DANH MỤC BẢNG, BIỂU 2.1 Thu thập thông tin phục vụ chống buôn lậu 35 2.3 Công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải
Trang 1DƯƠNG QUỐC TUẤN
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 2DƯƠNG QUỐC TUẤN
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi Các số liệu cũng như kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố
Hải Phòng, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tác giả
Dương Quốc Tuấn
Trang 4Trong thời gian học tập tại trường, tôi đã được nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thầy giáo, cô giáo Hiện nay, tôi đã hoàn thành chương trình học và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng”
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Hải Phòng Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS.Nguyễn Hoài Nam là người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Dương Quốc Tuấn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN 4
1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và cơ sở pháp lý của công tác chống buôn lậu qua đường biển 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác chống buôn lậu qua đường biển 5
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy 5
1.2 Trách nhiệm và thẩm quyền của hải quan trong công tác chống buôn lậu qua đường biển 7
1.2.1 Trách nhiệm 7
1.2.2 Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới 7
1.2.3 Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới 8
1.3 Nội dung công tác chống buôn lậu qua đường biển 9
1.3.1 Công tác thu thập, phân tích và đánh giá thông tin 9
1.3.2 Tổ chức kiểm tra, truy đuổi, bắt giữ 9
1.3.3 Xử lý vi phạm 12
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu qua đường biển 12
1.4.1 Yếu tố khách quan 12
1.4.2 Yếu tố chủ quan 13
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác chống buôn lậu qua đường biển 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG 15
Trang 6biển tại Cục Hải quan Hải Phòng 15
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hải Phòng 15 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Cục Hải quan Hải Phòng 16
2.2 Thực trạng công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm tại Cục Hải quan Hải Phòng 17
2.2.1 Thực trạng công tác thu thập, phân tích và đánh giá thông tin 17
2.2.2 Thực trạng công tác kiểm tra 26
2.2.3 Thực trạng công tác truy đuổi, bắt giữ phương tiện vận tải, hàng hóa vi phạm pháp luật về buôn lậu 30
2.2.4 Thực trạng công tác xử lý vi phạm 33
2.2.5 Thực trạng bộ máy chống buôn lậu và xử lý vi phạm tại Cục Hải quan Hải Phòng 35
2.3 Đánh giá chung công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm tại Cục Hải quan Hải Phòng 42
2.3.1 Về mặt tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng 42
2.3.2 Về hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá thông tin 45
2.3.3 Về mặt tổ chức kiểm tra, truy đuổi, bắt giữ 46
2.3.4 Xử lý vi phạm pháp luật về buôn lậu 47
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG 49
3.1 Quan điểm về Chống buôn lậu và xu hướng của hoạt động buôn lậu qua đường biển giai đoạn 2019-2023 49
3.1.1 Quan điểm 49
3.1.2 Xu hướng của hoạt động buôn lậu qua đường biển trên địa bàn Hải Phòng 51
3.2 Biện pháp hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng trong giai đoạn 2019-2023 53
3.2.1 Hoàn thiện công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kết hợp tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng tham gia phòng chống buôn lậu 53
Trang 7lậu 54
3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức kiểm tra, truy đuổi, bắt giữ, xử lý vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại 59
3.2.4 Giải pháp khác 60
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU
2.1 Thu thập thông tin phục vụ chống buôn lậu 35
2.3
Công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
38
2.4 Kết quả kiểm tra nhằm xác định vi phạm pháp
2.6 Đánh giá chung việc phối hợp trong chống
DANH MỤC HÌNH
2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan Hải
2.2
Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin
về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
33
2.3 Sơ đồ bộ máy chống buôn lậu - Cục Hải quan
2.4 Sơ đồ tổ chức Đội Kiểm soát Hải quan - Cục
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận văn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng mở cửa, tự do thương mại ngày càng phát triển, trên tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, nước
ta đã chủ động, năng động, tích cực tham gia vào “sân chơi” chung Khi tham gia vào WTO, WCO… cũng như các tổ chức khác, Việt Nam luôn mong muốn hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế
Mặt khác, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới đường biển ngày càng diễn ra phức tạp, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đa dạng Để công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần chống thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước và bảo vệ nền sản xuất, người tiêu dùng trong nước, tương xứng với yêu cầu và điều kiện thực tế hiện nay, kết hợp hệ thống kiến thức lý luận vào thực tiễn công tác, tôi chọn vấn đề:
“Biện pháp hoàn thiện công tác Chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng” làm đề án tốt nghiệp lớp Quản lý kinh tế, với mong muốn phục vụ tốt hơn cho công tác Chống buôn lậu, một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình mới, với yêu cầu tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thời ngăn chặn các hoạt động buôn lậu trên biển tại địa bàn Cục Hải quan Hải Phòng
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng của hoạt động chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng và đề xuất các biện pháp để hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển trong giai đoạn 2019-2023
Trang 102.2 Nhiệm vụ
Đề xuất được các biện pháp góp phần hoàn thành tốt công tác chống gian lận thương mại, chống buôn lậu và hàng giả đồng thời thực hiện tốt công tác bắt giữ, điều tra, xử lý vi phạm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác phòng và chống buôn lậu qua đường biển, trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp để hoàn thiện công tác chống buôn lậu một cách hiệu quả, đối phó được với các thủ đoạn và phương thức ngày càng tinh vi của các đối tượng buôn lậu
- Giới hạn thời gian: trong giai đoạn 2014-2019
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Thực hiện ở Cục Hải quan Hải Phòng (bao gồm Đội Kiểm soát Hải quan và tại các địa bàn trên biển thuộc sự quản lý của Cục Hải quan Hải Phòng)
- Phạm vi về nội dung:
+ Hoạt động điều tra, thu thập nắm tình hình và xử lý thông tin;
+ Các phương pháp chống buôn lậu qua đường biển;
- Phạm vi về thời gian: Giới hạn ở việc phân tích công tác chống buôn lậu qua đường biển từ năm 2013-2017
4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phương pháp trải nghiệm thực tế Sử dụng các số liệu cụ thể thu thập được so sánh, đánh giá và suy luận nhằm đề ra được các biện pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng đồng thời có kế thừa những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác chống buôn lậu qua đường biển của các cơ quan khác
Trang 115 Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về công tác chống buôn lậu qua đường biển của các nước trên thế giới và Việt Nam
- Phân tích công tác chống buôn lậu qua đường biển thông qua hai nội dung vụ cơ bản là: Hoạt động điều tra, thu thập nắm tình hình và xử lý thông tin và các phương pháp chống buôn lậu qua đường biển
- Đánh giá khách quan thực trạng công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng Phân tích rõ những tồn tại và hạn chế của công tác chống buôn lậu qua đường biển của cơ quan hải quan trên địa bàn Hải Phòng
- Đề xuất các biện pháp chủ yếu hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Khái quát về chống buôn lậu qua đường biển và đưa ra các biện pháp giúp công tác chống buôn lậu qua đường biển đạt hiệu quả cao
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Có thể trở thành tài liệu nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác chống buôn lậu qua đường biển
- Chương 2: Thực trạng công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng
- Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU
QUA ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và cơ sở pháp lý của công tác chống buôn lậu qua đường biển
1.1.1 Khái niệm
Chống buôn lậu là các hoạt động nhằm ngăn chặn, kiểm soát và phòng chống các hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan
Theo Điều 87 Luật Hải quan 2014, nhiệm vụ của cơ quan hải quan là: (1)tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và (2)thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới[12]
1.1.2 Đặc điểm
Công tác chống buôn lậu qua đường biển có các đặc điểm cơ bản: (1)là một quy trình nghiệp vụ của cơ quan hải quan; (2)được tiến hành bởi công chức hải quan; (3)là phương pháp kiểm soát và phòng ngừa các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu; (4)công tác chống buôn lậu qua đường biển chú trọng thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình trước hoặc trong khi phát sinh các hành vi vi phạm; (5)công tác chống buôn lậu qua đường biển không chỉ hướng vào một số đối tượng nhất định mà còn cả công
ty, tổ chức khác liên quan đến thương mại quốc tế và (6)công tác chống buôn lậu qua đường biển được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác trên địa bàn[4]
Trang 131.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác chống buôn lậu qua đường biển
Luật Hải quan (2014) ban hành ngày 23/06/2014;
Luật Hình sự (2015) ban hành ngày 27/11/2015;
Luật Tố tụng hình (2015) ban hành ngày 27/11/2015;
Luật Thương Mại (2005) ban hành ngày 14/06/2005;
Luật Quản lý ngoại thương (2017) ban hành ngày 12/06/2017;
Luật Quản lý thuế (2006) ban hành ngày 29/11/2006;
Luật Quản lý thuế sửa đổi (2012) ban hành ngày 20/11/2012;
Luật Thuế sửa đổi (2014) ban hành ngày 26/11/2014;
Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế sửa đổi (2016) ban hành ngày 06/4/2016
Luật Đầu tư sử đổi (2014) banh hành ngày 26/11/2014;
Luật Xử lý vi phạm hành chính (2012) ban hành ngày 20/06/2012; Quyết định số 389/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/3/014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới
Các Luật và văn bản liên quan khác
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy
1.1.4.1 Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm
Là đơn vị thuộc Cục Hải quan, với chức năng tham mưu về công tác chống buôn lậu; công tác pháp chế và xử lý vi phạm, Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm các các chức năng chính như sau:
- Tham mưu trong công tác chống buôn lậu:
• Thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; gian lận thương mại;
• Phòng, chống ma túy; chống hàng giả; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
Trang 14• Phòng, chống khủng bố, rửa tiền và công tác điều tra hình sự trong lĩnh vực hải quan
- Tham mưu trong công tác pháp chế và xử lý vi phạm:
• Tham mưu, thực hiện công tác xây dựng và thẩm định văn bản; kiểm soát thủ tục hành chính;
• Đánh giá thi hành và kiểm tra thực hiện văn bản;
• Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
• Xử lý vi phạm hành chính, tố tụng hành chính (công tác pháp chế) theo quy định của pháp luật
1.1.4.2 Đội Kiểm soát Hải quan
Chuyên trách, trực tiếp thực hiện kiểm soát hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan quản lý để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Nhiệm vụ của Đội Kiểm soát Hải quan[2]
- Đối với khu vực trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan quản lý: (1)Tổ chức nắm tình hình, xây dựng phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm góp phần phòng ngừa; đấu tranh chống buôn lậu; chống gian lận thương mại
và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng như các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan đồng thời tổ chức thực hiện khi đã được phê duyệt; (2)Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan cũng như kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu; (3)Ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; (4)Kết hợp với các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa khi có chỉ đạo
- Đối với khu vực ngoài địa bàn hoạt động hải quan: Kết hợp với các lực lượng chức năng khác ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, bắt giữ các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Xử lý vi phạm hành chính về hải quan
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Cập nhật, xử lý dữ liệu trên hệ thống thông tin;
Trang 15- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của ngành
- Quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, trang thiết
- Kiểm tra xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Thông báo và kết hợp với công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan thì kết hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý
- Tuần tra, kiểm soát; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi nhằm trong vùng nội thủy, lãnh hải
1.2.2 Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Theo điều 89 Luật Hải quan (2014) thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gồm các yếu tố chính sau[12]:
Thứ nhất, Chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan thông qua công tác tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thu thập thông tin trong nước
và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan Giữ bí mật về người cung
Trang 16cấp thông tin các vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; các vụ buôn lậu
Thứ hai, thực hiện kiểm soát hải quan; thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan
Thứ ba, Đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, thông tin để phục vụ công tác kiểm tra, điều tra cũng như xác minh hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hành vi buôn lậu
Thứ tư, khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hóa đó có tài liệu, hàng hóa liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới sẽ yêu cầu các công ty chuyển phát nhanh, cung cấp dịch vụ bưu chính, mở bưu phẩm, hàng hóa được xuất nhập khẩu qua đường bưu chính hoặc chuyển phát nhanh để kiểm tra
Thứ năm, Sử dụng phù hợp các loại cờ hiệu, pháo hiệu, đèn hiệu, còi, loa cũng như các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật
Thứ sáu, phối hợp và thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật đối với các vùng ngoài địa bàn hoạt động hải quan
1.2.3 Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc
xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Một là, xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
và áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật
Hai là, dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm khi phát hiện vi phạm theo trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo quy định của pháp luật
Ba là, trường hợp cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật
Bốn là, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
(Điều 90 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014)
Trang 171.3 Nội dung công tác chống buôn lậu qua đường biển
1.3.1 Công tác thu thập, phân tích và đánh giá thông tin
Hiện nay, Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm là đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo các Cục Hải quan về công tác tổ chức đấu tranh chống buôn lậu, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Cục về công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại (các Phòng nghiệp vụ, cửa khẩu, Đội Kiểm soát ) và tổng hợp, theo dõi kết quả công tác điều tra nắm tình hình trên địa bàn, khu vực
Thông tin, tài liệu liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu là những tin tức, tài liệu, hình ảnh, âm thanh có giá trị nghiên cứu để phục vụ cho công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình của lực lượng hải quan nói chung và lực lượng điều tra chống buôn lậu nói riêng
Đội Kiểm soát Hải quan, các Tổ Kiểm soát Hải quan cửa khẩu là đơn vị trực tiếp điều tra nghiên cứu nắm tình hình nhằm phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu theo chức năng Đồng thời, có trách nhiệm phối hợp và cung cấp những thông tin tài liệu liên quan đến hoạt động buôn lậu cho lực lượng điều tra chống buôn lậu khi có yêu cầu
1.3.2 Tổ chức kiểm tra, truy đuổi, bắt giữ
a) Công bố quyết định khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính hoặc nêu yêu cầu kiểm tra phương tiện
Khi sang tàu kiểm tra, Tổ trưởng tổ công tác phải phân công ngay cán
bộ mang theo vũ khí làm nhiệm vụ cảnh giới, cán bộ quản lý xuồng (trường hợp dùng xuồng) Thực hiện nội dung chào hỏi, giới thiệu tư cách công vụ và nêu rõ lý do dừng phương tiện, công bố Quyết định khám phương tiện (hoặc thông báo yêu cầu kiểm tra) và thông báo cho thuyền trưởng hoặc người phụ trách phương tiện bị kiểm tra biết mục đích kiểm tra, khám xét phương tiện Yêu cầu Thuyền trưởng tàu bị kiểm tra, khám xét phải đảm bảo an toàn cho phương tiện trong suốt quá trình Tổ công tác thực thi nhiệm vụ, xuất trình
Trang 18toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến phương tiện, người và hàng hóa chở trên tàu để kiểm tra
b) Yêu cầu Thuyền trưởng tàu thuyền bị kiểm tra, xuất trình các loại giấy tờ liên quan và nhật ký hàng hải
c) Trập trung các thuyền viên của tàu thuyền bị kiểm tra vào một khu vực để giám sát
d) Tiến hành khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính hoặc kiểm tra phương tiện
Khi tiến hành kiểm tra hàng hóa, Tổ công tác yêu cầu Thuyền trưởng tàu bị kiểm tra hướng dẫn Tổ công tác thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trên tàu và yêu cầu mở các hầm hàng, buồng ở, buồng máy hoặc bất kỳ vị trí nào trên tàu để kiểm tra
Khi kiểm tra buồng hành trình phải kiểm tra định vị, sổ hành trình để ghi rõ tọa độ địa điểm bắt giữ
Trong quá trình khám, kiểm tra phương tiện, công chức hải quan cần sử dụng các phương tiện kỹ thuật (máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm…) để củng
cố hồ sơ chặt chẽ, thuyết phục
Chú ý: kiểm tra hồ sơ, chứng từ trước, hàng hóa sau
e) Kiểm tra người: Trường hợp phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, Tổ công tác yêu cầu Thuyền trưởng thông báo cho toàn bộ thuyền viên tập trung trong một khu vực (boong phía mũi tàu), tiến hành kiểm tra đối chiếu khớp số người so với danh mục thuyền viên và giấy
tờ tùy thân, kiểm tra phát hiện, thu giữ vũ khí và các vật dụng khác có thể dùng làm vũ khí chống trả
f) Kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hồ sơ của lô hàng:
Kiểm tra đối chiếu hàng hóa với hồ sơ, chứng từ hàng hóa do chủ phương tiện xuất trình (đối với tàu vận tải)
Kiểm tra hoạt động của tàu theo giấy phép hoạt động, ngành nghề hoạt động…
Trang 19Việc kiểm tra phải theo thứ tự, khi phát hiện hành vi vi phạm phải được lập biên bản ngay (biên bản ban đầu) và thống kê đầy đủ, có chữ kí của Thuyền trưởng, trong biên bản ghi roc tọa độ địa điểm bắt giữ, cần thiết phải
tổ chức lấy lời khai của thuyền viên có mặt trên tàu
Tổ công tác sau khi kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra cho người chi huy ca tuần tra Trên cơ sở đó, người chỉ huy quyết định cụ thể việc bắt giữ, lập biên bản hoặc cho phương tiện tiếp tục hành trình
g) Kết thúc kiểm tra, khám phương tiện:
- Qua kiểm tra hồ sơ, giấy tờ nếu phát hiện có dấu hiệu buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa hoặc có những vi phạm pháp luật Hải quan khác thì tùy điều kiện thời tiết và các điều kiện an toàn khác, Tổ trưởng tổ công tác xin ý kiến người chỉ huy ca tuần tra hoặc Thuyền trưởng để tiến hành kiểm tra sơ bộ hàng hóa và đưa phương tiện kiểm tra về vị trí thuận lợi để tiến hành kiểm tra khám xét
- Trường hợp kiểm tra, khám phương tiện thực tế hàng hóa không phát hiện các hành vi vi phạm, Tổ công tác lập biên bản kiểm tra (Biên bản khám) phương tiện, trong đó ghi rõ: Ngày, giờ, tọa độ khi kiểm tra, tên phương tiện, kết quả kiểm tra, tình trạng an toàn của người, hàng hóa, tài sản, phương tiện, thời gian kết thúc kiểm tra
- Trường hợp kiểm tra, khám phương tiện thực tế hàng hóa phát hiện vi phạm phải tiến hành lập biên bản kiểm tra (Biên bản khám) và lập biên bản
vi phạm hành chính về hành vi vi phạm và báo cáo xin ý kiến lãnh đạo có thẩm quyền (Lãnh đạo Đội, Hải đội) phương án xử lý Việc xử lý tiếp theo được thực hiện theo đúng quy định
- Trong quá trình Tổ công tác tiến hành kiểm tra, khám xét và trong cả quá trình dẫn giải phương tiện, mọi thông tin liên lạc của tàu và các thuyền viên trên tàu bị kiểm tra đều phải được khống chế và quản lý chặt chẽ, chỉ được sử dụng khi có tình huống khẩn cấp ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng
Trang 20an toàn của người, hàng hóa và phương tiện Việc liên lạc phải được sự đồng
ý, giám sáy của Tổ công tác
h) Tiến hành dẫn giải phương tiện, hàng hóa vi phạm về nơi tạm giữ Việc dẫn giải phương tiện vi phạm, phải có ít nhất 02 công chức Hải quan được trang bị vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc giám sát trực tiếp trên phương tiện bị dẫn giải Tàu tuần tra làm nhiệm vụ dẫn giải, phải luôn được đảm bảo giữu liên lạc với các công chức đang giám sát trên phương tiện
vi phạm, luôn trong tình trạng sẵn sàng lực lượng để đối phó các tình huống xảy ra và ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa vi phạm trong quá trình dẫn giải
- Đối với vụ việc vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan hoặc vượt thẩm quyền của đơn vị thụ lý vụ việc vi phạm thì đơn vị thụ lý phải kịp thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc vi phạm, báo cáo cấp trên trực tiếp của mình là người có thẩm quyền xử phạt để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt
- Đối với vụ việc có dấu hiệu hình sự thì đơn vị thụ lý vụ việc phải báo cáo, chuyển hồ sơ cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình để cơ quan cấp trên xem xét khởi tối vụ án hình sự theo quy định
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu qua đường biển 1.4.1 Yếu tố khách quan
* Địa bàn rộng, kéo dài trên tuyến biển do đó rất khó khăn trong công tác kiểm soát, quản lý lưu thông hàng hóa
Trang 21* Về hành lang pháp lý phục vụ công tác chống buôn lậu qua đường biển: Hiện đã cơ bản đáp ứng được: Luật Hải quan, các Luật có liên quan và các Nghị định, Thông tư, Quy trình… quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, phương thức, cơ chế làm việc, mỗi quan hệ công tác với các đơn vị liên quan…
* Trang thiết bị cho công tác chống buôn lậu trên biển còn hạn chế
* Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác chống buôn lậu qua đường biển: Đây có thể xem là yếu tố quyết định Lãnh đạo các Cục Hải quan cần thường xuyên chú trọng, từng bước hoàn thiện nhân tố này thông quan việc tuyển dụng, phân công, luân phiên, luân chuyển, quy hoạch,
bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Sự phối hợp còn chưa chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ giữa các lực lượng chống buôn lậu trên địa bàn như Cảnh sát Biển, Công an, Biên phòng,… do vậy nhiều khi chồng chéo, không phân định được ranh giới
Sự buông lỏng quản lý, thụ động của một số địa phương, sự hợp tác hời hợt của một số hãng tàu, đại lý vận tải biển cũng gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu của cơ quan hải quan
Trang 221.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác chống buôn lậu qua đường biển
- Số lượng vụ việc bắt giữ và khởi tố: Đây là một chỉ tiêu cứng được sử dụng để đánh giá tình hình buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa
- Công tác kiểm tra, xử lý container phế liệu tồn đọng: kiểm tra các loại hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, giấy phép, đề nghị các hãng tàu phối hợp
xử lý hàng hóa nêu trên vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam
- Công tác xử lý tang vật tịch thu, hàng tồn đọng được chú trọng, do lượng hàng hóa tồn đọng tại các cảng đa số là phế liệu, hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện nhập khẩu hoặc từ chối nhận hàng
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát về Cục Hải quan Hải Phòng và công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hải Phòng
Cục Hải quan thành phố Hải Phòng được thành lập ngày 14 tháng 4 năm 1955 theo Nghị định số 87/BTC-NĐ-KB của Bộ công thương
Tháng 4/1958, Bộ Thương nghiệp chia tách thành 2 bộ là Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương, ngành Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương Hải quan Hải Phòng được đổi tên là Phân sở Hải quan Hải Phòng và trực thuộc Sở Hải quan Trung ương
Ngày 17 tháng 6 năm 1962, đổi tên Sở Hải quan Trung ương thành Cục Hải quan Trung ương trực thuộc Bộ Ngoại thương và đổi tên Phân sở Hải quan Hải Phòng thành Phân cục Hải quan Hải Phòng
Ngày 20/11/1984, sau khi được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng cục Hải quan, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 139/HĐBT quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan Phân cục Hải quan Hải Phòng được đổi thành Hải quan Thành phố Hải Phòng
Năm 1994, Hải quan thành phố Hải Phòng được đổi tên thành Cục Hải quan TP Hải Phòng
Tính đến nay, số lượng cán bộ công chức tại Cục Hải quan Hải Phòng
là 973 người Trong đó trình độ: Thạc sỹ: 120; Đại học 838: Cao đẳng và trung cấp là 15 Đánh giá chung: Qua rà soát chất lượng đội ngũ, hiện tại chỉ
có trên 80% cán bộ công chức hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
số còn lại còn hạn chế do chưa có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực công tác chống buôn lậu qua đường biển (do hệ quả của yêu cầu chuyển đổi, luân phiên cán bộ công chức trong ngành Hải quan)
Trang 24Bám sát mục tiêu của “Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020”,
và “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020”, Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại một cách quyết liệt ở tất cả các khâu từ xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính; đến ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp
Hiện nay, bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hải Phòng được tổ chức như sau, đứng đầu là Cục trưởng, sau đó là 03 Phó Cục trưởng và tiếp theo là các Phòng, Chi cục hải quan và tương đương, chi tiết như sơ đồ ở Hình 2.1 Mỗi đơn vị đều có các chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Cục Hải quan Hải Phòng
- Thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, thanh tra cũng như giám sát hải quan theo quy định của pháp luật
- Chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo quy định của pháp luật
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước cũng như thực hiện tốt pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
- Thực hiện tốt công tác thống kê Nhà nước về hải quan
- Xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại hoặc khởi tố đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật
- Tham mưu các chính sách về thuế, pháp luật hải quan
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cũng như hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn
Trang 25(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Cục Hải quan Hải Phòng) Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan Hải Phòng 2.2 Thực trạng công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm tại Cục Hải quan Hải Phòng
2.2.1 Thực trạng công tác thu thập, phân tích và đánh giá thông tin
2.2.1.1 Những người nào được giao nhiệm vụ thu thập thông tin?
Căn cứ vào thực tế, tính chất và yêu cầu của từng thời điểm, từng Tổ công tác, từng vụ việc thì Lãnh đạo Đội, Tổ phân công nhiệm vụ thu thập, phân tích và đánh giá thông tin cho một số công chức có trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ cao Đồng thời các công chức này phải có kỹ năng đánh giá, chọn lọc thông tin và có kinh nghiệm nghiệp vụ sâu
Văn phòng Phòng tổ chức cán bộ
Phòng thanh tra-kiểm tra
Đội kiểm soát Hải quan CCHQ cửa khẩu cảng HP KV I CCHQ cửa khẩu cảng HP KV II CCHQ cửa khẩu cảng HP KV III CCHQ cửa khẩu cảng Đình Vũ
CCHQ quản lý hàng đầu tư gia công CCHQ khu chế xuất, khu công nghiệp Chi cục Kiểm tra STQ
CCHQ Hải Dương CCHQ Hưng Yên CCHQ Thái Bình
CỤC TRƯỞNG
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
Trang 262.2.1.2 Thông tin được thu thập từ những nguồn nào?
a) Điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng phương pháp quan sát, gợi hỏi qua sách báo và tài liệu sẵn có
Thứ nhất, điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng phương pháp quan sát
Cán bộ trinh sát hoặc cán bộ nhân viên hải quan trực tiếp đến nơi để kiểm tra, xem xét sự việc, hiện tượng theo những phương pháp nhất định, bằng các giác quan (tai nghe, mắt thấy, tay sờ, ) và nhiều trường hợp phải có
sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy ảnh, ghi âm, camera để ghi nhận, thu thập những tin tức, tài liệu mà lực lượng kiểm soát hải quan quan tâm
Thông qua việc trực tiếp quan sát làm cho cán bộ nhân viên hải quan hiểu rõ vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể Song hình thức này cũng có những hạn chế là kết quả phụ thuộc nhiều vào kiến thức và khả năng của người quan sát (trình độ nghiệp vụ, pháp luật, kinh nghiệm và các kiến thức xã hội, thể chất )
Thứ hai, điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng cách gợi hỏi (trực tiếp hoặc thông qua người biết sự việc)
Cán bộ, nhân viên hải quan trực tiếp đặt ra những câu hỏi cho người đối thoại (tức là thẩm vấn sơ bộ đối với hành khách xuất nhập cảnh, chủ hàng khi làm thủ tục hoặc những người liên quan, ) và dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, gợi thêm nhằm khai thác, thu thập tin tức, tài liệu về vấn đề mà mình định điều tra nghiên cứu
Thông qua hình thức trực tiếp gợi hỏi, cán bộ nhân viên hải quan biết được vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc hơn về tâm lý thái độ, hành vi biểu hiện của đối tượng và để công tác gợi hỏi đạt hiệu quả thì mỗi lần gợi hỏi phải có mục đích, nội dung, yêu cầu rõ ràng và chuẩn bị chu đáo
Khi điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng phương pháp gợi hỏi đối với những người biết sự việc cần chú ý phát hiện việc che giấu sự thật của họ,
Trang 27tìm ra nguyên nhân che giấu để có phương pháp tác động thích hợp nhằm làm cho họnói rõ sự thật không được gò ép hoặc tạo ra sự căng thẳng khi tiếp xúc cần tránh những câu hỏi không cần thiết và có thể gây nên sự nghi ngờ hoặc
tò mò của đối tượng sau khi tiếp xúc với cán bộ hải quan
Thứ ba, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua sách báo và tài liệu sẵn
có
Tuy thông tin, tài liệu thu thập được từ phương pháp này rất đa dạng, phong phú song còn tản mạn, phản ánh trên nhiều góc độ khác nhau, tính chất, mức độ chính xác của các loại thông tin còn hạn chế Do vậy, những thông tin, tài liệu khai thác từ nguồn này, lực lượng kiểm soát hải quan Hải Phòng phải kiểm tra, sàng lọc, phân tích, so sánh và tổng hợp để tìm được những vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
b) Điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua các biện pháp công tác của lực lượng Hải quan
Thứ nhất, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua các biện pháp trinh sát
- Sử dụng cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự để tiến hành thu thập những thông tin, tài liệu có liên quan và về những phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại các địa bàn, trọng điểm, tuyến và các mặt hàng trọng điểm mà lực lượng hải quan cần điều tra nghiên cứu nắm tình hình, nhằm chủ động đề ra các phương án, kế hoạch, đấu tranh cụ thể phù hợp với từng thời gian trên từng địa bàn, khu vực
- Sử dụng biện pháp trinh sát ngoại tuyến, trinh sát xác minh để tiến hành theo dõi, xác minh những quan hệ và di biến động bên ngoài của đối tượng trên từng địa bàn, trong từng thời gian, nhằm làm rõ những vấn đề nghi vấn của đối tượng, vụ việc hiện tượng có liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Trang 28Thứ hai, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua lấy lời khai
Đây là bước điều tra theo trình tự tố tụng hình sự và thủ tục hành chính nhằm làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm pháp của họ và đồng bọn hoặc những vấn đề khác có liên quan.Thông qua biện pháp này, lực lượng kiểm soát hải quan có thể thu thập được tài liệu một cách kịp thời, nhanh chóng về tính chất, mức độ và phương thức, thử đoạn hoạt động của các đối tượng để phục vụ công tác xử lý, mặt khác thông qua phương pháp này, lực lượng kiểm soát hải quan có thể thu thập được những thông tin, tài liệu về những sơ hở, thiếu sót trong hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và xây dựng lực lượng Tuy nhiên, thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp này phụ thuộc nhiều vào trình độ, phương pháp và phẩm chất của cán bộ điều tra, nếu không đảm bảo thì hồ sơ, tài liệu thu thập được dễ bị sài lệch, từ đó có thể dẫn đến sai lệch về biện pháp nghiệp vụ, hình thức xử lý và kết quả mở rộng vụ việc
Thứ ba, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua công tác kiểm tra công khai và thu thuế xuất nhập khẩu
- Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại địa bàn cửa khẩu (hàng hóa, hành khách, phương tiện )
- Tình hình hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế (phương thức, thủ đoạn, mặt hàng )
- Tình hình vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân, phương tiện trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên từng địa bàn, tuyến và cửa khẩu
Thứ tư, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua tin học thống kê và công tác xử lý vi phạm Hải quan
- Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng trọng điểm trên từng địa bàn, thời gian, địa điểm
- Tình hình các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hải quan trong từng địa bàn, thời gian
- Những vụ việc, hiện tượng nghi vấn trong hoạt động xuất nhập khẩu
Trang 29và xuất nhập cảnh
2.2.1.3 Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin
(Nguồn: Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm) Hình 2.2: Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
+ Dự kiến những hình thức, biện pháp, lực lượng và phương tiện phục
vụ cho việc thực hiện kế hoạch
+ Dự kiến những tụ điểm, khu vực, địa bàn, tổ chức, cần đến để điều tra mà qua đó cơ quan Hải quan có điều kiện để thu thập được những thông tin, tài liệu và tình hình theo kế hoạch đã đề ra
+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thu thập thông
Lập kế hoạch thực
hiện
Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Xác định chính xác nguồn thu thập thông tin;
- Hệ thống hóa cơ sở thông tin, tài liệu;
- Phân tích, tổng hợp hệ thống thông tin, tài liệu;
- Đánh giá, xác minh chính xác thông tin, tài liệu
Trang 30tin, tài liệu đồng thời đề ra phương án đối phó với các tình huống đó để luôn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch
Kế hoạch này được lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan phê duyệt và quá trình thực hiện kế hoạch, cá nhân đựợc giao nhiệm vụ phải chiụ trách nhiệm trước Lãnh đạo các cấp và báo cáo kết quả cụ thể khi kết thúc
b) Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch
* Xác định nguồn thông tin:
Những thông tin, tài liệu thu thập được được ghi chép theo thứ tự thời gian, địa bàn, mặt hàng, hoặc theo diễn biến các vụ việc Trong những trường hợp khi sử dụng trực tiếp các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình xét thấy việc ghi chép không có lợi, ảnh hưởng tới việc tiến hành công việc điều tra nắm tình hình thì phải ghi nhớ và sau khi làm việc xong sẽ được ghi chép đầy
đủ các thông tin, tài liệu, dữ kiện thu thập được bằng văn bản
Bảng 2.1: Thu thập thông tin phục vụ chống buôn lậu Năm/ Số vụ/ Phát hiện
- Gợi hỏi (trực tiếp hoặc
thông qua người biết) 10 3 12 7 14 3 25 7 20 6
Trang 31Tài liệu thu thập được thông qua biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình bao gồm nhiều loại, thông tin phong phú, nhưng rất tản mạn, có những dữ liệu phản ánh đúng, có những dữ liệu phản ánh một phần hoặc có những dữ liệu chưa chính xác, chưa đầy đủ Vì vậy, tài liệu thu thập được thì
cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu, phân tích, sàng lọc và hệ thống hóa một cách khoa học, kịp thời để phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả
* Hệ thống hóa thông tin, tài liệu thu thập được được tiến hành như sau:
Hệ thống hóa theo từng vấn đề, vụ việc, căn cứ vào tính chất vụ việc và sắp xếp vào cùng một loại với nhau để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình được nhanh chóng và sâu sắc
- Hệ thống tài liệu theo trình tự thời gian, thông qua việc nắm tình hình báo cáo tuần, tháng, về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại để hệ thống hóa thông tin, tài liệu theo trình tự thời gian một cách liên tục Từ đó, giúp cho công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại nắm được tình hình, diễn biến của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời gian, thời điểm và các loại hàng hóa buôn lậu, tuyến đường, phượng tiện trong từng thời gian cụ thể
- Hệ thống hóa tài liệu theo từng loại hệ đối tượng Vì mỗi loại đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đều có những phương thức, thủ đoạn và tính chất hoạt động riêng Do vậy, tiến hành hệ thống tài liệu thu thập được theo hệ đối tượng sẽ giúp cho công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại chủ động trong phòng ngừa và đề ra được các biện pháp nghiệp
vụ điều tra thích hợp, đạt hiệu quả
- Hệ thống hóa tài liệu theo địa bàn, khu vực giúp cho lực lượng kiểm soát hải quan nghiên cứu và đánh giá được tình hình buôn lậu, gian lận thương mại giữa các địa bàn trong khu vực, các tuyến và sự liên quan của các đối tượng giữa các địa bàn trong khu vực, các tuyến trong toàn quốc; giữa
Trang 32trong nước và quốc tế Trên cơ sở đó, xây dựng các phương án trọng điểm trong phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Bảng 2.2: Hệ thống phân loại thông tin tài liệu Năm/Số vụ/Phát hiện vi phạm 2014 2015 2016 2017 2018
Hệ thống tài liệu theo trình tự thời
Hệ thống hóa tài liệu theo từng
Hệ thống hóa tài liệu theo địa bàn,
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan)
* Phân tích, tổng hợp thông tin, tài liệu được tiến hành như sau:
Sau khi hệ thống hóa tài liệu xong, lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành phân tích, tổng kết lại theo từng chuyên đề trên từng địa bàn như buôn lậu đồ cổ, ma túy, vàng để giúp cho lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và lãnh đạo Cục Hải quan nhìn nhận được tình hình một cách sâu sắc và toàn diện, qua đó để nghiên cứu, xử lý và sử dụng những thông tin, tài liệu thu thập được vào các yêu cầu nội dung, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phương án xây dựng lực lượng điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải qụan
* Đánh giá, xác minh thông tin, tài liệu được tiến hành như sau:
Để sử dụng được các thông tin, tài liệu thu thập được qua công tác điều tra nắm tình hình, thì công tác đánh giá, xác minh các tài liệu này mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thông qua việc đánh giá, xác minh tài liệu giúp cho công tác xử lý thông tin chính xác, đúng thời gian, giúp lực lượng kiểm soát hải quan nhận định tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời gian, thời điểm, trên từng địa bàn một cách chủ động và khách quan Nếu thông tin, tài liệu thu thập được không chính xác sẽ dẫn đến việc xác định chủ trương, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
Trang 33mại bị sai lệch, tổ chức xây dựng lực lượng không hợp lý, mặt khác, nhiều lúc gây ảnh hưởng, mất uy tín của ngành và vi phạm pháp luật
Để đánh giá, xác định những tài liệu thu thập đựợc thông qua các biện pháp điều tra nắm tình hình, lực lượng kiểm soát hải quan thực hiện kiểm soát phương pháp thu thập tài liệu, nguồn gốc tài liệu, cán bộ tiến hành qua đó, đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, đồng thời, tiến hành xác minh, kiểm tra lại những tài liệu nghi vấn, từ đó, có kế hoạch sử dụng tài liệu thu thập được đạt hiệu quả trong việc phân tích
Công tác này tại Cục Hải quan Hải Phòng rất khó có thể lượng hóa thành những chỉ tiêu, những con số cụ thể, một vụ việc, đối tượng có thể sử dụng một hoặc phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều tra, cách thức thu thập và đánh giá thông tin khác nhau
Bảng 2.3: Công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
Phương án đánh giá (%)
trả lời Tốt Trung bình Chưa tốt
1
Kế hoạch điều tra nắm tình hình buôn
lậu, gian lận thương mại được xây dựng
hàng năm rõ ràng, sát với thực tế, khả
thi khi tổ chức thực hiện
2 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
3 Năng lực đánh giá, xác minh thông tin,
tài liệu của lực lượng kiểm soát HQ 47 59,57 29,79 10,64
4 Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin,
tài liệu của lực lượng kiểm soát HQ 47 57,45 25,53 17,02
5
Hiệu quả mang lại của công tác điều tra
nắm tình hình đối với công tác phòng
chống buôn lậu, gian lận thương mại
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan)
Trang 34Bảng kết quả điều tra cho thấy, không có tiêu chí nào trong 05 tiêu chí đưa ra được đánh giá tốt hẳn, tỷ lệ cán bộ đánh giá tốt cho các tiêu chí luôn dưới 70%, trong khi đó, tỷ lệ cán bộ đánh giá không tốt đối với một số tiêu chí còn cao (lên tới 17%) Điều đó cho thấy công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng thời gian qua còn những hạn chế, bất cập nhất định, cần có giải pháp cải thiện trong tương lai
Rõ ràng, công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại chưa tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sau cùng của công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan
2.2.2 Thực trạng công tác kiểm tra
a) Đội Kiểm soát Hải quan là đầu mối chủ lực trong việc chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
b) Các bước trong quy trình tổ chức kiểm tra nhằm xác định vi phạm pháp luật về buôn lậu:
Bước 1: Xác lập hồ sơ doanh nghiệp và thông tin hàng hóa
Bước 2: Báo cáo Lãnh đạo Cục ra Quyết định khám lô hàng trên tại cảng hoặc trung tâm máy soi container của Cục Hải quan Hải Phòng hoặc làm
tờ trình Lãnh đạo Cục để Đội Kiểm soát Hải quan phối hợp với Chi cục nơi lưu giữ hàng hóa để kiểm tra thực tế lô hàng khi doanh nghiệp đến làm thủ tục nhập khẩu
Bước 3: Sau khi Đội Kiểm soát Hải quan khám lô hàng hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan để kiểm tra lô hàng Kết quả phát hiện hàng hóa vi phạm nhưng chưa xác định được là vi phạm hành chính hay hình sự
Bước 4: Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành điều tra xác minh lô hàng trên
- Xác minh tại doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Trang 35- Xác minh hãng tàu (người vận chuyển lô hàng để xác định ai là chủ sở hữu của lô hàng )
- Xác minh ngân hàng nơi doanh nghiệp vi phạm để thu thập các chứng
cứ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế đối với lô hàng (giá trị thực của hàng hóa, có mua, có bán như doanh nghiệp khai báo không)
- Xác minh tại Chi cục thuế địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động để xác định xem doanh nghiệp có kê khai báo cáo quyết toán thuế hàng năm đúng quy định không (trốn thuế nội địa )
- Xác minh nhân thân của người đại diện theo pháp luật (giám đốc doanh nghiệp) tại địa phương (Công an, UBND )
- Xác minh thông tin lô hàng từ người bán hàng nước ngoài (thông qua hải quan nước sở tại, Interpol, Ngoại giao ) để xác định hàng hóa doanh nghiệp mua ở nước ngoài là hàng gì, giá trị bao nhiêu
Bước 5: Xác định trị giá tang vật vi phạm để xác định thẩm quyền xử phạt, khung tiền phạt, mức độ vi phạm
vụ việc cho Chi cục xử lý
+ Thuộc thẩm quyền của Cục trưởng: Đội Kiểm soát hải quan hoàn thiện hồ sơ báo cáo lãnh đạo Cục chuyển cho Phòng Chống buôn lậu và xử lý
vi phạm để tham mưu cho Lãnh đạo Cục ra quyết định xử phạt
+ Vượt Thẩm quyền của Cục trưởng: Đội Kiểm soát hải quan hoàn thiện hồ sơ chuyển cho Phòng chống buôn lậu để tham mưu cho Lãnh đạo Cục chuyển cho Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định xử phạt
- Xác định lô hàng vi phạm hình sự: (Tội Buôn lậu hoặc vận chuyển trái
Trang 36phép hàng hóa qua biên giới theo Điều 188; 189 Bộ Luật hình sự năm 2015)
Đội Kiểm soát Hải quan tham mưu báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo tội danh đã định hoặc nếu
vụ việc phức tạp liên quan đến tội danh khác mà Cơ quan Hải quan không có chức năng khởi tố vụ án hình sự thì báo cáo lãnh đạo Cục chuyển vụ việc cho
Cơ quan điều tra cùng cấp khởi tố
Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra nhằm xác định vi phạm pháp luật về buôn lậu
Số vụ/Kết quả
1
Buôn lậu - vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan) Biểu đồ 2.1: Kết quả công tác chống buôn lậu vận chuyển hang hóa trái phép
qua biên giới
Trang 37Qua biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2014 – 2017, số vụ kiểm tra
và số vụ vi phạm đều có xu hướng giảm, riêng năm 2018 có xu hướng tăng Tuy nhiên, tỷ lệ số vụ vi phạm so với số vụ kiểm tra có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ chất lượng công tác kiểm tra tại Cục có xu hướng được cải thiện
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan) Biểu đồ 2.2: Kết quả công tác kiểm tra hoạt động ma túy
Qua biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2014 – 2017, số vụ kiểm tra
ma túy có xu hướng giảm Tuy nhiên, tỷ lệ số vụ vi phạm so với số vụ kiểm tra có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ chất lượng công tác kiểm tra tại Cục
có xu hướng được cải thiện
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan) Biểu đồ 2.3: Kết quả công tác kiểm tra hành chính