1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vẽ Sơ Đồ Cấu Trúc Hoạt Động Tu Tập Của Bản Thân, Thông Qua Đó Phân Tích Các Thành Tố Trong Sơ Đồ Và Mối Liên Hệ Giữa Các Thành Tố Đó.-Bài Tiểu Luận.pdf

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vẽ Sơ Đồ Cấu Trúc Hoạt Động Tu Tập Của Bản Thân, Thông Qua Đó Phân Tích Các Thành Tố Trong Sơ Đồ Và Mối Liên Hệ Giữa Các Thành Tố Đó.
Tác giả Phan Minh Tú
Người hướng dẫn ThS. Ngô Minh Duy
Trường học Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Để có thể xây dựng cho mình một lộ trình học hỏi tu tập chuẩn mực rõ ràng và chi tiết thì đề tài: Vẽ và phân tích các thành tố cấu trúc trong sơ đồ tu tập của bản thân là một đề tài xác

Trang 1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA PHẬT HỌC TỪ XA - KHÓA VII

Giảng Viên: ThS NGÔ MINH DUY

ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ II

THÀNH TỐ TRONG SƠ ĐỒ VÀ MỐI LIÊN HỆ

Họ và tên: Phan Minh Tú

P háp danh: Trí Quang MSSV: 720000483

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 0 năm 2022 6

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

*****

I DẪN NHẬP 1

II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ 2

1.1 Định nghĩa hoạt động 2

1.2 Cấu trúc hoạt động 2

1.3 Đặc điểm hoạt động 3

1.4 Phân loại hoạt động 3

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG TU TẬP CỦA BẢN THÂN 3

2.1 Cơ sở dẫn nhập thiết lập nên sơ đồ tu tập của bản thân 4

2.2 Vẽ sơ đồ cấu trúc hoạt động tu tập của bản thân 4

2.3 Tầm quan trọng trong việc thiết lập sơ đồ tu tập 5

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC THÀNH TỐ TRONG SƠ ĐỒ TU TẬP VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH TỐ ĐÓ 5

3.1 Bản thân Chủ thể tu tập- – Khách thể 5

3.2 Hoạt động cụ thể Động cơ thực hiện - Tu-học, tinh tấn, chánh niệm 6

3.3 Hành động chi tiết Học tập, làm việc, giao tiếp ứng xử - 6

3.4 Thao tác thực hiện – Dụng tri thức, trí tuệ điều chỉnh hành vi 7

3.5 Động cơ thực hiện Thấy được sự vô minh, ái dục - 7

3.6 Mục đích hướng đến Thấy được sự khổ, bản chất sự khổ, tiêu giảm, - đoạn trừ 8

3.7 Phương tiện thực hiện - Giáo Pháp (Kinh, luận, tạng, sách, nguồn chánh thức) 8

3.8 Sản phẩm kiến tạo Trí tuệ khơi sáng, sự tự do trong Tâm và Thân - 9

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG CẤU TRÚC SƠ ĐỒ TU TẬP VÀO THỰC TIỄN BẢN THÂN 9

Trang 4

4.1 Ứng dụng vào Thân 10

4.2 Ứng dụng vào Tâm 10

4.3 Ứng dụng vào Ý niệm 10

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ GIÚP NÂNG CAO HỆ QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SƠ ĐỒ TU TẬP VÀO THỰC TIỄN 10

5.1 Khởi tâm thực hiện 11

5.2 Tinh thần thực hiện 11

5.3 Sự chuyên cần gắn kết 12

5.4 Thấu hiểu rõ ràng mong muốn chính mình 12

CHƯƠNG 6: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ 12

6.1 Đối với bản thân 12

6.2 Đối với xã hội 13

III KẾT LUẬN 14

Trang 5

DẪN NHẬP

Trong cuộc sống luôn có những quá trình tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo thành những tri thức khoa học, tiếp thu những thành tựu tri thức – đó là việc học, cách học theo phương pháp thường ngày Nhưng thực tế, chỉ có phương thức học tập của nhà trường mới có khả năng

tổ chức hoạt động đặc biệt – hoạt động học tập Dưới cái nhìn của tâm lý học, hoạt động học chỉ những hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, hình thành ở cá nhân kiến thức khoa học, năng lực cá nhân phù hợp thực tiễn Đời sống tâm lý ở con người rất đa dạng, phong phú và phức tạp Đây luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu Trong đời sống của con người, những hiện tượng tâm lý được hoạt động đóng vai trò quan trọng Như chúng ta đã biết ý thức điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người, giúp cho con người dễ dàng hòa nhập với xã hội và thành công trong cuộc sống, muốn làm được điều đó phải thông qua hoạt động

Để có thể xây dựng cho mình một lộ trình học hỏi tu tập chuẩn mực rõ ràng

và chi tiết thì đề tài: Vẽ và phân tích các thành tố cấu trúc trong sơ đồ tu tập của bản thân là một đề tài xác thực gắn liền với thực tiễn có ý nghĩa sâu rộng, cũng như giúp học viên có phương pháp và cách nhìn rõ ràng khoa học hơn về lộ trình tu tập của mỗi người

Trang 6

II NỘI DUNG

CHUƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Định nghĩa hoạt động

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới, cả về phía con người (chủ thể)(1)

.Trong quá trình đó, con người luôn tích cực sáng tạo tác động vào thế giới khách quan, tạo sản phẩm về phía thê giới và tạo ra tâm lý của chính mình Cấu trúc tâm lý của hoạt động là phương thức hoạt động bao gồm 6 thành tố: động cơ, mục đích, điều kiện, hoạt động, hành động, thao tác Hoạt động luôn được thúc đẩy bởi động cơ, hoạt động bao gồm nhiều hành động khác nhau, mỗi hành động hướng tới nhiều mục đích, tập hợp các mục đích đó thỏa mãn động cơ Trong hành động có nhiều thao tác, thao tác được thực hiện thông qua các phương tiện

1.2 Cấu trúc hoạt động:

Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động(2)

(1),(2)

ĐHSP TP.HCM, 2020, tr 44-49

Trang 7

1.3 Đặc điểm hoạt động

Từ sơ đồ cấu trúc hoạt động, chúng ta thấy rõ mối quan hệ qua lại giữa động

cơ và mục đích, giữa động cơ chung – động cơ riêng, giữa mục đích chung và mục đích cụ thể Mối quan hệ này nảy sinh từ hoạt động Chính quá trình hoạt động của con người tạo nên mối quan hệ qua lại giữa động cơ và mục đích Cấu trúc hoạt động thể hiện rõ những đặc điểm:

+ Tính hoạt động

+ Tính chủ thể

+ Tính mục đích

+ Hành động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

1.4 Phân loại hoạt động

Hoạt động là một phạm trù hết sức mênh mông bao quát và phức tạp, từ nhiều góc độ nhìn nhận chúng ta có nhiều cách để phân loại chúng thành các cụm nhóm khác nhau Mỗi loại đều có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau nhưng tất cả đều chỉ rõ hoạt động được nhìn nhận một cách chi tiết Như sau đây là một dạng chia tách hoạt động:

+ Xét theo tiêu chí phát triển cá thể

+ Xét theo tiêu chí sản phẩm (vật chất hay tinh thần)

+ Xét theo tiêu chí đối tượng hoạt động

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG TU TẬP CỦA BẢN

THÂN

2.1 Cơ sở dẫn nhập thiết lập nên sơ đồ tu tập của bản thân

Trong cuộc sống con người, chúng ta thường có rất nhiều kế hoạch dự định cho riêng mình Nhưng trong số ấy con người ta thường xuyên thay đổi những

dự định đôi khi họ bắt đầu cố gắng xây dựng từ rất lâu trong suốt một khoảng , thời gian dài của tuổi trẻ, nhưng đến cuối cùng họ phải từ bỏ con đường đã chọn vì không đạt được một kết quả nào cả, hay có thể họ muốn thay đổi dự định, hoặc bởi vì những sự cố gắng đó đã quá dài nhưng chưa bao giờ họ nhận

Trang 8

lại được một kết quả khả quan tương xứng nào cả Chính vì thế họ lại phải thay đổi kế hoạch trong cuộc đời trong sự dỡ lỡ lưng chừng và nối tiếc Nhận thấy được vấn đề và tác hại khi mình bước đi trong cuộc đời mà không có được một kế hoạch định hướng chắn chắn thấu hiểu được giá trị của đề tài, này nên em đã tiến sâu vào tìm hiểu và phân tích những giá trị lợi ích khi mình xây dựng được cho chính bản thân được một bản đồ tu tập rành mạch rõ và chắc chắn Thông qua đó bản thânemcó thể xây dựng cho mình một lộ trình “THỰC HÀNH TU TẬP TẠI GIA TRAO DỒI ĐẠO ĐỨC TRÍ TUỆ”- khá tổng quát khách quan, khoa học và chi tiết

2.2 Vẽ sơ đồ cấu trúc hoạt động tu tập của bản thân

Sơ đồ cấu trúc tu tập của bản thân

2.3 Tầm quan trọng trong việc thiết lập sơ đồ tu tập

Trang 9

Thông qua sơ đồ tu tập, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng khái quát định hướng đến, quá trình thực hiện, và kết quả đạt được một cách rõ ràng và chắc chắn

Chính vì sự chi tiết trong từng bước từng giai đoạn, điều này hữu ích rất lớn cho người tu tập, hạn chế sự lang mang mơ hồ trong con đường tu học, để

từ đó có những bước tiển triển khá quan hiệu quả hơn

Dựa vào lộ trình này, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ vị trí của bản thân mình, cũng như sự tiến triển của bản thân trong từng giai đoạn của cuộc đời

Ngoại trừ việc đánh giá, sơ đồ trên như một tấm gương phản chiếu những

nỗ lực của bản thân trong từng khoản thời gian về những gì mình đã đang

và chưa làm được Để từ đó bản thân mình có những nhìn nhận chính xác

và những sự điều chỉnh cho hợp lý hơn

CHƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC THÀNH TỐ TRONG SƠ ĐỒ TU TẬP VÀ 3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH TỐ ĐÓ

3.1. Bản thân Chủ thể tu tập-

Chủ thể tu tập chính là bản thân, có khả năng thiết lập kế hoạch để thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước những cố gắng mà bản thân đã nỗ lực Chủ thể có yếu tố quyết định, định đoạt mọi hoạt động hành vi định hướng, lựa chọn phương pháp tư duy để thực hiện một công việc nhất định Bất kì một hoạt động nào cũng do chủ thể tiến hành, là con người có ý thức có khả năng điều chỉnh, tác động đến mọi hoạt động khác

Bởi vì chủ thể mang đậm tính quyết định nên chủ thể có tác động rất rõ đến quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng Sản phẩm hệ quả của hàng loạt là những tác động của chủ thể thông qua từng hoạt động cụ thể > đến hành -động thực hiện > chi tiết thao tác; bao gồm trong đó có mục đích, -động cơ

-và phương tiện rõ ràng Cho nên chủ thể có tính tác động tổng quát -và trực tiếp đến tất cả các thành tố khác trong cấu trúc sơ đồ tu tập của bản thân Nếu bản thân chủ thế có nền tảng tri thức vững vàng, biết học học hỏi bổ

Trang 10

sung cho mình những trải nghiệm sống quý báu, kết hợp cùng tư duy linh hoạt khoa học thì việc hoạch địn h một công việc sẽ có nhiều lợi thế để đạt c được hiệu quả cao hơn và ngược lại

3.2. Hoạt động cụ thể - Tu-học, tinh tấn, chánh niệm

Để có thể cho ra được một sản phẩm đầu tiên là giai đoạn chủ thể biết , xây dựng cho mình những hoạt động tu tập cụ thể chi tiết Đó được xem như một nền tảng kiên cố cho mỗi sự phát triển về sau, hoạt động có cụ thể thì chủ thể mới có thể dễ dàng thực hiện, hoạt động càng chi tiết thì chủ thể hiện thực càng khái quát, như mọi việc đã được lập trình trước, trên cơ sở

đó chủ thể có thể chủ động kiểm soát những hoạt động của bản thân Hoạt động được đề ra có hợp lý hay không phải được kiến tạo trên một động cơ

rõ ràng có cơ sở, bởi vì động cơ không được xác định, việc thiết chế hoạt động sẽ dễ dàng chạm phải những sai lầm, gây lang mang cho chính người thực hiện

Vì bản thân là một Phật tử tại gia, vẫn con mang trên mình nhiều trách nhiệm, nên phải thấu đáo lựa chựa cho mình các hoạt động tu tập phù hợp

để có thể cân bằng mặt các mặt trong đời sống Em chọn cho mình lối vừa HỌC vừa TU, vừa thực hành trải nghiệm vừa rèn dũa toi luyện bản thân mình qua các tình huống thực tiễn trong đời sống, và mang trong mình một tinh thần tinh tấn trong những chánh niệm mà bản thân đã được học hỏi quá kinh sách, thầy cô và cả bạn bè

3.3. Hành động chi tiết Học tập, làm việc, giao tiếp ứng xử -

Thông qua các hoạt động cụ thể, em thiết lập cho mình các hành động chi tiết, để từ đó em có thể thực tập từng hoạt động một cách rõ nét hơn Và mỗi hành đồng đều có những mục đích ý nghĩa riêng biệt rõ ràng, để từ đó chúng ta không bị chồng chéo mơ hồ hay lúng túng khi thực hiện chúng Mục đích càng rõ thì hành động lại càng chi tiết rõ ràng Khi chúng ta xác định được mục đích hướng đến thì hành động thực hiện sẽ dễ dàng năm bên trong khả năng kiểm soát của chính mình

Em lựa chọn cách vừa sống vừa làm việc và vừa Tu – Học, thông qua các

Trang 11

tình huống xảy ra trực tiếp trong cuộc sống, qua đó xem bản thân mình có nhận thức như thế nào, bản thân mình có đủ kiến thức hay chưa, khi đối mặt với vấn đề với những va chạm sự cố, thật sự phía bên trong Thân Tâm Khẩu ý của mình đã tiếp xúc phản ứng cư xử có thật là ổn thõa chưa, hay vẫn còn những khiếm khuyến tồn động mà mình chưa phát hiện ra hay do khả năng còn hạn chế Để từ đó bản thân có những nhận định khách quan chính xác về chính mình hơn Nếu cách tiếp nhận và xử lý còn nhiều điều chưa ổn, thì mình cần phải học tập trao dồi kiến thức trong thân tâm nhiều hơn, trong mỗi ngày giờ, mỗi tình huống, để những khi va vấp như vậy mình sẽ có cách xử lý vấn đề thấu đáo tinh tế và trí tuệ nhiều hơn

3.4 Thao tác thực hiện – Dụng tri thức, trí tuệ điều chỉnh hành vi

Để thao tác được thực hiện một cách đúng đắng hiệu quả, chúng ta cần có một nền tảng tri thức chắc chắn Tri thức được xem như phương pháp nguồn cơ dẫn dắt điều chỉnh mọi hành vi theo tích cực trí tuệ và hiệu quả Nếu thao tác có thuần thạo khéo léo mà chúng ta còn thiếu phương pháp thì hiệu quả của công việc vẫn hạn chế hoặc đôi khi không đạt được hiệu quả Một người nếu xây dựng cho mình một tư duy tri thức, các hành vi hoạt động đều được kiểm soát theo lối trí tuệ thì chắc chắn giá trị thặng dư của sản phẩm tạo ra ắt là một sản phẩm đầy trí tuệ Với lối vận dụng này theo thời gian những thô thiển trong ngôn từ, tính cách cũng dần dần được loại

bỏ đi, thay vào đó là cách hành xử đầy tinh tế và nhân văn hơn

3.5. Động cơ thực hiện Thấy được sự vô minh, ái dục -

Động cơ là yếu tố thôi thúc con người hành động Động cơ được xem là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần của chủ thể nhưng cũng có thể vật chất hóa ra bên ngoài ù ở hình thức nào thì D động cơ vẫn là yếu tố thúc đẩy việc chiếm lĩnh đối tượng tương ứng với nhu cầu của chủ thể khi gặp gỡ được đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn Nhận được sự tác động từ khách thể, động cơ thực hiện được xuất hiện và có mối quan hệ qua lại hai chiều với các hoạt động cụ thể

Trang 12

Từ động cơ thực hiện, chúng ta nhận thấy được những vô minh đang che lấp hàng ngày, những ái dục tầm thường đang ngày đêm làm lu mờ nhiều giá trị nhiều phẩm hạnh cao quý trong một con người Chính vì lẽ đó mà bản thân phải cố gắng trao dồi nâng tầm nhận thức của bản thân, để sự tồn tại của một cuộc đời thật nhân văn ý nghĩa, chứ không phải là tồn đọng trong những vô minh ái dục

3.6. Mục đích hướng đến Nhận thấy sự khổ, bản chất sự khổ,– hướng tiêu giảm, đoạn trừ

Nếu như động cơ là mục đích cuối cùng, thì mục đích ấy sẽ được cụ thể hóa ra những mục đích bộ phận Động cơ sẽ cụ thể hóa thành những mục đích khác nhau và mục đích bộ phận chính là hình thức cụ thể hóa động cơ Mục đích là bộ phận cấu thành động cơ trong sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động

Mục đích có sự tương quan khi thực hành các hành động Mục đích hướng đến giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng hơn những sự khổ của thế gian, bản chất của những sự khổ và chọn cho mình hướng tiêu giảm tiến dần đến đoạn trừ, để có thể tự xây dựng cho mình một cuộc sống an nhiên trí tuệ và thanh tịnh

3.7. Phương tiện thực hiện - Giáo Pháp (Kinh, luận, tạng, sách, nguồn

chánh thức)

Việc thực hiện mục đích phải dựa trên những điều kiện xác định Phải dựa trên những điều kiện phương tiện nhất định thì mới có thể đạt được - mục đích thành phần Mỗi phương tiện có thể quy định cách thức hành động khác nhau Cốt lõi của cách thức chính là thao tác và thao tác phải được thực hiện dựa trên những điều kiện phương tiện tương ứng Như thế, - thao tác trở thành đơn vị nhỏ nhất của hành động, nó không có mục đích riêng những cùng hướng đến thực hiện mục đích của hành động Phương tiện là phương cách cuối trong giai đoạn hình thành nên giá trị của một sản phẩm thông qua các thao tác chi tiết, và chịu sự tác động trực tiếp từ mục đích mong muốn

Ngày đăng: 22/11/2024, 19:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w