1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi khu xê trường mầm non lâm trường

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢNTHÂN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO

5– 6 TUỔI KHU XÊ TRƯỜNG MẦM NON LÂM TRƯỜNG, XÃĐIỀN QUANG, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lò Thị Mến Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Lâm Trường SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên Môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

1Mở đầu 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục và xác định cáckỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. 42.3.2 Giải pháp 2: Giáo viên lồng ghép giáo dục các kỹ năng tựbảo vệ bản thân vào hoạt động học 62.3.3 Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn khi chơi 102.3.4 Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thôngqua các hoạt động khác 112.3.5 Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh tuyên truyềngiáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. 15

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt độnggiáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 16

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, chuẩn bị những năng lực, phẩm chất, và kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻmầm non Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã và đang là nhiệm vụkhông thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục kỹ năngsống giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ kỹnăng kiến thức, sống lành mạnh và có ý nghĩa.[1]

Khi trẻ sinh ra chúng được sự bao bọc kỹ càng của cha mẹ, gia đình là môitrường an toàn cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên cùng với thời gian trẻ lớn lên,đồng nghĩa với việc trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môitrường gia đình, cha mẹ không thể lúc nào cũng túc trực bên cạnh bảo vệ chotrẻ, trẻ thì hiếu kỳ, tò mò, luôn muốn khám phá những điều mới lạ trong khi đócuộc sống vẫn luôn chứa đựng điều bất ngờ mà chính người lớn cũng khônglường trước được, chỉ vài phút giấy sơ hở trẻ cá thể gặp những tổn hại và mấtmát lớn lao Xã hội ngày nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống con ngườinhiều vấn đề phức tạp nảy sinh bên cạnh những tác động tích cực còn có nhữngtác động tiêu cực gây nguy hiểm đến con người, đặc biệt là trẻ em Chình vì thếmà việc các trường mầm non chú trọng hơn vào việc dạy trẻ các kỹ năng sốngcần thiết để trẻ lớn lên phát triển một cách toàn diện Trong các kỹ năng sốngcần thiết đó thì kỹ năng tự bảo vệ bản thân được chú trọng hơn cả khi xã hộihiện nay có những vần đề nổi cộm về việc “Bạo hành, lạm dụng, tai nạn”liênquan đến trẻ em.Vì vậy việc dạy cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân hết sứcquan trọng, nó giúp trẻ tư duy và phán đoán được các nguy hiểm có thể xảy rađể tìm cách giải quyết xử lý tình huống hoặc tìm sự giúp đỡ khi cần thiết Khitrẻ được trang bị tốt các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần thiết sẽ giúp trẻ tự tinvà biết làm chủ cuộc sống của bản thân hơn Việc giáo dục trẻ mầm non nóichung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ tự tin bướctiếp vào các cấp học tiếp theo một cách tốt nhất khi không có sự giám sát củagia đình.[2]

Tuy nhiên có rất nhiều bậc cha mẹ đang còn chưa nhận thức được tầm quantrọng Họ thường có suy nghĩ, ngăn cấm không cho con tiếp xúc với cuộc sốngbên ngoài vì có rất nhiều mối nguy hiểm mà họ quên lý giải cho trẻ hiểu lý do vàcách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm đó Vì vậy kỹ năng tự bảo vệbản thân còn rất hạn hẹp, thụ động phụ thuộc vào người lớn, các con chưa có cáckỹ năng cần thiết để ứng phó và phòng tránh các nguy hiểm khi xảy ra

Qua quan sát tôi thấy trẻ lớp tôi tuy đã tự tránh xa những đồ chơi, đồ vậtnguy hiểm, trẻ biết được hành vi nào là nên, không nên, đúng hay sai nhưng khảnăng xử lý các tình huống khi gặp nguy hiểm thì chưa cao, còn phải cần đến sựnhắc nhở giúp đỡ của người lớn … Xác định được tầm quan trọng của giáodục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đối với sự phát triển của trẻ, với mong muốn tíchlũy thêm những trithức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục kỹ năng tựbảo vệ bản thân cho trẻ mầm non, Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọnđề tài: “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các

Trang 4

hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Khu Xê Trường Mầm Non LâmTrường” làm đề tài để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn

luyện các kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục đích giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thâncủa học sinh thông qua các hoat động của trẻ tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi khu xêTrường Mầm Non Lâm Trường.

Đưa ra một số giải pháp thực tế nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thânvà bổ sung vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho trẻ Từ đó giúp cho các em thêmtự tin với cuộc sống xung quanh mình

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi Khu XêTrường Mầm Non Lâm Trường, Xã Điền Quang, Huyện Bá Thước, Tỉnh ThanhHóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bảnnhư sau:

Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế chất lượng của học sinh để cónhững phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹnăng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu sách, báo liên quan đến tự bảovệ bản thân của các em từ đó đưa ra những nội dung thích hợp trong quá trìnhgiảng dạy.

Phương pháp thực hành trải nghiệmPhương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp thu thập thông tin tư liệu.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là nội dung giáo dục thườngxuyên và xuyên suốt trong chương trình giáo dục mầm non Thể hiện quanđiểm, chương trình được hoạch định thực hiện hành động quốc gia bảo vệ trẻem.

Ngay từ lúc mới lọt lòng trẻ đã được nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thươngche chở của cha mẹ và gia đình Tuy nhiên khi lớn lên các con sẽ cần môitrường bên ngoài để tiếp xúc và cha mẹ không thể theo sát bên cạnh con mọi lúcmọi nơi để chăm sóc và bảo vệ con Ở thời điểm này các con cần phải tự khámphá thế giới bên ngoài, kết bạn vui chơi và trải nghiệm về cuộc sống xung quanhmình Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trở nên cầnthiết hơn bao giờ hết.

“Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là sự nhận thức của cá nhân về một haynhóm đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh có thể gây nguy hiểm đến sựan toàn của bản thân Từ đó đưa ra những phán đoán, hạnh động thích hợp đểbảo vệ sự an toàn của bản thân”[3] Trẻ biết cách tránh xa những nơi nguy hiểm

Trang 5

biết bảo vệ bản thân mình an toàn trong quá trình khám phá thế giới xung quanh,từ đó giúp trẻ hình thành thói quen tránh xa với nguy hiểm ở trường học, giađình và ngoài xã hội, trẻ cảm thấy tự tin hơn trước những tình huống nguy hiểmmà vượt qua nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một trong những nội dung tronggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hình thành và phát triển ở trẻ những năng lựctiềm ẩn, nhận thức những hành vi đúng – sai, giúp trẻ xử lý về các hành vi xungquanh mình, ứng sử vận dụng kinh nghiệm sống một cách mạnh dạn tự tin, tíchcực tìm tòi khám phá trong môi trường xã hội, trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống vuitươi, hạnh phúc vững tâm thế bước vào lớp 1.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bao gồm nhiều nội dung giáo dục như giáo dụckỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể, giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạnthương tích Hiện nay hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại cơ thểtrẻ, được giáo viên quan tâm, giúp trẻ tiếp cận với kĩ năng tránh bị xâm hại cơthể để trẻ biết phòng tránh khi gặp các tình huống không còn lúng túng Nhưngtrên thực tế thì việc dạy cho trẻ không đi sâu, chỉ dạy trẻ cách phòng tránh nhưhọc về sở thích, phân biệt bạn trai, bạn gái, trang phục, đặc điểm.

Vì vậy mà giáo viên chưa tự tin đưa nội dung, phương pháp vào giáo dụctrẻ mà chỉ dừng lại, giúp trẻ tiếp cận những kĩ năng phòng tránh xâm hại cơ thể.

Để hoạt động này mang lại kết quả giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hạicơ thể Giáo viên cần thay đổi tích đưa nội dung giáo dục với nhiều hình thức đadạng phong phú.

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.2.1 Thuận lợi:

Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi - khu Xê Trường mầm non Lâm Trường Lớp có 22 cháu trongđó có 15 cháu nam, 7 cháu nữ

Qua nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi hàng năm vào đầunăm học Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo trang trí nhóm lớp, tạo môi trườngmở cho trẻ hoạt động Tôi đã chủ động tìm tòi các nguyên vật liệu sẵn có của địaphương thân thiện với môi trường, gẫn gũi với trẻ để tạo môi trường cho trẻ hoạtđộng phù hợp với chủ đề và nhu cầu hứng thú của trẻ

Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên,khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáodục trẻ

100% trẻ trong lớp học đúng theo độ tuổi, về tâm sinh lý của trẻ tương đối đồng đều một số gia đình luôn qua tâm đến việc học tập của trẻ Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động Biết tham gia vào các hoạt động cùng cô và cácbạn.

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầuchăm sóc và giáo dục trẻ ăn ngủ bán trú tại trường.

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn, yêu nghề mếntrẻ, tâm huyết với nghề và luôn có tinh thần học hỏi cao.

Trang 6

Ở độ tuổi trẻ rất hiếu động khả năng tiếp thu nhanh vì thế mà bắt chước cáckĩ năng không tốt từ xã hội mang lại.

2.2.3 Khảo sát thực trạng:

Qua khảo sát thực trạng học sinh về các kỹ năng tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổikhu xê Trường mầm non Lâm Trường thời điểm đầu năm học 2023 – 2024 nhưsau:

TNội dung đánh giá

Số trẻđượckhảosát

Kết quả

Tỷlệ (%)

Tỷlệ (%)

1 Kỹ năng đảm bảo an toànkhi chơi. 22 12 54,6% 10 54,6%2 Kỹ năng phòng tránh bịxâm hại cơ thể 22 10 45,4% 12 54,6%3 Kỹ năng ứng xử khi bịlạc, hoặc nguy cơ bắt cóc 22 10 45,4% 12 54,6%4

Kỹ năng hiểu biết banđầu khi tham gia giaothông.

Từ bảng khảo sát trên cho thấy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ còn rấtthấp chỉ đạt 45,4% đến 54,6 % Từ thực trạng trên tôi đã tìm hiểu và nghiên cứuđể tìm ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên Đồng thời bản thân đã nhận thứcsâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay để vừa phát huy được tính tíchcực của trẻ vừa giáo dục cho trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân mình được tốt hơn

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục và xác định các kỹnăng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổikhu xê Trường mầm non Lâm Trường Tôi đã dựa vào mục tiêu chương trìnhgiáo dục mầm non do Bộ Giáo Dục ban hành, dựa vào kế hoạch của nhà trường,đặc điểm trẻ tại nhóm lớp cũng như điều kiện thực tế của địa phương để xây

Trang 7

dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại nhóm lớp mộtcách phù hợp, sát thực với trẻ của lớp.

Trong quá trình thực hiện ở các chủ đề tôi có thể chỉnh sửa, bổ sung saocho phù hợp với sự phát triển của trẻ Đồng thời chủ động lồng ghép tích hợpnội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các hoạt động trong ngày.

Tôi ưu tiên lựa chọn và đưa ra một số kỹ năng quan trọng cần thiết cho trẻđể giáo dục phù hợp với từng chủ đề:

1 Trường Mầmnon

Trẻ biết tên lớp, tên cô, tên cácbạn và địa chỉ của trường đanghọc.

Dạy trẻ biết cách xử lý khi gặpngười lạ xin vào nhà Khi ngườilạ rủ đi chơi (không đi theongười lạ, không cho người lạvào nhà khi chưa được bố mẹcho phép…)

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trải nghiệm

2 Bản thân

Dạy trẻ nhận biết tên các bộphận trên cơ thể Những bộphận nào không được cho ngườilạ tiếp xúc gần (ôm, hôn, sờ).Biết cách gọi giúp đỡ khi gặpcác tình huống bị người lạ xâmphạm cơ thể…

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trải nghiệm

3 Gia đình

-Trẻ nhận biết và không chơivới một số đồ vật nguy hiểm -Dạy trẻ nhớ được tên số điệnthoại bố mẹ, các người thân gầngũi với trẻ trong gia đình

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trải nghiệm

4 Nghề nghiệp

-Trẻ nhận biết các số điện thoạikhẩn cấp: 113 (công an),114(cứu hỏa), 115 (cứu thương) Dạy trẻ biết cách nhấn số cáchgọi đúng những số này khi gặptừng trường hợp nguy cấp xảyra.

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trải nghiệm

5 Thế giới độngvật

-Biết tự bảo vệ bản thân trướcnhững con vật gây nguy hiểm:Như không được đến gần,không được trêu đùa những convật đó….và biết gọi sự giúp đỡkhi gặp nguy hiểm từ những convật.

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trải nghiệm

Trang 8

STTChủ đềNội dungHoạt động

6 Thế giới thựcvật

- Biết ăn chín, uống sôi, khôngăn thức ăn ôi thiu, đồ ăn củangười lạ, biết một số thực phẩmgây độc…

Biết và tránh xa một số loài câygây dị ứng, ngứa…

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trảinghiệm

Phương tiện vàluật lệ giao

Nước và cáchiện tượng tự

Dạy trẻ biết tránh xa những nơinguy hiểm (ao, hồ, giếng sâu, hốsâu…)

Biết khi mặc quần áo phù hợpvới thời tiết, biết tránh trú khithời tiết cực đoan như mưa tosấm sét….

Biết cách mặc và tháo áo phao

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trảinghiệm

Quê hương, đấtnước, Bác Hồ,Trường tiểu học

Khi lạc đường, quên địa chỉ,chảy máu, té ngã…thì biết nhờngười giúp đỡ.

Biết địa chỉ nơi ở của mình.

- Hoạt động học- Hoạt động Chơi- Hoạt động trảinghiệm

Thông qua bảng kế hoạch xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảovệ bản thân cho trẻ, tôi đã đưa ra một số kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ trongnhững hoạt động cụ thể giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn vấn đề, và hình thành kỹnăng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm trong quá trình sống của trẻ, các nộidụng được cụ thể hóa, không chồng chéo và được tích hợp vào từng chủ đề quenthuộc xuyên suốt cả năm học Điều này giúp giáo viên dễ dàng trong việc lên kếhoạch năm học, kế hoạch giáo dục tháng, tuần, kế hoạch ngày và thực hiện giáodục trẻ một cách có hiệu quả.

2.3.2 Giải pháp 2: Giáo viên lồng ghép giáo dục các kỹ năng tự bảo vệbản thân vào hoạt động học.

Hoạt động học là hoạt động có chủ đích nhằm giúp trẻ ghi nhớ những yêucầu về kiến thức kĩ năng cần thiết cho trẻ Giáo viên cần thiết kế lồng ghép dựavào các nội dung của từng đề tài, chủ đề từ đó tích hợp nội dung giáo dục kỹnăng tự bảo vệ bản thân một cách hài hòa và khoa học.

*Giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn khi chơi.

“Hoạt động vui chơi là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhâncách của trẻ mẫu giáo”[4] Trong quá trình học tập vui chơi tại trường, cũng như

ở nhà các con có thể gặp phải những nguy hiểm từ đồ dùng ,đồ chơi ,địa điểmvui chơi xung quanh bé như: ngã xích đu ,ngã cầu trượt, chạy nhảy vấp ngãtrên sân , ngã cầu thang, nghịch ổ điện, đồ chơi trong lớp trong nhà, hoặc ngã aohồ sông xuối quanh nhà … Trẻ chưa hiểu được đâu là đồ dùng ,đồ chơi an

Trang 9

toàn và không an toàn chơi ở đâu và chơi như thế nào để đảm bảo an toàn chobản thân mình Để giúp trẻ nhận thức được điều đó tôi đã lựa chon nội dung “nhận biệt đồ dùng đồ chơi không an toàn xung quanh bé trong chủ đề “ Trườngmầm non của bé; chủ đề Gia đình” Giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, sông suối,không chơi đùa dưới trời mưa to ở chủ đề “ Nước và Các hiện tượng tự nhiên”

Ví dụ: Kỹ năng này giáo viên nên lồng ghép vào hoạt động khám phá chotrẻ như: Chủ đề “ Trường mầm non” tôi cho trẻ tìm hiểu về đồ dùng ,đồ chơi ởlớp , ở sân trường.Cho trẻ nêu ra cách sử dụng ,cách chơi như thế nào là đúng vàkhông đúng Với “chủ đề gia đình” Tôi cho trẻ tìm hiểu về đồ dùng trong giađình như: đồ dùng nhà bếp ,bếp ga, phích nước , nồi cơm điện , ô điện , dao….Đồ dùng phòng ngủ ,phòng khách… sau đó cho trẻ chơi tìm phân loại đồ dùngcó thể gây nguy hiểm cho bé .[4]

Đối với chơi ngoài trời: tôi luôn quan sát giáo dục trẻ thực hiện theo hướng dẫncủa cô giáo, không leo trèo, chạy nhảy khi chưa được cô cho phép Với các đồ chơicó sự chuyển động như: Đu quay, đu đưa, bập bênh…trẻ cần chơi từ tốn, cẩn thận.

Hình ảnh trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

Khi chơi các trò chơi vận động, tôi chú ý lựa chọn địa điểm tổ chức là nơibằng phẳng, thảm cỏ và không có vật cứng để đảm bảo an toàn cho trẻ Đồngthời nhắc nhở trẻ lựa chọn trang phục gọn gàng, không chen lấn, xô đẩy khitham gia chơi

Bên cạnh đó, khi tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc tôi luôn chú ý vịtrí chơi phải đảm bảo không gian chơi, nơi để đồ dùng phù hợp cho trẻ lựa chọn,chỗ hoạt động phù hợp đi lại không va vào nhau, các giá góc cao vừa tầm vớitrẻ, đồ chơi đảm bảo vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng nhưkhông sắc nhọn, không dễ vỡ, không độc hại… Trong quá trình trẻ tham giachơi ở các góc, tôi nhắc nhở trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, đồng thờikiểm tra và loại bỏ những đồ chơi bị hư hỏng có khả năng gây chầy xước cho trẻsau mỗi hoạt động

Trang 10

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tại trường mầm non.Trong quá trình trẻ được chơi trẻ sẽ được đóng và nhập vào các vai chơi khácnhau tái hiện lại các công việc, cách giao tiếp ứng xử của người lớn trong cuộcsống thường ngày mà trẻ được thấy Trong khi chơi trẻ đã thể hiện được tất cảnhững kinh nghiệm, những kiến thức mà trẻ tích lũy được từ cuộc sống trẻ đãtrải qua Vậy nên giáo viên phải chú trọng tạo nhiều tình huống để trẻ được trảinghiệm, tự mình thảo luận, tìm cách để giải quyết vấn đề và quan sát thật kỹcách trẻ giải quyết để có sự điều chỉnh phù hợp.

Ví dụ: Ở góc chơi phân vai nhóm chơi “Gia đình” Tôi đặt tình huống trẻ ởnhà một mình và có người lại bảo mở cửa, cho bánh kẹo trẻ hoặc mở để sửađiện, nước… Tôi đã hướng dẫn trẻ cách trả lời người lại và nhất định khôngđược mở cửa cho người lạ vào nhà.

Hoặc ở nhóm chơi siêu thị tôi cũng đặt tình huống trẻ bị lạc bố mẹ Thìhướng dẫn trẻ tìm ngay tới quầy thu ngân để nhờ phát thông báo tìm bố mẹ vàđọc số điện thoại nhờ Cô thu ngân gọi cho bố mẹ Trong thời gian chờ bố mẹkhông được đi đâu.

Ở nhóm nấu ăn luôn đưa ra các quy định phải khăn, giấy lót tay để nhấc nồitừ trên bếp xuống Khi lấy đồ ăn ra phải dùng đũa môi… Để tránh bị bỏng

Để tổ chức tốt được hoạt động này không gian lớp phải đủ rộng, đầy đủđồ dùng đồ chơi đẹp mắt, cần nhập vai chơi cùng trẻ tạo sự gần gũi và thânthiện giúp trẻ nhập vai tốt từ đó kiến thức cũng sẽ được trẻ thu nhận dễ dànghơn theo khả năng của trẻ.

*Giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cơ thể cho trẻ:

Trong tình hiện xã hội hiện nay vấn đề “xâm hại trẻ em” ngày càng nổi cộmvà gây nhiều bức xúc trong dư luận Gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻem Chính vì vậy tôi luôn quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng phòng tránh bị xâmhại cho trẻ:

Ví dụ Ở chủ đề “ Bản thân”trong hoạt động học khám phá tôi lồng ghépcho trẻ tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé, tôi quan tâm hơn đến vấn đề dạytrẻ các bộ phận không ai được đụng đến ngoại chừ mẹ ,bà ,dì và các ý tá bác sỹkhi bé đi khám bệnh có bố mẹ bé ở đó Dạy trẻ sử dụng thuật ngữ vùng kín với

các bộ phận nhạy cảm Dạy trẻ những chỉ dẫn giúp các em tránh nguy cơ bị động

chạm không an toàn, bị xâm hại:- Đứng ngay dậy.

- Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ.

- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

- Nói to/hét to và kiên quyết : Không! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép!Tôikhông muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …(Có thể nhắc đinhắc lại).

- Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầucứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

- Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy Nếu người thứ nhất chưa tin lờiem thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,…cho đến lúc có người tin và giúp đỡ.

Trang 11

-Dạy trẻ cách xử lý khi bị xâm hại : Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… vềviệc đã xảy ra để có cách giải quyết Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìmcách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác Không chegiấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

Hình ảnh dạy trẻ bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại cơ thể

Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến việc gần gũi, trò chuyện cùng trẻ giúptrẻ chia sẻ cách cháu giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh bộ phận riêng tư (thườngxuyên tắm rửa) cũng như mạnh dạn chia sẻ với cô về những hành động khôngnên của bạn cùng lớp đối với cơ thể mình (đặc biệt một số hành động của bé traiđối với bé gái khi ở lớp) Điều này trong quá trình giảng dạy đã có rất nhiều giáoviên từng gặp phải, mặc dù người lớn chúng ta thường quan niệm rằng trẻ nhỏnhư tờ giấy trắng, trẻ chưa biết gì Tuy nhiên với bản thân là một giáo viên cũnglà một người mẹ tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta không ngăn chặn những hành độngnày thì vô hình dung giáo viên chúng ta đã giúp trẻ nghĩ rằng hành động xâm hạicơ thể của bạn cùng giới hay khác giới là không có gì sai.

Chính vì vậy song song việc giúp trẻ hiểu về giới tính của bản thân, về vùngriêng tư của trẻ, tôi còn đề ra một số qui định ở lớp như:

-Đi vệ sinh đúng nơi qui định( phòng vệ sinh nam-nữ riêng)

-Bạn trai không được nhìn bạn gái khi đi vệ sinh, khi thay đồ và ngược lại-Không được nghịch, chơi đùa với bộ phận riêng tư của mình

Ngoài ra, tôi còn dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo quy tắc "Năm

ngón tay" Các nội dung trong quy tắc được viết thành bài hát “ Năm ngón tayxinh” do Tổng đài Quốc gia trẻ em phát hành năm 2017 Trong quá trình dạy trẻ

tôi thường xuyên sử dụng bài hát này cho trẻ nghe, hiểu và thực hiện một cáchnhanh hơn.[4]

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w