Tìm Hiểu Về Hoạt Động Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật, Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Hoạt Đông Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.pdf

30 0 0
Tìm Hiểu Về Hoạt Động Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật, Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Hoạt Đông Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38555717 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÊN ĐỀ TÀI “TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐÔNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY” BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT Mã phách: Hà Nội - 2021 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4 ĐẶT VẤN ĐỀ .5 NỘI DUNG .6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .6 1.1 Khái niệm và vai trò của thẩm định 6 1.1.1 Khái niệm thẩm định .6 1.1.2 Vai trò của hoạt động thẩm định 6 1.2 Thẩm định chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 8 1.3 Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 10 2.1 Quy định của pháp luật về thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 10 2.1.1 Quy định của pháp luật về thẩm định chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .10 2.1.2 Quy định của pháp luật về thẩm định đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 12 2.2 Thực tiễn thực thi hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .13 2.2.1 Kết quả đạt được của hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .13 2.2.2 Hạn chế của hoạt động thẩm định trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 15 2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế hoạt động thẩm định trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 17 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .20 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .20 3.2 Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 23 3.3 Tăng cường nguồn lực cho hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 25 KẾT LUẬN 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 VBQPPL DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HĐND Văn bản quy phạm pháp luật UBND Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 ĐẶT VẤN ĐỀ Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội Xây dựng pháp luật là một hoạt động quan trọng hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào Pháp luật, trước hết là kết quả của việc thể chế hóa các chủ trương đường lối, chính sách, định hướng phát triển của đất nước và trở thành quy ước xử sự chung Nhằm đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội đang biến đổi từng ngày trong thời kỳ hội nhập thì hoạt động xây dựng VBQPPL của nước ta phải kịp thời được “đổi mới” một cách đồng bộ Điều này đặt ra phải xây dựng được một hệ thống pháp luật mà ở đó có sự phối hợp nhịp nhàng, logic của các văn bản, tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn và VBQPPL phải đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội Để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện quy trình và hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh việc sử dụng những biện pháp như thiết lập hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực mang tính “kim chỉ nam” cho toàn bộ hệ thống pháp luật; thì hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền là một phương thức rất quan trọng mang tính “ phòng ngừa” được chú trọng sử dụng từ lâu trong khâu soạn thảo đã đem lại chất lượng và khả năng áp dụng văn bản trên thực tế nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng của chính sách, dự thảo Nhận định được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã nghiên cứu và tìm hiểu chủ đề số 7: “Tìm hiểu về hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật hiện nay” để làm bài tiểu luận của mình 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1 Khái niệm và vai trò của thẩm định 1.1.1 Khái niệm thẩm định Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Để xây dựng và ban hành VBQPPL phải trải qua một quy trình gồm nhiều bước Trong đó, thẩm định là một trong những thủ tục bắt buộc của quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL, nhằm đánh giá toàn diện, khách quan và chính xác chất lượng văn bản đó trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thông qua Có thể hiểu thẩm định là hoạt động của một chủ thể được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá văn bản theo những tiêu chí nhất định Nhiệm vụ và vai trò của nhà thẩm định là xem xét nội dung và hình thức của dự án, dự thảo để đưa ra những đánh giá có tính chuyên môn về tính đúng đắn của văn bản đó Như vậy, “thẩm định là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kĩ thuật soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật” 1.1.2 Vai trò của hoạt động thẩm định Vai trò của hoạt động thẩm định được ghi nhận và đánh giá trong suốt quá trình xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước nhiều năm qua, tổng kết lại các vai trò chính sau: 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Thứ nhất, thẩm định trong xây dựng VBQPPL của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn có tính cần thiết cao, đóng vai trò thiết yếu trong tổng thể quá trình ban hành VBQPPL cũng như quy mô của hoạt động thực thi pháp luật Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chính thức xem xét, phê duyệt và ban hành văn bản Thứ hai, hoạt động thẩm định còn là nền tảng để đánh giá chất lượng VBQPPL, đảm bảo tính khả thi của văn bản Những đánh giá và nhận xét trung thực, cơ bản từ phía cơ quan, cá nhân thẩm định sẽ giúp cơ quan hữu quan tiếp cận được văn bản một cách sâu sắc, chân thực, tập trung nhất, từ đó có cái nhìn rõ ràng để xét thông qua văn bản đó hay không Thứ ba, thẩm định có ý nghĩa đặc biệt đối với cơ quan soạn thảo, khi là hoạt động kiểm định lại kết quả làm việc của cơ quan soạn thảo, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan này Ý kiến chuyên môn thể hiện trong các báo cáo thẩm định giúp cho cơ quan soạn thảo tiếp thu, sửa đổi kịp thời, đem lại chất lượng dự thảo cũng như hiệu quả làm việc tốt hơn Thông qua những ý kiến đóng góp này, cơ quan soạn thảo dần được hoàn thiện cả về kỹ năng lẫn trách nhiệm trong quá trình soạn thảo các VBQPPL sau này Thứ tư, thẩm định cung cấp các thông tin toàn diện, tác động đến một hoặc nhiều vấn đề có tính chất liên ngành mà vẫn còn ý kiến bất đồng giữa các cơ quan soạn thảo với nhau Đồng thời, hoạt động này còn giảm bớt sự hao tốn thời gian và vật chất lãng phí không cần thiết cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực Thứ năm, thẩm định trở thành cơ chế đảm bảo cũng như nâng cao sự phối hợp và giám sát lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền trong tổng thể hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật – một phần của hoạt động quản lý Nhà nước 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Chính vì vậy, hoạt động thẩm định có vị trí và vai trò rất quan trọng trong xây dựng VBQPPL Thông qua hiệu quả của hoạt động thẩm định trong thời gian qua đã góp phần khắc phục tính “cục bộ” – một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện vững mạnh trong tương lai 1.2 Thẩm định chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Đối tượng thẩm định chính sách là luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình Hoạt động thẩm định chính sách đối với nhóm văn bản này sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành Đối với thẩm định đề nghị xây dựng nghị định, thì thẩm định đề nghị xây dựng đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy định về “Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội” mà trước khi ban hành cần phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thẩm định Đối tượng là nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có nội dung quy định về chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương 30 thì Sở Tư 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết 1.3 Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Thứ nhất, đối tượng thẩm định dự thảo: Đối tượng của hoạt động thẩm định dự thảo VBQPPL ở trung ương bao gồm: Dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết; dự thảo nghị định; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư Đối tượng của hoạt động thẩm định dự thảo VBQPPL ở địa phương bao gồm: dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh; nghị quyết của HĐND cấp huyện; dự thảo quyết định của UBND cấp huyện Có thể thấy không phải mọi dự thảo VBQPPL đều phải thẩm định, mà chỉ là các dự thảo VBQPPL thuộc đối tượng quy định của pháp luật Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định dự thảo bao gồm: - Ở trung ương là Bộ Tư pháp (phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan), hoặc tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang bộ; - Ở địa phương là cơ quan tư pháp địa phương, bao gồm Sở Tư pháp ở UBND cấp tỉnh, thành phố và Phòng Tư pháp ở UBND cấp quận, huyện Đối với các dự án, dự thảo đã thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản bao gồm: Dự án luật, pháp lệnh; Dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Dự thảo nghị định; Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thì không thẩm định về sự cần thiết ban hành văn bản và sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vì những vấn đề này đã được Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp xem xét trong giai đoạn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1 Quy định của pháp luật về thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thông qua ngày 22/06/2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 đã đổi mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soan thảo văn bản 2.1.1 Quy định của pháp luật về thẩm định chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Quy trình thẩm định chính sách trong lập đề nghị xây dựng VBQPPL bao gồm các bước sau đây: Thứ nhất, cơ quan soạn thảo chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ thẩm định: Các Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và một số nghị định có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp thẩm định Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (Khoản 1 Điều 39 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015) Còn đối với nghị quyết HĐND cấp Tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban của HĐND cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định chính sách đến Sở Tư pháp Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng trong thời hạn là 15 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 chiếu lệ Cụ thể, trong quy trình lập đề nghị xây dựng VBQPPL, đối với các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp tỉnh trước khi soạn thảo phải thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản Trong giai đoạn này, cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản phải thực hiện một số nhiệm vụ như đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, gửi hồ sơ đề nghị để Sở Tư pháp thẩm định chính sách, trình cơ quan có thẩm quyền thông qua chính sách… Đây là một giai đoạn đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, tuy nhiên, không ít trường hợp, vì nhiều lý do cần ban hành chính sách sớm, gấp, các cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo thực hiện không đúng quy định về thời hạn Chẳng hạn như việc quy định thời gian đánh giá tác động chính sách phải đảm bảo, nhưng không ít văn bản vì cần trình gấp mà thời gian cho quá trình đánh giá tác động chỉ từ 1 - 2 ngày, hoặc “nhắm mắt” cho qua, dẫn đến không ít văn bản, khi đưa vào thực tiễn áp dụng sau đó không triển khai được, không phù hợp với đời sống Điều đáng nói là giai đoạn quan trọng, cần thiết như đánh giá tác động của chính sách từ quy trình đánh giá tác động đến yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động của chính sách hầu hết vẫn chỉ thực hiện một cách hình thức Nhiều báo cáo đánh giá tác động của chính sách còn sơ sài, chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá định tính, chưa làm rõ được sự cần thiết ban hành văn bản, hoặc chưa làm nổi bật được những chi phí mà xã hội phải thực hiện so với lợi ích quản lý mà Nhà nước thu về của mỗi chính sách Ý kiến của các đối tượng chịu tác động trong các phần đánh giá tác động khá mờ nhạt, chưa nói là không lấy được ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động Các cơ quan, ban ngành được lấy ý kiến đều nhận thức mơ hồ trách nhiệm của mình, trả lời theo kiểu hình thức, chiếu lệ cho xong Hoạt động thẩm định chưa thực sự được xem trọng và tuân thủ quy định pháp luật Việc thẩm định pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy 16 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành và về nguyên tắc thuộc trách nhiệm của các cơ quan tư pháp địa phương (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) Nhưng thực tế ở một số địa phương còn có tình trạng nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân do các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân hoặc do thư ký của Uỷ ban nhân dân phụ trách từng lĩnh vực tự soạn thảo, không có sự thẩm định của cơ quan tư pháp nhưng vẫn được trình Uỷ ban nhân dân ký ban hành Thực tiễn thẩm định dự thảo nghị quyết thời gian qua cho thấy, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc ở nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng ban hành nghị quyết nhưng bỏ qua khâu thẩm định của cơ quan tư pháp Chẳng hạn ở tỉnh Gia Lai, “có kỳ họp, HĐND tỉnh thông qua 5 - 6 nghị quyết nhưng chỉ có một dự thảo được Sở Tư pháp thẩm định Hoặc có khi, dự thảo văn bản của UBND tỉnh nhưng văn bản thẩm định của Sở Tư pháp lại gửi cho Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu hiệu chỉnh để thông qua HĐND tỉnh Một hạn chế nữa là giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định nên trên thực tế chưa được khẳng định Việc thẩm định tuy được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nhưng mới chỉ dừng lại ở các dự thảo nghị quyết, nghị định, pháp lệnh, luật, còn đối với các thông tư do các Bộ, ngành ban hành vấn đề thẩm định lại chưa đặt ra và rõ ràng đây là một kẽ hở lớn của hệ thống pháp luật Việc chưa xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng của công tác xây dựng VBQPPL 2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế hoạt động thẩm định trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm trên đến từ những quy định chưa thực sự khoa học của Luật và cơ chế, con người thực hiện nó Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau đây: 17 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Thứ nhất, một số quy định của Luật ban hành VBQPPL 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020 hiện nay vẫn chưa thực sự hợp lý Hiện nay phạm vi thẩm định của Bộ Tư pháp là quá rộng, vượt quá năng lực thực tế của Bộ Tư pháp Theo Luật quy định, Bộ Tư pháp chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lênh, nghị định Chính phủ; thẩm định Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; Dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình; Dự thảo nghị định của Chính phủ; Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mỗi văn bản lại thẩm định về sự cần thiết ban hành; sự phù hợp của nội dung chính sách, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật; tính khả thi của văn bản; việc tuân theo thủ tục và trình tự soạn thảo; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản Chính vì vậy, sức ép cho Bộ là rất lớn và dẫn đến nhiều báo cáo thẩm định chưa thực sự có chất lượng Theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi bổ sung 2020, thời gian dành cho hoạt động thẩm định đã được gia hạn, tuy nhiên với mức độ phức tạp ngày càng nâng lên của VBQPPL thì vốn thời gian đấy vẫn hạn hẹp, chỉ cần chậm trễ tại một cơ quan, đơn vị sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện công việc này Thứ hai, việc tổ chức thẩm định còn nhiều bất cập, cụ thể là nguồn nhân lực cho hoạt động thẩm định chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng; nguồn vật lực (cụ thể là chi phí cho hoạt động thẩm định) còn hạn chế Nhiều văn bản yêu cầu thẩm định có tính chất chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật chuyên sâu, nhưng thực tế công chức của Bộ Tư pháp lại không 18 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 được đào tạo một cách cơ bản về lĩnh vực chuyên môn đó Hầu hết các chuyên viên của Bộ đều là các luật gia chứ không phải là các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học khác, do đó, họ gặp không ít khó khăn khi phải góp ý cho các văn bản pháp luật thuộc các ngành khoa học, những lĩnh vực khoa học mà họ không được đào tạo một cách căn bản Chẳng hạn các vấn đề về kinh doanh tiền tệ (tín dụng ngân hàng), quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, hoặc quy định về các vấn đề viễn thông; các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán… là những hoạt động mà không phải ai cũng có thể nắm bắt được bản chất của nó, do đó, không phải ai cũng có thể cho ý kiến xác đáng về các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng Luật Đây là những vấn đề cực kỳ phức tạp, và do đó nếu không được đào tạo chuyên ngành về vấn đề này thì không thể đưa ra các ý kiến xác đáng cho các văn bản pháp luật liên quan đến việc tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán, hay Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Còn ở địa phương, trình độ cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu về nghiệp vụ, không thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ thẩm định, nên đã xảy ra những sai sót trong công tác văn bản Cách thức bố trí công việc thẩm định chưa khoa học, chưa phát huy trí tuệ tập thể Trên thực tế, thẩm định chỉ là công việc của một hoặc một nhóm chuyên viên, do đó, chưa phát hiện hết được các vấn đề cần thẩm định cũng như quan điểm xử lý các vấn đề đó, vì vậy, chất lượng của văn bản thẩm định chưa cao Có những dự thảo khi thẩm định đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn của nhiều ngành khoa học khác nhau, đòi hỏi phải huy động trí tuệ của các chuyên gia để đánh giá, thẩm định đối với các dự thảo có phạm vi áp dụng rộng, hoặc có nội dung phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều vấn đề chính trị – kinh tế song trên thực tế, các đơn vị chủ trì thẩm định hầu như không tổ chức các cuộc họp thẩm định để lấy ý kiến các chuyên gia 19 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Một tồn tại thường thấy đối với hoạt động thẩm định là sau khi có ý kiến thẩm định, thì việc tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc giải trình ý kiến thẩm định cũng còn trường hợp chỉ là hình thức, chưa được đúng mức Do vậy, một số ít văn bản quy phạm pháp luật chất lượng chưa cao Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan thẩm định và cơ quan soạn thảo chưa thực sự hiệu quả Sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo văn bản và cơ quan thẩm định còn hạn chế Một số cơ quan thẩm định hầu như không yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin cũng như giải trình về nội dung của dự thảo, trừ việc cử thành viên tham gia vào Ban soạn thảo, Tổ biên tập của dự án khi được yêu cầu; Một số cơ quan chủ trì soạn thảo không chấp hành đúng quy định về thời hạn gửi dự thảo văn bản sang Bộ Tư pháp để thẩm định và quy định về thủ tục gửi hồ sơ thẩm định, khiến cơ quan thẩm định rơi vào tình thế bị động, thiếu thời gian vật chất để tổ chức công tác thẩm định Bên cạnh đó, việc cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp hồ sơ không đầy đủ cho cơ quan thẩm định như thiếu số lượng bộ hồ sơ, thiều tờ trình, thiếu bản tổng hợp ý kiến, bản thuyết minh…cũng là tình trạng không hiếm trong hoạt động thẩm định hiện nay CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi bổ sung 2020 với nhiều thay đổi khác biệt, bổ sung thêm nhiều quy định mới đã góp phần khắc phục được một số điểm chưa hợp lý trong hoạt động thẩm định Tuy nhiên bên 20 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan