CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác chống buôn lậu qua đường biển tại Cục Hải quan Hải Phòng trong giai đoạn 2019-2023
3.2.1. Hoàn thiện công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kết hợp tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng tham gia phòng chống buôn lậu
Cơ sở của giải pháp
Công tác tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu.
Hiện nay, việc am hiểu các quy định về pháp luật của các doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, công tác xây dựng, triển khai các văn bản dưới luật còn chậm trễ.
Ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa tự giác tố giác tội phạm;
Nội dung của giải pháp
Trong thời gian tới, Cục cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy trình thủ tục cho cộng đồng doanh nghiệp cũng được đánh giá là khâu then chốt, cụ thể:
- Làm rõ phương thức, thủ đoạn và tác hại của buôn lậu đối với hoạt động của các doanh nghiệp chân chính sẽ góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp.
- Nâng cáo trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước thông qua việc nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại;
+ Không tiếp tay cho buôn lậu: vận chuyển, tàng trữ, mua và tiêu thụ hàng hóa lậu; che dấu các hành vi vi phạm,... không vi lợi ích trước mắt mà cho mượn tư cách pháp nhân để gian lận hoặc trực tiếp thực hiện các hành vi buôn lậu.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến cơ cấu tổ chức, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực góp phần tăng năng suất, hạ giá thành và cải thiện chất lượng hàng hoá từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập lậu hoặc giá rẻ do gian lận, trốn thuế.
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế được tình trạng buôn lậu.
- Cộng tác, hợp tác với cơ quan Hải quan xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
3.2.2. Hoàn thiện công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu
Cơ sở của giải pháp
Công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin là nhiệm vụ của lực lượng kiểm soát hải quan nói riêng và là nhiệm vụ của toàn ngành Hải quan nói chung.
Hiện nay, cơ sở dữ liệu thông tin về phòng chống buôn lậu tại Cục chưa đồng bộ. Công tác đánh giá, phản hồi thông tin nhằm phát hiện buôn lậu chưa thực sự hiệu quả. Để làm tốt công tác chống buôn lậu, trong thời gian tới Cục cần thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu.
Nội dung của giải pháp
Trong thời gian tới, để thực hiện công tác này có hiệu quả, Cục Hải quan Hải Phòng cần tập trung thực hiện một số công việc cụ thể sau:
- Chú trọng đến công tác thu thập, phân loại, hệ thống hóa đồng thời cập nhật đầy đủ, kịp thời và quản lý tốt thông tin nghiệp vụ thu thập từ các hoạt động thông quan, kiểm tra trong và sau thông quan. Trên cơ sở đó kiện toàn tổ chức để thực hiện hiệu quả công tác thu thập thông tin ở từng cấp và từng lĩnh vực nghiệp vụ của ngành.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện, bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động cũng như về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là (1)các chương trình tích hợp quản lý thông tin; (2)tiêu chí để phân loại, tổng
hợp và đánh giá thông tin, nhằm phân loại các đối tượng chấp hành tốt và chấp hành không tốt pháp luật về hải quan để áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp.
- Để có đầy đủ thông tin nghiệp vụ nhằm đề xuất các quyết định quản lý được chuẩn xác cần hoàn thiện chế độ thu thập, quản lý và sử dụng thông tin nghiệp vụ. Đồng thời cần thường xuyên đánh giá, phản hồi về hiệu quả sử dụng để bổ sung kịp thời cho cơ sở dữ liệu.
- Tổ chức điều tra nghiên cứu nắm tình hình nhằm phát hiện đối tượng trọng điểm, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại;
- Thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro cũng như xây dựng đầy đủ hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về hàng hoá:
Công tác quản lý rủi ro hiện nay được coi là một trong bốn trụ cột của quản lý hải quan hiện đại (Bộ phận làm thủ tục, Kiểm soát hải quan, Kiểm tra sau thông quan và Quản lý rủi ro). Trên cơ sở thông tin thu thập từ cá bộ phận nghiệp vụ và các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến hàng hóa doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bộ phận rủi ro sẽ nhập hệ thống quản lý rủi ro, phân tích thông tin để xác định đối tượng trọng điểm, mặt hàng trọng điểm cần kiểm tra. Phương thức này giúp cho công tác chống gian lận thương mại theo đúng trọng tâm trọng điểm và có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tạo điều kiện thủ tục thông quan cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, việc áp dụng quản lý rủi ro mới dừng lại ở khâu làm thủ tục hải quan chưa triển khai tới các bộ phận (Kiểm tra sau thông quan, Kiểm soát hải quan...) dẫn tới các công tác này hoạt động chưa hiệu quả, việc chống giân lận thương mại ở các khâu này vẫn dừng lại ở vụ việc nhỏ lẻ chưa trọng tâm trọng điểm trong khi lực lượng cho các đơn vị này còn thiếu. Do vậy, cần thiết phải tăng cường triển khai áp dụng quản lý rủi ro cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ.
Tuy nhiên để triển khai sâu rộng quản lý rủi ro trên tất các các bộ phận thì cần thiết phải xây dựng quy định và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về hàng hoá. Một trong những nguyên
nhân làm cho quản lý rủi ro không hiệu quả đó là thiếu thông tin. Khi thiếu thông tin về hàng hoá, về doanh nghiệp thì bộ tiêu chí quản lý rủi ro phục vụ bộ phận chống buôn lậu chỉ còn là cái vỏ, không có nội dung để thực hiện. Do vậy, việc xây dựng bộ tiêu chí rủi ro phải gắn liền với việc xây dựng cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu cần được xây dựng theo hướng: sắp xếp từ khái quát đến chi tiết để phục vụ nhu cầu cho từng cấp, từng bộ phận sử dụng. Các cơ sở dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên, cập nhật chính xác. Một thực tế là rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện thay đổi tên, hoặc địa chỉ, hoặc người đại diện nhưng dữ liệu của Hải quan chưa cập nhật, các thông tin chưa được thay đổi dẫn tới bất đồng trong công tác quản lý, đồng thời dẫn tới khả năng rủi ro cao về buôn lậu hàng hóa bị bỏ qua. Thực tế cho thấy đã có một số doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích buôn bán trốn thuế.
Thông tin chung về doanh nghiệp có thể được xác định từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn chính xác nhất là được thu thập từ cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thông qua công tác tình báo và điều tra thông thường. Bất kỳ môt sự thay đổi nào trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đều được báo cáo lên cơ quan thuế. Thông tin hoạt động của doanh nghiệp bên cạnh được xác định thông qua cơ quan thuế, thông qua ngân hàng và thông qua chính bản thân cơ quan Hải quan. Các thông tin này là cần thiết để đánh giá và xếp loại doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý rủi ro.
Thông tin về hàng hoá cần được tổng hợp theo nhiều nguồn khác nhau như: Thông tin về hàng hoá tương tự trong quá khứ, các vi phạm và hình thức vi phạm về hàng hoá đó trong quá khứ; thông tin về chính hàng hoá đang thực hiện thủ tục được thu thập từ bản lược khai hàng hoá của các nhà vận tải, từ các kênh thông tin của người xuất khẩu. Đây là điều quan trọng để xác định mức độ rủi ro ẩn chứa trong hoạt động buôn lậu hàng hoá qua cảng biển.
Quá trình làm thủ tục hải quan là quá trình thông tin được cập nhật
nhiều nhất và sát thực nhất vì nó trực tiếp làm về các lô hàng. Trên cơ sở kết quả thực hiện việc kiểm tra, một phần thông tin mới được thu thập và thống kê để tạo nên nền tảng cho cập nhật dữ liệu rủi ro. Kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan cũng đem lại hệ thống thông tin, dữ liệu có liên quan đến các đối tượng, chủ thể trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá, cung cấp kho thông tin chính xác phục vụ cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động của hải quan.
Ngoài các thông tin và cơ cở dữ liệu được cập nhật từ nguồn trong nước thì cũng ta cũng cần chú trọng đến thông tin từ nước ngoài. Thông tin thu được từ nước ngoài có thể từ các nước bạn hoặc do chính người của chúng ta ở nước ngoài cung cấp. Muốn vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ với Hải quan các nước, xây dựng quy chế hợp tác, trao đổi cung cấp thông tin sẽ là một trong những nguồn thông tin quan trọng phục vụ quá trình thực hiện quản lý rủi ro.
Nguồn thông tin do những cán bộ Hải quan được cử đi làm nhiệm vụ thu thập thông tin tại nước ngoài chuyển về là những thông tin rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro hải quan nhằm ngăn ngừa các hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới.
- Hoàn thiện các biện pháp kiểm tra, truy đuổi, bắt giữ hàng hóa, phương tiện vận tải:
Đối với các biện pháp công khai
+ Hải quan các cửa khẩu và các điểm thông quan phải nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh, đều phải có ý thức phát hiện các hành vi vận chuyển, buôn lậu ma tuý, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Cục để quyết định.
+ Nếu xác định hành vi vi phạm phải lập biên bản vi phạm hành chính về Hải quan ngay. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp phải báo cáo ngay về Lãnh đạo Cục, đồng thời phải lấy lời khai của đương
sự và những người có liên quan ngay, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật quy định.
+ Những trường hợp vi phạm cần có điều tra xác minh, thu thập hồ sơ tài liệu khác (ngoài hồ sơ thủ tục Hải quan hiện hành) mới kết luận được thì các Trưởng phòng, Trưởng Hải quan cửa khẩu cần báo cáo Lãnh đạo Cục và trao đổi với Trưởng phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm để phối hợp kiểm tra, bắt giữ, lập biên bản và chuyển hồ sơ cùng tang vật vi phạm về Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm để thực hiện việc điều tra theo thẩm quyền.
+ Cung cấp thông tin về hoạt động của đối tượng buôn bán hàng cấm.
Buôn lậu và gian lận thương mại cho Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm tiến hành điều tra xác minh, phối hợp bắt giữ kịp thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp cùng cán bộ các tổ công tác thuộc Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm được phân công tại địa bàn để thu thập tin tức, điều tra cơ bản phục vụ công tác chống buôn bán hàng cấm, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
+ Khi cần thiết về yêu cầu nghiệp vụ điều tra hoặc chuyên án đấu tranh lực lượng điều tra chống buôn lậu được sử dụng cán bộ nhân viên trực tiếp tại cửa khẩu và các điểm thông quan (kể cả phương tiện kỹ thuật kiểm tra) để điều tra phát hiện chống buôn lậu.
Đối với các biện pháp bí mật
+ Từ việc tổng hợp tình hình chung, đặc biệt là quá trình theo dõi của trinh sát, Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm tiến hành phân tích xử lý xác định đối tượng trọng điểm cần tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra cần thiết: thu thập thêm thông tin, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, sử dụng cơ sở bí mật và báo cáo đề xuất Lãnh đạo Cục về các biện pháp để kiểm tra, lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật.
+ Đảm bảo nguyên tắc bí mật trong quá trình theo dõi đối tượng, xây dựng mạng lưới, thu thập thông tin, nắm chắc phương thức thủ đoạn của các
đối tượng. Tiến hành xác lập những chuyên án và tổ chức đấu tranh phá án kịp thời khi đã phát hiện vi phạm.
+Phòng Chống buôn lậu& Xử lý vi phạm bố trí lực lượng để phối hợp và tiếp nhận các vụ việc do các phòng nghiệp vụ và các đơn vị Hải quan chuyển đến để thực hiện công tác điều tra xác minh, kết luận và đề xuất giải quyết.
+ Thu thập thông tin, nắm tình hình, quản lý, theo dõi đối tượng và phục vụ cho công tác đấu tranh phá án
+ Phối kết hợp với Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan để nắm tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu trên toàn quốc và các nước trong khu vực, đồng thời hỗ trợ, tác động trong quá trình theo dõi quản lý đối tượng và điều tra khám phá.