1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam

113 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chương Trình Sao Mai Và Sao Mai Điểm Hẹn Của Ban Văn Nghệ Đài Truyền Hình Việt Nam
Tác giả Trần Thị Mỹ Lan
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Vân Hoa
Trường học Viện Quản trị Kinh doanh
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (13)
    • 1.1. Đặc điểm của dịch vụ truyền hình và sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình (13)
      • 1.1.1. Đặc điểm của dịch vụ truyền hình (13)
      • 1.1.2. Sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình (20)
      • 1.1.3. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình 17 1.2. Nội dung đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình. 19 1.2.1. Sự hài lòng của khách hàng đối với những người tham gia chương trình. 20 1.2.2. Sự hài lòng của khách hàng đối với nội dung chương trình (22)
      • 1.2.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với các yếu tố khác (29)
    • 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình (30)
      • 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài chương trình (30)
      • 1.3.2. Các yếu tố bên trong chương trình (33)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH SAO MAI VÀ SAO MAI ĐIỂM HẸN (35)
    • 2.1. Tổng quan về các chương trình ca nhạc của Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam (35)
      • 2.1.1. Tổng quan về Đài truyền hình Việt Nam (35)
      • 2.1.2. Tổng quan về Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam (41)
      • 2.1.3. Tổng quan về chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (44)
    • 2.2. Phân tích sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (47)
      • 2.2.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu (47)
      • 2.2.2. Mức độ mong đợi của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (49)
      • 2.2.4. Sự hài lòng của khách hàng đối với nội dung chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (58)
      • 2.2.5. Sự hài lòng của khán giả đối với các yếu tố khác trong chương trình Sao Mai và (60)
      • 2.2.6. Sự than phiền và sự trung thành của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và (65)
    • 2.3. Kết luận chung về sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và (67)
      • 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ở chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn và nguyên nhân (68)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SAO MAI VÀ SAO MAI ĐIỂM HẸN (73)
    • 3.1. Định hướng phát triển chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (73)
    • 3.2. Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (74)
      • 3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng những người tham gia chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn (74)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung chương trình (81)
      • 3.2.3. Các giải pháp khác (85)
    • 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp (90)
      • 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban Văn nghệ (90)
      • 3.3.2. Thay đổi cơ cấu tổ chức của Ban Văn nghệ (90)
      • 3.3.3. Lựa chọn đối tác phối hợp tổ chức phù hợp (91)
      • 3.3.4. Đảm bảo nguồn vốn (92)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................86 (93)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................87 (94)
  • PHỤ LỤC .........................................................................................................................88 (95)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Đặc điểm của dịch vụ truyền hình và sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình chính là sản phẩm của dịch vụ truyền hình Do đó, để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với một chương trình truyền hình, trước tiên ta phải nghiên cứu đặc điểm của dịch vụ truyền hình.

1.1.1 Đặc điểm của dịch vụ truyền hình

1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ a) Khái niệm dịch vụ

Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất.

Trên giác độ hàng hóa, dịch vụ là hàng hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn một nhu cầu nào đó của thị trường Giá trị của dịch vụ gắn liền với lợi ích mà khách hàng nhận được, thỏa mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng, nó có quan hệ mật thiết với lợi ích tìm kiếm và động cơ mua dịch vụ Chuỗi giá trị mang lại lợi ích tổng thể của người tiêu dùng dịch vụ Trong chuỗi giá trị, có giá trị của dịch vụ chính do những hoạt động chủ yếu trong dịch vụ tạo ra và mang lại lợi ích cơ bản cho người tiêu dùng Tương tự, giá trị của dịch vụ phụ do những hoạt động phụ trợ tạo nên và mang lại lợi ích phụ thêm. b) Các cấp độ dịch vụ

- Dịch vụ cơ bản: Là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thỏa mãn lợi ích cơ bản của người tiêu dùng đối với dịch vụ đó Đó chính là mục tiêu tìm kiếm của người mua.

- Dịch vụ bao quanh: Là những dịch vụ phụ hoặc các khâu của dịch vụ được hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng Dịch vụ bao quanh có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi ích cốt lõi hoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm.

- Dịch vụ sơ đẳng: Bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ bao quanh của doanh nghiệp phải đạt tới một mức độ nào đó và tương ứng, người tiêu dùng nhận được một chuỗi giá trị xác định nào đó phù hợp với chi phí mà khách hàng đã thanh toán. Dịch vụ sơ đẳng gắn liền với cấu trúc dịch vụ, với các mức và quy chế dịch vụ của những nhà cung cấp.

- Dịch vụ tổng thể: Là hệ thống dịch vụ bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ bao quanh và dịch vụ sơ đẳng Dịch vụ tổng thể thường không ổn định, nó phụ thuộc vào thành phần dịch vụ hợp thành Doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng dịch vụ tổng thể khi tiêu dùng nó Dịch vụ tổng thể thay đổi, lợi ích cũng thay đổi theo.

Lấy dịch vụ hàng không làm ví dụ.

Dịch vụ cơ bản là dịch vụ “chuyên chở hành khách” nhằm thỏa mãn lợi ích cơ bản của khách hàng sử dụng dịch vụ là “di chuyển”.

Dịch vụ bao quanh là dịch vụ như “phòng chờ, ăn uống, sách báo, phim ảnh trên máy bay, số kg hành lí được mang theo…” mang lại những lợi ích phụ thêm cho khách hàng về sự thoải mái tinh thần khi sử dụng dịch vụ.

Dịch vụ sơ đẳng: Với mỗi mức phí bỏ ra (tiền mua vé), khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ khác nhau Ví dụ: Khách hàng hạng vé phổ thông đi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng phòng chờ chung, được ăn đồ ăn theo tiêu chuẩn trên máy bay, số kg hành lí mang theo không quá 10kg, được phục vụ một số lượng sách báo theo quy định… Trong khi đó cũng là tuyến bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng hạng thương gia với giá vé cao hơn sẽ được sử dụng phòng chờ riêng hiện đại, được ăn đồ ăn với thực đơn riêng, cao cấp, số kg hành lí có thể mang theo tới 20kg, có danh mục sách báo và phim ảnh riêng…

Dịch vụ tổng thể: Bao gồm tất cả các dịch vụ trên, thay đổi theo từng chặng bay và từng thời điểm khác nhau. c) Đặc điểm dịch vụ

Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt có 4 đặc điểm nổi bật được minh họa trong hình sau:

Hình 1.2 Bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ

Nguồn: Giáo trình Marketing Dịch vụ - TS Lưu Văn Nghiêm

- Dịch vụ không hiện hữu: Đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ Dịch vụ là vô hình, không tồn tạo dưới dạng vật thể Tính không hiện hữu được biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ Nhờ đó người ta có thể xác định được mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ thuần túy và các mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu.

Từ hàng hóa hiện hữu tới dịch vụ phi hiện hữu có bốn mức độ sau.

+ Hàng hóa thuần túy: Hàng hóa hữu hình không có dịch vụ đi kèm (cốc chén, nến, gạo…)

+ Hàng hóa kèm dịch vụ: Hàng hóa hữu hình khi tiêu dùng phải có dịch vụ đi kèm để tăng sự thỏa mãn (xe hơi, điều hòa đi kèm dịch vụ bảo hành, bảo trì…)

+ Dịch vụ kèm hàng hóa: dịch vụ được thỏa mãn thông qua sản phẩm hàng hóa hiện hữu (hàng không, y tế, khách sạn, du lịch…)

+ Dịch vụ thuần túy: hoàn toàn không hiện hữu (tư vấn, đào tạo…)

Không tách rời Không tồn trữ

Không đồng nhấtDịch vụ

- Dịch vụ không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ là không đồng nhất, không thể đo lường và quy chuẩn hóa được do dịch vụ là vô hình và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khó kiểm soát Dịch vụ được thực hiện bởi những người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ với những tính cách và sở thích khác nhau.

- Dịch vụ không tách rời: Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng Nếu chưa có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ, do đó phải có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình sản xuất mới thực hiện được.

- Sản phẩm dịch vụ không tồn trữ: Dịch vụ không thể tồn kho, không cất trữ và không thể vận chuyển từ khu vực này tới khu vực khác Dịch vụ không tồn trữ được nên việc sản xuất, mua bán và tiêu dùng dịch vụ bị giới hạn bởi thời gian, quy định sản xuất và tiêu dùng phải diễn ra đồng thời, trực tiếp và trong một thời gian giới hạn Nếu không tuân theo những quy định đó sẽ không có cơ hội mua bán và tiêu dùng chúng.

Bốn đặc điểm trên là chung nhất của dịch vụ, tuy nhiên mức độ biểu lộ của các đặc tính sẽ khác nhau tùy từng loại hình dịch vụ.

1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ truyền hình

Sản phẩm của dịch vụ truyền hình là những chương trình truyền hình Khách hàng sử dụng sản phẩm của dịch vụ truyền hình là khán giả Việc “sản xuất” sản phẩm dịch vụ truyền hình chính là việc tổ chức, quay hình và phát sóng những chương trình truyền hình trên ti vi và việc “tiêu dùng” sản phẩm dịch vụ truyền hình của khách hàng chính là việc khán giả xem, theo dõi, thưởng thức các chương trình ấy Dịch vụ truyền hình có những đặc điểm sau:

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình truyền hình

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài chương trình

1.3.1.1 Xu thế toàn cầu hóa trong truyền hình

Việt Nam gia nhập WTO, điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn tạo điều kiện để nước ta giao lưu văn hóa – xã hội, và lẽ dĩ nhiên trong đó có cả dịch vụ truyền hình Nếu như trước đây, khán giả chỉ có thể theo dõi các chương trình truyền hình trong nước thì ngày nay, qua hệ thống truyền hình cáp, truyền hình kĩ thuật số, khán giả đã có thể theo dõi hầu hết các kênh truyền hình nổi tiếng trên thế giới như: StarWorld, StarMovies, Discovery, AXN, MTV… Hơn thế nữa, sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới internet còn giúp khán giả không chỉ theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp trên TV mà còn có thể xem lại trên máy tính, qua các website… Họ cũng có thể giao lưu với các khán giả từ khắp nơi trên thế giới để nhận xét, đánh giá về các chương trình Vậy xu thế toàn cầu hóa trong truyền hình ảnh hưởng ra sao tới sự hài lòng của khách hàng?

Có một thực tế rằng, công nghệ truyền hình ở nước ta còn kém phát triển so với nhiều nước trong khu vực và kém xa so với thế giới Chính vì vậy, khi khán giả có cơ hội theo dõi các kênh truyền hình nổi tiếng với những chương trình truyền hình đã xây dựng được thương hiệu qua hàng chục năm, họ sẽ có sự so sánh, từ sự so sánh đó hình thành các mong đợi Ví dụ trước đây, khi chỉ xem các chương trình trong nước, họ có thể cho rằng như thế đã là hay, nhưng giờ đây, khi xem những chương trình tương tự với công nghệ vượt bậc của nước ngoài, họ sẽ mong đợi rằng những chương trình trong nước cũng phải đạt được chất lượng như chương trình quốc tế Những mong đợi của khán giả càng được nâng cao thì sự hài lòng của họ càng khó đạt được Chúng ta không thể bao biện rằng do kinh tế nước ta còn kém phát triển, điều kiện kĩ thuật chưa có… Khán giả không quan tâm tới đài truyền hình Việt Nam ra sao, họ chỉ quan tâm tới việc họ nhận được những chương trình như thế nào và chương trình có đáp ứng được những mong đợi của họ hay không, hay nói cách khác chương trình có làm họ hài lòng hay không.

1.3.1.2 Các yếu tố kinh tế - chính trị trong nước

Nền kinh tế nước ta từ sau mở cửa cho tới nay đã đạt được những thành tích đáng kể Từ một quốc gia không đủ ăn, sống chủ yếu nhờ nguồn viện trợ ở bên ngoài, chúng ta đã vươn lên trở thành một cường quốc trong xuất khẩu lương thực… Đặc biệt trong một thập kỉ gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP nước ta đạt 7,26%/năm

Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế là sự thay đổi trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với quản lí báo chí nói chung và dịch vụ truyền hình nói riêng Ở nước ta, mục tiêu cao nhất của báo chí cách mạng là phục vụ cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của nhân dân Bởi vậy, quản lý nhà nước về báo chí trong từng thời kỳ phát triển của đất nước cũng có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi hàng ngày của thực tế đời sống Đối với truyền hình, trước đây, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tập trung vào các chương trình thời sự và thông tin kinh tế nhằm truyền bá các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, những chương trình khác chỉ đóng vai trò phụ Các kênh truyền hình từ trung ương tới địa phương đều thuộc sự quản lí trực tiếp của nhà nước và hoàn toàn không cho phép sự phát triển của các kênh truyền hình tư nhân Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, đứng trước xu thế hội nhập, sự quản lí của Đảng và Nhà nước cũng thay đổi theo hướng “mở” và hiện đại, tạo điều kiện cho dịch vụ truyền hình phát triển Các chương trình thời sự và thông tin kinh tế vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên các chương trình văn hóa – giải trí – giáo dục cũng rất được chú trọng, cùng với đó là cho phép các đài truyền hình mở rộng thêm hàng loạt kênh sóng mới và ủng hộ sự ra đời của các kênh truyền hình tư nhân

Những thay đổi trong kinh tế, chính trị đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của dịch vụ truyền hình Từ chương trình truyền hình đầu tiên phát sóng ngày 7 tháng 9 năm 1975, đến nay, ngành truyền hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của 67 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương Đó là chưa kể trong thời gian tới, nhiều tổ chức, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt những kênh truyền hình riêng của mình như: AVG (Công ty Nghe nhìn toàn cầu), Truyền hình Công An Nhân dân (Bộ Công An)… Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, cánh cửa thông tin rộng mở đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành truyền hình nâng cao chất lượng nội dung và chất lượng sóng với nhiều thể loại chương trình khác nhau, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của người dân.

Sự nâng cao không ngừng về số lượng và chất lượng của các chương trình truyền hình đã giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn Từ chỗ chỉ có một vài chương trình truyền hình (thời điểm ba mươi năm về trước), ngày hôm nay, khán giả đã có tới hàng trăm kênh truyền hình với hàng ngàn chương trình để lựa chọn và trong đó nhiều kênh đã phát sóng 24/24 Chính vì vậy khán giả có cơ hội so sánh những chương trình truyền hình của các kênh sóng và các đài truyền hình khác nhau dẫn đến sự mong đợi của khách hàng ở một chương trình truyền hình càng lớn, khả năng thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng càng khó hơn.

1.3.1.3 Các yếu tố văn hóa, xã hội trong nước

Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình có thể chia thành ba nhóm chính:

- Các yếu tố văn hóa: Nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội

Mỗi nền văn hóa ở mỗi quốc gia, mỗi nhánh văn hóa ở các dân tộc và các vùng địa lí và mỗi khán giả ở tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có những sở thích khác nhau đối với dịch vụ truyền hình

- Các yếu tố xã hội: sự hài lòng của khán giả bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các nhóm tham khảo (bạn bè, đồng nghiệp) hay gia đình Cảm nhận của khán giả về dịch vụ truyền hình thường chịu tác động bởi cảm nhận của những người sống xung quanh mình Do đó ta thường thấy, những người cùng nghề nghiệp hay có cảm nhận giống nhau hay những người trong một gia đình cũng thường có cách đánh giá như nhau về các dịch vụ truyền hình.

- Các yếu tố cá nhân: Sự hài lòng về dịch vụ truyền hình còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cá nhân của mỗi khách hàng như: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tính cách…

Ví dụ, cùng là các chương trình truyền hình nhưng phụ nữ lại thích phim ảnh, ca nhạc, thời trang, trong khi đó đàn ông thường quan tâm tới thời sự, thể thao

Hay những khán giả trẻ thường thích phim hài, phim hành động, phim kinh dị, trong khi khán giả lớn tuổi lại thích các bộ phim tâm lí hay dòng phim gia đình.

Từ những sở thích khác nhau đó, họ sẽ hình thành nên những mong đợi khác nhau đối với các chương trình truyền hình họ theo dõi, và như thế sự hài lòng của khán giả về cùng một chương trình cũng khác nhau.

1.3.2 Các yếu tố bên trong chương trình

Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ truyền hình còn chịu tác động của các yếu tố bên trong đó là:

- Nhà sản xuất (NSX): Hiện nay, với xu thế xã hội hóa mạnh mẽ trong truyền hình, NSX chương trình truyền hình có thể là Đài THVN hoặc có thể là một đơn vị truyền thông ngoài đài, khi ấy Đài THVN đóng vai trò là đơn vị phối hợp thực hiện. Trong những chương trình hợp tác sản xuất, mức độ tham gia vào công tác sản xuất của Đài THVN cũng sẽ tùy thuộc vào từng chương trình Có những chương trình, đài THVN vẫn chịu trách nhiệm sản xuất nội dung chính, đơn vị truyền thông chỉ chịu trách nhiệm về trang thiết bị và các yếu tố hậu cần Trong khi đó có những chương trình đơn vị truyền thông là NSX chính, đài THVN chỉ thực hiện ghi hình và phát sóng chương trình đó Việc NSX là ai sẽ quyết định tiêu chí, mục đích, nội dung cũng như cách thức thực hiện chương trình, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình.

- Nguồn vốn tổ chức chương trình: Nguồn vốn này có thể tới từ một trong hai nguồn: từ nguồn vốn của Đài hay từ nguồn tài trợ bên ngoài hoặc từ cả hai nguồn vốn trên Nguồn vốn như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các yếu tố liên quan đến tổ chức chương trình truyền hình.

PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH SAO MAI VÀ SAO MAI ĐIỂM HẸN

Tổng quan về các chương trình ca nhạc của Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về Đài truyền hình Việt Nam a) Quá trình ra đời và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là THVN; có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Television, viết tắt là: VTV. Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng.

Sự ra đời và phát triển của Đài THVN được trải qua những giai đoạn sau đây:

- Thời kì phát sóng thử nghiệm

+ 7.9.1970 chương trình Vô tuyến truyền hình Việt Nam đầu tiên của Truyền hình Việt Nam được phát sóng thử nghiệm thành công, trở thành 'Ngày Truyền thống của Đài Truyền hình Việt Nam'.

+ 27.1.1971: phát sóng chương trình Truyền hình đầu tiên cho nhân dân Thủ đô Hà Nội xem.

+ 5.1973: khởi công xây dựng Trung tâm truyền hình Giảng Võ.

+ 16.6.1976: Chuyển công tác khai thác phát sóng từ 58 Quán Sứ về Trung tâm truyền hình Giảng Võ.

- Thời kì phát sóng chính thức

+ 5.7.1976 phát chính thức hàng ngày từ 19h đến 21h Riêng thứ Bảy và Chủ nhật từ 19h-21h30.

+ 1/8/1986 chuyển hẳn sang phát Truyền hình màu.

- Thời kì phát sóng nhiều kênh qua vệ tinh

+ 1.1.1991 Chính thức chuyển sang hệ Truyền hình màu PAL/D/K Tháng 2/1991 chính thức truyền chương trình Truyền hình quốc gia cho các Đài địa phương thông qua hệ thống vệ tinh.

+ 31.3.1996 phát sóng chương trình đầu tiên của kênh VTV3.

+ 1.1.1998, kênh VTV4 chính thức phát sóng chương trình đầu tiên.

+ 31.3.1998, tách kênh VTV3 Đài THVN phát sóng trên 4 kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4.

+ 1.7.2001, phát sóng thử nghiệm Truyền hình số mặt đất

+ 10.2.2002 chương trình Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) của Đài THVN phát sóng thử nghiệm qua vệ tinh.

+ 29.4.2007, phát sóng thử nghiệm kênh VTV6 trên hệ thống DTH và Cable. + 8.10.2007, chính thức phát sóng VTV9 – kênh dành riêng cho khán giả phía Nam

+ 7.9.2010, chính thức phát sóng analog VTV6

Như vậy, hiện nay, Đài THVN đang phát sóng toàn quốc 6 kênh:

- VTV1: Kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội

- VTV2: Kênh khoa học và giáo dục, nhằm vào đối tượng sinh viên, học sinh và cải thiện giáo dục cộng đồng Nội dung chương trình tập trung vào các chủ đề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin phát minh công nghệ VTV2 đang có kế hoạch phát triển các chương trình giáo dục từ xa cho các cấp đại học và các ngành nghề cụ thể.

- VTV3: Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế Đây là kênh truyền hình rất được ưa chuộng tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú, chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi.

- VTV4: Kênh dành cho người Việt Nam tại nước ngoài: Nội dung bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt nam - Đất nước, Con người, các chương trình du lịch, văn hóa Kênh được phát sóng bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh.

- VTV5: Kênh truyền hình tiếng dân tộc Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu trên các vùng đồi núi xa xôi Kênh chương trình này được đánh giá là cách hiệu quả nhất để kết nối với những người dân này và đem đến cho họ các thông tin về chính sách của chính phủ, các sự kiện đang diễn ra trên đất nước Việt Nam Bằng cách này, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong đất nước đã được giảm bớt.

- VTV6: Kênh truyền hình dành cho thanh, thiếu niên.

Quy hoạch phát triển Đài truyền hình Việt Nam đến năm 2015 được Thủ tướng thông qua nêu rõ ngoài 6 kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 và VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát triển thêm 2 kênh là kênh giáo dục VTV7 và kênh tiếng Anh VTV8 Các Trung tâm truyền hình Việt Nam tại các khu vực tập trung phản ánh về các vấn đề của các địa phương theo định hướng chung của Đài với thời lượng từ 8-18 giờ/ngày, phủ sóng 100% dân số cả nước, ổn định chất lượng ngày và đêm Đài truyền hình Việt Nam sẽ tăng cường thông tin đối ngoại, đảm bảo hội nhập thông tin khu vực và quốc tế Quy hoạch cũng đặt mục tiêu 100% các chương trình truyền hình được sản xuất bằng công nghệ số. c) Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam

Hiện nay Đài THVN đang có: 1 tổng giám đốc (TGĐ), 3 phó tổng giám đốc,

6 tổ chức giúp việc TGĐ, 19 tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình và 14 tổ chức sự nghiệp khác

TGĐ là người lãnh đạo, quản lý mọi mặt hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam; định hướng nội dung chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam; công tác tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế, kiểm tra, nội bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; công tác tài chính, kinh tế và kế hoạch thu chi hàng năm của Đài Truyền hình Việt Nam; công tác bản quyền của Đài Truyền hình Việt Nam TGĐ là người quyết định các kênh và khung chương trình của các kênh. Chỉ đạo các việc tuyên truyền và các sự kiện lớn, quyết định các dự án đầu tư và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam TGĐ và 3 phó TGĐ trực tiếp phụ trách một số đơn vị nhất định Mỗi đơn vị đứng đầu bởi trưởng, phó Ban (đối với các ban) và giám đốc, phó giám đốc (đối với các trung tâm và các tổ chức sự nghiệp khác).

Cơ cấu tổ chức của Đài THVN như sau:

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam

Nguồn: Website của Đài Truyền hình Việt Nam

- Ban xây dựng cơ chế, chính sách

- Trung tâm Quảng cáo và

- Trung tâm Khai thác phim truyền hình

- Trung tâm Mua sắm thiết bị vật tư truyền hình

- Trung tâm Kỹ thuật truyền hình cáp

- Ban Truyền hình tiếng dân tộc

- Ban Biên tập truyền hình cáp

- Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự

- Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ

- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình

- Trường cao đẳng truyền hình

- Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình

- Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng

- Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình

- Trung tâm Tin học và Đo lường

- Ban Quản lí dự án Mạnh phát hình quốc gia

- Ban Thư ký biên tập

- Ban Tổ chức cán bộ

- Ban Kế hoạch – Tài chính

- Ban Hợp tác quốc tế

- Ban Thể thao – Giải trí và Thông tin Kinh tế

- Trung tâm sản xuất phim truyền hình

- Các cơ quan thường trú của Đài THVN tại nước ngoài (Lien bang Nga, CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia, Washington – Mỹ)

- Ban Quản lí đầu tư xây dựng Trung tâm THVN d) Tổng quan các chương trình ca nhạc của Đài Truyền hình Việt Nam

Hiện nay, Đài THVN có 4 tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình ca nhạc chủ yếu, đó là: Ban Văn nghệ, Ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế, Ban Khoa giáo và Ban Thanh thiếu niên Ngoài ra còn có các chương trình ca nhạc nhỏ của các trung tâm THVN tại địa phương, Ban biên tập truyền hình cáp cũng sản xuất các chương trình ca nhạc riêng chỉ phát sóng trên truyền hình cáp.

Tuy cùng là ca nhạc nhưng chương trình của mỗi Ban biên tập lại được phát sóng trên những kênh khác nhau và có các tiêu chí, đối tượng khán giả khác nhau:

- Các chương trình ca nhạc của Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế phát sóng trên kênh VTV3, nội dung mang nặng tính giải trí, đối tượng là mọi tầng lớp khán giả.

- Các chương trình ca nhạc của Ban Khoa giáo phát sóng trên kênh VTV2, nội dung mang tính giáo dục: Dạy – Học hát, học đàn và các chương trình ca nhạc dành cho thiếu nhi.

- Các chương trình ca nhạc của Ban Thanh thiếu niên phát sóng trên kênh VTV6, nội dung mang nặng tính giải trí, đối tượng hướng tới là thanh thiếu niên.

- Các chương trình ca nhạc của Ban Văn nghệ phát sóng trên kênh VTV1 và VTV3, nội dung vừa mang tính giải trí, vừa mang tính học thuật và chuyên sâu, đối tượng là mọi tầng lớp khán giả.

Phân tích sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

và Sao Mai điểm hẹn

2.2.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu

Khán giả được lựa chọn một cách ngẫu nhiên (phi xác suất), tuy nhiên trước khi tiến hành trả lời phiếu câu hỏi, khán giả đó sẽ phải trả lời một câu hỏi loại trừ là

“Bạn có xem chương trình ca nhạc SM và SMĐH hay không? Chỉ những khán giả có theo dõi hai chương trình này mới trở thành đơn vị của mẫu điều tra Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ phần trăm

Thu nhập bình quân tháng

Nguồn: Kết quả điều tra

- Cơ cấu giới tính: Khán giả nữ theo dõi chương trình chiếm tới 59% trong khi các khán giả nam chỉ có 41% Thực ra điều này cũng dễ hiểu khi bản thân tính cách nữ giới nhìn chung quan tâm tới văn hóa văn nghệ hơn nam giới, trong khi sở thích của nam giới lại thường là thể thao, chính trị hay khoa học.

- Cơ cấu tuổi: Trong mẫu nghiên cứu, số khán giả từ 25 – 34 chiếm đông nhất 34%, tiếp theo là nhỏ hơn 24 tuổi 29%, thứ ba là độ tuổi từ 35 đến 44, hai nhóm xếp cuối cùng là các độ tuổi từ 45 – 54 tuổi và từ 55 tuổi trở lên.

- Khu vực cư trú: Địa bàn điều tra là Thủ đô Hà Nội Khu vực cư trú được chia thành nội thành Hà Nội: 84% và ngoại thành Hà Nội: 16% Mẫu nghiên cứu chủ yếu là các khán giả sống tại nội thành Hà Nội.

- Thu nhập bình quân: Chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong mẫu điều tra là các khán giả có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng (48%), đây là mức thu nhập trung bình và là mức phổ biến đối với cán bộ, viên chức ở Hà Nội hiện nay Đứng thứ hai là những người có thu nhập dưới 5 triệu đồng (23%), trong số này có một phần là công nhân, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, một phần là các bạn sinh viên đã có thu nhập từ việc làm thêm Tiếp đó là những người chưa có thu nhập (17%), đây là các Học sinh – sinh viên, họ tiêu dùng bằng tiền của bố mẹ Những người có thu nhập khá và cao (từ 10 triệu đồng trở lên) chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ Tuy nhiên trong thực tế, mức phân bố này sẽ sai khác một chút do người được điều tra thường có xu hướng khai mức thu nhập thấp hơn thu nhập thật của họ.

- Nghề nghiệp: nghề nghiệp phổ biến trong mẫu điều tra là: Học sinh – Sinh viên, Nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, truyền thông – báo chí Ít nhất là các chủ doanh nghiệp.

2.2.2 Mức độ mong đợi của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

Bảng kết quả phân tích mức độ mong đợi của khách hàng được thể hiện như sau:

Bảng 2.2 Mức độ mong đợi của khán giả đối với chương trình SM và SMĐH

Yếu tố Điểm trung bình Xếp hạng

Những người tham gia chương trình 4,55 1

Nguồn: Kết quả điều tra

Vậy là đối với khán giả, những người tham gia chương trình và nội dung chương trình là hai yếu tố được mong đợi nhiều nhất Hai yếu tố này đều có điểm trung bình lớn hơn 4 (tính trên thang điểm 5) và cao hơn hẳn điểm trung bình của các yếu tố khác, điều đó cho thấy khán giả đặc biệt kì vọng rất cao ở hai yếu tố này. Các yếu tố còn lại đều có điểm trung bình lớn hơn 3 tuy nhiên sự chênh lệch về điểm trung bình giữa các yếu tố đó không cao, điều đó cho thấy khách hàng đều quan tâm tới những yếu tố đó nhưng sự mong đợi chỉ ở mức độ trung bình

Với hai yếu tố đầu tiên là những người tham gia và nội dung chương trình, sự mong đợi không khác nhau quá nhiều giữa giới tính, lứa tuổi, khu vực sống, thu nhập hay nghề nghiệp Hầu hết các khách hàng được điều tra đều chấm điểm rất cao cho hai yếu tố này (mức điểm 5 hay 4) Nhưng với các yếu tố tiếp theo thì khác, có sự ảnh hưởng tương đối của các yếu tố cá nhân đến sự mong đợi của khán giả.

Về yếu tố trang thiết bị, sự khác nhau thể hiện rõ ở các khán giả có nghề nghiệp khác nhau Những khán giả thuộc nhóm ngành truyền thông – báo chí và nghệ thuật thường mong đợi rất cao ở yếu tố trang thiết bị do họ là những người thông hiểu về nghệ thuật biểu diễn và sân khấu âm nhạc, họ hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này Trong khi đó những khán giả thuộc nhóm ngành nghề khác thường mong đợi về yếu tố này ở mức trung bình.

Với hệ thống bình chọn, sự mong đợi khác nhau thể hiện rõ rệt ở các khán giả có lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau Các khán giả ở lứa tuổi từ 35 trở xuống và thuộc nhóm học sinh – sinh viên, nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng,truyền thông – báo chí và nghệ thuật thường khá quan tâm đến hệ thống bình chọn do họ là những người thường xuyên nhắn tin bình chọn cho các thí sinh họ yêu mến, vì vậy việc hệ thống bình chọn hoạt động ra sao rất quan trọng đối với họ, họ mong đợi nhiều về một hệ thống bình chọn hoạt động tốt, dễ dàng bình chọn cho ca sĩ họ yêu mến Trong khi các nhóm khán giả khác thường cho điểm mong đợi về hệ thống bình chọn không cao do họ gần như không quan tâm tới việc bình chọn cho thí sinh nào

Với các yếu tố hỗ trợ, sự mong đợi của khán giả đối với các yếu tố hỗ trợ khác nhau khá rõ ở lứa tuổi khác nhau Các khán giả trẻ tuổi (từ 24 tuổi trở xuống) và các khán giả lớn tuổi (từ 55 tuổi) trở lên thường mong đợi nhiều ở các yếu tố này, họ rất quan tâm đến hình thức của các thí sinh tham dự chương trình và cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng, vì vậy số điểm mong đợi của họ đối với yếu tố này có thể là 4 và có khi tới 5 điểm Điều này phù hợp với tâm lí của những người trẻ tuổi và những người lớn tuổi Trong khi đó ở các lứa tuổi các, điểm số cho yếu tố này thường là 3, thậm chí là 2 vì họ cho rằng ngày nay, các thí sinh khi tham gia các cuộc thi ca hát thường đã tự biết cách làm cho mình có được hình ảnh đẹp, do đó các yếu tố hỗ trợ về mặt hình thức cho thí sinh chỉ đóng vai trò phụ.

Về hoạt động quảng bá, các khán giả có nghề nghiệp khác nhau có sự mong đợi khác nhau đối với các hoạt động quảng bá Nhìn chung yếu tố này được các khán giả thuộc nhóm truyền thông – báo chí và nghệ thuật đánh giá cao, họ cho là các công cụ quảng bá đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm nhận của khán giả về chương trình, họ mong đợi nhiều ở yếu tố này, trong khi các nhóm khán giả khác lại không coi trọng yếu tố này lắm, họ cho điểm mong đợi rất thấp.Việc lặp đi lặp lại quảng cáo về một chương trình tác động từ từ lên ý thức của khán giả, dần dần hình thành trong khán giả đó sự “tò mò”, dẫn đến việc tìm hiểu về chương trình đó ra sao Tương tự, những nhận định “hay, dở” của các trang báo cũng sẽ tác động một cách tự nhiên như vậy đến khán giả, dần hình thành trong tâm trí khán giả những cảm nhận giống như nhận định của các bài báo họ đọc được, tuy nhiên họ sẽ cho rằng đó là cảm nhận tự nhiên của họ chứ không chịu một tác động ngoại lai nào, do đó họ không đánh giá cao sự ảnh hưởng của hoạt động quảng bá.

Công tác tổ chức thường có điểm mong đợi của khán giả thấp do chương trình họ được xem là qua truyền hình chứ không phải theo dõi trực tiếp tại sân khấu, khung thời gian phát sóng chương trình thường không thay đổi nhiều do đó chương trình được tổ chức ở đâu, ngày nào không ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của khán giả đối với chương trình Tuy nhiên yếu tố này lại rất được các khán giả thuộc nhóm truyền thông – báo chí quan tâm do nó ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện tác nghiệp của họ trong quá trình đưa tin, quảng bá về chương trình.

Như vậy có thể thấy, ngoài hai yếu tố được mong đợi nhiều nhất là những người tham gia chương trình và nội dung chương trình, sự mong đợi của khán giả đối với các yếu tố còn lại đều chịu tác động một cách tương đối của yếu tố cá nhân, trong đó chủ yếu là yếu tố nghề nghiệp hay cụ thể hơn là các khán giả thuộc nhóm truyền thông báo chí và hoạt động nghệ thuật so với các nhóm nghề nghiệp còn lại.

Kết luận chung về sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình Sao Mai và

2.3.1 Những thành công của chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

Qua phân tích có thể thấy nhìn chung SM và SMĐH vẫn nhận được sự yêu mến của nhiều khán giả truyền hình, là hai trong số các chương trình ca nhạc được yêu thích nhất, được nhiều khán giả thường xuyên theo dõi và đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như uy tín của chương trình.

Khán giả tương đối hài lòng với các tiêu chí sau :

Về những người tham gia chương trình: Khán giả khá hài lòng với hình thức của thí sinh, mức độ nổi tiếng và hình thức của MC, cá tính và hình thức của BGK/ HĐNT, các khách mời trong chương trình Những người tham gia trong SM và SMĐH đã tự mình tạo ra những sức hút riêng không nhỏ đối với chương trình trong suốt nhiều năm qua, tạo nên thương hiệu cho nhiều MC, ca sĩ, nhạc sĩ có cơ hội xuất hiện trên sân khấu đó.

Về nội dung chương trình: Khán giả tương đối hài lòng với số lượng và độ dài của các phóng sự - clip, nó giúp cho chương trình trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn.

Về các yếu tố khác: Khán giả tương đối hài lòng với hệ thống âm thanh và ánh sáng, cú pháp bình chọn, trang điểm và làm tóc, quảng cáo trên TV, ngày phát sóng và địa điểm tổ chức Chính những yếu tố này đã tạo nên những hình ảnh đẹp cho chương trình trên sóng truyền hình, tạo điều kiện để khán giả có thể tiếp cận, tương tác trực tiếp và sâu rộng hơn với chương trình, tăng sự hấp dẫn của SM và SMĐH trong mắt khán giả.

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại ở chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn và nguyên nhân

2.3.2.1 Những vấn đề còn tồn tại ở Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

Bên cạnh những tiêu chí làm khán giả hài lòng, có thể thấy SM và SMĐH còn rất nhiều tiêu chí khác không làm hài lòng khán giả, thậm chí bị khán giả đánh giá rất thấp

Về những người tham gia chương trình : Khán giả không hài lòng với các tiêu chí sau :

- Cá tính, sự mới mẻ và giọng hát của thí sinh : Các thí sinh SM và SMĐH thiếu cá tính, hầu hết là các gương mặt cũ, đã quen thuộc trên truyền hình hoặc nhiều cuộc thi ca nhạc khác, giọng hát không nổi bật, thậm chí nhiều thí sinh có kĩ thuật non kém, giọng hát thiếu thuyết phục.

- Phong cách dẫn của MC : MC nói dài dòng, khuôn sáo, phong cách dẫn thiếu linh hoạt, không có sự mới mẻ, không có khả năng lôi cuốn khán giả.

- Chuyên môn và mức độ nổi tiếng của BGK/HĐNT : khán giả cho rằng nhiều thành viên của BGK/HĐNT chưa đủ năng lực chuyên môn và mức độ nổi tiếng để đảm nhận vai trò cầm cân nảy mực trong một cuộc thi lớn như SM và SMĐH Nhiều đánh giá của BGK/HĐNT đi ngược lại với đánh giá chung của khán giả, có những giọng hát tồi lại được cho điểm cao và thậm chí là giành giải lớn, trong khi đó có những thí sinh có giọng hát rất hay, chinh phục được khán giả lại bị loại.

- Ban nhạc : Ban nhạc của SM và SMĐH chơi thiếu chuyên nghiệp và không sáng tạo, bản phối cũ, cách chơi rời rạc, thiếu tập trung, thậm chí có trường hợp ban nhạc đánh sai tông làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng biểu diễn của thí sinh.

Về nội dung chương trình : Khán giả không hài lòng về các tiêu chí :

- Mức độ gay cấn và độ dài của mỗi đêm diễn : Chương trình kéo dài lê thê tới 3 tiếng đồng hồ với quá nhiều chi tiết thừa, cách tổ chức khuôn sáo, lối mòn, không có gì đổi mới so với trước đây và kém cập nhật so với công nghệ truyền hình hiện nay.

- Độ mới mẻ và chất lượng bài hát : SM và SMĐH thường sử dụng những bài hát cũ, đã quá quen thuộc với khán giả, nhiều bài hát chưa xứng tầm với một cuộc thi ca nhạc, thậm chí có nhiều ca khúc bị đánh giá là ca khúc thị trường, bài hát hay, mới lạ rất hiếm hoi.

- Chất lượng của các phóng sự - clip trong chương trình : các phóng sự - clip nội dung tẻ nhạt, không có gì mới mẻ, không khắc họa được cá tính của từng thí sinh.

Về các yếu tố khác :

- Sân khấu : thiết kế sân khấu xấu, không thay đổi nhiều so với những năm trước, không có gì mới lạ, thiếu ý tưởng.

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống bình chọn : Hệ thống bình chọn thường xuyên bị tắc nghẽn, tin nhắn bình chọn của khán giả thường xuyên bị trả lại trong khi tiền cước phí nhắn tin vẫn bị trừ, điều này khiến cho khán giả vô cùng bức xúc.

- Trang phục của thí sinh : trang phục xấu, không phù hợp với bài hát cũng như không phù hợp với dáng dấp và tính cách của thí sinh.

- Quảng cáo báo chí và trang web của chương trình : SM và SMĐH đều không có trang web riêng, quảng cáo trên báo chí ít ỏi, thông tin không được cập nhật thường xuyên.

- Giờ phát sóng : Giờ phát sóng lúc 21h tối là rất muộn, thời lượng của mỗi chương trình kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ, từ đó dẫn tới thời điểm kết thúc chương trình vào lúc 24h đêm là quá khuya so với số đông khán giả.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SAO MAI VÀ SAO MAI ĐIỂM HẸN

Định hướng phát triển chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam có tới 4 tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình ca nhạc là Ban Văn nghệ, Ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế, Ban Khoa giáo, Ban Thanh thiếu niên Tuy nhiên phải khẳng định rằng những chương trình ca nhạc của Ban Văn nghệ vẫn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, chiếm thời lượng sóng cao nhất, được đầu tư kinh phí nhiều nhất và mang lại nhiều doanh thu nhất cho Đài Đặc biệt đối với SM và SMĐH, hai chương trình này đã trở thành thương hiệu không phải chỉ riêng Ban Văn nghệ nói riêng mà còn của Đài truyền hình Việt Nam nói chung Do đó, định hướng phát triển của Ban Văn nghệ là tiếp tục duy trì vị trí chủ chốt của hai chương trình này và giành lại tình cảm và sự quan tâm của khán giả đối với chương trình bằng cách tập trung vào các yếu tố làm tăng sự hài lòng của khách hàng.

- Những yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, đây là những yếu tố cần phải có sự cải tiến mạnh mẽ Đó là:

+ Những người tham gia chương trình: giải pháp tập trung cho thí sinh, MC và BGK/HĐNT Trong đó, những tiêu chí quan trọng nhất là: Giọng hát, cá tính và sự mới mẻ của thí sinh; phong cách dẫn của MC; trình độ chuyên môn và sự nổi tiếng của BGK/HĐNT ; chất lượng của ban nhạc.

+ Nội dung chương trình: Giải pháp cần tập trung vào diễn biến (format) chương trình (bao gồm cả mức độ gay cấn và độ dài show) và các bài hát được biểu diễn trên sân khấu (bao gồm cả chất lượng và sự mới mẻ của bài hát)

- Các yếu tố góp phần làm tăng sự hài lòng của khách hàng:

+ Sự ổn định trong hoạt động của hệ thống bình chọn

+ Trang phục cho các thí sinh

+ Quảng cáo báo chí và trang web của chương trình

- Các yếu tố còn lại đã tương đối làm hài lòng khách hàng nhưng vẫn phải tiếp tục nâng cao để nâng hiệu quả chung của chương trình.

Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

và Sao Mai điểm hẹn

Thực hiện chiến lược trên, trong phần này, tác giả sẽ trình bày các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với SM và SMĐH theo thứ tự ưu tiên giải quyết (dựa theo mức độ mong đợi và mức độ làm hài lòng khách hàng của từng yếu tố).

3.2.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng những người tham gia chương trình Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn

3.2.1.1 Giải pháp nâng cao chất lượng thí sinh

Thí sinh là yếu tố đóng vai trò hàng đầu trong việc làm hài lòng khán giả trong đó giọng hát và cá tính của thí sinh được mong đợi nhiều nhất Những giải pháp tổng thể được đưa ra đối với các thí sinh tham dự, đó là: a) Tăng chất lượng thí sinh tham dự

Việc có quá nhiều các cuộc thi âm nhạc lớn nhỏ được tổ chức liên tục đã dẫn đến việc lượng thí sinh tham gia bị phân tán ở nhiều nơi, dẫn đến việc giảm chất lượng chung của thí sinh tham dự Do đó, để tăng chất lượng thí sinh (chất lượng bao gồm cả 4 yếu tố: giọng hát, cá tính, hình thức sự mới mẻ), cần phải có những yếu tố khuyến khích thí sinh đăng kí dự thi Các yếu tố đó là:

- Hướng phát triển trong tương lai của thí sinh sau cuộc thi - Yếu tố quan trọng nhất thu hút thí sinh Hiện nay, SM và SMĐH đều đang bị chung một nhược điểm là không chú trọng đến kế hoạch phát triển cho các thí sinh đạt giải Khi bước ra khỏi cuộc thi họ mới chính thức trở thành một ca sĩ bắt đầu được công nhận và hành trang của họ không có gì ngoài giải thưởng đạt được Cho dù biết rằng thành công hay không thành công phụ thuộc phần lớn vào năng lực, bản lĩnh và sự đam mê của ca sĩ nhưng rõ ràng ai cũng muốn bản thân mình được định hướng rõ ràng cho hướng phát triển sự nghiệm bởi họ đều là những người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm biểu diễn, kinh nghiệm làm nghề và tạo dựng tên tuổi Vậy chương trình cần phải là “bà bầu” từ việc phát hiện, lăng xê cho tới định hướng cho thí sinh Tất nhiên việc này chỉ cần diễn ra trong thời gian từ sáu tháng tới một năm sau cuộc thi bởi với những khởi đầu như vậy, các ca sĩ sau cuộc thi cũng đã có sự trưởng thành và kinh nghiệm nhất định, hơn nữa việc đầu tư này cũng không thể kéo dài quá một năm do sẽ có một lứa ca sĩ mới đạt giải từ cuộc thi tiếp theo ra đời Vậy định hướng cho các ca sĩ sau cuộc thi như thế nào?

+ Được xuất hiện trong các chương trình truyền hình trực tiếp của Ban Văn nghệ Đài THVN là đài truyền hình trung ương, phủ sóng cả nước Do đó được xuất hiện trên sóng VTV trong các chương trình trực tiếp là một trong những nhịp cầu nối nhanh nhất để quảng bá cho tên tuổi của các ca sĩ trẻ Khán giả không những quen mặt dần với ca sĩ mà còn hiểu rằng: hẳn ca sĩ ấy phải có tài năng như thế nào mới được xuất hiện trong những sự kiện lớn như thế này.

+ Có sự đồng hành của ekip hỗ trợ của chương trình Bởi bản thân các thí sinh tham gia cuộc thi đã có một đội ngũ hỗ trợ hùng hậu sau lưng bao gồm trang điểm, làm tóc, trang phục, do đó họ luôn xuất hiện với một vẻ ngoài hoàn hảo, hợp với cá tính, con người, ca khúc thể hiện và sân khấu biểu diễn, từ đó người ca sĩ có thể hoàn toàn yên tâm đầu tư cho giọng hát, bản lĩnh sân khấu và phong cách thể hiện Lẽ dĩ nhiên sự hậu thuẫn này sẽ không phải là miễn phí hoàn toàn như trong cuộc thi nhưng các ca sĩ sẽ nhận được sự ưu đãi đặc biệt Riêng được làm việc với những nhà thiết kế, những chuyên gia trang điểm và tạo kiểu tóc hàng đầu mà chi phí không quá cao đã là một lợi thế lớn cho các ca sĩ trẻ.

+ Có sự hậu thuẫn của một nhà sản xuất âm nhạc Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với các ca sĩ trẻ Hầu như các ca sĩ sau khi bước ra khỏi cuộc thi sẽ khó có thể hiểu kĩ lưỡng về xu hướng phát triển của âm nhạc, đâu là cái khán thính giả cần và mong muốn, và đâu là cá tính và phong cách biểu diễn mình nên theo đuổi Nhà sản xuất âm nhạc sẽ giúp họ điều đó Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất âm nhạc uy tín Họ là những người hiểu biết sâu sắc về thị trường và chắc chắn họ sẽ đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với từng ca sĩ Và lẽ dĩ nhiên, bản thân các nhà sản xuất âm nhạc cũng hiểu được thế mạnh của truyền hình nên họ không bao giờ từ chối hợp tác với những chương trình lớn như SM và SMĐH Hơn thế nữa, bản thân các nhà sản xuất âm nhạc đều có một ekip riêng làm việc rất chuyên nghiệp và bài bản Họ sẽ cung cấp cho ca sĩ một người quản lí, người quản lí này chịu trách nhiệm sắp xếp lịch biểu diễn, lịch phỏng vấn, phản ứng ra sao trước các sự kiện và thậm chí là ca sĩ nên trả lời câu nào và không nên trả lời câu nào của báo chí Khán giả giờ đây rất khó tính, do đó chỉ cần ca sĩ sảy chân sơ suất một chút trong một bài phỏng vấn hay một chương trình biểu diễn là có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp.

- Các công tác hỗ trợ thí sinh tham gia dự thi Mỗi cuộc thi thường kéo dài trong vài tháng, do đó để tham dự được một cuộc thi, họ cần phải có một nguồn tài chính không nhỏ Nhiều thí sinh ở các địa phương khi đến dự thi ở các khu vực, họ phải chi phí cho nơi ăn chốn ở Thêm nữa, ngày nay, ai cũng hiểu yếu tố hình thức là một trong những yếu tố quan trọng của người ca sĩ nên họ sẽ đầu tư rất nhiều cho trang phục, trang điểm trong mỗi buổi thi, mà hiện nay chi phí cho các nhà thiết kế và chuyên gia trang điểm có một chút tiếng tăm thôi đã là khá lớn Do vậy, kinh phí sẽ là một yếu tố quan trọng đối với nhiều thí sinh, họ sẽ lựa chọn cuộc thi nào mà ở đó họ phải bỏ chi phí thấp nhất Hiện nay, với SM và SMĐH, các thí sinh chỉ được đầu tư về trang phục, trang điểm, làm tóc, ăn ở và phương tiện đi lại khi được chọn vào vòng chung kết toàn quốc Trong khi đó, để đến được với vòng toàn quốc họ phải trải qua 2 – 3 buổi biểu diễn vòng loại BTC hoàn toàn có thể lo liệu cho các thí sinh đã vượt qua vòng loại đầu tiên ở các khu vực bởi khi được lựa chọn vào vòng chung kết khu vực thì số lượng thí sinh chỉ còn khoảng 20 người ở mỗi khu vực, không phải là quá lớn Việc đầu tư như thế sẽ giúp thí sinh giảm bớt đáng kể nỗi lo về kinh phí dự thi của mình.

- Tăng giá trị giải thưởng tiền mặt Tất nhiên được giải trong một cuộc thi lớn đã là mơ ước của nhiều giọng hát trẻ, tuy nhiên khi có quá nhiều lựa chọn dành cho các thí sinh như thế này thì họ sẽ thích cuộc thi có giá trị giải thưởng vật chất cao nhất bởi những giá trị này có thể nhìn thấy ngay tức khắc khi đạt giải Số tiền thưởng này cũng là số vốn ban đầu để các ca sĩ bước ra khỏi cuộc thi có thể chi phí cho những kế hoạch đầu tiên của mình Hiện nay, mức tiền thưởng cho các thí sinh đạt giải cao nhất trong SM và SMĐH mới chỉ dừng ở mức 10 triệu đồng – một số tiền quá nhỏ so với những cuộc thi tương tự như Vietnam Idol, Ngôi sao tiếng hát truyền hình thành phố Hồ Chí Minh… Do vậy, BTC cần xem xét để nâng mức tiền thưởng của cuộc thi ít ra phải ngang bằng với thị trường các cuộc thi âm nhạc hiện nay.

- Quảng bá rộng rãi về chương trình và các ưu đãi cũng như giải thưởng của chương trình trước khi chương trình diễn ra Cuối cùng thì những yếu tố trên chỉ có thể thu hút được thí sinh khi nó được quảng bá rộng rãi đến mọi khán giả cả nước qua các kênh truyền thông: ti vi, đài phát thanh, báo chí Các thí sinh sẽ biết đến những điểm hấp dẫn của cuộc thi, tham gia thi mình sẽ được hỗ trợ những gì, nếu đạt giải mình sẽ được phần thưởng như thế nào và được định hướng phát triển ra sao Từ đó họ mới có quyết định lựa chọn đâu mới là cuộc thi mình nên tham dự. Hiện nay, Ban Văn nghệ và đơn vị phối hợp thực hiện mới chỉ chú trọng quảng bá khi chương trình diễn ra mà lãng quên việc quảng bá trước khi tổ chức Quảng bá trước chương trình có thể được thực hiện như sau:

+ Tăng nội dung quảng bá: SM và SMĐH chỉ được quảng cáo trước 3 tháng so với thời gian tổ chức, việc quảng cáo chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ, còn lại không cho khán giả biết một thông tin cụ thể nào khác về chương trình Đây là một thiếu sót rất lớn BTC cần đề ra kế hoạch cụ thể cho việc quảng bá trước khi chương trình diễn ra Thời gian 3 tháng trước khi tổ chức có thể giữ nguyên, nhưng nội dung và số lượng quảng cáo cần phải thay đổi Quảng cáo cần truyền đạt đầy đủ thông tin và thời gian và địa điểm tổ chức chương trình, các giải thưởng cho người đạt giải và những hỗ trợ cho thí sinh tham dự.

+ Tăng số lượng các chương trình quảng bá: Không chỉ dừng lại quảng cáo nhỏ lẻ trên truyền hình, BTC cần quảng cáo chương trình trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác như Đài phát thanh, báo giấy, báo điện tử… Thực ra chi phí cho những việc này sẽ không bị đội lên quá nhiều do bản thân các tin tức trên Đài phát thanh, báo giấy và báo điện tử thường được copy, sao chép cho nhau, quan trọng rằng đó phải là tin hấp dẫn.

+ Tổ chức họp báo sớm: Buổi họp báo về chương trình thường chỉ diễn ra sau khi việc đăng kí dự thi đã hoàn tất và chỉ một thời gian ngắn trước khi chương trình chính thức diễn ra Điều này là không hợp lí Họp báo phải được tổ chức sớm (cũng khoảng 3 tháng trước khi chương trình diễn ra) Họp báo phải công bố đầy đủ các thông tin cần thiết về cuộc thi để các kênh báo chí có thể quảng bá chương trình tới các giọng hát trẻ trên khắp cả nước. b) Thay đổi tiêu chí lựa chọn thí sinh

Hiện nay, SM và SMĐH đang chú trọng quá nhiều vào giọng hát và hình thức của thí sinh thay vì cá tính và sự mới mẻ của gương mặt Điều đó khiến cho chương trình trở nên cũ và thiếu hấp dẫn Và cũng chính vì điều này, nhiều thí sinh đã thất bại ở SM hay SMĐH lại thành công rực rỡ ở các cuộc thi khác hay sau này trở thành những ca sĩ khá được yêu mến như Uyên Linh ở Vietnam Idol 2010, hay một số ca sĩ trẻ như Anh Khang, Minh Xù, Tô Minh Đức… Do đó khi chấm điểm để lựa chọn thí sinh, tiêu chí chấm điểm của BGK ngoài việc đề cao giọng hát còn cần phải đề cao cá tính của thí sinh, hai yếu tố này có vai trò quan trọng tương đương nhau, tiếp theo là sự mới mẻ của gương mặt, cuối cùng là yếu tố hình thức.

Có như vậy chương trình mới có thể lựa chọn được các thí sinh hợp thị hiếu của khán giả.

Vai trò của MC được khán giả đánh giá cao, thậm chí nhiều khán giả còn cho rằng MC dẫn dắt hay hay không còn ảnh hưởng đến chương trình nhiều hơn cả thí sinh Các MC của SM và SMĐH cho đến bây giờ đều là những gương mặt đã quá quen thuộc với khán giả, nhiều năm gắn bó với chương trình, tuy nhiên họ chưa có nhiều đổi mới trong phong cách dẫn Trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất làm nên sự hấp dẫn của MC Hình thức xếp thứ 2 về tầm quan trọng và cuối cùng là mức độ nổi tiếng Như thế có thể hiểu, khán giả hoàn toàn chấp nhận một MC mới, miễn là họ có phong cách dẫn tốt và có hình thức tương đối Do đó, giải pháp cho

MC phải tập trung vào “phong cách dẫn chương trình” Các giải pháp đưa ra là:

Điều kiện thực hiện giải pháp

Để các giải pháp trên được thực hiện, cần phải có các điều kiện sau đây:

3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban Văn nghệ

SM và SMĐH là hai chương trình lớn, do đó hai chương trình này thu hút toàn bộ các cán bộ, nhân viên của các phòng ca nhạc 1, ca nhạc 2 và phòng quay phim Ta khẳng định rằng nguồn nhân lực luôn đóng vai trò chủ chốt trong mọi giải pháp, do đó, điều kiện tiên quyết để nâng cao sự hài lòng của khán giả đối với SM và SMĐH là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Vậy những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban văn nghệ là gì?

- Trẻ hóa và bổ sung nguồn nhân lực cho đội ngũ đạo diễn, biên tập viên và quay phim Cuộc tuyển chọn phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để thu hút được sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ (dưới 30 tuổi) làm truyền hình và ca nhạc trên khắp cả nước, từ đó có chọn ra những tài năng mới cho Ban

- Tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên.

- Tổ chức cho các cán bộ và nhân viên giữ vai trò chủ chốt trong Ban đi học tập kinh nghiệm sản xuất chương trình ca nhạc ở các nước bạn – những nơi có công nghệ truyền hình phát triển Bước đầu là 1 cán bộ, 1 đạo diễn, 1 biên tập viên, 1 quay phim Có thể tới những nước gần Việt Nam và có quan hệ mật thiết như Thái Lan, Singapore, xa hơn một chút là Hàn Quốc, Nhật Bản, và nếu có điều kiện có thể tới Mỹ, Anh…

- Khuyến khích cán bộ, nhân viên có các ý tưởng sáng tạo, góp ý xây dựng chương trình, từ đó mới kích thích niềm đam mê và óc sáng tạo của họ.

3.3.2 Thay đổi cơ cấu tổ chức của Ban Văn nghệ

Hiện nay, các chương trình ca nhạc của Ban văn nghệ nói chung cũng như

SM và SMĐH nói riêng được phân chia cho phòng ca nhạc 1 và ca nhạc 2 sản xuất. Phòng ca nhạc 1 thực hiện chương trình SM và phòng ca nhạc 2 thực hiện SMĐH. Nhưng thực tế cho thấy nguồn nhân lực của một phòng không đủ để đơn phương thực hiện các chương trình lớn như SM và SMĐH, do đó thường xuyên có hiện tượng phòng này làm chính và huy động một vài nhân lực của phòng kia vào ekip thực hiện Tuy nhiên sự phối hợp này thường không đạt hiệu quả cao và không ăn ý do về cơ bản đây vẫn là hai phòng tách biệt, khác nhau trong cách làm việc và khác nhau về lợi ích thu được Hơn nữa, các nhân lực được huy động thêm cũng thường chỉ dừng lại ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài ra họ không hăng hái cũng không đóng góp xây dựng chương trình do quan niệm đây không phải chương trình phòng mình.

Một vấn đề nữa cũng đáng lưu ý đó là cho dù cả SM và SMĐH đều là hai chương trình lớn nhưng thời gian phát sóng, chi phí đầu tư và lương định mức của hai chương trình lại không giống nhau, do đó gây ra sự so đo giữa hai phòng trong cùng một Ban dẫn đến mất đoàn kết Hơn nữa trình độ của hai phòng cũng không giống nhau, mỗi phòng mạnh một khâu nên việc tách riêng hai phòng mỗi phòng làm một chương trình sẽ không tận dụng được hết thế mạnh của nguồn nhân lực.

Giải pháp cho việc này chính là sát nhập hai phòng làm một Bản thân phòng ca nhạc 1 và ca nhạc 2 trước đây cũng chỉ là một phòng và mới tách riêng ra trước yêu cầu tăng nhanh về số lượng chương trình vào năm 2004 Tuy nhiên hiện nay số lượng chương trình và thời lượng chương trình đều bị cắt giảm so với trước đây, và trong vòng hai năm tới, mỗi phòng đều có những cán bộ, nhân viên đến tuổi nghỉ hưu, do đó sự sát nhập cả hai phòng làm một sẽ làm tăng tính đoàn kết, tận dụng được tài năng của mọi người, đảm bảo đủ nhân lực hoàn thành tốt các chương trình lớn như SM và SMĐH.

3.3.3 Lựa chọn đối tác phối hợp tổ chức phù hợp

Ban tổ chức chương trình đứng ra tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị đối tác thích hợp Hiện nay, các công ty truyền thông như Đông Tây Promotion rất nhiều, nhiều công ty đã tạo được uy tín lớn trong các chương trình truyền hình như Cát Tiên Sa, BHD… Trong khi đó, SM và SMĐH có lợi thế là đã tạo dựng được một thương hiệu lớn, các công ty truyền thông đều rất muốn nhảy vào để khuyếch trương thương hiệu, tăng doanh thu và lợi nhuận Ban Văn nghệ sẽ gửi công văn tới các công ty truyền thông lớn, kèm theo đó là kế hoạch tổ chức chương trình SM hay SMĐH của năm tiếp theo, mời các công ty tham gia đấu thầu Các công ty truyền thông cần đưa ra các giải pháp về:

- Chi phí tổ chức: chi phí dành cho mỗi công việc và mỗi bộ phận nhân sự

- Kế hoạch phát triển thí sinh sau đoạt giải

- Format chương trình: những thay đổi mới mẻ trong format

- Đội ngũ hỗ trợ: trang phục, trang điểm, làm tóc

- Công tác hậu cần: phương tiện đi lại, nơi ăn chốn ở của ekip làm việc, thí sinh và Ban giám khảo.

BTC sẽ trực tiếp lựa chọn đối tác thích hợp, trình lên TGĐ phê duyệt Như vậy cho dù đối tác phối hợp thực hiện tiếp theo vẫn là Đông Tây Promotion hay đơn vị mới thì họ vẫn phải tạo ra những thay đổi cho chương trình theo hướng tích cực, thỏa mãn các điều kiện của BTC.

Phương án đưa ra là nhiều doanh nghiệp cùng tài trợ cho chương trình, trong đó có nhà tài trợ chính và các nhà đồng tài trợ Mỗi đơn vị có thể tài trợ theo những hạng mục chi phí khác nhau Ví dụ: Nhà tài trợ chính tài trợ các chi phí về trang thiết bị và những người tham gia Nhà đồng tài trợ thứ nhất tài trợ về truyền thông và hệ thống bình chọn Nhà đồng tài trợ thứ hai tài trợ về địa điểm tổ chức và các yếu tố hậu cần… Hoặc mỗi đơn vị tài trợ theo một mức tiền khác nhau do đơn vị tổ chức đưa ra dựa trên tổng chi phí dự kiến cho chương trình.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Hình 1.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu (Trang 10)
Hình 1.2. Bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Hình 1.2. Bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ (Trang 15)
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa dịch vụ thông thường và dịch vụ truyền hình - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa dịch vụ thông thường và dịch vụ truyền hình (Trang 17)
Hình 2.1. Mô hình Chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ACSI) - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Hình 2.1. Mô hình Chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ACSI) (Trang 23)
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 39)
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Văn nghệ Đài THVN - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Văn nghệ Đài THVN (Trang 43)
Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 2.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với thí sinh - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Bảng 2.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với thí sinh (Trang 53)
Bảng 2.9. Sự hài lòng của khách hàng đối với bài hát trong chương trình Tiêu chí Mong đợi Thực tế Chênh lệch Mức độ hài lòng - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Bảng 2.9. Sự hài lòng của khách hàng đối với bài hát trong chương trình Tiêu chí Mong đợi Thực tế Chênh lệch Mức độ hài lòng (Trang 59)
Bảng 2.16. Mức độ yêu thích của khách hàng đối với SM, SMĐH - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Bảng 2.16. Mức độ yêu thích của khách hàng đối với SM, SMĐH (Trang 66)
Hỡnh 2.4. Mức độ thường xuyờn theo dừi - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
nh 2.4. Mức độ thường xuyờn theo dừi (Trang 67)
BẢNG CÂU HỎI - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
BẢNG CÂU HỎI (Trang 98)
Hình thức 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình sao mai và sao mai điểm hẹn của ban văn nghệ đài truyền hình việt nam
Hình th ức 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w