Tại Việt Nam, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa, nhất là đối với các loại hàng hóa nhẹ, có khối lượng nhỏ, hoặc cần giao nhậntrong thời gian n
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ThS HÀ VĂN THU Nguyễn Trần Thuỳ Linh (Nhóm trưởng)
Bùi Đỗ Quỳnh Hương Nguyễn Hương Giang Nguyễn Lê Như Quỳnh
Lớp: 23ĐHQTTH2 – 010100012002
TP Hồ Chí Minh – 2024
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những bước phát triển mạnh mẽ, việc hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức lớn đối với ngành vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ Vận tải đường bộ không chỉ đóng vai trò là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, mà còn tạo ra sự kết nối giữa các khu vực trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy thương mại, phát triển nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng đa dạng
Tại Việt Nam, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa, nhất là đối với các loại hàng hóa nhẹ, có khối lượng nhỏ, hoặc cần giao nhậntrong thời gian ngắn Chính vì vậy, việc hiểu và phân tích quy trình thuê và tác nghiệp trong vận tải đường bộ là rất quan trọng để các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành logistics, có thể tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quảcông việc
Bài tiểu luận này sẽ đi vào phân tích chi tiết các bước trong quy trình thuê và tác nghiệp vận tải đường bộ, từ việc xác định nhu cầu vận chuyển, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, đến việc đàm phán hợp đồng, triển khai dịch vụ và giám sát quá trình vận chuyển Bên cạnh đó, tiểu luận cũng sẽ chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của quy trình này, đồng thời đề xuất một số giải pháp và định hướng cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong ngành vận tải đường bộ tại Việt Nam
Với hy vọng bài tiểu luận này sẽ góp phần làm sáng tỏ những yếu tố quan trọng trong quy trình thuê và tác nghiệp vận tải đường bộ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho các doanh nghiệp trong ngành logistics, em xin chân thành trình bày tiểu luận này tới thầy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Kính thưa thầy,
Trước tiên, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy đã dành thời gian quý báu hướng dẫn và hỗ trợ nhóm em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này Những chỉ dẫn, góp ý của thầy về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề và các kiến thức chuyên môn đã giúp nhóm em hiểu rõ hơn về quy trình thuê và tác nghiệp trong vận tải đường bộ, cũng như các yếu tố tác động đến ngành logistics
Ngoài ra, nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp trong nhóm vì sựhợp tác, tinh thần làm việc nhóm và sự đóng góp nhiệt tình trong suốt quá trình nghiêncứu, thu thập tài liệu và hoàn thiện bài tiểu luận Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ và sựsáng tạo của từng thành viên trong nhóm mà bài tiểu luận này có thể hoàn thành đúng tiến độ và đạt được chất lượng như mong đợi
Cuối cùng, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã giúp đỡ, động viên và
hỗ trợ nhóm em trong việc hoàn thành bài tiểu luận này Nhóm em hy vọng những ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn sẽ giúp bài tiểu luận của nhóm thêm hoàn thiện, đồng thời là bài học quý giá cho những công việc nghiên cứu và học tập sau này.Nhóm em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 1
Nguyễn Lê Như Quỳnh 27/11/2024
- Tóm lược nội dung từ Word để làm slide thuyết trình.
- Thiết kế slide (bố cục, hình ảnh minh họa, đồ thị).
- Chú ý thời gian thuyết trình (12–15 phút).
Bùi Đỗ Quỳnh Hương 21:00, 23/11/2024
- Viết phần cơ sở lý thuyết: tổng quan, quy trình chung, yếu tố ảnh hưởng.
- Thuyết trình chương 1
- Làm nội dung chuẩn theo format: font Times New Roman, size 13, dãn dòng 1.5
Nguyễn Hương Giang 21:00, 23/11/2024
- Phân tích quy trình thuê và tác nghiệp.
Tìm kiếm case study minh họa.
- Thuyết trình chương 2
- Làm nội dung chuẩn theo format: font Times New Roman, size 13, dãn dòng 1.5
Nguyễn Trần Thuỳ Linh
Trang 6MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
LỜI CẢM ƠN 4
THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 1 5
1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ 8
1.1 Tổng quan về phương thức vận tải đường bộ 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Vai trò trong chuỗi cung ứng 8
1.1.3 Lịch sử và xu hướng phát triển 8
1.2 Quy trình thuê và tác nghiệp cơ bản 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thuê và tác nghiệp 10
1.3.1 Pháp lý 10
1.3.2 Kinh tế 11
1.3.3 Công nghệ 13
1.3.4 Hạ tầng giao thông 14
1.3.5 Môi trường 16
2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THUÊ VÀ TÁC NGHIỆP 17
2.1 Quy trình thuê vận tải đường bộ 17
2.1.1 Xác định nhu cầu vận chuyển 17
2.1.2 Tìm kiếm và liên hệ nhà cung cấp vận tải 18
2.1.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng 18
2.1.4 Triển khai dịch vụ vận tải 19
2.1.5 Giám sát và hoàn tất giao dịch 19
2.1.6 Kết Luận 19
Trang 72.2.1 Vai trò của các bên liên quan trong quy trình vận tải đường bộ 19
2.2.2 Công cụ và phương pháp hỗ trợ tác nghiệp 22
2.3 Phân tích thực trạng 25
2.3.1 Thách thức 25
2.3.2 Cơ hội cải tiến 27
2.4 Case study minh họa 30
2.4.1 Quy trình Thuê và Tác nghiệp của Shopee 30
2.4.2 Điểm mạnh của Quy trình Thuê và Tác nghiệp của Shopee 31
2.4.3 Hạn chế trong Quy trình Thuê và Tác nghiệp của Shopee 32
3 KẾT LUẬN VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM 33
3.1 Kết luận tổng quan 33
3.2 Ưu điểm của quy trình thuê và tác nghiệp trong vận tải đường bộ 34
3.2.1 Tính linh hoạt cao: 34
3.2.2 Chi phí thuê dịch vụ phù hợp: 34
3.2.3 Quy trình thuê đơn giản: 34
3.2.4 Thời gian giao hàng nhanh: 34
3.3 Nhược điểm và khuyến nghị của quy trình thuê và tác nghiệp trong vận tải đường bộ 35
3.3.1 Nhược điểm của quy trình thuê và tác nghiệp trong vận tải đường bộ.35 3.3.2 Khuyến nghị của quy trình thuê và tác nghiệp trong vận tải đường bộ36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 81 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
1.1.2 Vai trò trong chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng, vận tải đường bộ đóng vai trò là cầu nối giữa các mắt xích như nhà cung cấp, nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối và khách hàng cuối cùng, đảm bảo dòng chảy hàng hóa thông suốt Phương thức này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian giao nhận và tiếp cận được những khu vực mà các phương thức khác khó tiếp cận Ngoài ra, vận tải đường bộ còn là phương thức vận tải chính trong chặng cuối("last mile delivery") nhờ tính linh hoạt cao, khả năng tiếp cận tốt và độ chính xác về thời gian cũng như địa điểm giao hàng Vận tải đường bộ chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí chuỗi cung ứng, nhưng với quản lý hiệu quả, có thể tối ưu hóa chi phí thông qua tối ưuhóa tuyến đường, tải trọng, và giảm số chuyến đi không cần thiết Ngoài ra, vận tải đường bộ phối hợp với các phương thức khác như đường sắt, đường biển và hàng không để tạo thành một mạng lưới vận tải đa phương thức, cải thiện hiệu quả toàn diệncủa chuỗi cung ứng Hơn nữa, quản lý tốt vận tải đường bộ không chỉ giúp giảm rủi ro như chậm trễ hoặc hư hỏng hàng hóa mà còn giảm tác động tiêu cực đến môi trường thông qua tối ưu hóa năng lượng và áp dụng công nghệ sạch Vì vậy, vận tải đường bộ không chỉ là công cụ vận chuyển mà còn là yếu tố chiến lược để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của chuỗi cung ứng (Tseng, Y Y., Yue, W L., & Taylor, M A.,
2005, October)
1.1.3 Lịch sử và xu hướng phát triển
Vận tải đường bộ đã có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thời cổ đại với các con đường La
Mã nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng lãnh thổ và mở rộng
Trang 9địa phương, nhưng đến thế kỷ 18, mạng lưới đường thu phí tại Anh được phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao, đồng thời cải thiện chất lượng với các công nghệ tiên tiến như đường Macadam Sang thế kỷ 19, sự bùng nổ công nghiệp đã thúc đẩy
mở rộng mạng lưới đường bộ, hỗ trợ lưu thông hàng hóa nhanh chóng Vận tải đường
bộ bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 20 khi công nghệ chế tạo xe hơi và cơ sở hạ tầng đường bộ được cải tiến Ngày nay, ngành này đang chuyển mình với sự hỗ trợ củacông nghệ như hệ thống định vị GPS và phần mềm quản lý vận tải (TMS) Trong tương lai, các phương tiện tự lái và chạy bằng năng lượng xanh được kỳ vọng sẽ thay đổi đáng kể ngành vận tải đường bộ, thể hiện xu hướng hiện đại hóa và giảm thiểu tácđộng đến khí hậu (Garrison, W L., 2003)
Vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp kết nối hàng hóa
từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng Việc thuê các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường
bộ không chỉ mang lại sự linh hoạt mà còn đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng với chi phí cạnh tranh Để đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy trình đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ sao cho phù hợp, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng quy trình và minh bạch Việc xác định nhu cầu vận chuyển là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình này Doanh nghiệp cầnxác định rõ loại hàng hóa, trọng lượng, tuyến đường, và thời gian giao nhận để tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển Ở bước hai, doanh nghiệp cần tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp dịch vụ vận tải uy tín, có thể được tìm thấy thông qua các nền tảng logistics trực tuyến, hội chợ ngành, hoặc qua các đối tác hiện tại Doanh nghiệp cần đánh giá tập trung vào kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ, giá cả và mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ vận tải đó để đảm bảo sự an toàn của hàng hóa Tiếp đến, bước ba sẽ
là bước đàm phán và ký kết hợp đồng Ở giai đoạn này, doanh nghiệp tập trung vào việc thống nhất các điều khoản hợp đồng, bao gồm giá cả, thời gian giao nhận, và trách nhiệm giữa hai bên Ở bước bốn trong quy trình này, sau khi ký hợp đồng và xác nhận đã kiểm tra kỹ lưỡng thông tin đơn hàng cung cấp cho đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp và nhà vận tải sẽ phối hợp thực hiện các bước như nhận hàng, vận chuyển, giaohàng tại điểm đích và thanh toán chi phí vận chuyển theo phương thức mà hai bên đã thỏa thuận Bước cuối cùng sẽ là theo dõi đơn hàng và đánh giá hiệu quả của dịch vụ,
Trang 10doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ GPS hoặc liên lạc trực tiếp để giám sát toàn
bộ quá trình vận chuyển và đánh giá hiệu quả sau khi hoàn thành (Eimskip Việt Nam.,n.d.) (Brown, T., 2020)
Quy trình thuê nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết với 5 bước cơ bản trên Bằng cách lựa chọn đơn vị vận chuyển
uy tín, cung cấp thông tin chính xác và theo dõi đơn hàng thường xuyên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về hàng hóa của mình sẽ được vận chuyển một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả (Eimskip Việt Nam., n.d.)
NGHIỆP
1.3.1 Pháp lý
Các quy định về tải trọng xe, giấy phép vận tải, an toàn giao thông, các hợp đồng vận tải và quy định bảo vệ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận tải Việc không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến chi phí phạt cao và trì hoãn vận
chuyển
1.3.1.1 Quy định về tải trọng xe
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07 tháng 09 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện giao thông đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, 2015)
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Chính phủ Việt Nam, 2019)
1.3.1.2 Quy định về giấy phép vận tải
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Các doanh nghiệp vận tải cần đăng ký và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải (Chính phủ Việt Nam, 2020)
Trang 111.3.1.3 Quy định về an toàn giao thông
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 của Quốc Hội yêu cầu xe vận tải phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật như hệ thống phanh, đèn chiếu sáng, gương chiếu hậu Người điều khiển phương tiện không được sử dụng rượu bia khi lái xe, với mức cồn trong máu phải bằng 0 (Quốc hội Việt Nam, 2008)
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Chính phủ Việt Nam, 2013)
1.3.1.4 Quy định về bảo vệ môi trường
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Chính phủ Việt Nam, 2016)
Căn cứ tại Điều 531–537 Bộ luật Dân sự 2015 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội quy định rõ trách nhiệm của bên vận tải và bên thuê vận tải (Quốc hội Việt Nam, 2015)
1.3.2 Kinh tế
1.3.2.1 Biến động giá nhiên liệu
Trong vận tải đường bộ, giá nhiên liệu là một yếu tố kinh tế lớn ảnh hưởng đến chi phívận hành Theo Bộ Công Thương, giá xăng dầu tại Việt Nam có xu hướng biến động mạnh trong năm 2023-2024 Cụ thể, vào tháng 11 năm 2023, giá xăng RON 95 đạt khoảng 25.480 VNĐ/lít, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi giá dầu diesel tăng 12%, đạt mức 23.500 VNĐ/lít Đáng chú ý, vào tháng 6 năm 2024, giá xăng đã giảm xuống còn khoảng 22.000 VNĐ/lít nhờ chính sách điều chỉnh thuế môi trường
Sự thay đổi nhanh chóng của giá nhiên liệu có tác động lớn đến dịch vụ vận tải đường
bộ, khi chi phí nhiên liệu chiếm từ 30% đến 50% tổng chi phí vận hành xe tải Một đợttăng giá nhiên liệu 10% có thể làm tăng chi phí vận tải khoảng 3-5% Ví dụ, chi phí nhiên liệu cho một chuyến xe tải container 20 tấn trên tuyến Hà Nội - TP.HCM có thể tăng thêm 2-3 triệu đồng nếu giá xăng tăng 15% (Bộ Công Thương, 2023)
Trang 121.3.2.2 Chi phí bảo trì phương tiện
Chi phí bảo trì phương tiện là một thành phần quan trọng trong vận tải đường bộ Các yếu tố như tình trạng đường sá kém chất lượng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sử dụng xe trong môi trường khắc nghiệt (đường bùn, đường bụi) làm gia tăng nhu cầu bảo trì Đặc biệt, việc sử dụng phụ tùng chất lượng kém hoặc vận hành xe với tải trọngnặng dẫn đến tần suất sửa chữa và thay thế cao
Chi phí bảo trì có thể chia thành hai nhóm chính:
1 Chi phí bảo dưỡng định kỳ bao gồm thay dầu, lọc dầu và các linh kiện tiêu
1.3.2.3 Khó khăn và giải pháp quản lý chi phí bảo trì
Việc quản lý chi phí bảo trì thường gặp khó khăn do ngân sách hạn chế, dẫn đến tình trạng xe bị sử dụng kém hiệu quả hoặc bỏ hoang Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam, các tuyến đường quốc lộ có tỷ lệ xuống cấp chiếm 35% vào năm 2022, làm tăng chi phí bảo trì xe tải từ 5% đến 8% so với các quốc gia có hạ tầng tốt (Ngân hàng Thế giới, 2022)
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể áp dụng các công cụ dự đoán hiện đại dựa trên dữ liệu vận hành như số km di chuyển, lượng nhiên liệu tiêu thụ và chi phí nhiên liệu để dự đoán chi phí bảo trì Điều này giúp lập kế hoạch ngân sách hiệu quả hơn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực hiện bảo trì đúng thời gian không chỉ kéo dài tuổi thọ phương tiện mà còn đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu (Adekitan, Bukola, & Kennedy, 2018)
Trang 131.3.3 Công nghệ
Trong bối cảnh hiện đại, công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tối ưu hóa các hoạt động vận tải đường bộ Hai công nghệ nổi bật trong lĩnh vực này là hệ thống theo dõi hành trình (GPS) và phần mềm quản lý vận tải (TMS)
1.3.3.1 Hệ thống theo dõi hành trình (GPS)
GPS là một công cụ quan trọng giúp nâng cao hiệu quả vận chuyển đường bộ nhờ khả năng định vị chính xác và quản lý lộ trình hiệu quả Hệ thống này cung cấp vị trí ba chiều với độ sai số chỉ vài mét, giúp doanh nghiệp tính toán khoảng cách, xác định tuyến đường tối ưu và tránh được các khu vực tắc nghẽn hoặc đang bảo trì
Nhờ theo dõi vị trí thời gian thực, các doanh nghiệp có thể điều phối linh hoạt hơn, giảm thời gian chờ đợi, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và giảm sai sót do mất phương hướng Ngoài ra, GPS tích hợp với các hệ thống quản lý giao thông thông minh, cung cấp dữ liệu dự đoán tắc đường theo thời gian thực, hỗ trợ lập kế hoạch giaohàng linh hoạt và hiệu quả hơn
Hơn nữa, dữ liệu từ GPS được phân tích để tối ưu hóa lộ trình trong dài hạn, nâng cao hiệu suất tổng thể và giảm tiêu hao nhiên liệu, từ đó góp phần bảo vệ môi trường Chính vì những tính năng vượt trội này, GPS đã trở thành một công nghệ thiết yếu trong vận tải đường bộ hiện đại (McNeff, J G., 2002)
1.3.3.2 Phần mềm quản lý vận tải (TMS)
TMS là một công cụ không thể thiếu trong việc tối ưu hóa quy trình vận tải đường bộ Phần mềm này tích hợp với các nền tảng kỹ thuật số, sử dụng thuật toán thông minh vàcông nghệ học máy để lập kế hoạch lộ trình vận chuyển dựa trên dữ liệu thực tế, bao gồm địa điểm, điều kiện giao thông và trạng thái tài nguyên
Hệ thống TMS hiện đại cung cấp khả năng theo dõi thời gian thực, giám sát toàn diện quá trình giao nhận hàng hóa và xử lý nhanh chóng các sự cố bất thường, giảm thiểu thời gian trễ Ngoài ra, TMS còn tích hợp với các hệ thống thông tin doanh nghiệp
Trang 14(ERP) và điện toán đám mây, giúp đồng bộ hóa dữ liệu từ khâu đặt hàng đến thanh toán, giảm thiểu sai sót và thời gian xử lý thủ công.
TMS cũng khai thác dữ liệu từ các hệ thống telematics và GPS để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như phương tiện và tài xế Không chỉ dừng lại ở việc tối ưu hóa vận hành, TMS còn cung cấp khả năng phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu suất hoạt động lâu dài Điều này bao gồm phân tích chi phí, hiệu suất giao hàng và lượng khí thải CO2, góp phần thúc đẩy hoạt động bền vững (Heinbach, C., Beinke, J., Kammler, F.,
& Thomas, O., 2022)
1.3.3.3 Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ
Việc ứng dụng đồng thời hệ thống theo dõi hành trình (GPS) và phần mềm quản lý vận tải (TMS) giúp tăng cường hiệu quả vận chuyển thông qua tối ưu hóa lộ trình, giảm thời gian giao hàng và giảm thiểu chi phí Điều này không chỉ giúp doanh nghiệpnâng cao hiệu suất hoạt động mà còn tạo sự uy tín, niềm tin đối với khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành vận tải đường bộ
1.3.4 Hạ tầng giao thông
1.3.4.1 Chất lượng đường sá và tình trạng ùn tắc giao thông
Chất lượng đường sá và tình trạng ùn tắc giao thông là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và chi phí vận chuyển trong lĩnh vực vận tải đường bộ Tại Việt Nam, tình trạng an toàn giao thông và sự xuống cấp của hạ tầng đường bộ hiện nay đang tạo ra nhiều hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động logistics Điều này làm giảm năng suất vận chuyển và khiến hạ tầng đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầutrong bối cảnh hội nhập kinh tế
Ở các tuyến đường bộ, đặc biệt tại các đô thị lớn, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, dẫn đến giảm năng suất vận chuyển hàng hóa Trong khi đó, nhiều tuyến đườngnông thôn và liên vùng bị xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc lưu thông Các vấn đề này không chỉ làm kéo dài thời gian giao hàng mà còn tăng chi phí vận chuyển, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành logistics
Trang 151.3.4.2 Thiếu hạ tầng vận tải container
Một yếu tố quan trọng khác là sự thiếu hụt hạ tầng vận tải container phù hợp Việc thiếu cầu nối và cơ sở hạ tầng chuyên biệt cho vận tải container đã làm tăng đáng kể chi phí logistics, đồng thời kéo dài thời gian giao hàng Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành
1.3.4.3 Giải pháp nâng cao hạ tầng giao thông
Để khắc phục những hạn chế trên, các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ và toàn diện:
Nâng cấp và sửa chữa tuyến đường xuống cấp: Ưu tiên cải thiện các tuyến
đường tại các khu vực kinh tế trọng điểm, đảm bảo giao thông thông suốt và giảm thiểu tình trạng ùn tắc
Xây dựng cầu và hầm đường bộ: Tăng cường kết nối giao thông, đặc biệt tại
các vùng kinh tế trọng điểm hoặc những khu vực có lưu lượng giao thông cao
Phát triển hạ tầng vận tải container chuyên biệt: Đầu tư vào các cơ sở hạ
tầng hiện đại dành riêng cho vận tải container, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm chi phí vận chuyển
1.3.4.4 Tầm quan trọng của hạ tầng giao thông hiện đại
Những giải pháp nêu trên không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả cho hoạt động vận tải đường bộ Hơn nữa, việc xây dựng một hệ thống
hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ và kết nối hài hòa giữa các phương thức vận tải như đường bộ, hàng không, đường sắt và đường biển sẽ thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức Điều này không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics màcòn góp phần tăng cường vị thế quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu (Nguyen, H P., 2020)
Trang 161.3.5 Môi trường
1.3.5.1 Tác động của khí thải phương tiện vận tải đường bộ đến môi trường
Một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay là sự ảnh hưởng của khí thải
từ phương tiện vận tải đường bộ đến môi trường Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí tạicác thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đang ở mức đáng báo động Theo thống kê, hơn 70% ô nhiễm không khí tại Hà Nội bắt nguồn từ giao thông.Trong đó, xe máy chiếm tới 95% số phương tiện tham gia giao thông và là nguồn phát thải chính các chất ô nhiễm như CO, NOx và hydrocarbon
Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân, kết hợp với việc sử dụng các
phương tiện cũ không được bảo trì đúng cách, đã làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường mà còn đe dọa sức khỏe cộng đồng và chất lượng sống tại các đô thị lớn
1.3.5.2 Các biện pháp của Chính phủ Việt Nam
Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ đã triển khai một loạt chính sách và biện pháp cụ thể:
1 Hạn chế phương tiện cá nhân: Chính phủ đặt mục tiêu hạn chế xe máy trong
nội đô vào năm 2030, đồng thời phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thôngcông cộng như xe buýt nhanh (BRT)
2 Ban hành Luật Bảo vệ Môi trường (Luật số 72/2020/QH14): Luật này yêu
cầu các phương tiện vận tải đường bộ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, sử dụng nhiên liệu sạch và áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường
3 Đề án sử dụng nhiên liệu sạch trong vận tải đường bộ (Quyết định số
876/QĐ-TTg, 2022): Chính sách này khuyến khích các doanh nghiệp vận tải chuyển đổi sang nhiên liệu sạch như khí thiên nhiên nén (CNG), khí sinh học (biogas), điện, và sử dụng các công nghệ giảm phát thải như:
Hệ thống giảm khí thải SCR (Selective Catalytic Reduction)
Trang 17Ngoài ra, các phương tiện phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5 trở lên để được phép hoạt động trên các tuyến đường quan trọng.
1.3.5.3 Giảm phát thải thông qua các chính sách tài chính
Chính phủ cũng áp dụng các chính sách tài chính để kiểm soát khí thải, như:
Thu phí ô nhiễm: Áp dụng tại các khu vực trung tâm để hạn chế phương tiện
cá nhân
Thu phí đỗ xe: Giảm số lượng xe di chuyển trong nội đô.
1.3.5.4 Hướng tới môi trường đô thị bền vững
Các biện pháp trên không chỉ nhằm giảm thiểu khí thải mà còn hướng tới mục tiêu xâydựng một môi trường đô thị bền vững, cải thiện chất lượng sống cho người dân Sự phối hợp giữa việc nâng cấp phương tiện, kiểm soát khí thải, và phát triển hạ tầng giaothông công cộng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững (Nguyen, D T., & Kajita, Y., 2018)
2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THUÊ VÀ TÁC NGHIỆP
Vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam, nơi hệ thống hạ tầng giao thông đang ngày càng phát triển Dịch vụ này không chỉ đảm bảo lưu thông hàng hóa hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian vận hành Bài viết này sẽ mô tả chi tiết các bước trong quy trình thuê vận tải đường bộ, từ xác định nhu cầu, lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng, đến triển khai dịch vụ và giám sát vận chuyển
2.1.1 Xác định nhu cầu vận chuyển
Bước đầu tiên là xác định nhu cầu vận chuyển cụ thể của doanh nghiệp hoặc cá nhân, bao gồm:
Loại hàng hóa: Xác định tính chất đặc thù của hàng hóa như dễ vỡ, hàng lạnh,
hoặc sản phẩm công nghiệp
Khối lượng và kích thước: Tính toán chính xác để chọn phương tiện phù hợp.
Trang 18 Địa điểm nhận và giao hàng: Cần được ghi rõ để tối ưu hóa lộ trình vận
chuyển
Thời gian giao hàng: Xác định dịch vụ hỏa tốc, tiêu chuẩn hoặc theo yêu cầu.
Yêu cầu đặc biệt: Bảo hiểm hàng hóa, bốc xếp, hoặc vận chuyển chuyên dụng
(như container lạnh)
Ví dụ, công ty vận chuyển gốm sứ cần đảm bảo đóng gói hàng hóa kỹ lưỡng và chọn đơn vị có kinh nghiệm trong vận chuyển hàng dễ vỡ
2.1.2 Tìm kiếm và liên hệ nhà cung cấp vận tải
Sau khi xác định nhu cầu, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp vận tải phù hợp dựa trên:
Uy tín và kinh nghiệm: Xem xét phản hồi từ khách hàng và hồ sơ năng lực.
Mạng lưới hoạt động: Ưu tiên các đơn vị có phạm vi hoạt động rộng và linh
hoạt
Ứng dụng công nghệ: Những đơn vị có hệ thống theo dõi lộ trình trực tuyến
thường được đánh giá cao
Liên hệ và đánh giá: Doanh nghiệp cần thu thập thông tin chi tiết từ các nhà cung cấp
tiềm năng về giá cả, chính sách, và khả năng đáp ứng Sau đó, so sánh các lựa chọn để đưa ra quyết định
2.1.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đàm phán là giai đoạn quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên Nội dung hợp đồng vận tải thường bao gồm:
Mô tả hàng hóa: Loại, khối lượng, kích thước.
Lộ trình vận chuyển: Thời gian nhận/giao hàng, các điểm dừng trung gian.
Chi phí: Bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm, và chi phí phụ khác.
Điều khoản trách nhiệm: Xử lý rủi ro, hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa.
Việc ký hợp đồng giúp hạn chế rủi ro pháp lý và tránh các tranh chấp phát sinh trong
Trang 192.1.4 Triển khai dịch vụ vận tải
Triển khai là giai đoạn thực hiện vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng Đơn vị vận tải sẽ:
Chuẩn bị phương tiện, nhân sự, và kế hoạch vận chuyển chi tiết
Người thuê dịch vụ cần đóng gói cẩn thận, cung cấp thông tin chính xác về hàng hóa và các yêu cầu đặc biệt
Trước khi giao hàng cho đơn vị vận tải, cần kiểm tra và xác nhận lại các thông tin để giảm thiểu rủi ro
2.1.5 Giám sát và hoàn tất giao dịch
Trong quá trình vận chuyển, người thuê dịch vụ cần giám sát thông qua các hệ thống như mã vận đơn trực tuyến Điều này đảm bảo dịch vụ được thực hiện đúng cam kết.Tại điểm giao hàng:
Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng hàng hóa trước khi ký nhận
Nếu có vấn đề (hư hỏng, thiếu hụt), cần báo ngay cho đơn vị vận tải để được xử
lý kịp thời
2.1.6 Kết Luận
Quy trình thuê vận tải đường bộ bao gồm nhiều bước từ xác định nhu cầu, lựa chọn nhà cung cấp, đến triển khai và giám sát dịch vụ Việc thực hiện đúng quy trình không chỉ đảm bảo chất lượng vận chuyển mà còn tối ưu hóa chi phí và tạo uy tín cho doanh nghiệp Trong bối cảnh thị trường vận tải ngày càng cạnh tranh, việc ứng dụng công nghệ hiện đại và lựa chọn đối tác uy tín là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực này
2.2.1 Vai trò của các bên liên quan trong quy trình vận tải đường bộ
2.2.1.1 Vai Trò Của Chủ Hàng
a) Giao hàng hóa cho bên vận chuyển
Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng hóa vận chuyển cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm như đã thỏa thuận Hàng hóa phải được đóng gói đúng quy cách,
Trang 20ghi ký hiệu, mã hiệu đầy đủ và rõ ràng Bên thuê vận chuyển phải chịu chi phí bốc xếphàng hóa lên phương tiện vận chuyển nếu các bên không có thỏa thuận khác.
b) Thanh toán cước phí vận chuyển
Thanh toán cước phí vận chuyển là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên thuê vận chuyển Cước phí được xác định theo thỏa thuận giữa các bên hoặc biểu phí của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển công cộng Ngoài cước phí vận chuyển, bên thuê vận chuyển có thể phải trả thêm các khoản phụ phí khác như tiền lưu kho, lưu bãi
c) Trông coi hàng hóa trên đường vận chuyển
Các bên có thể thỏa thuận để bên thuê vận chuyển cử người trông coi hàng hóa trên đường vận chuyển (người áp tải) đối với các loại hàng hóa có giá trị lớn hoặc cần chế
độ bảo quản, chăm sóc đặc biệt Trong trường hợp người trông coi làm mất mát hoặc
hư hỏng hàng hóa, bên thuê vận chuyển phải tự chịu trách nhiệm trước những tổn thất đó
2.2.1.2 Vai Trò Của Nhà Vận Tải
a) Tiếp nhận hàng hóa của bên thuê vận chuyển
Bên vận chuyển phải đưa phương tiện đến nhận hàng hóa theo đúng thời gian
và địa điểm thỏa thuận Phương tiện vận chuyển phải phù hợp với tính chất hàng hóa cần vận chuyển
Nếu bên vận chuyển nhận hàng chậm, làm phát sinh chi phí bảo quản hàng hóa,bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại Tương tự, nếu bên thuê vận chuyển giao hàng chậm, phải bồi thường các thiệt hại do lưu giữ phương tiện
Bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển tài sản không đúng loại như đã thỏa thuận, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói, hoặc các loại hàng hóa bị cấm
b) Tổ chức vận chuyển hàng hóa theo điều kiện thỏa thuận
Vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm giao nhận Nếu giao hàng không đúngđịa điểm, bên vận chuyển phải thanh toán chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận
Bảo quản hàng hóa từ khi nhận hàng đến khi giao hàng cho người nhận