MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU...2 PHẦN NỘI DUNG...3 I Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến...3 1 Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật...3 a Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
I) Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 3
1) Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật 3
(a) Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng 3
(b) Phép biện chứng duy vật 4
2) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4
(a) Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 4
(b) Tính chất mối liên hệ 5
(c) Ý nghĩa phương pháp luận 5
II) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội dưới góc nhìncủa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 6
1) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6
(a) Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6
(b) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 7
2) Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay 7
(a) Những thành tựu của Việt Nam đạt được trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế và cân bằng xã hội 7
(b) Những hạn chế và giải pháp của Việt Nam trong giải quyết mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và công bằng xã hội 10
PHẦN KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống con người luôn là một trong những mục tiêuvà động lực cho sự phát triển của toàn xã hội Một trong những khía cạnh quantrọng nhất đó là việc phát triển kinh tế Và trong việc phát triển kinh tế, mỗi quốcgia sẽ có những lựa chọn hướng đi khác nhau Đối với Việt Nam, hiện nay mục tiêuhướng tới trong phát triển kinh tế là dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; conngười được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởngtheo lao động
Đảng và nhà nước ta lựa chọn thực hiện theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh theocon đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), đưa nước ta đạt đến trình độ phát triển kinhtế nhất định Bên cạnh những mặt tích cực của việc phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN thì việc này cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức như vấn đềphân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, suy thoái về đạo đức, … từ đó đem đếnnhững vấn đề về công bằng xã hội, về việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và cânbằng, công bằng trong xã hội cũng như giải quyết các vấn về trên
Việt Nam luôn nhận thức được sự quan trọng của việc phát triển kinh tế nhưng songsong với đó cũng là sự kiên định về các chủ trương chính sách để đảm bảo việcthực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không lựa chọn "hy sinh" tiến bộ và côngbằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần Điều này đóng vai trò thenchốt để đảm bảo cho con đường phát triển luôn đi đúng hướng, để đảm bảo sự pháttriển đó là lành mạnh, bền vững và luôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Vì vậy chúng ta nhất thiết phải đứng trên lập trường thế giới quan và phương phápluận của chủ nghĩa Mác – Lênin để có được sự nhận thức đúng về tăng trưởng kinh tế,công bằng xã hội và giải quyết hợp lý những vấn đề Cơ sở nền tảng của nó là phépbiện chứng duy vật đặc biệt là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Thông qua bài nghiên cứu này, em mong muốn tìm được một góc nhìn đa chiều,khách quan về tình thế của Việt Nam trong việc lựa chọn phương án phát triển kinhtế đồng thời dung hòa yếu tố về công bằng xã hội
Nguyễn Thảo Chi Trang 2
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I) Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1) Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
(a) Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng(i) Khái niệm biện chứng, phép biện chứng
Trước hết, chúng ta có khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tươngtác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng,quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Khái niệm của phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng củathế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thốngcác nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Với định nghĩa nhưvậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời đối lập với phépsiêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng tháicô lập và bất biến
(ii) Các hình thức cơ bản của phép biện chứngPhép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng.Đây là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độvà Hy Lạp cổ đại Do sự kém phát triển của khoa học tự nhiên cũng như khoa họcxã hội, thế giới quan thời kì này còn ngây thơ, chất phác
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu ở Kant và hoàn thiện ở Hegel.Theo F.Engels: "Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhấtvới các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức, từ Kant đến Hegel”.Tính chất duy tâm trong triết học Hegel biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quátrình khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biệnchứng khách quan
Chính tính duy tâm của phép biện chứng cổ điển Đức lại là hạn chế cần phải vượtqua Bằng việc kế thừa những tư tưởng cơ bản nhất và khắc phục những hạn chếcủa phép biện chứng duy tâm, K.Marx và F.Engels đã sáng tạo nên phép biệnchứng duy vật – giai đoạn cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học
Trang 5(b) Phép biện chứng duy vật
Khái niệm phép biện chứng duy vật
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: "Phépbiện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và pháttriển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy"
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin còn có một số định nghĩa khác vềphép biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổbiến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: "Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổbiến"; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, V.I.Lênin đã khẳngđịnh: "Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tứclà học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và khôngphiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thứcnày phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng"',V.V
Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx-Lenin là phép biện chứng được xáclập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học
Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx-Lenin có sự thống nhất giữanội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duyvật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhậnthức và cải tạo thế giới
Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nộidung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủnghĩa Mác - Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chú nghĩa Mác - Lênin,đồng thời nó cũng là thế giới quan vả phương pháp luận chung nhất của hoạt độngsáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn
2) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
(a) Khái niệm về mối liên hệ phổ biếnTrong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác độngvà chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tốcủa một sự vật, hiện tượng trong thế giới
Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ củacác sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ những mối liên hệ
Nguyễn Thảo Chi Trang 4
Trang 6tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
(b) Tính chất mối liên hệ
Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, dù thể hiện dưới hình thứcnào cũng cũng là sự quy định, tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật,hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thểnhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn xã hội.Với tưcách là chủ thể của lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn của mình thì con người cóthể nhận thức, vận dụng thành công các qui luật khách quan để khẳng định vai tròcủa con người trong quá trình biến đổi hiện thực khách quan
Không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới tồn tại tuyệt đối biệt lập mà bao gồmnhững yếu tố cấu thành với những mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng nhưmột cấu trúc mang tính hệ thống và sự tương tác và biến đổi lẫn nhau trong tựnhiên, xã hội và tư duy Những hình thức riêng biệt, cụ thể của mối liên hệ là đốitượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể, còn phép biện chứng duy vật thìnghiên cứu những mối liên hệ phổ biến của tự nhiên xã hội và tư duy Vì vậy,F.Engels đã viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”
Các sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau gắn liền vớinhững điều kiện khách quan nhất định Căn cứ tính đa dạng phong phú của mối liênhệ có thể phân chia các mối liên hệ theo từng cặp như mối liên hệ bên trong và bênngoài, trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ cái chung và cái riêng, bản chất và hiệntượng… Sự phân chia các cặp của các mối liên hệ cũng mang tính tương đối, vìmỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến vàgiữa chúng đều có khả năng chuyển hoá cho nhau, tùy theo những điều kiện kháchquan nhất định
(c) Ý nghĩa phương pháp luậnTừ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt độngnhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cầnphải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộphận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động
Trang 7qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác Chỉ trên cơ sở đómới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đềcủa đời sống thực tiễn Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiếndiện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát vànghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vậtđó"1 - Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạtđộng nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũngcần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể
II) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội dưới góc nhìn của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
(a) Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hộiNghiên cứu tái sản xuất TBCN, C.Mác chỉ ra rằng, giá trị thặng dư được đưa vào thịtrường thì chuyển hóa thành lợi nhuận và trở thành thu nhập của chủ sở hữu Nếu chủsở hữu sử dụng toàn bộ số thu nhập đưa vào tiêu dùng cho đời sống của mình, thì việcsản xuất của anh là tái sản xuất giản đơn, giữ ở quy mô như trước Còn nếu chủ sở hữuchỉ đưa một phần thu nhập vào tiêu dùng cho cá nhân, phần còn lại được bổ sung vàonguồn vốn tư bản, thì đó là tái sản xuất mở rộng, quy mô sản xuất của doanh nghiệp sẽđược lớn lên Tái sản xuất mở rộng là xu hướng chung, phổ biến đối với tất cả cácdoanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền sản xuất TBCN bởi mục tiêu là theo đuổilợi nhuận Điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng là phải có tích lũy Như vậy, táisản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước Quátrình này làm cho quy mô sản lượng đạt được ở thời kỳ này lớn hơn so với ở thời kỳtrước Tái sản xuất mở rộng tất yếu dẫn đến tăng trưởng kinh tế, tức là có sự tăng lênvề quy mô sản lượng của nền kinh tế của một năm so với năm liền kề trước đó Điềukiện để có sự tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô của các nguồn lực sản xuất,tính tiên tiến trong cấu trúc sản xuất, tính tiến bộ, phù hợp của quan hệ sản xuất và tínhtích cực của thể chế kinh tế nhà nước
Công bằng xã hội, theo C.Mác, đó là khái niệm “vĩnh cửu biến đổi”, chẳng nhữngcùng với thời gian và không gian, mà còn cùng với bản thân con người Nó mang lạicho mọi người một điều kiện sản xuất công bằng, một sự chia sẻ công bằng về nguồn
Nguyễn Thảo Chi Trang 6
Trang 8lực vật chất và lợi ích kinh tế, về một sự bình đẳng, nhân phẩm, cơ hội và giáo dục.Theo nghĩa rộng, công bằng xã hội được xem xét cả phương diện kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, trong đó, công bằng về kinh tế là quan trọng nhất Tuy mỗi hình tháikinh tế - xã hội đều có chuẩn mực riêng về công bằng xã hội, nhưng giữa chúng lại cóchung nguồn gốc là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và đều là vấn đề chính trị có liênquan đến nhà nước Theo C.Mác, không thể có một sự công bằng chung cho mọi chếđộ xã hội Nói đến công bằng xã hội là nói đến công lý phân phối, mà việc phân phốinày lại chịu sự chi phối của chế độ sở hữu về các điều kiện của sản xuất.
(b) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hộiTăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mặt của một quá trình phát triển kinh tế- xã hội, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất đểthực hiện công bằng xã hội Không có tăng trưởng kinh tế thì cũng không có của cải đểthực hiện công bằng xã hội về phân phối, tăng thêm thu nhập, cải thiện phúc lợi vàgiảm nghèo Ngược lại, công bằng xã hội tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vídụ, khi việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất của các chủ thể là công bằng thì tự nó sẽtạo ra động lực để thu hút và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Ngược lại, nếu việc tiếp cận các nguồn lực không công bằng thì sẽ không thểcó sự tăng trưởng kinh tế nào hết, và nếu việc tiếp cận nguồn lực quá bất công thì sẽdẫn đến phá hoại sản xuất Nếu phân phối thu nhập mà công bằng, thì người tiếp nhậnphân phối sẽ cảm nhận được thu nhập mà họ được hưởng là hợp lý với mức đóng gópcủa mình, nhờ đó tính tích cực sản xuất tăng lên Công bằng không chỉ tạo ra điều kiệnđể ổn định kinh tế, xã hội mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thực chất việc giảiquyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là quá trình gắn kếtkinh tế với xã hội trong phát triển bền vững
2) Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay
(a) Những thành tựu của Việt Nam đạt được trong quá trình giải quyếtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cân bằng xã hội.Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là nét nổi bật củacách mạng Việt Nam Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã tâm niệm: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơmăn áo mặc, ai cũng được học hành” Nhờ cuộc Cách mạng này, người dân Việt Nam đãcó cơ hội công bằng trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế
Trang 9Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu quyết tâmchính trị: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trongtừng bước phát triển” Đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và luôn được quán triệttrong các kỳ Đại hội của Đảng Đến nay, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Đó là:
Mọi người đều có cơ hội như nhau trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước Đổi mới, nền kinh tế chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể;sở hữu tư nhân không được tồn tại Từ sau Đổi mới đến nay đã có sự chuyển biến cănbản: Bên cạnh hai hình thức sở hữu nêu trên, Đảng và Nhà nước còn khuyến khíchphát triển các hình thức sở hữu tư nhân (bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và sởhữu tư bản tư nhân) Theo đó, nền kinh tế có nhiều thành phần có điều kiện tồn tại vàphát triển Định hướng lớn về phát triển kinh tế của Đảng đặt ra yêu cầu: “Phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối” Trong đó,các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo phápluật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồnlực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nướcđược phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môitrường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chínhsách và nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sảnxuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từngbước, từng chính sách phát triển Xóa bỏ mặc cảm với kinh tế tư nhân trên quan điểm:“Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triểnnền kinh tế độc lập, tự chủ” Nền kinh thị trường đã tạo ra công bằng cơ hội cho mọithành viên xã hội trong tiếp cận các nguồn lực, chủ động lựa chọn việc sản xuất, lựachọn thị trường Xóa bỏ bao cấp Mọi quan hệ giao dịch về các nguồn lực và kết quảsản xuất được tuân theo quy luật thị trường; Nhà nước bảo vệ quyền tài sản và lợi íchhợp pháp của các chủ kinh tế, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh Người tiêu dùng tự dolựa chọn sản phẩm Quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng là bình đẳng, giácả hàng hóa là sự thỏa thuận của người bán và người mua Đó là công bằng xã hội trênthị trường Nhờ đó, đã khơi dậy và đưa
Nguyễn Thảo Chi Trang 8
Trang 10vào sử dụng các nguồn lực của xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng của nềnkinh tế Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 1975-1985 củacả nước dao động ở 1,9%-0,6%/ năm, thì giai đoạn 1986 - 2017 đạt 6,6%/năm, năm2018 đạt 7,08
Tăng trưởng kinh tế được gắn kết với phân phối thu nhập công bằng.
Cùng với việc khuyến khích các hình thức đầu tư của các thành viên xã hội trên quanđiểm thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng và Nhànước đã đổi mới căn bản chính sách phân phối thu nhập nhằm “thực hiện công bằng xãhội ngày một tốt hơn” Cụ thể là: “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phốitheo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trênmức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất, kinh doanh và phân phốithông qua phúc lợi xã hội” Phân phối bình quân thời bao cấp được thay thế bằng phânphối theo yếu tố sản xuất dựa theo quyền tài của mỗi người tham gia vào việc tạo rakết quả sản xuất Phân phối thu nhập công bằng đã kích thích mọi cá nhân, cộng đồng,tập thể, doanh nghiệp vào phát triển sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa lợi ích, tăng năngsuất lao động, gắn kết tăng trưởng kinh tế với tăng thu nhập
Để bảo đảm công bằng trong phân phối, Đảng và Nhà nước đã đẩy mạnh phòngchống thu nhập bất chính như buôn lậu và gian lận thương mại ; đã và đang quyếtliệt, xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng
Chính sách phân phối lại cũng được thay đổi căn bản Tuy nguồn thu chính củangân sách vẫn là thuế, nhưng đã được điều chỉnh theo hướng công bằng hơn Thuếgiá trị gia tăng được áp dụng từ năm 1999 và thuế thu nhập cá nhân áp dụng từ năm2008 không chỉ bảo đảm công bằng về nghĩa vụ đối với mọi người và mọi tổ chức,mà còn điều tiết thu nhập trong dân cư, khắc phục tình trạng chênh lệch lớn về mứcthu nhập, tạo nguồn thu để thực hiện chính sách an sinh và phúc lợi xã hội
Tăng trưởng kinh tế gắn kết với bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.
Ngay khi bước vào công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã chú trọng bảo đảm ansinh và phúc lợi xã hội Chính sách an sinh xã hội được ban hành với 4 trụ cột: bảođảm việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản nhằm hỗ trợcho những người có nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập, khi gặp rủi ro trong cuộcsống (ví dụ thiên tai, thị trường, tai nạn ) Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững, Chương trình 135, Chương trình 30a và nhiều chính sách khác