CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
2.2.1. Thực trạng công tác thu thập, phân tích và đánh giá thông tin
Căn cứ vào thực tế, tính chất và yêu cầu của từng thời điểm, từng Tổ công tác, từng vụ việc thì Lãnh đạo Đội, Tổ phân công nhiệm vụ thu thập, phân tích và đánh giá thông tin cho một số công chức có trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ cao. Đồng thời các công chức này phải có kỹ năng đánh giá, chọn lọc thông tin và có kinh nghiệm nghiệp vụ sâu.
Đơn vị tham mưu Chi cục Hải quan và tương đương
Văn phòng Phòng tổ chức cán bộ Phòng tài vụ - quản trị Phòng thuế xuất nhập khẩu Phòng giám sát quản lý về Hải quan
Phòng quản lý rủi ro Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm
Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin
Phòng thanh tra-kiểm tra
Đội kiểm soát Hải quan
CCHQ cửa khẩu cảng HP KV I CCHQ cửa khẩu cảng HP KV II CCHQ cửa khẩu cảng HP KV III CCHQ cửa khẩu cảng Đình Vũ
CCHQ quản lý hàng đầu tư gia công CCHQ khu chế xuất, khu công nghiệp Chi cục Kiểm tra STQ
CCHQ Hải Dương CCHQ Hưng Yên CCHQ Thái Bình CỤC TRƯỞNG
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
2.2.1.2. Thông tin được thu thập từ những nguồn nào?
a) Điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng phương pháp quan sát, gợi hỏi qua sách báo và tài liệu sẵn có
Thứ nhất, điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng phương pháp quan sát.
Cán bộ trinh sát hoặc cán bộ nhân viên hải quan trực tiếp đến nơi để kiểm tra, xem xét sự việc, hiện tượng theo những phương pháp nhất định, bằng các giác quan (tai nghe, mắt thấy, tay sờ,...) và nhiều trường hợp phải có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy ảnh, ghi âm, camera... để ghi nhận, thu thập những tin tức, tài liệu mà lực lượng kiểm soát hải quan quan tâm.
Thông qua việc trực tiếp quan sát làm cho cán bộ nhân viên hải quan hiểu rõ vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể. Song hình thức này cũng có những hạn chế là kết quả phụ thuộc nhiều vào kiến thức và khả năng của người quan sát (trình độ nghiệp vụ, pháp luật, kinh nghiệm và các kiến thức xã hội, thể chất...).
Thứ hai, điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng cách gợi hỏi (trực tiếp hoặc thông qua người biết sự việc).
Cán bộ, nhân viên hải quan trực tiếp đặt ra những câu hỏi cho người đối thoại (tức là thẩm vấn sơ bộ đối với hành khách xuất nhập cảnh, chủ hàng khi làm thủ tục hoặc những người liên quan,...) và dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, gợi thêm nhằm khai thác, thu thập tin tức, tài liệu về vấn đề mà mình định điều tra nghiên cứu.
Thông qua hình thức trực tiếp gợi hỏi, cán bộ nhân viên hải quan biết được vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc hơn về tâm lý thái độ, hành vi biểu hiện của đối tượng... và để công tác gợi hỏi đạt hiệu quả thì mỗi lần gợi hỏi phải có mục đích, nội dung, yêu cầu rõ ràng và chuẩn bị chu đáo.
Khi điều tra nghiên cứu nắm tình hình bằng phương pháp gợi hỏi đối với những người biết sự việc cần chú ý phát hiện việc che giấu sự thật của họ,
tìm ra nguyên nhân che giấu để có phương pháp tác động thích hợp nhằm làm cho họnói rõ sự thật không được gò ép hoặc tạo ra sự căng thẳng khi tiếp xúc cần tránh những câu hỏi không cần thiết và có thể gây nên sự nghi ngờ hoặc tò mò của đối tượng sau khi tiếp xúc với cán bộ hải quan.
Thứ ba, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua sách báo và tài liệu sẵn có.
Tuy thông tin, tài liệu thu thập được từ phương pháp này rất đa dạng, phong phú song còn tản mạn, phản ánh trên nhiều góc độ khác nhau, tính chất, mức độ chính xác của các loại thông tin còn hạn chế. Do vậy, những thông tin, tài liệu khai thác từ nguồn này, lực lượng kiểm soát hải quan Hải Phòng phải kiểm tra, sàng lọc, phân tích, so sánh và tổng hợp để tìm được những vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
b) Điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua các biện pháp công tác của lực lượng Hải quan
Thứ nhất, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua các biện pháp trinh sát.
- Sử dụng cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự để tiến hành thu thập những thông tin, tài liệu có liên quan và về những phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... tại các địa bàn, trọng điểm, tuyến và các mặt hàng trọng điểm mà lực lượng hải quan cần điều tra nghiên cứu nắm tình hình, nhằm chủ động đề ra các phương án, kế hoạch, đấu tranh cụ thể phù hợp với từng thời gian trên từng địa bàn, khu vực.
- Sử dụng biện pháp trinh sát ngoại tuyến, trinh sát xác minh để tiến hành theo dõi, xác minh những quan hệ và di biến động bên ngoài của đối tượng trên từng địa bàn, trong từng thời gian, nhằm làm rõ những vấn đề nghi vấn của đối tượng, vụ việc hiện tượng có liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Thứ hai, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua lấy lời khai.
Đây là bước điều tra theo trình tự tố tụng hình sự và thủ tục hành chính nhằm làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm pháp của họ và đồng bọn hoặc những vấn đề khác có liên quan.Thông qua biện pháp này, lực lượng kiểm soát hải quan có thể thu thập được tài liệu một cách kịp thời, nhanh chóng về tính chất, mức độ và phương thức, thử đoạn hoạt động của các đối tượng để phục vụ công tác xử lý, mặt khác thông qua phương pháp này, lực lượng kiểm soát hải quan có thể thu thập được những thông tin, tài liệu về những sơ hở, thiếu sót trong hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và xây dựng lực lượng.
Tuy nhiên, thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp này phụ thuộc nhiều vào trình độ, phương pháp và phẩm chất của cán bộ điều tra, nếu không đảm bảo thì hồ sơ, tài liệu thu thập được dễ bị sài lệch, từ đó có thể dẫn đến sai lệch về biện pháp nghiệp vụ, hình thức xử lý và kết quả mở rộng vụ việc.
Thứ ba, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua công tác kiểm tra công khai và thu thuế xuất nhập khẩu.
- Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại địa bàn cửa khẩu (hàng hóa, hành khách, phương tiện...).
- Tình hình hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế (phương thức, thủ đoạn, mặt hàng...).
- Tình hình vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân, phương tiện... trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên từng địa bàn, tuyến và cửa khẩu.
Thứ tư, điều tra nghiên cứu nắm tình hình qua tin học thống kê và công tác xử lý vi phạm Hải quan.
- Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng trọng điểm trên từng địa bàn, thời gian, địa điểm.
- Tình hình các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hải quan trong từng địa bàn, thời gian.
- Những vụ việc, hiện tượng nghi vấn trong hoạt động xuất nhập khẩu
và xuất nhập cảnh.
2.2.1.3. Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin
(Nguồn: Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm) Hình 2.2: Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
Trong đó:
a) Công tác lập kế hoạch
- Căn cứ lập kế hoạch tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại bao gồm:
+ Đặc điểm, tính chất của đối tượng cần điều tra, nghiên cứu nắm tình hình như người, vụ việc, đường dây.
+ Tình hình và hoàn cảnh thực tế như khả năng, lực lượng, phương tiện...
+ Từ hai căn cứ trên để xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian của kế hoạch điều tra nghiên cứu nắm tình hình.
- Nội dung của kế hoạch thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại bao gồm:
+ Tóm tắt tình hình về những vấn đề cần điều tra và những yêu cầu cụ thể của công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình cần đạt được.
+ Dự kiến những hình thức, biện pháp, lực lượng và phương tiện phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.
+ Dự kiến những tụ điểm, khu vực, địa bàn, tổ chức,... cần đến để điều tra mà qua đó cơ quan Hải quan có điều kiện để thu thập được những thông tin, tài liệu và tình hình theo kế hoạch đã đề ra.
+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thu thập thông Lập kế hoạch thực
hiện
Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Xác định chính xác nguồn thu thập thông tin;
- Hệ thống hóa cơ sở thông tin, tài liệu;
- Phân tích, tổng hợp hệ thống thông tin, tài liệu;
- Đánh giá, xác minh chính xác thông tin, tài liệu.
tin, tài liệu... đồng thời đề ra phương án đối phó với các tình huống đó để luôn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch này được lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan phê duyệt và quá trình thực hiện kế hoạch, cá nhân đựợc giao nhiệm vụ phải chiụ trách nhiệm trước Lãnh đạo các cấp và báo cáo kết quả cụ thể khi kết thúc.
b) Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch
* Xác định nguồn thông tin:
Những thông tin, tài liệu thu thập được được ghi chép theo thứ tự thời gian, địa bàn, mặt hàng, hoặc theo diễn biến các vụ việc. Trong những trường hợp khi sử dụng trực tiếp các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình xét thấy việc ghi chép không có lợi, ảnh hưởng tới việc tiến hành công việc điều tra nắm tình hình thì phải ghi nhớ và sau khi làm việc xong sẽ được ghi chép đầy đủ các thông tin, tài liệu, dữ kiện thu thập được bằng văn bản.
Bảng 2.1: Thu thập thông tin phục vụ chống buôn lậu Năm/ Số vụ/ Phát hiện
vi phạm 2014 2015 2016 2017 2018
* Qua phương pháp quan sát, gợi hỏi và các tài liệu có sẵn
25 6 40 12 44 10 65 20 57 13
- Quan sát 12 1 25 5 28 7 23 8 30 5
- Gợi hỏi (trực tiếp hoặc
thông qua người biết) 10 3 12 7 14 3 25 7 20 6 - Sách báo, tài liệu 3 2 3 0 2 0 12 5 7 2
* Qua phương pháp
của lực lượng hải quan 24 6 28 2 34 7 33 5 24 8
- Trinh sát 8 2 7 1 12 3 9 1 15 4
- Lấy lời khai 12 3 10 0 10 3 8 1 8 4 - Thống kê và xử lý vi
phạm 4 1 11 1 12 1 16 3 4 0
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan)
Tài liệu thu thập được thông qua biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình bao gồm nhiều loại, thông tin phong phú, nhưng rất tản mạn, có những dữ liệu phản ánh đúng, có những dữ liệu phản ánh một phần hoặc có những dữ liệu chưa chính xác, chưa đầy đủ. Vì vậy, tài liệu thu thập được thì cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu, phân tích, sàng lọc và hệ thống hóa một cách khoa học, kịp thời để phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả.
* Hệ thống hóa thông tin, tài liệu thu thập được được tiến hành như sau:
Hệ thống hóa theo từng vấn đề, vụ việc, căn cứ vào tính chất vụ việc và sắp xếp vào cùng một loại với nhau để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình được nhanh chóng và sâu sắc.
- Hệ thống tài liệu theo trình tự thời gian, thông qua việc nắm tình hình báo cáo tuần, tháng,... về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại để hệ thống hóa thông tin, tài liệu theo trình tự thời gian một cách liên tục. Từ đó, giúp cho công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại nắm được tình hình, diễn biến của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời gian, thời điểm và các loại hàng hóa buôn lậu, tuyến đường, phượng tiện trong từng thời gian cụ thể.
- Hệ thống hóa tài liệu theo từng loại hệ đối tượng. Vì mỗi loại đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đều có những phương thức, thủ đoạn và tính chất hoạt động riêng. Do vậy, tiến hành hệ thống tài liệu thu thập được theo hệ đối tượng sẽ giúp cho công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại chủ động trong phòng ngừa và đề ra được các biện pháp nghiệp vụ điều tra thích hợp, đạt hiệu quả.
- Hệ thống hóa tài liệu theo địa bàn, khu vực... giúp cho lực lượng kiểm soát hải quan nghiên cứu và đánh giá được tình hình buôn lậu, gian lận thương mại giữa các địa bàn trong khu vực, các tuyến và sự liên quan của các đối tượng giữa các địa bàn trong khu vực, các tuyến trong toàn quốc; giữa
trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, xây dựng các phương án trọng điểm trong phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Bảng 2.2: Hệ thống phân loại thông tin tài liệu
Năm/Số vụ/Phát hiện vi phạm 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ thống tài liệu theo trình tự thời
gian 12 1 12 4 12 5 12 7 12 2
Hệ thống hóa tài liệu theo từng
loại hệ đối tượng 89 15 77 27 60 10 65 10 52 8 Hệ thống hóa tài liệu theo địa bàn,
khu vực 7 1 8 2 11 1 8 4 6 1
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan)
* Phân tích, tổng hợp thông tin, tài liệu được tiến hành như sau:
Sau khi hệ thống hóa tài liệu xong, lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành phân tích, tổng kết lại theo từng chuyên đề trên từng địa bàn như buôn lậu đồ cổ, ma túy, vàng... để giúp cho lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và lãnh đạo Cục Hải quan nhìn nhận được tình hình một cách sâu sắc và toàn diện, qua đó để nghiên cứu, xử lý và sử dụng những thông tin, tài liệu thu thập được vào các yêu cầu nội dung, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phương án xây dựng lực lượng điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải qụan.
* Đánh giá, xác minh thông tin, tài liệu được tiến hành như sau:
Để sử dụng được các thông tin, tài liệu thu thập được qua công tác điều tra nắm tình hình, thì công tác đánh giá, xác minh các tài liệu này mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thông qua việc đánh giá, xác minh tài liệu giúp cho công tác xử lý thông tin chính xác, đúng thời gian, giúp lực lượng kiểm soát hải quan nhận định tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời gian, thời điểm, trên từng địa bàn một cách chủ động và khách quan. Nếu thông tin, tài liệu thu thập được không chính xác sẽ dẫn đến việc xác định chủ trương, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại bị sai lệch, tổ chức xây dựng lực lượng không hợp lý, mặt khác, nhiều lúc gây ảnh hưởng, mất uy tín của ngành và vi phạm pháp luật.
Để đánh giá, xác định những tài liệu thu thập đựợc thông qua các biện pháp điều tra nắm tình hình, lực lượng kiểm soát hải quan thực hiện kiểm soát phương pháp thu thập tài liệu, nguồn gốc tài liệu, cán bộ tiến hành... qua đó, đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, đồng thời, tiến hành xác minh, kiểm tra lại những tài liệu nghi vấn, từ đó, có kế hoạch sử dụng tài liệu thu thập được đạt hiệu quả trong việc phân tích.
Công tác này tại Cục Hải quan Hải Phòng rất khó có thể lượng hóa thành những chỉ tiêu, những con số cụ thể, một vụ việc, đối tượng có thể sử dụng một hoặc phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều tra, cách thức thu thập và đánh giá thông tin khác nhau.
Bảng 2.3: Công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hải Phòng
Phương án đánh giá (%)
Stt Nội dung đánh giá Số
người
trả lời Tốt Trung
bình Chưa tốt
1
Kế hoạch điều tra nắm tình hình buôn lậu, gian lận thương mại được xây dựng hàng năm rõ ràng, sát với thực tế, khả thi khi tổ chức thực hiện
47 44,68 38,30 17,02
2 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
linh hoạt, hiệu quả 47 63,83 31,91 4,26
3 Năng lực đánh giá, xác minh thông tin,
tài liệu của lực lượng kiểm soát HQ 47 59,57 29,79 10,64 4 Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin,
tài liệu của lực lượng kiểm soát HQ 47 57,45 25,53 17,02
5
Hiệu quả mang lại của công tác điều tra nắm tình hình đối với công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
47 68,09 27,66 4,25
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nội bộ Đội Kiểm soát Hải quan)