1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Pháp Luật Ngân Hàng - Đề Tài - Phân Tích Các Quy Định Của Pháp Luật Về Hoạt Động Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Quy Định Của Pháp Luật Về Hoạt Động Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 63,77 KB

Nội dung

Trang 1 MỤC LỤCTHÀNH VIÊN NHÓM...1I.NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NHTM...21.Hoạt động nhận tiền gửi:...22.Hoạt động cấp tín dụng...33.Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài kh

Trang 1

MỤC LỤC

THÀNH VIÊN NHÓM 1

I NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NHTM 2

1 Hoạt động nhận tiền gửi: 2

2 Hoạt động cấp tín dụng 3

3 Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản 3

II CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 4

1 Khái niệm về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam 4

2 Đặc điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam 4

III THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẠNH TRANH VÀ ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH VÀO NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 5

1 Thực trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng ở quá khứ và hiện tại 5

2 Tình trạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Hoạt động ngân hàng: 6

IV PHÂN TÍCH VỀ LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM 7

1 Sự ra đời và cần thiết của luật cạnh tranh 7

2 Thực trạng về luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam 8

3. Ưu nhược điểm của luật cạnh tranh hiện nay: 10

4 Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong quá trình áp dụng luật cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam 14

V ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 15

1 Định hướng 15

2 Kiến nghị biện pháp khắc phục 16

Trang 2

I NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NHTM

- Có 3 hoạt động ngân hàng chính là: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch

vụ thanh toán qua tài khoản (Theo Khoản 12, Điều 4, Luật các TCTD 2010)

1 Hoạt động nhận tiền gửi:

- Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi,

kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (Theo Khoản 13, Điều 4, Luật các TCTD 2010)

Bảng lãi suất gửi tiết kiệm tháng 3/2017 của các ngân hàng thương mại cố phần:

Ngân hàng Không

Kì Hạn

1 Tháng

2 Tháng

3 Tháng

6 Tháng

9 Tháng

12 Tháng

18 Tháng

24 Tháng

36 Tháng SHB 0.5 5.1 5.1 5.3 6.4 6.4 7 7.2 7.2 7.2

MB 0.3 4.4 4.5 4.9 5.4 5.6 7.2 – 7.5 7

ABBANK 0.4 4.9 4.9 5.3 6 5.7 7 7 7 7

VIETBANK 0.3 5.4 5.4 5.5 7 7.1 7.2 7.6 7.6 7.6

VIET A BANK 0.3 5.5 5.5 5.5 6.8 6.9 7.5 7.8 7.8 7.8

VRB 1 5.1 5.1 5.3 6.1 6.2 6.9 7.2 7.3 7.3

HDBANK 0.7 5 5 5.2 5.9 6.2 7 7.6 6.9 6.9

AGRIBANK 0.3 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.5 6.5 6.8 –

BIDV 0.2 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.9 6.8 6.8 6.8

OCEAN BANK 0.8 5.2 5.2 5.5 6.2 6.3 7 7.2 7.3 7.4

SCB – 5.4 5.5 5.5 6.9 6.9 7.3 7.5 7.55 7.55

SEABANK 0.3 5.1 5.2 5.25 5.8 6.2 6.8 6.85 6.9 6.95

ACB 0.3 4.6 4.7 5 – – 6.2 6.9 6.5 6.7

VPBANK 0.5 5.2 5.3 5.4 6.5 6.7 6.7 7.5 7.5 7.6

VIETCOMBANK 0.2 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.5 – 6.5 6.5

OCB – 5.4 5.4 5.5 6.5 6.8 7.2 7.3 7.5 7.6

VIETINBANK 0.2 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.8 6.8 6.8 6.8

(Nguồn:http://vaytieudung.org/sanh-lai-suat-tien-gui-tiet-kiem-cac-ngan-hang-viet-nam-2017.html)

2 Hoạt động cấp tín dụng

Trang 3

- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc

cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp

vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Theo Khoản 14, Điều 4, Luật các TCTD 2010)

Bảng lãi suất cấp tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam tháng 3/2017:

Ngân hàng Lãi suất (%/năm) Tỷ lệ vay (%) Thời gian vay tối đa (tháng) Vietcombank 7.8 70 180

Vietinbank 8 70 180

BIDV 7.7 70 240

Agribank 8.5 70 60

VIB 7.8 65 120

VPBank 8 70 240

Sacombank 8 70 120

HDBank 9.5 75 120

Shinhanbank 7.7 trong 2 năm đầu 50 240

Nguồn: http://www.baomoi.com/cap-nhat-lai-suat-cac-ngan-hang-thang-3-2017/c/21496578.epi

3 Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương thức thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng (Theo Khoản 15, Điều 4, Luật các TCTD 2010)

Một số dịch vụ thanh toán qua tài khoản tại NHTM:

- Thanh toán chuyển khoản

- Thanh toán nội địa

- Thanh toán quốc tế

- Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN

II CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

1 Khái niệm về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

Trang 4

- Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữ các đối thủ nhằm mục đích giành được phần

lợi về mình thông qua việc sử dụng những khả năng sẵn có về mọi phương diện

- Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động các TCTD cạnh tranh với nhau

nhằm mục đích lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng của mình, từ

đó thu được nhiều lợi nhuận hơn trên thị trường ngân hàng

2 Đặc điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Một là,

- Các đối thủ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ ngân hàng thường có số lượng giới

hạn, ít thay đổi, do việc cho phép một tổ chức được tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường dịch vụ ngân hàng đều phải tuân thủ một quy trình kiểm soát của Chính Phủ Điều này khiến cho thị trường ngân hàng tại Việt Nam trở nên an toàn, lành mạnh hơn và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường cũng được kiểm soát hơn

Hai là,

- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng thường có mối quan hệ

mật thiết với nhau trong quá trình tác nghiệp kinh doanh Sự liên kết này là tất yếu, bởi lẽ không một tổ chức tín dụng nào có thể hoạt động được một cách bình thường trong thị trường nếu không có sự liên kết bình đẳng, thân thiện và minh bạch với các đối thủ khác

Ba là

- Trong thị trường dịch vụ ngân hàng, Nhà nước vẫn chấp nhận và khuyến khích sự

cạnh tranh giữa các đối thủ tham gia thị trường Tuy nhiên, vì mục tiêu giữ gìn sự

ổn định của nền kinh tế và quyền lợi của các chủ thể gửi tiền hay vay tiền, Nhà nước có thể can thiệp vào quá trình cạnh tranh này bằng việc thực thi những chính sách đặc thù như chính sách tiền tệ quốc gia (trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu như chính sách tín dụng, chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách ngoại hối, chính sách thị trường mở…) hay chính sách kiểm soát đặc biệt

Trang 5

- Sự can thiệp này từ Chính Phủ khiến cho giới hạn cạnh tranh giữa các đối thủ trên

thị trường dịch vụ ngân hàng có phần bị thu hẹp Những quy định đặc thù của

“luật chơi” trong thị trường dịch vụ ngân hàng không cho phép các đối thủ cạnh tranh được toàn quyền hành xử theo ý chí của riêng mình chỉ cốt để nhằm thoả mãn những lợi ích tư của chính họ

III THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẠNH TRANH VÀ ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH VÀO NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

1 Thực trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng ở quá khứ và hiện tại

Trong quá khứ

Vì những hạn chế của điều kiện lịch sử, các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung không phải là những chủ thể kinh doanh độc lập theo đúng nghĩa và do đó cũng không có được một môi trường để cạnh tranh thực sự Do đó, các ngân hàng không có cơ hội để tự mình quyết định kế hoạch và lãi suất huy động vốn và cho vay do mình cung cấp cho thị trường, mà do Nhà nước quy định sẵn và được áp dụng thống nhất cho tất cả các ngân hàng đang hoạt động trong nền kinh tế

Trong hiện tại

Kể từ năm 1990 trở lại đây, sự chuyển đổi của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam từ

cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra một bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam Dó là sự hình thành hệ thống tổ chức tín dụng chuyên nghiệp mà nòng cốt là các ngân hàng thương mại, với đầy đủ ý nghĩa và tư cách như là những chủ thể kinh doanh độc lập trong thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng Hiện tại, các quy định pháp luật không chỉ thừa nhận tư cách pháp nhân cho mỗi tổ chức tín dụng mà còn thừa nhận quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền tự do cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng

2 Tình trạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Hoạt động ngân hàng:

- Các TCTD đang cạnh tranh trong tình trạng mật độ các điểm dịch vụ ngân hàng

dày đặc do việc cho mở quá nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) có quy mô, sở

Trang 6

hữu, năng lực khác nhau, nhưng sản phẩm, thị trường cạnh tranh giống nhau Thực trạng này đã dẫn việc chạy đua lãi suất và các hành vi không lành mạnh khác để lôi kéo khách hàng

- Hành vi quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính

của TCTD, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để thu hút người gửi tiền

từ đối thủ cạnh tranh

- Cung cấp các thông tin về vấn đề khó khăn của TCTD khác, đóng giả khách hàng

đến gièm pha hoặc gây rối đối thủ cạnh tranh; Khoán lương, thưởng và thù lao đặc biệt cho cá nhân không dựa vào doanh thu chung, mà căn bản chỉ dựa trên mức huy động vốn

- Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trên cả thị trường 1 và thị trường 2 giữa các NHTM

vẫn khá phổ biến Trong khi việc đầu tư chéo giữa các TCTD, hình thành các công

ty “sân sau” của các tập đoàn kinh tế hay ỷ vào các quyền lực lớn, dùng công ty con để làm cầu, biến NHTM thành “ngân hàng nhà mình” và thao túng các NHTM khác là những hiện tượng không hiếm…, thì văn hóa hợp tác cạnh tranh hay đồng tài trợ trong ngành lại rất yếu, thậm chí nghi kỵ và gây mất lòng tin với nhau ngay trong thị trường 2

- Bất cập lớn nhất trong vai trò tổ chức cuộc chơi chính là NHNN đang đóng vai trò

“Bộ chủ quản” và đại diện cho vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các TCTD nhà nước hơn là vai trò làm Ngân Hàng Trung Ương Chính vì vậy, việc “cầm còi” với tư cách là trọng tài trên sân chơi rất khó có thể tròn vai Thực tế, trên thị truờng dịch

vụ ngân hàng hiện nay, chỉ bằng những quan sát thông thường cũng nhìn thấy rõ hiện tượng “trọng tài” có vấn đề Việc cạnh tranh ở cả hai đầu của nhiều hoạt động kinh doanh của các TCTD phải diễn ra trong điều kiện bị chặn bằng các mệnh lệnh hành chính Điển hình như: “trần” huy động, đối tượng ưu tiên, tín dụng chỉ định, các loại lãi suất chính sách, hạn mức tín dụng theo nhóm… khiến nguồn vốn và

“cầu” tín dụng trong xã hội chỉ chảy về những ngân hàng sở hữu nhà nước hoặc Nhà nước nắm tỷ trọng vốn lớn

Trang 7

- Thực trạng trên có thể xem như là tình trạng “Nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi”

trên sân dịch vụ ngân hàng Vô hình chung đẩy nhiều ngân hàng phi sở hữu nhà nước vào tình thế “đói vốn”, kéo theo đói thanh khoản, tìm cách lách lệnh (chứ không phải lách luật) biến tướng dưới rất nhiều biểu hiện cực chẳng đã, như: khuyến mại, tìm vốn tiền đồng qua huy động vàng, ngoại tệ, huy động các “mối quan hệ”, qua các công ty sân sau để thấu đến các ông chủ quyền lực đích thực tạo vốn ảo…

- Hiện hữu nhất là việc “phân nhóm” để áp dụng công cụ hạn mức tín dụng, trong

khi lại không có “bức tường lửa” nào để phân biệt các nghiệp vụ kinh doanh theo các chuẩn mực bắt buộc khác nhau, như: NHTM, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển Kết cục có thể dẫn đến tình hình là lẽ ra có một số TCTD thua cuộc thực sự trong cạnh tranh thì nay họ có quyền “oán trách” trọng tài vì bị ép buộc bất bình đẳng Cái “chết được định trước” mà không thừa nhận bị thua cuộc trong cạnh tranh gây ra có thể dẫn đến những cú sốc nhân tạo không đáng có…

IV PHÂN TÍCH VỀ LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

1 Sự ra đời và cần thiết của luật cạnh tranh

Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua vào ngày 03 tháng 12 năm 2004 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 Sau hơn 12 năm thi hành, Luật Cạnh tranh đã tạo được hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội

Một nền kinh tế thị trường không thể hoạt động nếu không có hoạt động cạnh tranh Điều phối một cách độc lập hoạt động của các chủ thể hoạt động kinh tế trong thị trường tự do cũng chính là ý nghĩa của cạnh tranh Tuy nhiên, vấn đề độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong thực tế cạnh tranh đã chứng minh sự ngộ nhận của chủ nghĩa này Như vậy, chống những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và đảm bảo Cạnh tranh hoàn hảo phải là hai nhiệm vụ quan trọng nhất của trật tự Pháp lý trong một nền kinh tế thị trường

Trang 8

2 Thực trạng về luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, các TCTD tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm kinh doanh và dịch vụ ngân hàng; đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng sản phẩm kinh doanh và dịch vụ ngân hàng mới tăng lên nhanh chóng về quy mô và đa dạng về loại hình càng làm cho vấn đề kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn

Quan niệm hoạt động cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước Trước khi Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004, nội dung pháp luật cạnh tranh được quy định tản mạn trong rất nhiều văn bản pháp luật theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề kinh doanh Nằm trong bối cảnh chung đó, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 1997 (sửa đổi 2004) cũng dành Điều 16 quy định về hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, quy định về cạnh tranh trong Luật Các TCTD 1997 (sửa đổi 2004) còn nhiều bất cập Theo quy định của Luật Các TCTD 1997 (sửa đổi 2004), các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các TCTD và lợi ích hợp pháp của các bên Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bao gồm:

- Khuyến mại bất hợp pháp.

- Thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của TCTD khác và của khách hàng

- Đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ.

- Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác

Điểm mới quan trọng trong Luật Cạnh tranh 2004 là phân biệt hành vi cạnh tranh thành hai loại là hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh Điều 9 Luật Các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 quy định về hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng Theo đó, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh

Trang 9

không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các TCTD, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và giao cho Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này

Từ quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Các TCTD 2010, có thể rút ra những dấu hiệu

về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD như sau:

- Đó là hành vi của các TCTD phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, trái

với đạo đức thông thường trong kinh doanh

- Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của TCTD khác hoặc với khách hàng Về dấu hiệu này, cần quy định hết sức thận trọng, đặc biệt là xác định như thế nào là thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại, ai

là người chứng minh thiệt hại

Thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể là:

- Thiệt hại ở đây được là những thiệt hại về vật chất, tức là ảnh hưởng tới doanh thu,

khả năng sinh lợi trong hoạt động của đối thủ cạnh tranh và những tổn hại về uy tín của đối thủ cạnh tranh trên thị trường Về dấu hiệu có thể gây thiệt hại cần xem xét kỹ lưỡng, vì hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, đối với những thông tin không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của các TCTD Cạnh tranh không lành mạnh

có thể “giết chết” một TCTD cũng như gây tác động xấu đối với xã hội, đặc biệt là nỗi lo về quyền lợi của người gửi tiền Do vậy, khi có dấu hiệu có thể gây thiệt hại, đối thủ cạnh tranh cần tìm đến một giải pháp hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước

có thẩm quyền để tránh thiệt hại cho cả hai bên cũng như đối với nền kinh tế và xã hội

- Thông thường, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có mức độ ảnh hưởng tiêu cực

trên thị trường hẹp Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ngân hàng, do tính đặc thù trong hoạt động ngân hàng, việc xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng cần được hiểu là trên phạm vi rộng, trên toàn bộ thị trường ngân hàng, bởi lẽ:

Trang 10

 Trong thực tiễn hoạt động, xu hướng hợp tác giữa các TCTD với nhau để cùng tồn tại và phát triển là tất yếu, vấn đề đặt ra là sự hợp tác của các TCTD được thực hiện đến đâu và đến mức nào là nội dung cần phải được quan tâm giải quyết triệt để Sự hợp tác giữa các TCTD chỉ thật sự bình đẳng, thân thiện và minh bạch nếu việc hợp tác này diễn ra công khai, rõ ràng và có thể kiểm soát được Chúng ta vẫn còn nhớ sự kiện Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

do tin đồn thất thiệt đã bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ, nếu không có sự cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và sự

hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn thì nguy cơ phá sản ngân hàng này là điều có thể xảy ra

 Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động rủi ro rất cao, thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như tình trạng lạm phát, thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước và dựa trên niềm tin của người gửi tiền nên nếu ngân hàng “gặp sự cố” thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tế

3 Ưu nhược điểm của luật cạnh tranh hiện nay:

a Ưu điểm

Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do

Với tư cách là lĩnh vực pháp luật đặc thù của nền kinh tế thị trường, pháp luật cạnh tranh bảo vệ cạnh tranh bằng cách chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và loại bỏ mọi hạn chế cạnh tranh trên thị trường Vai trò bảo vệ thị trường lành mạnh của pháp luật được thực hiện theo cơ chế sau đây:

- Trong thị trường tự do và lành mạnh, các doanh nghiệp tự quyết định việc cung

cấp hàng hoá và dịch vụ mà không chịu bất cứ sự chi phối nào từ phía Nhà nước

và các doanh nghiệp khác Người tiêu dùng mua những hàng hoá mà họ cần Thị trường đưa các doanh nghiệp và người tiêu dùng đến với nhau Cơ chế thị trường trong đó giá cả thay đổi theo sự vận động của cung cầu quyết định hành vi của các doanh nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng

Ngày đăng: 29/01/2024, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w