1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu tình hình tham gia của phương thức vận tải đường biển trong vận tải đa phương thức ở việt nam

47 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM Nghiên cứu về

TÌNH HÌNH THAM GIA CỦA PHƯƠNG THỨCVẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TRONG VẬN TẢI

ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM

Lớp: Vận tải đa phương thức (IBS3014_2)

Nhóm FOUR AM: Võ Đại ThắngĐặng Văn Tú

Phan Nguyễn Khánh HuyềnNguyễn Thị Mỹ ThànhHoàng Thị Kim Thùy

Đà Nẵng, 2020

Trang 2

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 7

1.1 Vận tải đa phương thức là gì? 7

1.2 Nhu cầu phát triển 8

1.3 Lợi ích 8

1.4 Vai trò 9

1.5 Các hình thức vận tải đa phương thức 10

1.5.1 Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea – Air) 10

1.5.2 Mô hình vận tải đường bộ - hàng không (Road – Air) 10

1.5.3 Mô hình vận tải đường bộ - đường sắt (2R) 11

1.5.4 Mô hình vận tải hỗn hợp (RAIL - ROAD -INLAND WATERWAY – SEA) 11

CHƯƠNG 2: VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TRONG VẬN TÀI ĐA PHƯƠNG THỨC 13

2.1 Vận tải đường biển là gì? 13

2.1.1 Khái niệm 13

2.1.2 Các cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức vận tải biển 13

2.1.3 Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 14

2.1.4 Tác dụng của vận tải biển đối với việc buôn bán quốc tế 14

2.2 Đặc điểm của vận tải đường biển 14

2.2.1 Thời gian, năng lực và chi phí vận chuyển 15

2.2.2 Quy trình vận chuyển đơn hàng bằng đường biển 16

2.2.3 Sự khác biệt giữa vận tải đường biển so với những phương thức khác 17

2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường biển 18

2.3 Tình hình tham gia của vận tải đường biển vào vận tải đa phương thức Việt Nam 18

2.3.1 Tình hình vận tải đường biển ở Việt Nam 18

2.3.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông đường biển 20

2.3.3 Cơ hội và thách thức của vận tải đường biển Việt Nam 25

2.4 Một số thủ tục và chứng từ liên quan 27

Trang 3

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

2.4.1 Khái niệm 27

2.4.2 Hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức 27

2.4.3 Một số nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức 28

2.4.4 Các loại chứng từ vận tải đa phương thức 28

32

CHƯƠNG 3: DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 33

3.1 Một số thách thức đối với doanh nghiệp vận tải biển 33

3.1.1 Đang chật vật với quy định “lưu huỳnh” của IMO 34

3.1.2 “Thảm họa” Covid-19 35

3.1.3 Cần sự hỗ trợ của nhà nước 36

3.2 Giải pháp để vượt qua những thách thức 36

3.2.1 Áp dụng công nghệ mới 36

3.2.2 Nguyên tắc tái cấu trúc doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam 37

3.3 Những rủi ro của các doanh nghiệp 40

3.3.1 Rủi ro trong luật pháp 40

3.3.2 Rủi ro trong tranh chấp 41

3.3.3 Phải thuê luật sư nước ngoài 42

PHẦN KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng biểu 1 Quy trình vận chuyển đơn hàng bằng đường biển 16

Bảng biểu 2 Khả năng tiếp nhận về tàu biển của cầu cảng Việt Nam 23

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình ảnh 1 Các loại phương thức vận tải 7

Hình ảnh 2 Cơ cấu của đội tàu chở hàng của Việt Nam năm 2015 theo chủng loại 24

Hình ảnh 3 Vận đơn FIATA 29

Hình ảnh 4 Chứng từ Original bill of landing 30

Hình ảnh 5 Chứng từ Surrendered bill of lading 31

Hình ảnh 6 Chứng từ Seaway Bill 31

Trang 4

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3 RA Road - Air - Mô hình vận tải đường bộ - hàng không4 2R Road - Rail - Mô hình vận tải đường bộ - đường sắt5 2RIS Rail - Road - Inland Waterway - Sea - Mô hình vận tải

hỗn hợp

6 B/L Bill Of Lading - Vận đơn đường biển7 D/O Delivery Order fee - phí lệnh giao hàng8 ITF Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế

11 DWT Deadweight tonnage - đơn vị đo năng lực vận tải antoàn của tàu tính bằng tấn

Twenty-foot equivalent units - 1 TEU tương đương vớimột container tiêu chuẩn 20 feets (chiếm khoảng 39m³thể tích).

13 CMA - CMG Một công ty vận tải và vận chuyển container đứng đầuở Pháp

15 MTO Multimodal Transport Operato - người kinh doanh vậntải đa phương thức16 L/C Letter of Credit - phương thức thanh toán còn được gọilà thanh toán bằng thư tín dụng hoặc tín dụng thư

Trang 5

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Vận tải từ xưa đến nay là một cầu nối hết sức quan trọng, hỗ trợ trong hoạt độngthương mại Nhưng với nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển, sự đòi hỏi của conngười không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện đượcsự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làmcho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy caohơn và đơn giản hóa các hoạt động, vận tải đa phương thức (VTĐPT) đã ra đời vàđang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tảitruyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển) bởi mứcđộ hiệu quả, có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hànghóa

Trong đó, khi các phương tiện giao thông hiện đại chưa ra đời thì ngành vận đường tảibiển là một trong những ngành chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như conngười từ khu vực này đến khu vực khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác Ngànhvận tải biển phát triển dần dần và chưa bao giờ trở nên lỗi thời, mỗi thời đại có nhữngphương tiện cũng như cơ sở hạ tầng phát triển riêng Hiện nay, các doanh nghiệp càngngày càng quan tâm đến ngành vận tải biển, chuyển hướng đầu từ vào ngành này cũngkhá nhiều.

Việt Nam là quốc gia ven biển, có chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, với trên 1 triệukm2 là vùng biển đặc quyền kinh tế, có vị trí địa lý thuận lợi, được xác định là cửa ngõchính thông ra biển của các nước trên bán đảo Đông Dương và khu vực kinh tế TâyNam Trung Quốc, biển Việt Nam được xem là nơi có tiềm năng lớn về phát triển đakhía cạnh Vậy “Tình hình tham gia của phương thức vận tải đường biển trong vận tảiĐa phương thức ở Việt Nam” đang được diễn ra như thế nào? Những thông tin dướiđây sẽ là minh chứng tổng quan cho câu hỏi này./.

Tên đề tài

Nhằm trả lời cho câu hỏi phía trên đã nêu ra, Nhóm “FOUR AM” gồm 05 thành viênđang học bộ môn Vận tải đa phương thức tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà

Trang 6

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

Nẵng chọn đề tài mang tên: “TÌNH HÌNH THAM GIA CỦA PHƯƠNG THỨC VẬNTẢI ĐƯỜNG BIỂN TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM”.Kết cấu

Kết cấu của nội dung nghiên cứu về Tình hình tham gia của phương thức vận tảiđường biển trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam được trình bày trong 48 trang,bao gồm lời mở đầu, kết luận và 06 hình minh họa được đặt trong 3 chương:Chương 1: Tìm hiểu chung về vận tải đa phương thức

Chương 2: Vận tải đường biển trong vận tài đa phương thứcChương 3: Doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu thông tin liên quan đến khái niệm, cơ chế, thủ tục,… liên quan đến Vận tải đa phương thức và vận tải đường biển ở Việt Nam Phương pháp phân tích: Phân tích các nguồn tài liệu, phân tích thực trạng, cơ hội vàthách thức về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường biển Việt Nam

Trang 7

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

Vận tải đa phương thức gồm 2 loại:

- Vận tải đa phương thức quốc tế: là vận tải đa phương thức từ nơi người kinhdoanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểmđược chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.

- Vận tải đa phương thức nội địa: là vận tải đa phương thức được thực hiện trongphạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Gồm 5 loại phương thức vận tải: Đường bộ, Đường thủy, Đường sắt, Đường Hàngkhông, Đường ống.

Hình ảnh 1 Các loại phương thức vận tải

Kinh doanh vận tải đa phương thức là hình thức một người tự mình hoặc ủy quyền chongười khác kí một hợp đồng vận tải đa phương thức Và hoạt động như là một bênchính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng; hay những

Trang 8

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức Có trách nhiệm về hàng hóa theohợp đồng, người gửi hàng trả phí khi sử dụng dịch vụ.

Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thườngở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụvận tải như container, trailer,…

1.2 Nhu cầu phát triển

Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và phổ biến hơn xuất phát từ những lý dosau:

- Xu thế tiêu chuẩn hóa, như vận chuyển bằng container, pallet; tận dụng lợi thếvề quy mô.

- Chi phí hiệu quả do kết hợp ưu thế của từng phương thức vận tải: vận tải linhhoạt; tần suất lớn, just in time, đơn giản hóa (với sự tham gia và chịu tráchnhiệm của 1 nhà tổ chức vận tải).

- Yếu tố môi trường làm giảm mức độ sử dụng các phương thức vận tải gây ônhiễm môi trường Thay thế bằng những phương thức vận tải thân thiện hơn.

- Sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế giải quyết vấn đề quá tải ở mộtsố phương thức vận tải (Điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phươngthức vận tải).

- Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất để phục vụ hiệu quả cho chuỗi cung ứngtoàn cầu.

1.3 Lợi ích

Vận tải đa phương thức phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia củacác phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuấtcũng như nền kinh tế quốc dân.

Các lợi ích mà vận tải đa phương thức mang lại như sau:

- Giảm chi phí Logistics & Just in time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa vàsản xuất.

- Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Trang 9

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

- Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao Do khi sử dụngcác phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn.

- Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng.

- Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thịtrường (đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết nối.

- Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu nhữngchứng từ không cần thiết.

- Hoạt động vận tải góp phần chủ đạo tạo nên hiệu quả hoạt động của hệ thốngdịch vụ logistics, trong đó cơ sở hạ tầng GTVT đóng vai trò quan trọng cùngvới các loại hình phương tiện vận chuyển tạo ra một giá trị to lớn trong việcphát triển ngành Dịch vụ logistics, qua đó đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốcdân trong việc hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế trong quốc giathông qua các khâu: Sản xuất, lưu thông, phân phối, dự trữ cho đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng.

- Vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu trong ngành vận tải nói riêngvà rộng hơn là trong lĩnh vực logistics Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần làviệc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vậnchuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vậnchuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơngiản hơn Vận tải đa phương thức đang trở thành một phương thức vận tải phổbiến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường bộ, đường sắt,

Trang 10

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

đường sông, hàng không và vận tải biển) vì có thể đáp ứng được những đòi hỏinói trên của thị trường vận tải hàng hóa.

1.5 Các hình thức vận tải đa phương thức

1.5.1 Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea – Air)

Nhanh hơn đường biển, rẻ hơn đường không.

Đây là sự kết hợp giữa tính ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không với tính kinh tếcủa vận tải biển Mô hình AS này được áp dụng vận tải phổ biến từ các vùng ViễnĐông sang châu Âu Trong việc chuyên chở những hàng hóa có giá trị cao: linh kiệnđiện tử Và những hàng hóa có tính thời vụ cao: quần áo, đồ chơi, giầy dép, thựcphẩm.

Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải cần đượcchuyển tới người nhận nhanh chóng Do vậy, đường không là thích hợp nhất để ngườikinh doanh vận tải chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng.Nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thờivụ; hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa.

1.5.2 Mô hình vận tải đường bộ - hàng không (Road – Air)

Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợpvới vận tải hàng không Sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gianvận chuyển ngắn trên quãng đường dài (Road – Air).

Việc sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không Mô hìnhRA là sự kết hợp tính cơ đô §ng linh hoạt của ô tô với đô § dài vâ §n chuyển của máy bay;hay còn gọi là dịch vụ nhặt và giao (Pick up and delivery):

- Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải sử dụng ô tô để tập trung hàngvề các cảng hàng không Hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ởcác địa điểm khác.

- Hoạt động vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải;có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom; tập trung hàng về đầu mối làcảng hàng không sân bay.

Trang 11

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

- Hoạt động vận tải hàng không thực hiện trung gian chuyên trở hàng hóa phụcvụ cho các tuyến bay đường dài liên tỉnh có các cảng hàng không.

1.5.3 Mô hình vận tải đường bộ - đường sắt (2R)

Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợpvới đường sắt sử dụng phương tiện tàu hỏa với tải trọng lớn (Road – Rail): Đây là sựkết hợp giữa tính cơ động của vận tải ô tô với tính an toàn, tốc độ và tải trọng lớn củavận tải sắt, mô hình 2R hiện đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam:

- Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải tiến hành đóng gói hàng trongcác trailer Được ô tô chở đến nhà ga thông qua các xe kéo gọi là tractor.

- Tại ga, các trailer chưa hàng hóa được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến.Khi đến đích người kinh doanh vận tải lại sử dụng các tractor để kéo các trailerxuống Và sử dụng phương tiện vận tải ô tô chở đến các địa điểm để giao chongười nhận.

1.5.4 Mô hình vận tải hỗn hợp (RAIL - ROAD -INLAND WATERWAY –SEA)

Mô hình vận tải hỗn hợp mà điển hình là sự kết hợp của các loại hình vận tải đường sắt– đường bộ – vận tải thủy nội địa – vận tải đường biển (Rail /Road/Inlandwaterway/Sea): Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuấtnhập khẩu.

Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa đếnhàng của nước xuất khẩu, sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nướcnhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ,đường sắt hoặc vận tải nội thủy.

Với mô hình 2RIS sẽ thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng container trên cáctuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.

Bên cạnh các mô hình phổ biến thì còn có một số mô hình khác như : LandBridge, Mini Bridge, Micro Bridge, SEA – TRAIN.

Hiện nay ở Việt Nam, mô hình vận tải Rail – Road đang được sử dụng phổ biến vàthịnh hành bởi tính an toàn và tính linh hoạt qua sự kết hợp của các phương tiện vận

Trang 12

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

tải đường bộ và đường sắt Hầu hết các hàng hóa được vận chuyển theo hình thức vậntải đa phương thức là được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quầnáo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, cònhàng hóa nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, hay các máy mócthiết bị Bên cạnh đó, hình thức vận tải đường hàng không đang ngày càng phát triểnhơn tại Việt Nam Nhưng mặt hạn chế lớn nhất đối với ngành vận tải nước ta đó chínhlà cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu sự kiên kết giữa các đơn vị vận tải trong nước.Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng nhưsự phát triển nền kinh tế Việt Nam Vì vậy chúng ta cần phải cải thiện điều này bằngcách đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cũng như các vận tải cấu thành: xây dựng, chấnchỉnh nhà kho, hệ thống vận tải trên bờ, hệ thống thông tin liên lạc và từng bước nângcấp cùng cải tạo, xấy mới các tuyến đường bộ, đường sắt giữa các vùng kinh tế trọngđiểm để ngành vận tải ngày càng phát triển và đáp ứng tốt nhu cầu hội nhập của đấtnước.

Trang 13

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

CHƯƠNG 2: VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC2.1 Vận tải đường biển là gì?

2.1.1 Khái niệm

Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở hạtầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển Phương tiện thường dùng sẽ làcác tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầngđể phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…Vận tải đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển liền kề và có cảng chotàu cập bến Có thể thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nước hoặcchuyển hàng quốc tế đều được Vì các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớnnên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuấtnhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn

2.1.2 Các cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức vận tải biển

Trong vận tải container đường biển hàng hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật là trong mộttrong những yếu tố quyết định rất lớn tới quá trình vận chuyển, đảm bảo hàng có đượcgiao nhận tốt và kịp thời gian hay không.

Các tuyến đường trên biển: là các tuyến đường được nối giữa hai hay nhiều bến cảngvới nhau ,mà trên đó các tàu biển hoạt động chuyên chở khách hoặc các loại hàng hoá.Bến cảng biển: là nơi ra vào neo đậu của các tàu biển, là nơi luôn phục vụ tàu và cácloại hàng hoá ở trên tàu và là một đầu mối giao thông vô cùng quan trọng của mộtquốc gia có biển.

Các phương tiện vận chuyển: phương tiện vận tải biển chủ yếu là các tàu biển, tàu biểnđược chia làm hai loại là : tàu buôn và tàu quân sự.

- Tàu buôn là những loại tàu biển được dùng vào các mục đích kinh tế trong giớihàng hải

- Tàu chở hàng được gọi là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các độitàu buôn.

Trang 14

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

2.1.3 Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì hầu như vận tảiđường biển chấp nhận vận chuyển đa số các loại hàng hóa Đây được xem là một trongnhững ưu điểm tuyệt vời của vận tải đường biển Nhờ đó, những hàng hóa mà các hìnhthức vận chuyển khác từ chối thì người gửi có thể xem xét chuyển qua hình thức vậntải đường biển Thông thường với hàng hóa chọn vận tải đường biển sẽ được chia làmcác chủng loại thuộc các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyểntối ưu nhất, điển hình các loại như:

- Hàng hóa có tính chất lý hóa: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóachất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…

- Hàng dễ bị tác động của môi trường: gia vị, thuốc lá, chè…

- Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu côngnghiệp…

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

- Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu.

- Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…

- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

2.1.4 Tác dụng của vận tải biển đối với việc buôn bán quốc tế.

Vận tải biển đối với việc buôn bán quốc tế chính là yếu tố không thể tách rời với buônbán hàng quốc tế Không chỉ vậy, vận tải biển còn giúp thúc đẩy lưu thông buôn bánquốc tế phát triển hơn, giúp phát triển để góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơcấu thị trường trong lưu thông buôn bán quốc tế Và đặc biệt chính là sự tác động tớicán cân thanh toán quốc tế.

2.2 Đặc điểm của vận tải đường biển

Là hình thức chuyển hàng linh động: chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đếnnơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, có thể đáp ứngđược yêu cầu hàng hóa thị trường

Không chỉ vậy, vận tải đường biển còn là một trong những loại hình vận tải đang đượcnhiều người quan tâm nhất hiện nay, vận chuyển đường biển đóng vai tròn quan trọng

Trang 15

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

trong nên kinh tế cũng như trong đời sống con người, không những vận chuyển hànghóa mà còn sử dụng để vận chuyển người.

Đặc điểm được phân theo vận tải hàng hóa và vận chuyển người Tùy thuộc vào từngloại hàng sẽ có phương thức vận chuyển khác nhau Riêng với loại mặt hàng động lạnhsẽ được vận chuyển với loại tàu có lắp đặt thiết bị máy lạnh và được di chuyển nhanhhơn nhằm đảm bảo hàng hóa đến người nhận nhanh nhất và tránh bị hư hỏng.

2.2.1 Thời gian, năng lực và chi phí vận chuyển

Thời gian:

So với hình thức vận chuyển đường hàng không, đường sắt thì vận chuyển đường biểnthường có thời gian giao nhận hàng hóa dài hơn Lý do khiến đường biển vận chuyểnchậm như vậy thường là vận tốc của tàu biển chậm, tính chất của vận chuyển đườngbiển là chở hàng hóa nặng Thông thường, thời gian vận chuyển đường biển đượcquyết định bởi điều kiện tự nhiên và khoảng cách địa lý giữa 2 khu vực

- Điều kiện tự nhiên là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với hình thức vậnchuyển đường biển nói chung và vận chuyển đường biển nội địa nói riêng Nếuthời tiết tốt, mọi quá trình vận chuyển có thể diễn ra suông sẻ, hàng hóa sẽ tớiđúng hẹn, nhưng nếu ngược lại, tệ hơn nữa là những trận sóng thần, mưa bão,lốc xoáy kéo dài bắt buộc đơn vị cần phải trì hoãn lịch trình để đảm bảo an toàncho hàng hóa lẫn con người Việc thay đổi lịch trình, hoãn lịch trình đã trực tiếpảnh hưởng đến thời gian vận chuyển đường biển.

- So với loại hình vận chuyển đường bộ hay đường hàng không, mặc dù ưu điểmcủa hình thức vận chuyển đường biển là đường giao thông rộng nhưng hìnhthức này lại phải chịu bởi nhiều yếu tố tác động hơn như mưa, bão, sóng haytốc độ tàu chậm đã khiến thời gian di chuyển của tàu biển sẽ chậm Đặc biệtnếu khoảng cách địa lý giữa 2 khu vực càng xa thì thời gian vận chuyển sẽcànglâu hơn.

Năng lực:

Có thể chở và vận tải hầu hết các loại hàng hóa, hàng hóa loại nặng và siêu nặng đềuvận tải đường biển đều có thể vận chuyển và tải được hết, chính đặc điểm không kén

Trang 16

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

hàng hóa này là điểm cộng rất lớn nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn vận tải đường biểnhơn.

Khả năng kết hợp với các phương thức vận tải rất tốt như bốc dỡ các công hàng haychuyển tiếp sang các phương thức vận tải khác đường bộ đều được.

Năng lực vận tải lớn: Vận tải đường biển là một trong những phương thức vận tải cókhả năng vận tải lớn nhất hiện nay, có thể bất kỳ loại sản phẩm nào dù lượng lớn thếnào và trọng tải ra sao.

Chi phí vận chuyển:

Cũng như các phương thức vận chuyển khác, thì cước phí của vận tải biển còn tùythuộc vào các yếu tố cơ bản như quãng đường, thời gian vận chuyển,… Tuy nhiên,điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển có thể tự“hét” giá cước phí vận chuyển, mà các cơ sở tính cước phí đều được căn cứ theo cácđiều khoản theo incoterm (tập hợp các quy tắc quy định trong buôn bán quốc tế củaICC)

2.2.2 Quy trình vận chuyển đơn hàng bằng đường biển

Quy trình vận chuyển đơn hàng bằng đường biển cơ bản gồm 07 bước sau:

Bảng biểu 1 Quy trình vận chuyển đơn hàng bằng đường biển

Trang 17

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

Bước 1: Đơn vị vận chuyển tới lấy hàng từ nhà kho của người xuất khẩu Trong quátrình tới lấy hàng thì bên vận chuyển thì sẽ tiết kiệm được chi phí tối đa nhất.Bước 2: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành khai báo hải quan, tiến hành thông quan hànghóa và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ và xin giấyphép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.

Bước 3: Đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển.Lịch sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thờigian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.

Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng Làm điện giao hàng(telex release) Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thôngthường gổm 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), các đơn vị vận chuyển tiếnhành làm thủ tục hải quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng.Tại đây đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờkhai và kế hoạch làm hàng hải quan.

Bước 6: Các đơn vị vận chuyển vận chuyển nội địa, giao hàng từ càng biển tới tậnxưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam Sau khi làm xong thủ tục hải quan Các đơnvị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tảihoặc đầu kéo container.

Bước 7: Giao hàng và nhận hàng Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếpvận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnhgiao hàng (D/O) Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercialInvoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đâyta phải lưu lại một bản D/O.

2.2.3 Sự khác biệt giữa vận tải đường biển so với những phương thức khác

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, từ lâu luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt giữadịch vụ vận tải đường biển, bộ, sắt và hàng không Mỗi hình thức vận tải có những ưuđiểm, nhược điểm khác nhau, dưới đây là sự khác biệt của vận tải đường biển so vớinhững phương thức khác:

Trang 18

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

- Có thể chở được khối lượng hàng lớn gấp nhiều lần so với đường bộ, đườnghàng không.

- Chuyên chở tất cả các loại hàng hóa

- Cước phí vận chuyển rẻ

- Có tính an toàn cao vì ít khi bị va chạm giữa các tàu hàng

- Tốc độ di chuyển của vận tải đường biển chậm, thời gian vận chuyển từ 4 – 5ngày trở lên, trong khi đó đường sắt, đường bộ chỉ khoảng 1 ngày, đường hàngkhông chỉ từ 1 – 2 giờ đồng hồ.

- Các loại thủ tục trong vận tải đường biển phức tạp

- Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên

2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường biển

Ưu điểm

- Có thể vận chuyển được những khối hàng có kích thước và khối lượng lớn.

- Hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vậnchuyển.

- Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác.

- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tự nhiênnên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ.

- Có tính an toàn cao do ít va chạm giữa các tàu hàng.

- Góp phần mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển.Nhược điểm

- Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với cácphương thức vận tải khác.

- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầuchuyển phát nhanh hàng hóa.

2.3 Tình hình tham gia của vận tải đường biển vào vận tải đa phương thức Việt Nam

2.3.1 Tình hình vận tải đường biển ở Việt Nam

Vận tải đường biển có tác động mạnh mẽ đến ngành vận tải và vận tải đa phương thứcở Việt Nam Theo dự báo của ITF, vận tải đường biển vẫn tiếp tục là phương thức vậntải có đóng góp lớn nhất trong tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa trên toàn cầu

Trang 19

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

( tính theo tấn.km) Và mức đảm nhiệm dự kiến khoảng ¾ tổng khối lượng hàng hóavào năm 2050, trong khi các phương thức khác chỉ chiếm một phần tổng khối lượnghàng hóa dự tính là 17% đối với vận chuyển bằng đường bộ, và con số đó là 7% đốivới đường sắt Đối với Việt Nam, có khoảng 76% hàng hóa luân chuyển Bắc-Nam.được vận chuyển bằng đường bộ, hàng hóa được vận chuyển bằng các phương thứcvận tải khác còn rất thấp Riêng hàng hóa XNK cuả Việt Nam được chuyên chở chủyếu bằng đường biển với co số đảm nhận hơn 80% tổng hàng hóa XNK.

Vận tải biển là đầu mối quan trọng liên kết các phương thức vận tải ở Việt Nam vớivận tải đa phương thức quốc tế Với đường bờ biển trải dài theo vùng lãnh thổ, 40%lưu lượng vận chuyển hàng hóa Từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương phải đi quabiển Đông mới tới được Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhờ có vị trí địalý thuận lợi, Việt Nam trở thành điểm chuyển tải cho hàng hóa nhập khẩu từ các nướcChâu Á và hàng hóa Hoa Kỳ và EU Hàng hóa ở một số quốc gia như Thái Lan, Lào,Campuchia, Trung Quốc có thể phải quá cảnh và lưu kho tạm thời ở Việt Nam Việcvận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng quá cảnh, chuyển tải được thực hiện kếthợp với phương thức vận tải đường bộ là chủ yếu, còn đường sông bằng xà lan và số ítvận chuyển bằng đường sắt Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế về hệ thống cơ sở hạ tầngvà năng lực cạnh tranh nên đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực ĐôngNam Á và Đông Bắc Á.

Các cảng biển là cầu nối giao thông thiết yếu, nơi tập trung và giao lưu của tất cảphương tiện vận tải khác: đường bộ, đường sông, đưởng thủy, đường sắt, đường hàngkhông và kể cả đường biển Đa số hàng hóa dù vận chuyển nội địa hay nhập khẩu đasố đều nhập cảnh cửa khẩu dọc theo đường biên giới giáp Lào, Campuchia và TrungQuốc hoặc nhập cảnh, quá cảnh tại các cảng biển Khi tàu cập bến cảng, hàng hóađược bóc xếp, vận chuyển đến khu vực lưu trữ ngay tại cảng, sau được luân chuyểnđến điểm đến thông qua phương tiện vận tải khác Tương tự, hàng hóa vận chuyểntrong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Mỹ và Châu Âu.Hàng hóa được vận chuyển tập trung đến cảng bằng nhiều phương thức vận tải kết hợpkhác nhau, sau đó được bóc xếp lên tàu, xuất khẩu ra các nước

Trang 20

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

Vận tải biển tham gia tích cực và là mắt xích quan trong đưa vận tải Việt Nam đuổi kịpxu hướng container hóa đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới Trong vận tải đaphương thức, các cảng biển, bến cảng, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quantrọng Ở Việt Nam cũng vậy, các bến cảng container được đầu tư xây dựng, phát triểncơ sở một cách đầy đủ, tham gia hiệu quả vào quá trình vận chuyển hàng hóa trongnước và quốc tế Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biểnsang các phương tiện khác hoặc lưu lại Các bến cảng container khác hẳn các bếnkhác: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càngnhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa.

Mặc dù, ngành vận tải biển đã xuất hiện và bắt đầu phát triển từ rất lâu trên thế giới,khi các phương tiện giao thông còn lạc hậu, không có các công nghệ hiện đại như ngàynay Vận tải đường biển luôn là một trong những ngành chịu trách nhiệm chuyên chởhàng hóa, con người từ nơi nay sang nơi khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác.Ngành vẫn tải luôn phát triển theo kịp thời đại, chưa bao giỡ lỗi thời, mỗi thời kỳ khácnhau gắn liền với một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển phù hợp Ngày nay, trong điềukiện phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại, ngành vận tải ngànhcàng phát triển và hoàn thiện với các phương tiện vận chuyển được cải tiến để chởđược nhiều hàng hóa hơn, đa dạng chủng loại Các cảng biển, bến tàu được xây dựngnhiều hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn, đầy đủ các trang thiết bị cần thiết ,có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đảm bảo an toàn cho cả hàng hóa và tính mạngcủa con người Cùng với sự phát triển ngành vận tải đa phương thức, logistic, vận tạiđường biển luôn đi đầu và nắm vị trí mốc nối quan trọng trong tuyến luân chuyển hànghóa, đặc biệt là trong vận chuyển quốc tế.

2.3.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông đường biển

a) Hệ thống giao thông (cảng biển, bến cảng) hiện nay tại Việt Nam:

Theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg, ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam được Quy hoạch chia thành 6nhóm, cụ thể:

Trang 21

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

 Nhóm 1: Nhóm cảng biển khu vực phía Bắc: bao gồm cảng biển Quảng Ninh,Hải Phòng (cảng tổng hợp quốc gia); cảng biển Thái Bình, Hải Thịnh, NamĐịnh (cảng tổng hợp địa phương).

 Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ bao gồm cảng biển : cảng biển NghiSơn (Thanh Hóa), Nghệ An, Hà Tĩnh (cảng tổng hợp quốc gia).

 Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung bao bao gồm cảng biển: Quảng Bình,Quảng Trị, Quảng Nam (cảng biển tổng hợp địa phương); Thừa Thiên Huế, ĐàNẵng, Quảng Ngãi (cảng biển tổng hợp quốc gia).

 Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam trung bộ bao gồm cảng biển: Vũng Rô (PhúYên), Bình Thuận, Cà Ná (Ninh Thuận) (cảng biển địa phương); Quy Nhơn(Bình định), Khánh Hòa (cảng biển tổng hợp quốc gia)

 Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam bao gồm cảng biển: TP Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (cảng biển tổng hợp quốc gia); Bình Dương(cảng biển tổng hợp địa phương).

 Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cảng biển: từCần Thơ trải dài đến bán đảo Cà Mau trong đó Cần Thơ (cảng biển tổng hợpquốc gia); Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long,Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Năm Căn, Kiên Giang (cảng tổng hợp địaphương).

Hệ thống bến cảng Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam dọc theo đường bờ biển dài 3350km Theo báo cáo của Bộ gia thông vận tải, cả nước có 45 cảng biển (trong đó có 2cảng loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế), 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mới khuvực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp đầu mối địa phương), 13 cảng loại III (cảngdầu khí ngoài khơi) Tổng số bến cảng là 272 bến cảng với 92,2 km dài cầu cảng vớitổng công suất thiết kế ước tính khoảng 500 triệu tấn/năm So với những năm đầu tiêntriển khai thực hiện quy hoạch (năm 2000), hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng lên4,4 lần về chiều dài bến cảng (năm 2000 đạt khoảng 20.000m, đến nay đạt 89.000m).Hệ thống cảng biển Việt Nam được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: Cầu bến, phaoneo, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, phát triển cơ bản hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng vàđược phân bổ trải rộng theo vùng miền, tận dụng tối đa được điều kiện tự nhiên, đáp

Trang 22

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho pháttriển kinh tế – xã hội vùng ven biển và cả nước.

Hệ thống cảng biển Việt Nam được quy hoạch thành 3 loại chính với quy mô và chứcnăng hoạt động khác nhau Một là cảng tổng hợp quốc tế là các cảng chính trong hệthống cảng biển Việt Nam với nhiệm vụ là cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngỏquốc tế, cảng đầu mối khu vực Hai là cảng tổng hợp địa phương có phạm vi hấp dẫnvà chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành phố) Ba là cảngchuyên dùng sẽ phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảngcó tính đặc thù chuyên biệt (dầu thô, sản phẩm dầu, than quặng, xi măng, clinke, hànhkhách, …) và là một hạng mục tổng thể cơ sở công nghiệp mà nó phục vụ

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông liên kết cảng biển ở Việt Nam chưa được đầu tư đầyđủ theo xu hướng áp dụng phương thức vận tải được sắt, đường cao tốc đã và đangđược áp dụng trên thế giới Chỉ có cảng Hải Phòng được kết nối với đường sắt nhưngchưa khai thác ít hiệu quả và chưa có đường cao tốc nào dành cho vận tải hàng hóa.b) Thực trạng về khả năng tiếp nhận tàu biển của cầu cảng Việt Nam:

TT Loại cầu cảng ápdụng cho Tàu

Cầu tổng hợp Cầu chuyên

Chiềudài (m)

Chiềudài (m)

Trang 23

GVHD: Nguyễn Lê Khanh

Bảng biểu 2 Khả năng tiếp nhận về tàu biển của cầu cảng Việt Nam (Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam 2016)

Cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn chỉ có 3 cầu tàu chuyên dùng trêntổng số 332 cầu, số lượng cầu chỉ chiếm 0.9% trên tổng cầu chuyên dùng.

Trong khi số cầu tàu tổng hợp và chuyên dùng thì có 23 cầu tàu có trọng tải từ 3 – 5vạn tấn chỉ chiếm 6,92% tổng số cầu tàu.

Tương tự, số cầu tàu tổng hợp và chuyên dùng có trọng tải từ 2 – 3 vạn tấn được đưavào sử dụng chỉ chiếm 8,13% tổng số 332 cầu tàu.

Trong khi, số cầu tàu tổng hợp và chuyên dùng cho 120 cầu tàu có trọng tải từ 1 – 2vạn tấn chiếm tỷ trọng tương đối lớn 36,14% tổng số cầu tàu (332 cầu).

Cuối cùng là số cầu tàu tổng hợp và chuyên dùng sử dụng cho 159 cầu tàu có trọng tảidưới 1 vạn tấn chiếm tỷ trọng lớn 47,89% tổng số cầu tàu (332 cầu).

Qua số liệu trên và một số phép tính, hệ thống cầu cảng Việt Nam có trọng tải thấp(dưới 2 vạn DWT) chiếm phần lớn tỉ trọng đến trên 80% tổng cầu Điều này cho tathấy rằng hệ thống cảng biển Việt Nam còn khá lạc hậu, yếu kém với quy mô nhỏ vàmức độ cơ sở hạ tầng còn thấp.

Từ năm 2019, nhiều cảng đã được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóatăng cao Trong đó phải kể đến các cảng đầu mối khu vực như Hải Phòng, Đà Nẵng,Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh đã được nâng cấp có thể tiếp nhận tàutrọng tải đến 30.000 DWT Một điểm sáng là cảng Cái Mép - Thị Vải có khả năng tiếptiếp nhận tàu trọng tải đến 18.300 TEU (194.000 DWT) Gần đây, bến cảng này tiếptục đón tàu CMA CGM Marco Polo sức chở gần 17.000 TEU (187.000 DWT) vàokhai thác hàng tuần, kết nối trực tiếp hàng xuất nhập khẩu Việt Nam với thị trường BắcÂu Ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng ngày càng khởi sắc nhờ từ việc cổ phần hóa, tậptrung đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao dịch vụ container Cảng biển đã đạt được sảnlượng hàng hóa thông qua cảng tăng bình quân 10%/năm với khả năng tiếp nhận tàuđược nâng từ 1.800 TEU lên 3.500 TEU, không còn tình trạng tàu chờ như những nămtrước.

Hệ thống hạ tầng cảng biển ngày càng phát triển từ sự đầu tư và đồng bộ về sơ sở hạtầng; cầu bến, phao neo, thiết bị bốc dỡ hàng hóa, đang phát triển đến mức độ cơ bản

Ngày đăng: 13/07/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN