nụ cười Văn hoá này xuất phát từ nụ cười của người lính trong chiến tranh: “Mưa bom bão đạn, lòng thanh thản Nhạt muối vơi cơm, miệng vẫn cười” Với Mai Linh, văn hoá nụ cười thể hiện sự vui vẻ, chân thành và cũng là biểu hiện của sự tự tin, tự trọng và tấm lòng tôn trọng khách hàng Nói một cách ngắn gọn, văn hoá của Mai Linh bắt đầu từ con người, từ đạo đức của con người, từ dịch vụ phục vụ con người với tiêu chí an toàn là trên hết Phải biết cười-Cười chân thành, mến khách Cười khi vui và cũng phải cười ngay khi có chuyện không hài lòng Không bao giờ được nổi cáu (nổi quạu) với khách hàng Ðó là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh (dù trong trường hợp nào cũng vậy) Phải luôn tươi cười Thậm chí có khi bị khách hàng la, mắng, vẫn phải… cười! Cười có cười mỉm, cười mồi, cười nụ, cười hết cỡ v.v…Tuỳ lúc, tuỳ hoàn cảnh mà ứng dụng nụ cười cho hợp Điều cần nhất là trong kinh doanh không thể thiếu nụ cười Đó chính là nét đẹp của con người, nét đẹp trong đời sống,văn hoá trong kinh doanh  Trách nhiệm đối với cộng đồng - Đối với xã hội: Tập đoàn thể hiện trách nhiệm của mình bằng việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội  Tặng 1.000 phần quà cho các cháu ở huyện Ninh Hòa trong dịp khai giảng năm học 2005,2006,2007  Hộ trợ các cháu tiểu học, trung học phổ thong trên địa bàn Nha Trang đi học và về nhà bằng phương tiện taxi chỉ với giá 2.000 đồng/lượt cho tất cả các trường Dịch vụ này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh và học sinh vì tính an toàn, tiên lợi, đảm bảo đi học đúng giờ  Tâph đoàn Mai Linh khu vực Nam Trung Bộ & Tây Nguyên là nhà tài trợ chính cho cuộc thi Olympic các môn lý luận khoa học chính trị Mac-Lenin Thông qua cuộc thi, tập đoàn muốn tạo điều kiện cho các em rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, làm việc và cống hiến cho xã hộ sau này  Trong đợt rét đậm rét hại ở miền Bắc vào đầu năm 2008, tập đoàn đã giúp đỡ bà côn nông dân- những ngừoi chịu thiệt hại về tài sản với tổng 1000 con trâu (4,5 tỷ đồng) Mai Linh là tập đoàn đầu tiên chia sẻ những khó khăn mất mát với bà con nông dân trong đợt rét kỷ lục (Chương trình: Lửa ấm về các miền quê)  Mai Linh còn là nhà tài trợ cho nhiều mùa giải bong đá, trong đó có giải U21 cup quốc tế được tổ chức tại Khánh Hòa  Phối hợp và điều 36 chiếc taxi đưa các cụ cựu chiến binh của 64 tỉnh thành trong cả nước đi dọc tuyến đường Trương Sơn xuất phát từ đền Hùng( Phú Thọ) về Dinh Thông Nhât( TP Hồ Chí Minh) trong dịp cả nước kỷ niệm 30 năm giải phóng 30/4/2005 với tổng chi phí trên 500 triệu đồng Hành trình cựu chiến binh của tập đoàn taxi Mai Linh - Vừa qua, ngay sau khi nhận được tin về vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, ngày 27/9/2007- Tập đoàn Mai Linh đã tổ chức hoạt động kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên cuả mình với tinh thần tương thân tương ái, mỗi cán bộ CNV ủng hộ ít nhất 10.000đ để chung tay góp phần sẻ chia nỗi đau với các gia đình nạn nhân - Đối với khách hàng  Làm việc với phương châm khách hàng là thượng đế  Không bắt khách dọc đường, không hút thuốc trong xe, không nói “không” với khách hàng  Trả lại tài sản cho khách hàng bỏ quên trên xe, đặc biệt taxi Mai Linh còn tích cực tham gia bắt cướp và đỡ đẻ thành công cho hàng chục phụ sản khi đang đi trên xe Khách hàng để quên đồ trên xe được gửi trả - Đôi với nhân viên công ty: Tập đoàn tôn trọng và đề cao giá trị con người, đặt caon người vào trung tâm phát 2.1.2 triển của doanh nghiệp  -  Tập đoàn Mai Linh tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội cho 100% nhân - viên của công ty, ngoài ra tùy theo công việc cụ thể mà có các khaỏn trợ cấp khác nhau Doanh nghiệp cùng công đoàn cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể nhằm đem lại lợi ích chính đáng cho người lai động  Tập đoàn Mai Linh áp dụng và triển khai chương trình tặng cổ phiếu ưu đãi đích danh cho những cán bộ nhân viên có những thành tích trong công việc đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn  Tập đoàn tạo điều kiện cho những đoàn thể thành lập và hoạt động như: Chi bộ Đảng, Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên,…  Bên cạnh đó còn có các hoạt động văn hóa thể thao: Tổ chức cuộc thi văn nghệ thể thao nhân ngày thành lập tập đoàn, các cuộc thi thể thao định kỳ giữa các doanh nghiệp trong ngành Tầng thứ 2: Những giá trị được tuyên bố Triết lý kinh doanh “ Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có mặt!” “To be the best service provider wherever we are!” Mai Linh luôn phát huy niềm tự hào của người Việt Nam, noi gương sáng Bộ Đội cụ Hồ, phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm chi phí, liên tục nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển bền vững Xây dựng và phát triển Tập đoàn thành một Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề hàng đầu trong khu vực, trong đó lấy ngành vận tải (ngành nghề truyền thống) làm xương sống, vươn ra mở rộng địa bàn kinh doanh trên thị trường quốc tế mà trước mắt là các nước trong khu vực như Lào, Campuchia Thái Lan…trên các lĩnh vực vận tải, du lịch, xây dựng, thủy điện” Qua đó Tập đoàn xác định một mục tiêu chung là không ngừng hoàn thiện sản phẩm, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững  Sứ mệnh: “Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!” “Provide better satisfaction for better life!”  Với phương chấm “Kinh doanh là kiếm tiền và phụng sự xã hội” Tập đoàn Mai Linh tâm niệm rằng “Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!” , thấu hiểu được trách nhiệm đó, Mai Linh luôn hướng về lợi ích của người lao động, khách hàng và trách nhiệm của công ty đối với xã hội trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Toàn thể cán bộ nhân viên Tập đoàn Mai Linh luôn luôn thấu hiểu, tâm niệm và cam kết chính sách chất lượng ISO 9001-2000 rèn luyện đạo đức trong sáng, nâng cao nghiệp vụ, phục vụ chuyên nghiệp  Mục tiêu chung: Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, không tham nhũng, lãng phí Hàng năm, Tập đoàn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý cho cán bộ cấp trung cao như: Quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chất lượng, sales & marketing, quản lý phương tiện (kỹ thuật)… Trong thời kỳ cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, Tập đoàn luôn chú trọng đến việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên Tập đoàn Hầu hết ban lãnh đạo Tập đoàn sử dụng thành thạo 02 ngoại ngữ trở lên và sử dụng thành thạo vi tính, các ứng dụng công nghệ thông tin  Giá trị cốt lõi Đối với tập đoàn Mai Linh, giá trị cốt lõi đó là: - Hiệu quả: kinh doanh phải có hiệu quả, đem lại lợi ích cho tập doàn và cho khách hàng, công ty chú trọng tính hiệu quả của công việc, nó là thước đo chuẩn xác nhất để đo lường giá trị của nhân viên và những gì tập đoàn cam kết phục vụ khách hàng - Làm chủ: tập đoàn là mái nhà chung của tập thể, người lao động cũng chính là chủ nhân của tố chức vì vậy luôn ý thức cùng nhau xây dựng tập đoàn ngày càng lớn mạnh - Dẫn đầu: đó là lý tưởng cũng là mục tiêu của tập đoàn, nó thể hiện tham vọng vươn lên không ngừng vì sự phát triển chung của con người - Chuyên nghiệp: nhu cầu con người ngày càng cao vì thế chất lượng dịch vụ, sản phẩm phải không ngừng cải thiện Nhận thức được điều đó, Mai Linh luôn cố gắng hoàn thiện mình, phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, tất cả vì lợi ích của khách hàng - Chung sức chung lòng: Sức mạnh tập thể là nhân tố tạo nên sức mạnh của tập đoàn Đoàn kết được tạo ra từ sự kết hợp, bổ sung giữa các cá nhân với năng lực và cá tính riêng biệt, giữa các đơn vị thành viên với các chiến lược phát triển và ưu thế khác nhau 2.2.3 Những quan niệm chung Ông chủ taxi Mai Linh mượn “5 điều dạy công an” răn nhân viên: - Với công ty: tuyệt đối trung thành - Với khách hàng: Trân trọng – lễ phép - Với đồng nghiệp: Thân tình - giúp đỡ - Với công việc: Tận tụy - sáng tạo - Với gia đình: Thương yêu Tập đoàn taxi Mai Linh luôn tâm niệm sẽ trở thành ngành vận tải hàng đầu Việt Nam về chất lượng, dịch vụ trong long người dân Việt 2.3 Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Mai Linh Từ đó, đưa ra phương hướng giải quyết 2.3.1 Đánh giá chung: Tập đoàn Mai Linh luôn coi trọng và thấm nhầm văn hóa chính là gốc, là rễ, là nền tảng vững chắc của mọi vấn đề, tạo nên một môi trường làm việc than thiện, gắn kết mọi người lại gần, thương yêu tôn trọng nhau và hết mình vì công việc Nếu tập thể tập đoàn không nhận thức được rõ rang thì không thể có một Mai Linh như hiện nay và không thể phát triển một cách bền vững được Ban lãnh đạo luôn hướng tới việc xây dựng tập đoàn dựa trên nền tảng vững chắc qua truyền thống văn hóa dân tộc, hào khí oanh liệt, kiên cường dũng cảm của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước 2.3.2 Ưu nhược điểm  Ưu điểm - Ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và nhận thức được vai trò của VHDN trong sự phát triển của tập đoàn.Vì thế luôn cố gắng xây dựng và phát triển những nét văn hóa độc đáo tạo ra bản sắc riêng của Mai Linh - Với tư tưởng dựa trên những giá trị truyền thống của dân tộc và của người lính cụ Hồ,công ty thể hiện tinh thần tương thân tương ái,giúp đỡ các cộng đồng khó khăn và đóng góp cho sự phát triển xã hội,từ đó tạo được hình ảnh tốt của tập đoàn - Tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng tiến triển và mở rộng , thu hút nhiều nhà đầu tư,tạo thuận lợi cho việc xây dựng VHDN - Qua quá trình xây dựng thương hiệu,Mai Linh đã khẳng định sự chuyên nghiệp và tận tidnh trong các sản phẩm dịch vụ,không ngừng nâng cao cải thiện chất lượng và mở rộng quy mô kinh doanh để đáp ứng sự tin cậy của khách hàng - Tạo dựng được lòng tự hào của nhân viên về tập đoàn - Giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động ,các chế độ phúc lợi được quan tâm tạo sự gắn kết trong tập thể  Hạn chế - Tuy là một tập đoàn lớn nhưng cơ sở văn phòng chính còn khá hạn chế,không gian làm việc của nhân viên văn phòng hơi chật hẹp,chưa có phòng tiếp khách riêng, không có không gian thiên nhiên

Ngày đăng: 15/03/2024, 13:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan