1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao các tổ chức sử dụng đất trong nước lại được phân loại thành tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại Sao Các Tổ Chức Sử Dụng Đất Trong Nước Lại Được Phân Loại Thành Tổ Chức Được Nhà Nước Giao Đất Không Thu Tiền Sử Dụng Đất
Tác giả Nguyễn Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 408,75 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘITIỂU LUẬN KẾTTHÚC HỌC PHẦNMÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI Trang 2 ĐỀ THICâu 1: 5 điểmTại sao các tổ chức sử dụng đất trong nước lại được phân loại thành:tổ

lOMoARcPSD|38545333 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Hương MSSV : 451126 LỚP : N01.TL1 Hà Nội, 2022 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 ĐỀ THI Câu 1: (5 điểm) Tại sao các tổ chức sử dụng đất trong nước lại được phân loại thành: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất? Phân biệt sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất giữa các loại tổ chức này, tại sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2: (5 điểm) Hãy xem xét giá trị pháp lý của các quyết định sau: a Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và thừa uỷ quyền của chủ tịch UBND tỉnh H, ngày 18/4/2014, chủ tịch UBND huyện Y (thuộc tỉnh H) đã ký quyết định giao 1ha đất canh tác cho trường trung cấp nông nghiệp P để xây dựng khu nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp; b Ngày 24/1/2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh K ký quyết định cho doanh nghiệp M thuê 10.000 mét vuông đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh trong thời hạn 50 năm với hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 1 Phần 1 Câu hỏi lý thuyết 1 1.1 Khái quát về tổ chức sử dụng đất trong nước 1 1.2 Lý giải việc phân loại các tổ chức trong nước sử dụng đất thành: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất 1 1.3 Sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất giữa 03 loại tổ chức trên 2 1.3.1 Quyền của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất 2 1.3.2 Quyền của tổ chức được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất 3 1.3.3 Quyền của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất 3 1.4 Nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về quyền trong quá trình sử dụng đất của các loại tổ chức 4 Phần 2 Câu hỏi tình huống .5 2.1 Quyết định thứ nhất .5 2.2 Quyết định thứ hai .6 C KẾT LUẬN 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 A MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt Ngay từ rất sớm, con người đã nhận thức được vai trò và tâm quan trọng của đất đai Tuy nhiên với mong muốn thu được lợi ích tối đa từ đất đai mang lại, một bộ phận dân cư đã không từ bất kỳ một thủ đoạn nào kể cả việc vi phạm pháp luật đất đai để khai thác một cách bất hợp lý Trong điều kiện nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các tổ chức trong nước ngày càng phát triển Vì vậy, để tạo lập một cơ chế quản lý đất đai hiệu quả, pháp luật đất đai đã phân loại tổ chức sử dụng đất trong nước thành các nhóm nhỏ với những quyền khác nhau Do đó, bài tiểu luận xin được phép làm rõ vấn đề này, bên cạnh đó xem xét giá trị pháp lý của hai quyết định được đưa ra trong đề bài B NỘI DUNG Phần 1 Câu hỏi lý thuyết Tại sao các tổ chức sử dụng đất trong nước lại được phân loại thành: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất? Phân biệt sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất giữa các loại tổ chức này, tại sao lại có sự khác nhau đó? 1.1 Khái quát về tổ chức sử dụng đất trong nước Tổ chức sử dụng đất trong nước là một trong các đối tượng sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 Các tổ chức sử dụng đất trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức) Có nhiều căn cứ được dùng để phân loại các tổ chức trong nước sử dụng đất như: căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất, căn cứ vào thời hạn sử dụng đất… Dựa và mỗi căn cứ mà cách phân loại sẽ khác nhau Theo pháp luật đất đai, việc phân loại tổ chức trong nước sử dụng đất chủ yếu căn cứ vào mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính Cụ thể, các tổ chức trong nước sử dụng đất được phân loại thành: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và tổ chức được Nhà nước cho thuê đất 1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 1.2 Lý giải việc phân loại các tổ chức trong nước sử dụng đất thành: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất Thứ nhất, do căn cứ được lựa chọn để phân loại Như đã nêu ở trên, dựa vào việc lựa chọn căn cứ để phân loại các tổ chức sử dụng đất trong nước mà mỗi căn cứ sẽ đưa ra những cách phân loại khác nhau Do pháp luật đất đai lựa chọn mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính để làm căn cứ cho việc phân loại các tổ chức trong nước sử dụng đất 2 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Vì vậy mà các tổ chức sử dụng đất trong nước được phân loại thành ba loại tổ chức: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất Thứ hai, việc phân loại như trên sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng kiểm soát và quản lý Thông thường, việc quản lý, sử dụng đất của tổ chức rất khó khăn, phức tạp và khó kiểm soát Các tổ chức có phạm vi hoạt động rộng lớn, có nhiều thẩm quyền khác nhau (các cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp…) cho nên thường sử dụng đất với những diện tích lớn, giá trị kinh tế cao Tùy mục đích sử dụng, nhu cầu và khả năng của từng tổ chức mà quy mô sử dụng đất của tổ chức có thể lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn hecta Do đó, pháp luật không thể xây dựng quy phạm pháp luật cho riêng từng tổ chức sử dụng đất trong nước được Lựa chọn mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của từng tổ chức làm căn cứ phân loại, xếp từng tổ chức trong nước có điểm tương đồng lại thành một nhóm với nhau sẽ giúp giảm thiểu chi phí, thời gian và công sức trong việc xây dựng pháp luật Như vậy, việc phân loại như trên sẽ giúp các nhà làm luật dễ dàng hơn trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật đối với nhóm tổ chức sử dụng đất trong nước Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước; tránh việc đất được giao, được thuê không được đưa vào sử dụng hay sử dụng thiếu hiệu quả cũng như việc các tổ chức tìm cách trốn tránh nghĩa vụ của mình trong quá trình sử dụng đất 1.3 Sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất giữa 03 loại tổ chức trên Các tổ chức trong quá trình sử dụng đất bên cạnh việc có quyền giống nhau được quy định tại Điều 166 Luật Đất đai năm 2013, thì mỗi loại tổ chức sẽ có những sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất Trước khi phân biệt sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất giữa 03 loại tổ chức, ta cần lưu ý tổ chức được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành được chia thành hai loại bao gồm: tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ quá trình thuê và tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm Trong đó, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê có quyền giống với tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền Vì vậy, trong quá trình phân biệt sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất giữa các loại tổ chức Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 này, quyền của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất sẽ chỉ nêu quyền của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm 1.3.1 Quyền của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất Quyền của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 173 Luật Đất đai năm 2013 Ta có thể nhận thấy sự khác biệt lớn nhất về quyền của loại tổ chức này tại khoản 2 Điều 173: “2 Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.” Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Như vậy, các tổ chức thuộc loại này không được hưởng đầy đủ các quyền của chủ sở hữu trong quá trình sử dụng đất Để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất trong việc tham gia vào quan hệ sử dụng đất, pháp luật quy định có hình thức giao đất là giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất Theo đó nhà nước thường giao đất không thu tiền sử dụng đất với trường hợp sử dụng đất được giao vì mục đích phi lợi nhuận hoặc vì lợi ích công cộng, lợi ích xã hội Do mục đích sử dụng đất của nhóm này nhằm bảo vệ, duy trì sự ổn định, bền vững của các công trình của Nhà nước, của xã hội và để bảo vệ môi trường Vì vậy, các tổ chức này không được tham gia thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản Điều này đã làm nên sự khác biệt về quyền trong quá trình sử dụng đất của nhóm tổ chức này so với hai nhóm tổ chức còn lại 1.3.2 Quyền của tổ chức được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất Quyền của tổ chức được được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 174 Luật Đất đai năm 2013 Có thể dễ dàng thấy được nhóm tổ chức này có thêm các quyền chuyển quyền sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 174: “a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.” Để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, Luật Đất đai đã chú trọng và linh hoạt hơn về các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất, các tổ chức ở trong nhóm phân loại Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 này có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; quyền cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất Bên cạnh đó, với mục đích sử dụng đất là nhằm mục đích kinh doanh, nên các tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất còn có thêm các quyền được quy định như tại điểm c, d, đ trong quá trình sử dụng đất Như vậy, so với hai nhóm tổ chức còn lại, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có năm điểm khác biệt cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất 1.3.3 Quyền của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất Do tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê có quyền giống với tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền trong quá trình sử dụng Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 đất Vì vậy, có thể xem lại quyền của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền ở phần trên để hiểu rõ hơn về quyền của nhóm tổ chức này trong quá trình sử dụng đất Đối với tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, quyền cơ bản trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức này được quy định cụ thể tại Điều 175 Luật Đất đai năm 2013 Khoản 1 Điều 175 quy định về quyền của nhóm tổ chức này như sau: “b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.” Như vậy, cùng là tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, nhưng quyền trong quá trình sử dụng đất của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm khác với tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê Tuy có cùng mục đích sử dụng đất là nhằm mục đích kinh doanh, nhưng thời hạn sử dụng đất của từng hai loại tổ chức này có sự khác nhau Chính sự khác nhau về thời hạn được giao đất, cho thuê đất ấy đã tạo nên những sự khác biệt về quyền trong quá trình sử dụng đất của các loại tổ chức trong nước sử dụng đất này Đó cũng là sự khác nhau cơ bản về quyền của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm so với hai loại tổ chức còn lại 1.4 Nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về quyền trong quá trình sử dụng đất của các loại tổ chức Thứ nhất, do mục đích sử dụng đất của từng loại tổ chức Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền, mục đích sử dụng đất của loại tổ chức này không nhằm mục đích kinh doanh mà nhằm bảo vệ, duy trì sự ổn định, bền vững của các công trình của Nhà nước, của xã hội và để bảo vệ môi trường Vì vậy, các tổ chức này không được tham gia thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản Điều này quyết định việc các tổ chức này không được hưởng đầy đủ các quyền của chủ sở hữu như trong quy định của Luật Đất đai năm Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 2013 Trong khi đó, đối với hai loại tổ chức còn lại, mục đích sử dụng đất là nhằm mục đích kinh doanh Do đó, Nhà nước phải xây dựng nên những chế định về quyền trong quá trình sử dụng đất phù hợp với mục đích sử dụng đất của loại tổ chức này Thứ hai, do thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất Tuy đất được giao, được cho thuê của nhóm tổ chức sử dụng đất trong nước đều là đất sử dụng có thời gian Nhưng đối với tổ chức được Nhà nước giao đất (giao không thu tiền sử dụng đất và giao có thu tiền sử dụng đất), tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 cho toàn bộ thời gian thuê, thời hạn sử dụng đất thường lâu dài Trong khi đó, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm thì thời hạn sử dụng đất thường ngắn Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của từng loại tổ chức, cũng như đảm bảo việc quản lý được hiệu quả thì pháp luật tạo ra những sự khác nhau cơ bản về quyền giữa các loại tổ chức này Mặc dù tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm có chung mục đích sử dụng đất là nhằm mục đích kinh doanh Nhưng do thời hạn sử dụng đất của hai bên khác nhau, nghĩa vụ tài chính trong quá trình sử dụng đất cũng khác nhau, nên việc xây dựng các chế định về quyền có sự khác nhau là điều hợp lý và dễ hiểu Vì vậy, việc có sự khác nhau cơ bản về quyền trong quá trình sử dụng đất của các loại tổ chức trong nước sử dụng đất là điều phù hợp Phần 2 Câu hỏi tình huống Xem xét giá trị pháp lý của các quyết định: 2.1 Quyết định thứ nhất Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và thừa uỷ quyền của chủ tịch UBND tỉnh H, ngày 18/4/2014, chủ tịch UBND huyện Y (thuộc tỉnh H) đã ký quyết định giao 1ha đất canh tác cho trường trung cấp nông nghiệp P để xây dựng khu nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Quyết định trên không hợp pháp Vì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giao đất, cụ thể: Luật Đất đai năm 2013 được ban hành ngày 29/11/2013, tuy nhiên đến ngày 01/07/2013 Luật Đất đai năm 2013 mới chính thức có hiệu lực Trong tình huống trên, chủ tịch UBND huyện Y (thuộc tỉnh H) ký quyết định vào ngày 18/4/2014, thời điểm này Luật Đất đai năm 2003 vẫn còn hiệu lực Do đó, căn cứ để xem xét giá trị pháp lý của quyết định trên là Luật Đất đai năm 2003 Điều 37 Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau: “1 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài 2 Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 3 Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.” Có thể thấy, theo quy định tại khoản 1 Điều 37, Ủy ban nhân dân tỉnh K sẽ có thẩm quyền giao đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo và người Việt Nam định cư nước ngoài Trong khi đó, theo quy định của khoản 2 Điều 37, Ủy ban nhân dân huyện Y (thuộc tỉnh H) có thẩm quyền giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư Xét trong Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 trường hợp trên, Trường trung cấp nông nghiệp P là tổ chức có tư cách pháp nhân1 Vì vậy, Trường trung cấp nông nghiệp P là đối tượng thuộc thẩm quyền giao đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Tuy nhiên, trong trường hợp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh H đã ủy quyền cho chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y (thuộc tỉnh H) để ký quyết định giao đất cho trường trung cấp nông nghiệp P Về vấn đề này, khoản 4 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định như sau: “4 Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền” Như vậy, việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh H ủy quyền cho chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y (thuộc tỉnh H) ký quyết định giao đất 1ha đất canh tác cho Trường trung cấp nông nghiệp P để xây dựng khu nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp hoàn toàn trái với quy định của pháp luật Do đó, quyết định giao đất trên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y không có giá trị pháp lý trong thực tế 2.2 Quyết định thứ hai Ngày 24/1/2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh K ký quyết định cho doanh nghiệp M thuê 10.000 mét vuông đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh trong thời hạn 50 năm với hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê Quyết định trên Ủy ban nhân dân tỉnh K trong tình huống trên là quyết định hợp pháp Vì các lý do sau: Do quyết định được ký vào ngày 24/1/2012, thời điểm này Luật Đất đai năm 2013 vẫn chưa được ban hành và có hiệu lực, vì vậy căn cứ để xem xét giá trị pháp lý của quyết định trên là Luật Đất đai năm 2003 Quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau: “1 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài” Doanh nghiệp M là một tổ chức Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh K hoàn toàn có thẩm quyền ký quyết định cho doanh nghiệp M thuê đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh Về thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 về đất sử dụng có thời hạn như sau: “3 Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh 1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH Quy định về điều lệ trường trung cấp ngày 21 tháng 10 năm 2021 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi năm.” Doanh nghiệp M là tổ chức kinh tế thuê đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, theo quy định trên thời hạn cho thuê đất không quá năm mươi năm Vì vậy, quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh K cho doanh nghiệp M thuê đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh trong thời hạn 50 năm là hoàn toàn đúng với quy định của Luật Đất đai năm 2003 Về hình thức cho thuê đất, có 2 trường hợp như sau: Một là, doanh nghiệp M là tổ chức kinh tế trong nước Vấn đề này được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2003 về các trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm như sau: “e) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm” Như vậy, quyết định trên của Ủy ban nhân dân tỉnh K cho doanh nghiệp M thuê đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh với hình thức trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê là bất hợp pháp Hai là, doanh nghiệp M là tổ chức nước ngoài Vấn đề này được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Đất đai 2003 về các trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê như sau: “a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê” Theo quy định, tổ chức nước ngoài thuê đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần trong cả thời gian thuê Doanh nghiệp M là tổ chức kinh tế thuê 10.000 mét vuống đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh Vì vậy, trường hợp của doanh nghiệp M thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Do đó, việc Ủy ban nhân dân tỉnh K ký quyết định cho Doanh nghiệp M thuê đất với hình thức thuê Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê là đúng với quy định của pháp luật đất đai Qua những phân tích trên, quyết định cho doanh nghiệp M thuê 10.000 mét vuông đất để xây dựng nơi sản xuất kinh doanh trong thời hạn 50 năm với hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh K ký là quyết định hợp pháp C KẾT LUẬN So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều sự thay đổi để khắc phục được những bất cập, hạn chế tồn tại trước đó Việc phân loại tổ chức sử dụng đất trong nước sử dụng đất có vai trò rất lớn trong việc tăng cường cơ chế giám sát, đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu quả Bên cạnh đó, việc quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước Qua nội dung phân tích, mong rằng bài luận sẽ đem đến cho mọi người một cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này Bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được đánh giá từ thầy (cô) để nhận thức của em về vấn được đầy đủ và hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Đất đai năm 2013 2 Luật Đất đai năm 2003 3 Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH Quy định về điều lệ trường trung cấp ngày 21 tháng 10 năm 2021 4 TS Trần Quang Huy (Chủ biên), Giáo trình Luật Đất đai, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2016 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w