1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật về tài chính vi mô ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

370 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Tài Chính Vi Mô Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện
Tác giả ZS. Nguyễn Ngọc Yến, ThS. Nguyễn Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 370
Dung lượng 36,65 MB

Nội dung

Dưới góc độ chính sách, ở Việt Nam, trong Chiến lược tài chính toàn điện quốcgia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hànhtheo Quyết định số 149/2020/QD-

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT VE TÀI CHÍNH VI MO

Ở VIỆT NAM - THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

PHÁP LUAT VE TÀL CHÍNH VI MÔ

Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN

Chủ nhiệm Dé tai : ZS Nguyễn Ngọc Yến

Thư ký : ThS Nguyễn Thu Trang

Hà Nội - 2023

Trang 3

1.1.2 Khải niệm tài CHINA Vi MO vicccccccccccccccccccsssececccccccccseessececccssccuusssceccccsseuuenenses 20

1.1.3 Phan biệt giữa tài chính vi mô với tài chính thông thường và tin dung chính

SÁCH XGA HỘI -.G- 1001001111111 111 vu 26 1.1.4 Phin loai tdi ChInN Vi 8n ee 32

1.2 Khái quát pháp luật về tài chính vỉ mô -2- - 2 2 SE£+E+£+zEerxzEered 401.2.1 Khái niệm pháp luật về tài chính vì IỄmÔ - 2- 2s s+s+Ss2+£s+EerEexszxee: 401.2.2 Cấu trúc pháp luật v tài Chinh Vi HHÔ - +52 2 +++E+E+EE+EeE+EerEerszeee 421.3 Pháp luật về tài chính vi mô ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho

NE 48

1.3.1 Pháp luật về tài chỉnh vi mô ở một SỐ QUOC gÌa -2- -©s5s+s+cs+cse: 481.3.2 Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển tài chính vi mô và pháp luật về tài

chính vi mô ở Viet Ì\QIH1 - - - E131 118811 815 1 111111111 111k net 59

KET LUẬN CHƯNG l - ° 5-5 <5 <EsES£ sEsEE£ 4 ESEE£ E24 sESE24 9s csee 62

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHÁP

LUAT VE TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIET NAM 5- 5s se se =sessessessese 642.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động tài chính vi mô, pháp luật về

tài chính vi mô ở Việt Nam - - G0 1122211111 22111 100111110 111118111 ng re 64

2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn về chủ thể của hoạt động tài chính vi mô

2.2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn về khách hàng tài chính vi mô S82.2.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn về chủ thể trung gian/hồ tro/két noi trong

hoat AOng tai Chinh Vi 10 007A -.L.LL L 92

Trang 4

2.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về sản phẩm dịch vụ

1)89/1/1 028.011 95

2.3.1 Thực trạng pháp luật va thực tiễn thi hành về sản phẩm tín dụng phục vụ

khách hàng tài ChÍHH VÌ THÔ << 1183118883911 8 391111 91k vn vn ki 95

2.3.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về sản phẩm tién gửi phục vu

RO (HT Vad CTE VE TDD cau sung gongstuinB gairoiuSS0-UDSS.SEUSRHISHHNNS.SHS18/7H18H111%.S.008/0190/0% 819.0100098 101

2.3.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về sản phẩm thanh toán, chuyểntiễn phục vụ khách hàng tài chính Vi IÔ - + 2 + ©s+E+E+E+E+EzEeEzEerksrersee 1052.3.4 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về sản phẩm bảo hiểm vi m61112.4 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nướcđối với hoạt động tài chính vi mô 2 + S+S2+E+EE+ESEE2EeEEEErErEerkerkrrees 1172.4.1 Đánh giá quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô

7/0 121

KET LUẬN CHƯNG 2 ccecssssessssessssssssssccssssesessecssssssessssssssecsessssessssecsssesoesecseeness 124

CHUONG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIEN PHAP LUAT VE TÀI CHÍNH VI MO

VÀ PHÁT TRIEN TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIET NAM 5 scs« 1263.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tài chính vi mô ở Việt Nam 1283.1.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về chủ thé của hoạt động tài chính

3.1.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về quan lý nhà nước đối với hoạt

GI WT HINH WE WD x race eas ee, ts ta SS a 140

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển tai chính vi mô ở Việt Nam 1423.2.1 Giải pháp đổi với các sản phẩm tài chính Vi tmô - - 2 z©s+cs+ss: 1433.2.2 Giải pháp đổi với các chủ thể thực hiện hoạt động tài chính vi mô 1463.2.3 Giải pháp đối với khách hàng tài chính vi tmô 2-5 5s+ss+s+cs+ss‡ 1503.2.4 Giải pháp đổi với các cơ quan quản lý nhà HưÓC 5-2 25s55s55s: 152KET LUẬN CHƯNG 3 2-2 < 5s sEsE*EsESEeEsESeEsESEEEsEserrseserrsee 156

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 5-5 s2 s2 se sessessesee 160

PHỤ LỤC

Trang 5

HỆ CHUYEN DE CUA ĐÈ TÀI

Chuyên đề 1 Tổng quan về tài chính vi mô và pháp Nguyễn Mai Anh

luật về tài chính vi mô & Phạm Thị Ngọc DiễmChuyên đề 2 Huy động vốn trong hoạt động tài chính Nguyễn Ngọc Yến

vi mô - Thực trạng pháp luật và giải & Lương Thị Thoa pháp hoan thiện

Chuyên đề 3 Hoạt động tín dụng vi mô - Thực trạng Nguyễn Ngọc Yến

pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện & Trần Thuý AnChuyên đề 4 Bảo hiểm vi mô - Thực trạng và một SỐ Phạm Nguyệt Thảo

giải pháp hoàn thiện pháp luật

Chuyên đề5 Hoạt động thanh toán và chuyên tiền Nguyễn Thu Trang

phục vụ khách hang tai chính vi mô

-Một số đánh giá dưới góc độ pháp lý

Trang 6

Từ viết tắt

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Nguyên nghĩa Tiếng Việt Nguyên nghĩa tiếng nước ngoàiBHVM Bảo hiểm vi mô

CEP Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm Capital aid for employment of the

hữu hạn một thành viên cho người poor microfinance institution

lao động nghèo tự tạo việc làm CTTC Công ty tài chính

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

GB Ngân hàng Grameen Grameen Bank

M7-MFI Tô chức tài chính vi mô trách nhiệm

hữu hạn M7

NGO Tổ chức phi chính phủ Non-governmental organization

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội Vietnam Bank for Social Policies

(VBSP) NHHTX Ngan hang Hop tac xa

NHNN Ngân hang Nhà nước

NHTM Ngan hang thuong mai

NHTW Ngân hàng trung ương

QTDND Quỹ tín dụng nhân dân

TCVM Tài chính vi mô Microfinance

TCTD Tổ chức tin dụng

TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô Microfinance Institution (MFI)

TNHH Trach nhiệm hữu han

TYM MFI Tô chức tài chính vi mô trách nhiệm

hữu hạn một thành viên Tình thương

VMFWG Nhóm Công tác tài chính vi mô Vietnam Microfinance Working

Việt Nam Group

Trang 7

DANH MỤC BANGBang 1 Sự phát triển của ngành tài chính vi mô tai Bangladesh Trang 48Bang 2 Sự phát triển của ngành tài chính vi mô tại Trung Quốc Trang 52Bang 3 Sự phát triển của ngành tài chính vi mô tại Philippines Trang 55Bang 4 Danh sach Tô chức tài chính vi mô tại Việt Nam Trang 84

Trang 8

BAO CÁO TONG HỢP DE TÀI

Người thực hiện Đơn vị

Nguyễn Ngọc Yến Khoa Pháp luật Kinh té, Trường Dai học Luật Ha NộiNguyễn Thu Trang Khoa Pháp luật Kinh té, Trường Dai học Luật Hà Nội

Lê Thị Ngoãn Phòng Quản trị, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 9

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu Đề tài

Theo dit liệu được cung cấp bởi nền tảng nghiên cứu Merchant Machine của Anh,vào năm 2021, Việt Nam xếp thứ hai trong danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ tiếp cận vớingân hàng thấp nhất thế giới, với 69% người dân chưa tiếp cận với các dịch vụ ngânhàng truyền thống hoặc tổ chức tài chính tương tự Với thực tế này, phát triển tài chínhtoàn diện là nội dung cần đặc biệt quan tâm dé hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tàichính chính thức một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cau và với chi phí lợi ích của tat

cả người dân Tài chính toàn diện được xác định là mục tiêu phát triển quan trọng củamỗi quốc gia, hướng tới sự phát triển bền vững Dé dat được tai chính toàn diện, tai

chính vi mô (TCVM) được đánh giá đóng vai trò hạt nhân, khi mà tài chính vi mô tập

trung vào phan lớn dân số khó hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính từ phía cácngân hàng Gần đây nhất, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính Toàn cầuMới diễn ra tại Paris (Pháp) diễn ra vào tháng 6.2023, gần 100 lãnh đạo cấp cao của cácquốc gia trong đó có Việt Nam, đều nhất trí và nhân mạnh việc phát triển, tăng trưởng,cải cách hệ thống tài chính trong phạm vi quốc tế cũng như ở phạm vi quốc gia cần đảmbảo nguyên tắc xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững triển khai song hành cùng

với nhau.

Dưới góc độ chính sách, ở Việt Nam, trong Chiến lược tài chính toàn điện quốcgia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hànhtheo Quyết định số 149/2020/QD-TTg ngày 22.01.2020, một trong những nhiệm vụ,giải pháp được đưa ra là “dam bảo mục tiêu phát triển hệ thong các tổ chức, chươngtrình, dự an tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bên vững, hướng tới mục tiêuphục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với cácsản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp, góp phân thực hiện chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bên vững”

Dưới góc độ thực tiễn, tài chính vi mô ở Việt Nam đã hình thành từ lâu và trở

thành một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, góp phần làm phong phú và hoàn

thiện hơn thị trường tín dụng dành cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có thu

nhập thấp Đồng thời, tài chính vi mô cũng là công cụ hữu hiệu dé thực hiện chiến lược

xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu tín dụng đen Tính đến 31/12/2022, Việt Nam có 04 tô

Trang 10

chức tài chính vi mô với mạng lưới gồm 62 chi nhánh, hoạt động tại 25 tỉnh, thành phố!.Ngoài tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký

hoạt động cho nhiều chương trình, dự án tài chính vi mô, gồm 69 chương trình, dự ánhoạt động trên địa bàn 38 tỉnh, thành phó; 02 chương trình, dự án của tô chức phi chính

phủ trong nước có địa bàn hoạt động từ 02 tỉnh, thành phố trở lên; 64 chương trình, dự

án của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi Chính phủ trong nước có địa bàn hoạt độngtrong 01 tỉnh, thành phd’

Dưới góc độ pháp luật, hiện nay hoạt động tài chính vi mô được điều chỉnh trongcác nhóm quy định khác nhau, phụ thuộc vào chủ thể thực hiện Đối với các tổ chức tíndụng thực hiện hoạt động TCVM, được coi là các tô chức hoạt động TCVM chính thức,pháp luật ngân hàng quy định cụ thê về tô chức và hoạt động Đối với các chủ thê thựchiện hoạt động tài chính vi mô bán chính thức, sự ra đời và tồn tại được áp dụng theoQuyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/6/2017 quy định về hoạt động của các chươngtrình, dự án tài chính vi mô của các tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức

phi Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Tuy nhiên, các quy định của pháp luật đã và

đang bộc lộ những điểm bất cập, gây khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động tàichính vi mô trên thực tế Đơn cử như hạn chế trong các quy định về giới hạn cho vay,phạm vi hoạt động dẫn tới việc tổ chức tài chính vi mô gặp khó khăn về đối tượng kháchhang và mức vốn cho vay; khó khăn trong việc đa dang hoá sản phẩm, dịch vụ phù hợpvới nhu cầu của khách hàng Đối với những chương trình, dự án tài chính vi mô, nhữnghạn chế trong quy định của pháp luật dẫn tới việc những chương trình này khó chuyênđổi thành các tổ chức tài chính vi mô chính thức, chưa ké gặp trở ngại trong việc huyđộng, tiếp cận nguồn vốn tài chính vi mô Mặt khác, Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng

với sự ra đời của các công ty công nghệ tài chính mang lại cho hoạt động tài chính vi

mô nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro và thách thức Sựtham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong mối quan hệ cung cấp và sử dụng các dịch

vụ tài chính vi mô trong bôi cảnh mới đặt ra vân đê cân có sự điêu chỉnh của pháp luật

! Gồm có Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7; Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương: Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hoá; Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người nghèo tự tạo việc làm (Danh sách tô chức tài chính vi mô được công bố trên Trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

? Ngân hàng Nha nước (2021), Báo cáo năm 2020 và tổng kết giai đoạn 2011-2020 thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dé án xây dựng và phát triển hệ thong tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020.

Trang 11

một cách rõ rang dé bảo vệ quyền lợi của những chủ thê tham gia, đặc biệt là đối tượngkhách hàng tài chính vi mô vốn được coi là nhóm yếu thế trong xã hội.

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tài chính vi mô trong Chiến lược pháttriển toàn điện và bền vững của đất nước, cũng như bước đầu nhận diện những hạn chế,bất cập của hoạt động này trong cả pháp luật và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam, đồngthời, xuất phát từ sự thiếu vắng các công trình nghiên cứu về pháp luật hiện hành đốivới tài chính vi mô, do đó, nhóm nghiên cứu cho rằng việc đánh giá một cách toàn diệncác quy định của pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về tài chính vi

mô là vẫn đề cần thiết

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tài chính vi mô được du nhập vào Việt Nam vào cuối những năm 1980, cùng vớiquá trình đổi mới kinh tế, thông qua hoạt động của các tô chức quốc tế, các tổ chức phiChính phủ và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương.Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, từ những bước khởi đầu cho tới mở rộng

và phát triển chiều sâu, tài chính vi mô đã khăng định được vị thế quan trọng của mìnhtrong tiễn trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hoạt động tài chính vi mô cũng

là chủ đề được nhiều nhà khoa học lựa chọn nghiên cứu, dưới cả góc độ kinh tế và pháp

lý Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam về tài chính vi mô như:

- Luận án tiễn sỹ kinh tế của Đào Văn Hùng (2000) với chủ đề “Các giải pháptin dung doi với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” Luận án phân tích cụ thê về đặc thùcũng như yêu cầu của hoạt động tín dụng đối với người nghèo, đồng thời mô tả nhữngthuận lợi cũng như khó khăn cho sự tồn tại ngành tài chính vi mô ở Việt Nam, từ đó đưa

ra những giải pháp dé phát triển các hoạt động này nhằm phục vu cho công tác xoá đói

giảm nghẻo.

Cũng khẳng định tầm quan trọng của tài chính vi mô đối với công cuộc xoá đói,giảm nghèo ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ về “Tiép cận tài chính và giảm nghèo: Ungdung cho nông thôn Việt Nam” của Quách Mạnh Hào (2005) đã minh chứng khang địnhnày bang cách tiến hành phân tích mối quan hệ giữa việc tiếp cận tài chính và van déxoá đói giảm nghèo, thông qua việc điều tra mức sông của người dân nông thôn ViệtNam giai đoạn từ 1992 đến 1998

Trang 12

- Công trình nghiên cứu “Microfinance in Vietnam: A Survey of Schemes and

Issues” của tác giả Adam McCarty năm 2001 Nghiên cứu nay đã khang định những tiến

bộ đáng ké của Việt Nam trong suốt một thập ky (tính từ năm 2001 trở về trước) trongviệc nỗ lực phân bổ nguồn vốn cho hệ thong ngân hàng nông thôn, thử nghiệm các hìnhthức hợp tác xã tín dụng mới và tìm cách huy động tiền tiết kiệm qua bưu điện Tuynhiên, ở thời điểm đó, van dé quan trọng nhất là Việt Nam thiếu địa vị pháp lý rõ ràng

và khuôn khổ pháp lý thận trọng để khuyến khích sự phát triển của khu vực ngoài nhànước cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô Từ những bắt cập chỉ ra, tác giả cũng đề xuấtmột số giải pháp mang tính định hướng cho sự phát triển hoạt động tài chính vi mô.Những giải pháp đó cơ bản đã được thê hiện trong pháp luật và thực tiễn của Việt Nam

những năm sau đó.

- Công trình nghiên cứu “Vietnam’s New Law on Microfinance: On the Way to

an Enabling Environment” của tac gia Doan Anh Tuan (2005) Theo tác giả, dé phattrién môi trường thuận lợi cho tăng trưởng tài chính vi mô, Chính phủ nên đóng vai trò

là người hỗ trợ, thay vì tham gia trực tiếp Việc loại bỏ bao cấp là yêu cầu quan trọngnhất dé lĩnh vực tài chính vi mô phát triển Các quy định được xây dựng cần khuyếnkhích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và cho phép các hình thức t6 chức taichính vi mô đa dạng dé có thé đáp ứng nhu cầu phong phú của người nghèo, đồng thời

các quy định phải đảm bảo tính lành mạnh của hoạt động tài chính vi mô nhưng không

ngăn can họ đổi mới Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát tô chức taichính vi mô và sự tham gia của các cơ quan có liên quan cần được pháp luật quy định

ro ràng.

- Nghiên cứu “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếpcận [của hộ nghèo] đối với các dich vụ tài chỉnh vi mô, tăng cường tiếp cận, hiệu quả

và bén vững ” được Ngân hàng Thế giới công bố năm 2007 Dựa trên cơ sở sự khảo sát

và đánh giá bức tranh chung tài chính nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã đưa

ra một số khuyến nghị về chính sách thời điểm đó, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định

số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ đối với các tô chức tài chính quy mô nhỏ

- Báo cao “Responsible Finance in Vietnam” của International Finance

Corporation - IFC năm 2014 Báo cáo này được xây dựng như một phan của Chươngtrình Tài chính vi mô Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 Thời điểm này, Báo cáo kết luậnrằng tài chính có trách nhiệm ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu hình thành và phát

Trang 13

triển Do đó, Báo cáo đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích xây dựng tài chính tráchnhiệm dựa trên những hiện trạng của Việt Nam và giúp ngăn ngừa các vấn đề phát sinhtrong tương lai Những khuyến nghị được phân chia thành hai phần, một là dành cho cơquan quản lý và giám sát (như đánh giá tốt hơn những rủi ro trong việc bảo vệ người

tiêu dùng tài chính; cải thiện khung giám sát hiện tại và coi việc cải thiện sự công khai

và minh bạch là điều quan trọng đầu tiên cần thực hiện) và hai là dành cho các tổ chứctài chính (như tăng tinh minh bach của hợp đồng: cải thiện cơ sở hạ tang )

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) ra đời năm 2004 với tư

cách là một tổ chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguôn lực các tổ chức Phi

Chính phủ, thành lập như một diễn đàn dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô chia

sẻ kinh nghiệm, giải quyết các van đề khó khăn và đưa tiếng nói của ngành tài chính vi

mô đến các nhà hoạch định chính sách Từ tháng 9.2011, VMFWG chính thức trở thànhTrung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ va vừa Việt Nam (VINASME) Nhiềunăm qua, VMFWG đã thực hiện và công bố nhiều công trình nghiên cứu về tài chính vi

mô, có thé ké tới:

- Báo cáo “Tai chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh”

năm 2011 Báo cáo khẳng định tài chính vi mô có tác động tích cực tới thu nhập va tai

san của khách hàng; giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội; khách hàng của các

tô chức cung cấp dich vụ tài chính vi mô thuộc các phân đoạn khác nhau nên mức độtác động đến giảm nghèo cũng khác nhau Báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị vớicác tô chức cung cấp tài chính vi mô (đa dang hoá sản phẩm tài chính; kết hợp cung capsản pham tài chính và phi tài chính; phát huy hơn nữa sức mạnh của mình, giảm thiêucác điểm yếu; chuyền đối và chính thức hoá hoạt động là cơ hội tốt cho tổ chức tài chính

vi mô); đối với cơ quan quản lý nhà nước (cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý van

đề chồng nợ và kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực

lớn và các chương trình tạo việc làm đa dạng )

- Báo cáo “Tai chính vi mô tại Việt Nam: Thực trang và khuyến nghị chính sách”năm 2014 Dựa trên những phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động tài chính

vi mô của các tô chức hoạt động tài chính vi mô đã được cấp phép chính thức và cácchương trình/dự án đang cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam, Nghiên cứu thêhiện những đề xuất, kiến nghị có tính hành động cụ thể nhăm tháo gỡ những vướng mắctrong quy định của pháp luật thời điểm những năm 2014 trở đi, chang hạn như đề xuất

Trang 14

chương trình hành động cụ thé cần triển khai dé tăng cường khả năng thực hiện “Đề ánxây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020” ban hànhtheo Quyết định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ngoài ra, nghiên cứu cònđưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ;Chính quyền địa phương các cấp; các tô chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thẻ, tôchức nghề nghiệp và chính các tô chức tài chính vi mô.

- Luận án tiễn sĩ luật học “Phap luật về t6 chức tài chính vi mô ở Việt Nam” của

Nguyễn Thái Hà (2016) Dựa trên việc nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật

về tô chức tài chính vi mô, tác giả nhận diện bên cạnh những thành công thì pháp luậtcòn tồn tại khá nhiều hạn chế, bat cập liên quan đến hình thức pháp ly; sự hạn chế trongquy định về chủ thé tham gia thành lập tô chức tài chính vi mô; van đề tổ chức lại tổ

chức tai chính vi mô chưa hợp lý

- Báo cáo “Sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô: Thực trạng và giải pháp phát triển”năm 2017 Nghiên cứu đã hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễntrên thế giới về sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô; phân tích, đánh giá thực trạng các sảnphẩm dich vụ tài chính vi mô của các tô chức tài chính vi mô tại Việt Nam; từ đó đềxuất một số khuyên nghị dé nâng cao chất lượng, da dạng hoá, phát triển các sản phẩmnày, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, tận dụng các ưu thế của khoa học công nghệ,hướng tới hoà nhập các tô chức tài chính vi mô vào chiến lược tai chính toàn diện chungcủa quốc gia Các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô được Nghiên cứu tập trung phântích, đánh giá gồm: Tín dụng; Huy động vốn; Thanh toán và chuyền tiền; Bảo hiểm vi

mô và các sản phẩm phi tài chính

- Bài nghiên cứu “Hoat động tài chính vi mô: Kinh nghiệm của thé giới và bài

học cho Việt Nam” của Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Đức Hải (2017) Tài chính vi mô

là việc cung cấp các dich vụ tai chính như tín dụng, thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụkhác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội dé phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu

tư Với cách hiểu này tài chính vi mô đã xuất hiện từ rat lâu trên thế giới do các cá nhângiàu có, có thu nhập và địa vi cao trong xã hội cung cấp hoặc do các chủ cửa hàng, cửahiệu, hiệu cầm đồ cung cấp cho người nghèo và với mức lãi suất rất cao Qua việc nghiêncứu tài chính vi mô ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, khu vực Mỹ La tinh, khu vực Châu

Phi, Châu Á, các tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển tài chính vi mô ở

Việt Nam, gồm: (¡) Nâng cao nhận thức đối với các hoạt động tài chính vi mô, trên tinh

Trang 15

thần việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội không phải một hoạt động từthiện Hoạt động tài chính vi mô cần áp dụng các nguyên tắc kinh doanh lành mạnh,hoạt động theo hướng bù dap chi phí va có lãi (ii) Các tài chính vi mô cần có sự trợ giúpban đầu của các nhà tài trợ, Chính phủ; (11) Xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô thuậnlợi cho tài chính vi mô phát triển, theo hướng lãi suất phải đủ bù đắp được chi phí hoạtđộng, tình trạng mất vốn, tình trạng lam phat; (iv) Can phải minh bach, công khai về tài

chính và (v) Hoạt động tài chính vi mô thực sự là lĩnh vực dem lại lợi nhuận.

- Báo cáo “Ung dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động tài chính vi

mô hướng tới phổ cập tài chính tại Việt Nam” năm 2018 Khang định rang, phát triểntài chính vi mô là tiền đề cho phổ cập tài chính, bởi tài chính vi mô tập trung phục vụ

bộ phận đông đảo dân số không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, những dịch

vụ mà trước đây chỉ có các ngân hàng được độc quyền cung cấp cho các nhóm kháchhàng có thu nhập cao Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công nghệtài chính, lĩnh vực tài chính vi mô đã có sự chuyên biến mạnh mẽ Tuy nhiên, năng lựctài chính, sự am hiểu và quản tri công nghệ thông tin của bản thân các tô chức tài chính

vi mô còn rất hạn chế Báo cáo đã chỉ ra thực trạng ứng dụng Fintech trong hoạt độngcủa các tô chức tài chính vi mô, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thé déthúc đây khả năng ứng dụng fintech đối với các tổ chức tài chính vi mô phục vụ phô cập

tài chính tại Việt Nam.

- Báo cáo “Anh hưởng về cơ cau hoạt động và hiệu quả tài chính của các tổ chứctài chính vi mô đối với tài chính toàn điện ở Việt Nam” năm 2019 Báo cáo cho thay đặctrưng của tô chức tài chính vi mô của Việt Nam là tổng dư nợ nhỏ; đa số cho vay theonhóm; địa bàn hoạt động chủ yếu tại khu vực nông thôn; chưa được chuyên đôi thànhcác tô chức tài chính vi mô chính thức và chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ cho vay và tiếtkiệm Do đó, các tổ chức tài chính vi mô nên giảm chi phí hoạt động bằng cách triểnkhai các dich vụ tài chính kỹ thuật số nhằm giảm chi phí nhân sự; tăng phi dich vụ thay

vì tăng tỷ lệ lãi suất; chuyên đổi thành tổ chức tài chính vi mô chính thức; chuyên sang

phương thức cho vay dưới cả hai hình thức cá nhân và theo nhóm

Công trình nghiên cứu “Reimagining Vietnam s Microfinance sector

-Recommendations for Institutional and Legal reforms” của tac giả Ron Bevacqua,

Duong (Sophie) Nguyen va Don Lambert (2021) Kết quả nghiên cứu cho thay dù Chínhphủ Việt Nam đã nỗ lực cải thiện chính sách, chiến lược phát triển tài chính vi mô nhưng

Trang 16

thực tế lĩnh vực này vẫn hoạt động kém phát triển Nguyên nhân là do khả năng tiếp cậnnguồn vốn hạn chế và sự thiếu tư duy thương mại chung của các nhà cung cấp dịch vụtài chính vi mô Đồng thời, các tác giả cũng khuyến nghị rằng, Việt Nam nên thúc đâynhiều loại hình chủ thé cung cấp dich vụ tài chính vi mô thông qua các cải cách quy địnhtoàn diện cho phép các chủ thể theo định hướng thương mại được thành lập và phát triểncùng với những nhà cung cấp hiện có Đồng thời, cần có cơ chế dé tài trợ cho các tổchức tài chính vi mô và các tổ chức tài chính vi mô chưa sẵn sàng tiếp cận nguồn vốn

thương mại hoàn toàn Trong trường hợp này, vai trò của Ngân hàng hợp tác đặc biệt

quan trọng.

Ngoài những công trình nghiên cứu kê trên, hoạt động tài chính vi mô cũng được

dé cập trong một số công trình nghiên cứu khác như: Bài nghiên cứu “Thwe trang vàgiải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam” của tác giả Đào Lan Phương

và Đào Thuy Vân (2017) chỉ ra những “rào cản” hạn chế sự phát triển hoạt động tàichính vi mô như thé chế chưa hoàn thiện, môi trường cạnh tranh bat bình dang; sự yếukém từ quản trị, điều hành của chính tổ chức tài chính vi mô Trong bài nghiên cứu “Quátrình chuyển đổi tổ chức tài chính vi mô - Khung pháp lý quy định tại Việt Nam” của tácgiả Nguyễn Dang Hải Yến (2019) dé cập tới pháp luật điều chỉnh về sự chuyển đổi củacác dự án, chương trình tài chính vi mô phi lợi nhuận sang tổ chức tài chính vi mô dé

nâng cao vai trò, hiệu quả của mình trong công cuộc xoá đói giảm nghèo Bài nghiên

cứu “Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam trong bồi cảnh phát triển tài

chính toàn điện: 10 năm nhìn lai” của tac giả Lê Thanh Tâm và Ngô Thị Mai Thu (2021)

đánh giá tập trung vào hai hoạt động chủ chốt của tổ chức tài chính vi mô, gồm tín dụng

và tiết kiệm, các tác gỉa cho rằng trong tương lai, chiến lược phát triển tổ chức này cầntập trung vào việc mở rộng phạm vi địa lý tiếp cận (đặc biệt tại vùng nông thôn và miềnnúi); đa dạng hoá sản phẩm; tăng cường hoạt động nâng cao năng lực cho thành viên Tác giả Trần Trọng Triết (2022) trong công trình nghiên cứu về “Hoa động của tổ chứctài chính vi mô ở Việt Nam - “đòn bẩy” góp phan thúc day tài chính toàn điện” cũngchỉ ra những khó khăn của tô chức tài chính vi mô, từ đó đề xuất một số giải pháp nhưhoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xem xét cho tổ chức tài chính vi mô mở tài khoản thanh

toán cho khách hàng

Trang 17

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Khái niệm tài chính vi mô được coi là xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976, khi

ông Muhammad Yunus thành lập nên Ngân hàng Grameen ở vùng ngoại ô của Bangladesh - ngân hàng vi mô dành cho người nghèo, được Uỷ ban Nobel trao Giải

thưởng Nobel Hoà bình vào năm 2006 vì “những nỗ lực trong việc tạo ra sự phát triểnkinh tế và xã hội” Từ đó, tài chính vi mô thực sự thu hút được sự chú ý và niềm tin củathế giới vào khả năng chống lại đói nghèo Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài chính

vi mô đối với kinh tế, xã hội, đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới, nhiều tổ chức quốc

tế quan tâm và nghiên cứu sâu về tài chính vi mô Một số công trình nghiên cứu tiêubiểu mà nhóm nghiên cứu đề tài đã được tiếp cận như:

- Bài nghiên cứu “Financial Services for Microenterprises: Principles and

Institutions” của nhóm tac gia Rhyme, Elisabeth va Otero, Maria nam 1992 Nghiên cứu

da chi ra su can thiét phai ton tai hoat động tài chính vi mô dé cung cap cac dich vu taichính cho những người nghèo, người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ.Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu ra những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng tổchức và tiễn hành các hoạt động kinh doanh của các tô chức cung ứng dịch vụ tài chính

vi mô nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động này

- Bài nghiên cứu “npacf Assessment Methodologies for Microfinance: Theory,

Experience and Better Practice” của David Hulme (2000) Một trong những kết luậnđáng chú ý mà tác gia đưa ra trong công trình nghiên cứu nay là su khang định tài chính

vi mô không trực tiếp thay đổi cuộc sống của khách hàng mà thông qua việc tiếp vốncho sản xuất kinh doanh, tài chính vi mô giúp tạo thu nhập cũng như giảm thiểu các ảnhhưởng của khu vực phi chính thức đắt đỏ Khách hàng khi tham gia tài chính vi mô có

cơ hội được nâng cao nhận thức cũng như các kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động

phi tài chính đo các tô chức tài chính vi mô cung cấp

- Cuốn số tay “Rural Finance Handbook: An Institutional and FinancialPerspective” của tác giả Joanna Ledgerwood năm 1999, sau đó được sửa đổi, cập nhậttrong cuốn số tay “The New Microfinance Handbook: A Financial Market SystemPerspective” năm 2013 Hai cuỗn số tay này có những hướng tiếp cận có sự bổ sung chonhau, từ đó cho thấy bức tranh tổng quan về thị trường tài chính nơi hoạt động tài chính

3 Phương Ly (2014), Vai tro cua tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam, bài đăng trên trang Trung tâm thông

tin và dự báo kinh tê - xã hội của Bộ Kê hoạch và Đâu tư, truy cập ngày 20/3/2022.

Trang 18

vi mô tồn tại và phát triển Cuốn số tay năm 1999 tiếp cận dưới góc độ những chủ théthực hiện tài chính vi mô, còn cuốn số tay năm 2013 xem xét khách hàng là trung tâm

và dựa theo nhu cầu của khách hàng dé thị trường cần có những chuyền biến dé đáp ứngcho những nhu cầu này Do đó, cuốn số tay năm 2013 đã làm rõ những nhu cầu dịch vụtài chính khác nhau của người nghèo, từ đó xác định mức độ ton tại của những dịch vụtài chính vi mô và yêu cầu đặt ra cho những chủ thé cung cap dich vụ này Về co bản,hai cuốn số tay này là tài liệu quan trọng cung cap thông tin giúp cho những nhà hoạchđịnh chính sách, nhà tài trợ, Chính phủ hiểu về các dịch vụ tài chính phục vụ các nhucầu của tài chính quy mô nhỏ

- Cuốn sách “An impact assessment of the regulation of microfinance institutions

in Namibia” của tác gia Emma Haiyambo (2016) Dựa trên trường hợp cụ thé tạiNamibia, nội dung cuốn sách đặt ra van đề có nên quản lý và giám sát, đưa ra quy định

cụ thé cho các tô chức tài chính vi mô hay không Nghiên cứu cho thấy các quy định đã

có tác động tích cực đến hoạt động của tô chức tài chính vi mô được điều chỉnh, thé hiện

ở việc cải thiện hầu hết các chỉ số hoạt động của tô chức này trong giai đoạn sau cấpphép Tuy nhiên, hiệu quả thực thi đến đâu phụ thuộc nhiều vào mức độ mà các quyđịnh sẽ được thực thi và các điều kiện kinh tế vĩ mô hiện hành của mỗi quốc gia Dovậy, tác giả kết luận rằng, trong khi cần thiết, chỉ riêng quy định có thê không đủ đề thuhút những người chơi có liên quan tham gia vào lĩnh vực tài chính vi mô và phát triểnlĩnh vực này Các sáng kiến cải cách và chính sách rộng hơn, bao gồm các khuyến khích

bồ sung, có thể được yêu cầu để thúc đây sự phát triển của lĩnh vực tài chính vi mô củaquốc gia

- Bài nghiên cứu Regulation of micro finance: Opportunities and challenges của

tac giả Delrene Seneviratne (2018) Tác giả chi ra rang, cùng với quá trình tồn tại vaphát triển, lĩnh vực tài chính vi mô đã trải qua một số thay đổi cơ cầu quan trọng như sựthương mại hoá nhanh chóng, sự thay đổi từ hoạt động chỉ tín dụng sang các tổ chức tàichính vi mô nhận tiền gửi và sự gia nhập của các tác nhân mới cũng như cơ chế cungcấp tín dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô như ngân hàng di động Những sự phát triểnnày đòi hỏi phải có các quy định của pháp luật và sự giám sát phù hợp thay vì dé cho tàichính vi mô sự linh hoạt phát triển như trước đây Sri Lanka cũng không ngoại lệ Dựatrên nghiên cứu các quy định về tài chính vi mô và các biện pháp quản lý, giám sát đối

với tài chính vi mô ở một sô quôc gia như Bangladesh, Trung Quoc, Indonesia, Thái

Trang 19

Lan, Việt Nam tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải phápcần được áp dụng tại Sri Lanka.

- Tài liệu của Liên minh hoà nhập Tài chính (AFI) - African Financial Inclusion Policy Initiative (2018), Digital transformation of Microfinance and digitization of

Microfinance services to deepen financial inclusion in Africa Theo nghiên cứu, các dich

vụ tai chính kỹ thuật SỐ (DFS) đang phát triển mạnh mẽ ở Châu Phi, đặc biệt ở Kenya,Tanzania, Uganda, một số khu vực của Tây Phi, và ngày càng đa dạng hoá, từ chuyêntiền cơ bản và thanh toán hoá đơn đến tín dụng, chuyền tiền xuyên biên giới, tiết kiệm,

bảo hiểm, huy động von từ cộng đồng, nhóm tiết kiệm và số hoá chuỗi giá trị Trước sự

xâm nhập của kỹ thuật số, các nhà cung cấp tài chính vi mô đã và đang chuyền minh dé

theo kịp sự phát triển của thị trường, bắt đầu băng việc số hoá các sản phẩm, dịch vụ và

hoạt động hiện có Mặc dù việc này mang lại lợi ích cho cả khách hàng và các nhà cung

cấp tài chính vi mô, nhưng tài chính kỹ thuật số vẫn đi kèm với những thách thức và rủi

ro nhất định Khi công nghệ phát triển và các giải pháp mới cho dịch vụ tài chính xuấthiện, mỗi quan hệ giữa nhà cung cấp tài chính vi mô - các chuyên gia dịch vụ kỹ thuật

số, các công ty công nghệ tài chính và khách hàng tài chính vi mô, đặc biệt là phụ nữ vànhững người sống ở nông thôn đặt ra van dé cần có sự giám sát từ phía các cơ quan quan

lý Nghiên cứu cho thấy vai trò của công nghệ trong việc tăng cường các dịch vụ tàichính vi mô ở Châu Phi, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách và quy định dé tạođiều kiện thuận lợi cho việc chuyên đôi kỹ thuật số của các dịch vụ tài chính vi mô nhằmnâng cao khả năng tài chính toàn diện ở Châu Phi, bảo vệ quyền tối đa của những cánhân có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ

- Bai nghiên cứu Evaluating the State Laws and Regulations of Microfinance Institutions (MFIs) in Asia: A comparative study cua Burhan Rasheed, Zohair Farooq

Malik, Amer Shakeel va Syed Taha Fraz Haider Kazmi (2021) Dựa trên sự nghiên cứu,

phân tích các quy định của các quốc gia Chau A như An Độ, Thai Lan, Indonesia, ViệtNam về tổ chức tài chính vi mô, nghiên cứu cho thấy có hai mô hình tổ chức tài chính

vi mô với sự quản lý khác nhau từ phía Nhà nước Một là, các tổ chức tài chính vi môchính thức được các ngân hàng trung ương kiểm soát bằng cách áp dụng pháp luật Hai

là, các tô chức tài chính vi mô bán chính thức được kiểm soát bởi một co quan Chínhphủ hoặc bởi một tô chức và không có quy định thống nhất cho nhóm tô chức tài chính

vi mô này Theo đó, các tác giả khuyến nghị xây dựng các quy định đặc biệt về bảo đảm

Trang 20

an toàn cho các tô chức tài chính vi mô, tương tự như các quy định được sử dụng trong

lĩnh vực ngân hàng Việc xây dựng các quy định phải thuộc trách nhiệm của Chính phủ, ngân hàng trung ương, khu vực tư nhân và các nhà tài trợ Thêm vào đó, các cơ quan

quản lý nên phát triển một nhóm riêng biệt gồm các thành viên đủ năng lực dé giám sátmôi trường pháp lý, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và các nhà tài trợ, đồng thời khuyếnkhích các tô chức tài chính vi mô phát triển bền vững

Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, còn có các công trình nghiên cứu doNgân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chủ trì thực hiện trong nhiều năm nhằm khuyếnnghị những giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô ở các nước đang phát triểntrong khu vực Châu A - Thái Bình Dương, chăng hạn: Nghiên cứu “Finance for thepoor: Microfinance Development Strategies” (2000) thé hiện những giải pháp trong việcnâng cao nghiệp vụ hoạt động, giảm chi phí cho các tô chức tài chính vi mô và giải pháptạo dựng, duy trì chính sách phù hợp, khung pháp luật ôn định dé tạo điều kiện cho pháttriển tài chính vi mô Hoặc như trong nội dung nghiên cứu trong cuốn sách

“Microfinance in Asia ”, nhóm tác gia Christopher Gan, Gilbert V.Nartea & Judy Li Xia

(2013) bàn luận về những chủ thé cung cấp tài chính vi mô, khách hàng tai chính vi mô

va cách thức các chủ thể cung cấp giúp đỡ người nghèo như thé nào Các tác giả cũngkhẳng định răng, vì những vai trò quan trọng của mình mà tài chính vi mô đã dần đượcđưa vào chiến lược quốc gia của nhiều nước đang phát triển cũng như mục tiêu chung

dé chống lại nạn đói và nghèo trong thiên niên ky mới

2.3 Đánh giá khái quát về các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướngnghiên cứu của Đề tài

Với những công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoải nước nước mà nhóm

nghiên cứu đã khảo cứu liên quan đến đề tài nêu trên, có thể thấy nội dung về tài chính

vi mô đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu, đưới cả góc độ kinh tế và pháp lý.Đặc biệt, nhiều tổ chức đã tiễn hành nghiên cứu, đánh giá, thực hiện khảo sát thực tiễn

để đưa ra những Báo cáo chuyên sâu về những nội dung liên quan đến tài chính vi mô,

tổ chức tài chính vi mô Đây là những nguồn tài liệu quý giá, đáng tin cậy, mang tínhđịnh hướng cho nhóm nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu các nội dung liên quan đến

Đề tài Qua kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bó, có thê thấy có hai hướngnghiên cứu chính mà các học giả trong và ngoài nước sử dụng để tiếp cận về tài chính

vi mô: Mot là, những nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của tài chính vi mô đôi

Trang 21

với công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nghĩa là làm rõ chức năng xã hội cua tài chính vi

mô bên cạnh mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Hai /à, những nghiên cứu đánh giá nhằm tìm

ra giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô

Tuy nhiên, cũng từ sự liệt kê các công trình nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu

được tiếp cận nêu trên, có thé thay hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiêncứu một cách toàn diện pháp luật điều chỉnh về tài chính vi mô ở các nội dung cau thànhpháp luật này, các công trình nếu có mới dừng lại ở việc nghiên cứu chủ yếu về tổ chứctài chính vi mô, các sản phẩm tài chính vi mô Thêm vào đó, có nhiều công trình nghiêncứu đã công bố từ lâu, cơ sở pháp lý được các tác giả sử dụng cũng đã không còn tínhcập nhật so với quy định của pháp luật hiện hành Chưa kê, những van dé có ảnh hưởnglớn tới tài chính vi mô ở thời điểm hiện tại và tương lai như Chiến lược tài chính toàndiện, tài chính bền vững và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 chưa được đề

cập tới sâu, rộng trong các công trình nghiên cứu.

Do đó, việc nghiên cứu pháp luật về tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay là mộtnội dung vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo tính mới và không trùng lặp với cáccông trình nghiên cứu đã được công bó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá pháp luật về tài chính vi

mô ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật về tài chính

vi mô ở Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Với mục đích nghiên cứu trên, một số nhiệm vụ nghiên cứu sau cần được thựchiện trong quá trình nghiên cứu Đề tài:

Tủ nhất, phân tích những van đề lý luận về tài chính vi mô, pháp luật về taichính vi mô Trong nội dung lý luận về tài chính vi mô, dé tài sẽ làm rõ những van đề

cụ thể như khái niệm, đặc điểm của tài chính vi mô; sự khác biệt giữa tài chính vi môvới các bộ phận tài chính khác Trong nội dung lý luận về pháp luật tài chính vi mô, đềtài sẽ làm rõ khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về tài chính vi mô và câutrúc của pháp luật về tài chính vi mô

Tứ hai, phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về tàichính vi mô Việc đánh giá được thực hiện chi tiết theo từng nhóm nội dung cụ thể được

Trang 22

xác định ở phần cấu trúc của pháp luật về tài chính vi mô Cùng với việc phân tích, đánhgiá những quy định của pháp luật, Đề tài phân tích đồng thời thực tiễn áp dụng các quyđịnh, nhằm phát hiện những kết qua đạt được và những điểm còn hạn chế, bất cập trong

quá trình thực thi.

Tứ ba, xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tài chính vi mô và giảipháp nham nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam Những giải phápđược đưa ra cần có tính khả thi và có cơ sở khoa học, được dựa trên cơ sở lý luận đã xâydựng và những đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp

luật.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về tài chính vi mô ở Việt Nam, cụ

thê gồm:

- Các quy định của pháp luật Việt Nam về tài chính vi mô Trong quá trình nghiêncứu các quy định của pháp luật Việt Nam, đề tài mở rộng việc tìm hiểu thêm các quyđịnh có liên quan của một số quốc gia trên thế giới để có cơ sở đúc rút những đề xuất

hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

- Các số liệu thực tiễn về tình hình tài chính vi mô ở Việt Nam Dựa trên các sốliệu sơ cấp và thứ cấp thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, đề tài có sự phân tích, đánhgiá dé làm rõ thực tiễn các van đề về tài chính vi mô và việc thực hiện các quy định vềtài chính vi mô trên thực tế

4.2 Phạm vi nghién cứu

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài nghiên cứu các quy định về tài chính

vi mô trong pháp luật ngân hàng và những bộ phận pháp luật có liên quan khác (điềuchỉnh đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô) Những quy định về tài chính vi

mô sẽ tập trung ở các nhóm nội dung như: chủ thể tham gia quan hệ tài chính vi mô; cáchình thức hoạt động tài chính vi m6; điều kiện, thủ tục thực hiện hoạt động tài chính vimô; quản lý nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô

về phạm vi nội dung chủ thể thực hiện hoạt động tài chính vi mô, Đề tài tập trungnghiên cứu các chủ thê thực hiện hoạt động tài chính vi mô chính thức, gồm các chủ thêđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật ngân hàng, bảo hiểm Hoạt

động TCVM của các chủ thê bán chính thức chủ yêu nhăm mục tiêu xã hội, mục tiêu

Trang 23

kinh tế không phải yếu t6 đóng vai trò quan trọng Do đó, bản chất của dịch vụ TCVMkhông được thể hiện rõ trong cách thức hoạt động của những chủ thê bán chính thức.Còn đối với nhóm tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động TCVM phi chính thức, do sốliệu và cơ sở pháp lý không rõ ràng và khó khăn trong việc tiếp cận nên không năm

trong phạm vi nghiên cứu.

về phạm vi nội dung hoạt động tài chính vi mô, Đề tài tiếp cận hoạt động tai

chính vi mô theo hướng đơn năng, nghĩa là xác định hoạt động tai chính vi mô theo

nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thể hiện vai trò trung gian tài chính: tín dụng vi mô,tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô, thanh toán và chuyên tiền phục vụ khách hàng TCVM.Các hoạt động phi tài chính vi mô thể hiện vai trò trung gian xã hội (như hoạt động đàotạo, phố biến kiến thức, kỹ năng dé phát triển cá nhân có thu nhập thấp, doanh nghiệpsiêu nhỏ) mặc dù cũng là cau phan quan trong dé xây dựng tài chính vi mô hướng đến

sự toàn diện và bên vững nhưng phạm vi nghiên cứu của Dé tài sẽ không luận ban sâu

về những van dé này Mặc dù, khi đánh giá các quy định về tài chính vi mô theo nghĩahep và đề xuất những giải pháp dé hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hànhpháp luật về TCVM, nhóm nghiên cứu có thể phân tích và đề cập tới các biện pháp phi

tài chính.

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định về tài chính

vi mô từ những thời điểm đầu tiên được ban hành cho đến giai đoạn hiện nay Tuy nhiêncác phân tích chính yếu sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật đang có giá trị hiệu

lực thi hành.

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về tài chính vi mô Việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài cóđược thực hiện trong Đề tài, tuy nhiên, chỉ mang tính dẫn chiếu, đối sánh nhằm tìm ranhững kinh nghiệm tốt của nước ngoài trong quy định về tài chính vi mô, từ đó làm bài

học tham khảo cho Việt Nam.

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Đề tài

5.1 Cách tiếp cận Đề tài

Dé nghiên cứu Đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các cách tiếp cận sau đây:

- Cách tiếp cận hệ thống: Ý nghĩa của tài chính vi mô được nhìn nhận dưới cảgóc độ kinh tế và góc độ xã hội, bởi vậy, những sự thay đôi của nền kinh té, những biến

động của xã hội có thê ảnh hưởng tới tài chính vi mô Do đó, dựa trên cách tiêp cận hệ

Trang 24

thống có thé đánh giá được tổng quát những yếu tổ tác động tới tài chính vi mô, từ đó

có thé nhìn nhận thực trang của hoạt động này và dé xuất những giải pháp mang tínhtổng hoà đề hoàn thiện nội dung pháp luật điều chỉnh và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật về tài chính vi mô

- Cách tiếp cận liên ngành khoa học: Tài chính vi mô là một hoạt động kinh tẾ,bản chat và quy luật kinh tế sẽ tác động tới những yếu tố cấu thành tài chính vi mô vànhững nội dung này cần được cân nhắc khi đặt ra vấn đề điều chỉnh pháp luật Đồngthời, với đối tượng khách hàng có sự đặc thù, khi xác định là những chủ thé yếu thếtrong xã hội, nên ngoài chịu sự tác động của hoạt động kinh tế, tài chính vi mô còn phảithể hiện được và truyền tải được những chính sách xã hội Do vậy, việc tiếp cận liênngành khoa học sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu khi nghiên cứu và đánh giá pháp luật cầnphải kết hợp với những nội dung ban chất của tài chính vi mô Đây cũng là cơ sở dé đưa

ra được những giải pháp phù hợp khi hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài

Dé thực hiện dé tài, ngoài việc dựa theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, nhóm nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn: Đây là phươngpháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các nội dung phân tích của Đề tài, đặc biệt lànội dung phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về tài chính vi mô

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trìnhthu thập tài liệu, phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về tài chính vi mô, đềxuất và kiến nghị của các nhà nghiên cứu đã công bố trong việc hoàn thiện pháp luật về

tài chính vi mô.

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp nay được sử dụng dé nghiên cứu quá trìnhhình thành và phát triển của hoạt động tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, cũngnhư các sự thay đổi trong các quy định của pháp luật về tài chính vi mô

- Phương pháp so sánh luật học: Phương pháp này được áp dụng linh hoạt trong

quá trình phân tích các luận điểm, đặc biệt trong nội dung so sánh giữa các quy định củapháp luật Việt Nam với quy định của một số nước trên thế giới về tài chính vi mô Thực

tế, hoạt động tài chính vi mô đã và đang được nghiên cứu, áp dụng với nhiều hình tháitồn tại khác nhau của các sản phẩm tài chính vi mô, chủ thé cung cấp dịch vụ, pháp luật

nhiêu quôc gia cũng ghi nhận rât cụ thê những nội dung này Vì vậy, việc sử dụng

Trang 25

phương pháp so sánh luật học sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đúc rút những bài học

kinh nghiệm cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật về tài chính vi mô ở Việt Nam

6 Những đóng góp mới của Đề tài

- Đề tài chỉ ra và phân tích các cách hiéu về tài chính vi mô, từ đó xây dựng kháiniệm về tài chính vi mô được hiểu trong phạm vi nghiên cứu dé tài, phân tích những dau

hiệu nhận diện hoạt động tài chính vi mô; phân biệt giữa tài chính vi mô với tài chính thông thường và tín dụng chính sách xã hội.

- Đề tài xây dựng khái niệm pháp luật về tài chính vi mô và chỉ ra cau trúc phápluật về tài chính vi mô

- Đề tài phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về tài chính vi mô, nghiêncứu, đánh giá thực tiễn hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam và đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhăm phát triển tài chính vi mô ở Việt

Nam.

7 Kết cầu của Báo cáo tổng hợp

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Báocáo tổng hợp của Đề tài gồm 03 chương:

Chương 1 Khái quát về tài chính vi mô và pháp luật về tài chính vi mô

Chương 2 Thực trạng pháp luật về và thực tiễn thi hành pháp luật về tài chính vi

mô ở Việt Nam

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tài chính vi mô và phát triển tài

chính vi mô ở Việt Nam

Trang 26

CHUONG 1 KHÁI QUAT VE TÀI CHÍNH VI MO VÀ PHÁP LUAT VE TÀI

CHINH VI MO1.1 Khái quát về tài chính vi mô

1.1.1 Lịch sử phát triển tài chính vi mô

Tài chính vi mô (TCVM) đã tồn tại qua nhiều thé ky với những hình thái khácnhau Nhiều nghiên cứu cho thay TCVM đã xuất hiện từ thé kỷ XV tại Châu Au vớihình thức tài chính phi chính thức và nhóm hỗ tro* và đến năm 1860, phát triển rộng hơnvới hình thức cho vay bởi các hiệp hội tín dụng” Hoạt động của hiệp hội dựa trên nguyêntắc tương hỗ, giúp đỡ lẫn nhau băng những nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, t6 chức củachính những thành viên trong nhóm Những nguồn lực này nhăm giúp đỡ trước tiên chocác thành viên là những nông dân, nhà sản xuất nhỏ trong khu vực nông nghiệp, qua đó,giúp cho các thành viên không phải đối diện với các nguồn lực bên ngoài, được tínhtheo các điều kiện thị trường, thường với mức lãi suất rất cao và kèm thêm các điều kiệnthé chấp về tài sản Trong những nguồn lực của nhóm, nguồn tài chính quan trọng nhất

là sự tham gia đóng góp vốn của các thành viên Đây cũng là cơ sở dé các thành viênđược vay theo hình thức luân phiên nhằm đầu tư vào sản xuất hay cho các nhu cầu chỉtiêu khác Bên cạnh đó, sự đóng góp vốn cũng tạo ra thu nhập cho những người góp vốn.Dần dần, mô hình này được nhân rộng sang khu vực thành thị dưới hình thức nhóm tiếtkiệm, vay vốn giúp đỡ cho người nghèo và kinh doanh nhỏ đáp ứng nhu cầu về vốn để6n định đời sống

Năm 1970, các chương trình mở rộng cho vay cho nhóm phụ nữ nghèo dé đầu tư

vào các doanh nghiệp vi mô và các khoản tín dung vi mô đã hình thành Theo đó, người

nghèo vay vốn có khả năng hoàn trả khoản vay theo lãi suất thị trường đã phá vỡ địnhkiến người nghèo không thê vay vì không có khả năng trả được nợ Từ đó, mô hình này

đã được phát triển mạnh mẽ ở nước Đức và dan sang Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh vàChau A Năm 1974, TCVM phát trién mạnh mẽ tại Bangladesh thông qua sự phát triển

ý tưởng về tín dụng vi mô của tiến sĩ Muhammad Yunus — giáo sư kinh tế tại Dai họcChittagong, khi ông nghiên cứu về cuộc sống của những người dân nghèo tại quê hương

mình trong lúc họ vùng vẫy với nạn đói thông qua việc cho những người phụ nữ ở vùng

4 Seibel, H.D (1994), Cheap Credit to Easy Money: How to Undermine Rural Finance and Development, in Financial Landscapes Reconstructed, edited by Bouman, F.J.A and Otto Hospes, Westview Press, p.19-32.

5 Hollis, A & Sweetman, A (1997), Complementarity, Competition and Institutional Development: The Irish Loan

Funds through Three Centuries, University of Calgary and University of Victoria.

Trang 27

Jobra vay những khoản tiền của chính ông với hình thức không có thế chấp mà dùngbảo lãnh nhóm, tức là mọi thành viên trong nhóm sẽ bảo lãnh cho nhau, nếu một ngườikhông trả được thì các thành viên khác có trách nhiệm trả nợ cho thành viên đó Ôngkết luận rằng, vài đôla cũng có thể giúp người nghèo thực hiện một vài hoạt động sinhlời và nhiều trường hợp như vậy đã thoát nghèo Ông đã quyết định thành lập ra một tổchức phi chính phủ có thé giúp đỡ những người dân nghèo tại đất nước mình và đâychính là tiền đề của sự hình thành mô hình TCVM điển hình trên thé giới - Ngân hàngGrameen sau này Đến nay, ngân hàng Grameen đã phục vụ hàng triệu khách hàng, tíndụng vi mô quốc tế bắt đầu ở Châu Mỹ La tinh và Ngân hàng Hội phụ nữ tự quản ở ÂnĐộ” Đến những năm 1990, thuật ngữ tin dụng vi mô được thay thế băng dịch vụ TCVM,bao gồm dịch vụ tín dụng vi mô, dịch vụ tiết kiệm vi mô, dịch vụ bảo hiểm vi mô và các

dịch vụ phi tài chính khác Từ đây, TCVM hiện đại chính thức ra đời.

Năm 1997, Hội nghị thượng đỉnh về TCVM được tô chức tại Washington DCvới 130 nước tham gia, rút ra kết luận rang, TCVM là công cụ sắc bén, có hiệu quả trongcuộc chiến chống đói nghèo và bảo đảm khả năng độc lập về kinh tế cũng như nhânphẩm của con ngườiŠ Sau thành công bước đầu của một số tô chức hoạt động trong lĩnhvực TCVM, hàng loạt các tổ chức TCVM (TCTCVM) trên toàn thế giới cũng đã bắt đầuxuất hiện Liên hợp quốc đã chọn năm 2005 là năm quốc tế về tín dụng vi mô(International Year of Microcredit) và đến 2006, Hội nghị Thượng đỉnh về TCVM đãcông bố Báo cáo nêu rõ có hơn 3.000 tổ chức TCVM hiện hoạt động và phục vụ hơn

106 triệu người nghèo”, có thu nhập thấp tại các nước đang phát triển Năm 2008, cácnhà đầu tư vi mô tham gia vào Kiva.or và MicroPlace.org mở ra dịch vụ cho phép các

cá nhân đầu tư vào các khoản vay nhỏ và những người có nhu cầu tài chính vi mô trựctuyến, thể hiện xu hướng số hoá dịch vụ tài chính vi mô

Những năm tiếp theo, TCVM dần khăng định được vị thế của mình trong việc

phát triển kinh tế song song với 6n định, phát triển xã hội Các tổ chức tài chính,TCTCVM, tô chức nhân đạo đã có những đóng góp đáng kẻ, hướng đến phân khúc dân

số có thu nhập thấp trong xã hội bằng việc cung ứng các dịch vụ tài chính, cải thiện điều

® Yunus, M (1989), Grameen Bank: organization and operation, London Intermediate Technology Publications.

7 Ngân hang Bưu điện Liên Việt và Hiệp hội Ngân hàng Tiết kiệm và bán lẻ thế giới (WSBI) (2014), Hội nghị thường niên các Ngân hang Ti ïết kiệm khu vực Châu A Thái Binh Dương lan thứ 20, LienVietPostBank và WSBI,

20.05.2014.

8 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Hiệp hội Ngân hàng Tiết kiệm và bán lẻ thế giới (WSBI) (2014), tldd.

° Thông tin được công bố trên trang https://www.yearofmicrocredit.org truy cập ngày 10.10.2022.

Trang 28

kiện sống, tao dựng phương hướng phát triển kinh tế dé họ có thé thoát nghèo bền vững.Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp và cả xã hội được hưởng lợi từ mô hình hoạt động củacác chủ thê cung cấp dịch vụ TCVM này.

1.1.2 Khái niệm tài chính vi mô

“Tài chính” là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hộidưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹtiền tệ của các chủ thé trong nên kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thé ở mỗi điều

kiện nhất định!? “Vi mô” được hiểu là đối tượng có quy mô nhỏ nhất trong hệ thống,

được coi là cấp thấp nhất!! Cùng với sự thành công của việc cấp tín dụng nói riêng vàcung ứng các dịch vụ tài chính nói chung cho những người nghèo ở nhiều nơi trên thếgiới, nên từ lâu, tài chính vi mô (Microfinance) là chủ đề luôn được nhiều nhà kinh tế,nhà nghiên cứu và các tô chức quốc tế quan tâm Bởi vậy, khái niệm về TCVM đượcđưa ra có những điểm khác nhau khi tiếp cận theo từng quan điểm, thời điểm ở từng

chương trình mục tiêu khác nhau.

Theo Ledgerwood (1999), TCVM được coi là một phương pháp phát trién nhằmmang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp (kế cả phụ nữ và nam giới)!? Định nghĩa nayquan tâm tới nhóm chủ thể thụ hưởng, sử dụng các dịch vụ được cung cấp từ hoạt độngTCVM, đồng nghĩa với việc phạm vi các hoạt động TCVM có thể thay đôi linh hoạt,miễn là hướng tới mục tiêu phát triển cho những chủ thể có thu nhập thấp trong xã hội.Quan điểm nay cũng nhắn mạnh hai yếu tố song hành của TCVM từ phía chủ thé thựchiện hoạt động cung cấp cho các chu thé sử dụng, đó là vừa có tính kinh doanh, vừa có

tính xã hội.

Tiếp cận khái niệm tài chính vi mô theo hướng đa chiều hơn, không chỉ dừng lại

ở chủ thê là đối tượng hướng tới của hoạt động này, Nhóm tư vấn hỗ trợ những ngườinghèo (The Consultative Group to Assist the Poor - CGAP) (2000) bồ sung thêm kháiniệm TCVM băng cách chỉ ra những dịch vụ tài chính cơ bản thuộc về TCVM và cáchthức, mục tiêu hoạt động TCVM vận hành Theo đó, TCVM được hiểu là việc cung cấpcác dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo, bao gồm: dịch vụ tiết

kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyên tiên, bảo hiém vi mô và các dich vụ phi tài chính

'© Trường Dai học Kinh tế quốc dân (2016), Giáo trinh Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Dai học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội, tr.27.

!! Viện Ngôn ngữ học (2018), Tờ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr 1411.

'2 Ledgerwood, J., (1999), Microfinance Handbook: An Institutional and Financial Perspective, Washington, World Bank.

Trang 29

khác cho nhóm người có thu nhập thấp bởi một cơ chế thích hợp, giúp họ có thê tiếnhành sản xuất, phát triển nghề nghiệp tại chỗ, tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng

cuộc sôống'!3 Cũng có quan điểm tương tự, Ngân hang Phát triển Châu A (ADB) (2006)

cho rằng, TCVM là việc cung cấp một loạt dịch vụ tài chính như nhận tiền gui, cungứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyên tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ giađình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ!

Ở Việt Nam, có thé xác định nội hàm phạm vi của TCVM ở các mức độ rộng,hẹp khác nhau Ở góc độ hẹp nhất, một bộ phận nghiên cứu cho rằng CÓ SỰ đồng nhấtgiữa TCVM với tín dung vi mô, được hiểu là việc cung cấp cho các cá nhân, hộ gia đình

có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt độngsản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ'Š Trong Ban tin tài chính toàndiện số 1, Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam nhận diện tài chính vi mô là khoảnvay nhỏ và ngắn hạn (còn gọi là tín dụng nhỏ) hỗ trợ người nghèo phát triển hoạt độngsản xuất và vươn lên thoát nghèo!5 Quan niệm này dựa trên hoạt động co bản và phổbiến nhất của TCVM là cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, nhằm giúp cho nhữngngười nghèo, người có thu nhập thấp có một khoản vốn vượt qua tình trạng khó khăn và6n định, phát triển cuộc sông Tuy nhiên, rõ ràng sự đồng nhất giữa TCVM với tín dụng

vi mô ngày càng cho thấy sự không hợp lý, trong tương quan sự phong phú về nhu cầucủa khách hàng TCVM không chỉ dừng lại ở việc đi vay tiền mà còn cần sử dụng nhiều

dịch vụ tài chính hơn nữa.

Do đó, một bộ phận quan điểm cho răng TCVM được hiéu với phạm vi rộng hơn,không chỉ là tín dụng vi mô mà còn bao gồm các hoạt động nhận tiền gửi, thanh toánphục vụ khách hàng TCVM Hay nói cách khác, TCVM là một hoạt động thuộc sự điều

chỉnh của lĩnh vực ngân hàng, với các nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng Đây cũng là

quan điểm được hiểu bởi nhiều tổ chức, cá nhân Việt Nam Ly do xuat phat từ việc ởViệt Nam trước đây, tài chính vi mô mang tên gọi cụ thể là tài chính quy mô nhỏ Theo

đó, tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ,đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và

13 Quan điểm được đưa ra trên trang thông tin điện tử cua CGAP, truy cập tại địa chỉ https://www.cgap.org/ ngày

01.10.2022.

'4 Asian Development Bank — ADB (2006), Finance for the Poor: ADB Microfinance Strategy, truy cập tại địa chi

http://www.adb.org/sites/default/files/financepolicy.pdf, ngay 10.10.2022.

'S Ngân hang Nha nước Việt Nam (2010), Giới thiệu vé hoat động tai chính vi mô tai Việt Nam, bai đăng trên trang

https://www.sbv.gov.vn truy cập ngày 10.10.2022.

'6 Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2016), Bản tin Tài chính toàn điện số 1, Hà Nội, 2016.

Trang 30

người nghèo!” Những dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản được liệt kê gồm: tíndụng quy mô nhỏ; nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện; một số dich vuthanh toán cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp!Š

Sau này, khi hoạt động tài chính quy mô nhỏ phát triển mạnh mẽ hơn ở Việt Nam,các quy định của pháp luật sử dụng thuật ngữ “hoạt động tài chính vi mô” thay thế Cùngvới đó, định nghĩa về hoạt động tài chính vi mô được xây dựng trên cơ sở liệt kê nhữnghoạt động cụ thé bên trong, bao gồm việc cho vay bằng đồng Việt Nam đối với kháchhàng tài chính vi mô, nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tài chính vi mô dưới hìnhthức tiền gửi tiết kiểm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện!? Như vậy, một bộ phậnpháp luật Việt Nam xác định hoạt động tài chính vi mô chủ yếu là các nghiệp vụ ngânhàng như tín dụng cho vay, nhận tiền gửi Đây là lý do vì sao ở Việt Nam, tô chức tàichính vi mô được xếp vào loại hình tổ chức tín dụng — nhóm chủ thé thực hiện hoạt độngkinh doanh ngân hàng, với các nghiệp vụ điển hình là nhận tiền gửi, cho vay với quy

mô số tiền nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và

doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của các khách hàngTCVM cũng đa dạng hơn, quan điểm về TCVM cũng đặt ra yêu cầu cần được mở rộnghơn, gan liền với đúng nội hàm của thuật ngữ “tài chính”, với đầy đủ các hoạt động cụthể bên trong như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán Thậm chí vì tính chất đặc

thù trong mục tiêu thực hiện của hoạt động TCVM, nên các dịch vụ phi tài chính như

dao tạo, tư vấn cho khách hàng TCVM các kiến thức cần thiết cho việc duy trì, nâng caochất lượng cuộc sống cũng năm trong phạm vi nội hàm của TCVM Hay nói cách khác,TCVM vừa là công cụ ngân hàng, vừa là công cụ phát triển??, vừa nhằm mục tiêu kinhdoanh, vừa nhằm mục tiêu xã hội Quan niệm này đã được ghi nhận và chứng minh

trong nhiêu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước cũng như trong các đê án,

! Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09.03.2005 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động

của tô chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam

!8 Điều 1 Nghị định sô 165/2007/NĐ-CP ngày 15.11.2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều

Nghị định sô 28/2005/NĐ-CP ngày 09.03.2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy

mô nhỏ tại Việt Nam.

'9 Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12.06.2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt

động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tô chức phi chính phủ.

20 Nguyễn Kim Anh & Nguyễn Đức Hải (2015), Hoat động tài chính vi mô: Kinh nghiệm của thé giới và bài học

cho Việt Nam, truy cập tại địa chỉ

https://www.sbv.gov.vn%2Fwebcenter%2Fcontentattachfile%2Fidcplg%3FdDocName%3DSBV281636%26file name%3D283404.pdf&psig=AOvVaw0a0Fs_J9hdOrz9ODxqAK QC &ust=1687984208973852&opi=89978449, ngay 01.10.2022

Trang 31

chính sách, chiến lược của Nhà nước Việt Nam Đề án xây dựng và phát triển hệ thongtài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số2195/2011/QĐ-TTg ngày 06.12.2011 xác định mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thốngTCTCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp,các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phan thực hiện chủ trương của Đảng

và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững Những giải pháp đượcđưa ra như xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt độngTCVM gồm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật các tổchức tin dụng; nghiên cứu, ban hành các quy định dé phát triển hoạt động bảo hiểm vi

mô theo hướng chuyên nghiệp”!

Sau này, chiến lược phát triển TCVM được ghi nhận trong chiến lược tài chínhtoàn diện quốc gia, với phạm vi hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dich vụ tài chính

cơ bản bao gồm thanh toán, chuyền tiền, tiết kiệm, tin dụng, bảo hiểm?? Như vậy, quanđiểm về TCVM nói riêng, tài chính toàn diện nói chung ở Việt Nam thời gian trở lại đây

đã có sự mở rộng, khi xét về sự hiện điện không chỉ là dịch vụ ngân hàng mà còn gồmdịch vụ tài chính khác như bảo hiểm

Xuất phát từ các quan điểm, góc độ nhận diện khác nhau về TCVM nêu trên,trong phạm vi Đề tài, nhóm nghiên cứu cho rằng nhận diện về hoạt động TCVM theonghĩa rộng, không chỉ dừng lại ở dịch vụ tài chính — ngân hàng mà còn bao gồm dịch vụtài chính khác như bảo hiểm sẽ đảm bảo sự phù hợp với tiến trình phát triển và thừanhận về TCVM đưới cả góc độ chính sách, lý luận và thực tiễn Vốn di, TCVM thườngkéo theo hàng loạt các dịch vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì nhữngngười nghèo, người có thu nhập thấp có nhu cầu rất lớn với các sản phâm tài chính,nhưng họ lại khó tiếp cận được với các thể chế tài chính thông thường, và bản thân cácdịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm có những ràng buộc nhất định đối với khoản tín dụng màkhách hàng TCVM được vay Do đó, trong phạm vi Dé tài, tai chính vi mô được hiểu làviệc thực hiện các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụ tàichính khác với quy mô nhỏ cho đổi tượng khách hàng có thu nhập và khả năng tài chínhhạn chế TCVM có thê nhận điện thông qua một số dấu hiệu như sau:

21 Điều 1Dé 4 án xây dựng va phat triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020, ban hành kèm theo

Quyết định số 2195/2011/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06.12.2011.

22 Chién lược tài chính toàn điện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt theo Quyết

định số 149/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22.01.2020.

Trang 32

Thứ nhất, đối tượng khách hàng của hoạt động TCVM chủ yếu là những người

có thu nhập và khả năng tài chính hạn chế Hay nói cách khác, đối tượng chủ thé sửdụng các sản phẩm tài chính đặc thù này được xác định là khách hàng tài chính vi mô,bao gồm các cá nhân có thu nhập thấp và những doanh nghiệp siêu nhỏ trong xã hội.Đây là nhóm chủ thé có những hạn chế trong nguồn lực tài chính, tài sản không đáng

kế, nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính, kiến thức, khả năng thực hiện hoạt động sản xuất,kinh doanh tao ra thu nhập Với vị trí đặc thù mang những “yếu thế” nhất định, nhữngchủ thể này khó tiếp cận được với các dịch vụ tài chính thông thường dành cho cáckhách hàng thông thường, như các sản pham tài chính ngân hàng được cung cấp bởi cácNHTM hay các sản phâm bảo hiểm phô thông được cung cấp bởi các doanh nghiệp baohiểm Do đó, TCVM ra đời với đối tượng khách hàng nhắm tới là những người có thunhập thấp, những doanh nghiệp siêu nhỏ để đảm bảo mức độ bao phủ trong việc cungcấp các dịch vụ tài chính trong đời sống kinh tế, xã hội, đảm bảo mọi tổ chức, cá nhânđều có thể sử dụng các dịch vụ tài chính thoả mãn nhu cầu của mình

Thit hai, dich vụ được cung ứng bởi hoạt động TCVM thường có giá trị nhỏ Dauhiệu nhận diện này xuất phát từ chính đối tượng khách hàng của hoạt động TCVM lànhững người có mức thu nhập thấp trong xã hội, thậm chí là những người không baogiờ có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ của các NHTM bởi “rào cản” liên quan đến tàisản đảm bảo, mức độ tín nhiệm Do đó, các hoạt động có nhu cầu sử dụng von của họđều là những hoạt động nhỏ lẻ với giá trị không lớn Mặt khác, các chủ thé cung cấpdịch vụ TCVM cũng không phải các trung gian tài chính với tiềm lực mạnh mẽ nên đểđảm bao an toàn, các sản phẩm cung cấp cho khách hàng luôn có giá tri khá nhỏ

Tứ ba, mục đích thực hiện hoạt động TCVM có sự kết hop hai hoà giữa yếu tốkinh doanh và yếu tố xã hội Người sáng lập ngân hàng Grameen — Muhammad Yunus

đã nhận định: “TC M không phải là từ thiện, đây là kinh doanh: kinh doanh với một

mục đích xã hội là giúp con người thoát nghèo”?3 Xuất phát từ chủ thé sử dung dich vuTCVM là những người có thu nhập thấp, những doanh nghiệp siêu nhỏ, khó khăn trongviệc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, qua đó, các chủ thể thực hiện hoạt độngTCVM hé trợ các dịch vụ nhằm giúp họ quản lý tài chính tốt hơn, cung ứng von và kiếnthức dé vượt qua giai đoạn khó khăn, xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế Như thé,

? Bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư Yunus trong chương trình Nightly Business Report ngàu 09.03.2005, truy cập

tại dia chỉ makes-his-case/, ngày 10.11.2022.

Trang 33

https://knowledge.wharton.upenn.edu/article/muhammad-yunus-banker-to-the-worlds-poorest-citizens-hoạt động TCVM mang giá tri xã hội rat rõ ràng Ngay cả đối với các NHTM khi thực

hiện gây quỹ từ thiện, tài trợ ung hộ các chương trình vì người nghèo, thực hiện các

chiến dịch bảo vệ môi trường, trong khi những hoạt động này không phải là lĩnh vựcchú trong”* Một câu hỏi đặt ra răng, liệu các tổ chức thực hiện hoạt động TCVM cungứng dịch vụ cho người thu nhập thấp thì có khả năng sinh lời hay không Thực tế là các

tổ chức này hoàn toàn có khả năng sinh lời tốt và tăng trưởng trên toàn thé giới, bởi lẽđặc thù của ngành TCVM cho phép họ đặt ra mức lãi suất và phí cao hơn các tô chức tàichính truyền thống dé họ có thé bù đắp các chi phí dự phòng rủi ro và sinh lời”

Xác định TCVM là hoạt động được thực hiện vì mục tiêu kinh doanh sẽ giúp

phân biệt được giữa TCVM với các hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính, ngân hàng

cho người nghèo của các định chế tài chính khác trong xã hội Nếu theo cách tiếp cậntruyền thong, hoạt động TCVM hướng tới nhóm khách hàng là những người có thu nhậpthấp, những đối tượng dé bị tổn thương trong xã hội cần trợ giúp về mặt kinh tế, nên cácdịch vụ tài chính dành cho họ mang nặng tính bao cấp Tuy nhiên, ngược lại, TCVMkhông phải thuần tuý là hoạt động có tính bao cấp mà có tính kinh doanh, nghĩa là cólợi nhuận Hay nói cách khác, chi phí mà người có thu nhập thấp trả khi sử dụng dich

vụ tài chính không phải là chi phí bao cap mang tính tượng trưng mà là những chi phí

TCVM còn được coi là chiếc “phao cứu sinh” đôi với các cộng đồng dễ bị tôn thương

? Ledgerwood (1999), Microfinance Handbook: An Institution and Financial Perspective, The World Bank, Washington D.C.

?5 Ledgerwood (1999), tldd.

26 Nguyễn Thai Hà (2016), Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.30.

?7 Phương thức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc được thực hiện theo ngày/tuần/tháng hay một lần do chính chủ thể cung

ứng dịch vụ TCVM quyết định Ở Việt Nam, chủ thể cung ứng dich vụ TCVM thực hiện việc này khá linh hoạt

và thường thu tiền gửi tiết kiệm bắt buộc cùng kỳ hạn trả nợ của khách hàng.

Trang 34

khi cố gang giúp giảm thiêu chan động, xây dựng tài sản và thúc đây phát triển kinh tếđịa phương, đặc biệt tại những quốc gia phải đối phó với các cuộc khủng hoảng nhân

đạo như Syria, Kenya, Tanzania, Uganda với hon 75% người trưởng thành nằm ngoài

hệ thống tài chính chính thức?

Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính, các chủ thê thực hiện hoạt độngTCVM còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính Đối tượng khách hàng của các dịch vụTCVM đa phần có sự hạn chế về các kiến thức cơ bản về tài chính, cách thức quản lýtài chính cá nhân, các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ hay các kiến thức về kỹ năng và

kỹ thuật trong việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi Do đó, các chủ thê thực hiện hoạt

động TCVM còn hỗ trợ khách hàng trong việc đào tạo, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, cungứng các dịch vụ phi tài chính Trên thực tế, mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc,

nhưng các chương trình, dự án TCVM luôn có những hoạt động dạy cho người nghèo

biết cách kiếm tiền thông qua các hoạt động kinh doanh phù hợp”? Đây chính là mộtphần của hoạt động TCVM và có những đóng góp không nhỏ và chính thành công củahoạt động TCVM này, bởi việc khách hàng biết cách tạo ra thu nhập từ những khoảnvay của TCVM chính là tạo ra khả năng trả nợ của những người nghèo cho chủ thé cung

dung:

?# El-Zoghbi, Chehade, McConaghy & Soursourian (2017), The Role of Financial Services in Humanitarian Crises, truy cập tai dia chỉ https://elibrary.worldbank.org/doi/abs/10.1596/26511 ngày 05.09.2022

?? Các hoạt động kinh doanh cu thể còn được chính các khách hàng của TCVM phô biến, truyền đạt lại cho nhau

theo sự hướng dẫn, khích lệ của các cán bộ TCVM.

SỐ Chang hạn, TCVM cũng mang yếu tố kinh doanh như tài chính thông thường Tín dụng vi mô cũng nhằm cung

cấp von cho khách hàng như tín dụng thông thường, dựa trên nguyên tac tính thời hạn, tính hoàn trả Bảo hiểm vi

mô cũng dựa trên quy tắc lay số đông bù cho sé ít như bảo hiểm thông thường.

Trang 35

Thi nhất, dịch vụ tài chính thông thường có đối tượng khách hàng rộng, đa dang,

phong phú về tính chất thu nhập, tài sản, nhu cầu và quy mô von, trong khi đó, dich vu

TCVM có đối tượng khách hàng thu nhập thấp, khả năng tài chính han chế, quy mô vốnnhỏ Ở dịch vụ tài chính thông thường, đặc biệt là các dịch vụ tài chính mới theo sự pháttriển kinh tế và hội nhập quốc tế, khách hàng đa phần tập trung ở khu vực thành thị,thường có khả năng về tài sản thế chấp, có nhu cầu về những khoản vay vừa và lớn chophát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh hay tiêu dùng Còn ở dịch vụ TCVM, kháchhàng đa phần tập trung ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa với nhu cầu về các khoản vốnnhỏ nhăm cải thiện điều kiện sản xuất, trang bị thêm kiến thức, bổ sung tài sản sản xuất trong khi các điều kiện đảm bảo cho vay gặp nhiều hạn chế

Thứ hai, dịch vụ tài chính thông thường có mục tiêu kinh tế là tiên quyết, trongkhi đó, dịch vụ TCVM phải cân bằng cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội Đối vớicác chủ thể thực hiện hoạt động tín dụng thông thường, đối tượng khách hàng có thunhập thấp, thậm chí thuộc diện nghèo không phải khách hàng mục tiêu của các chủ thênày Lý do dé thay xuất phát từ nhu cầu tài chính của nhóm khách hàng này không lớn,lại chủ yếu ở những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa những nơi mà dịch vụ tàichính cũng chưa thực sự cần thiết và phát triển, do đó cung cấp dịch vụ tài chính chonhóm khách hàng này chi phí tương đối cao mà mức độ rủi ro lại lớn Trong khi đó,TCVM ngay từ khi ra đời đã hướng đến rất rõ nhóm khách hàng TCVM, cung cấp dịch

vụ tài chính cho những chủ thể được coi là yếu thế trong xã hội, bởi vậy yếu tố xã hộibộc lộ rõ nét trong các sản phẩm dịch vụ TCVM được triển khai Điều này dẫn tới việckhi thực hiện hoạt động TCVM, chủ thể thực hiện còn phải tiễn hành các hoạt độngmang tính chat phi tài chính khác Dan dan, cùng với việc dé duy trì tốt mục tiêu xã hội,thúc đây các tô chức thực hiện TCVM phát triển bền vững là van đề cấp thiết đặt ra, do

đó, mục tiêu kinh tế trở thành trụ cột quan trọng trong quá trình hoạt động của các tôchức thực hiện TCVM Nghĩa là, hai mục tiêu: kinh tế và xã hội song hành cùng nhautồn tại và gắn kết chặt chẽ trong TCVM và thê hoạt động TCVM phát triển theo đúng

sứ mệnh của nó, cần có sự cân băng giữa hai mục tiêu nay

Thứ ba, su gan két giữa các dich vụ tai chính vi mô có sự chặt chẽ, rang buộc hon

so với các dịch vụ tài chính thông thường Trong dịch vụ tài chính thông thường, khách

hàng tự do gửi các khoản tiền gửi của mình vào TCTD được phép với thời gian, số tiền

gửi linh hoạt Việc gửi tiên về cơ bản không liên quan đên việc sử dụng dịch vụ câp tín

Trang 36

dụng do các TCTD cung cấp, trừ trường hợp khách hàng gửi tiền nhằm sử dụng các dịch

vụ thanh toán của TCTD Trong khi đó, ở TCVM, việc gửi tiết kiệm có những trườnghợp mang tính bắt buộc, bởi đó là cơ sở để khách hàng có thê vay tiền của TCTCVM.Trường hợp này, khoản tiết kiệm được dùng dé phản ánh khả năng tích luỹ, hình thànhtài sản của người đi vay và như một cơ chế bảo đảm bồ sung cho việc hoàn trả khoảnvay.

Các dịch vu cấp tín dung cũng thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau của kháchhàng, như cho khách hàng vay tiền, chiết khấu giấy tờ có giá, công cụ chuyên nhượng

do khách hàng nắm giữ, bao thanh toán các khoản phải thu, khoản phải trả thương mạicủa khách hàng, bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng hay cho thuê tài chính nhằm giúpkhách hàng có các tài sản là phương tiện vận chuyên, máy móc, thiết bị thi công, dâychuyên sản xuất hoặc động sản khác phục vụ cho hoạt động của mình Trong khi đó,hoạt động tín dụng trong TCVM chỉ được thể hiện thông qua hoạt động cho vay — hìnhthức cơ bản nhất, lâu đời nhất mà các TCTD thực hiện cũng như phù hợp nhất với kháchhàng TCVM Mặt khác, ở hình thức cấp tín dụng thông thường, tính thời hạn rất đa dạng

và linh hoạt tương ứng với nhu cầu sử dụng vốn với các khoảng thời gian khác nhau củakhách hàng Trong khi đó, ở TCVM, các khoản tín dung đa phan là ngắn hạn với kỳ han

từ 3 tháng đến 1 năm vì nhiều khách hàng vay vốn dé tiêu dùng trong những trường hopkhan cấp Đối với cho vay sản xuất nông nghiệp, thời hạn cho vay có thé dai hơn dé phùhợp với thời gian nuôi, trồng và thu hoạch, còn đối với cho vay mua nhà có thê thời gianlâu hơn, số tiền vay lớn hơn, nhưng đây lại không phải nhóm cho vay chiếm tỷ trọng lớntrong tín dụng vi mô Mặt khác, khi tiễn hành vay tiền trong TCVM, khách hàng không

có tài sản bảo đảm nên việc cho vay chủ yếu theo tín chấp, vì thế, cho vay theo nhóm làmột hình thức rất đặc thù trong TCVM

Cũng giống như sự ra đời của tiết kiệm bắt buộc, bảo hiểm vi mô cũng ra đờixuất phát từ sự rủi ro của các khoản tín dụng vi mô Người sáng lập Ngân hàng Grameen

ở Bangladesh — ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực tín dụng vi mô, Giáo sư Muhammad

Yunus nhận thấy phần lớn các trường hợp vỡ nợ đối với các khoản vay nhỏ là do thiêntai hoặc bệnh tật Dé giảm thiểu rủi ro này và dé đảm bảo quy trình tín dụng vi mô, mộtnhánh dịch vụ khác nhằm vào những người nghèo nhất đã được phát triển: đó là bảohiểm vi mô Và khác với các loại hình bảo hiểm thương mại thông thường với phạm vi

bảo hiém rộng rãi cho nhiêu nguy cơ rủi ro khác nhau, bảo hiêm vi mô chi tập trung vào

Trang 37

các quyền lợi cơ bản với một số rủi ro điển hình như tính mạng, sức khoẻ và tài sản củangười được bảo hiểm.

Thứ tu, giá dịch vụ TCVM trong một số sản phâm TCVM nhất định, cao hơn sovới giá dịch vụ tài chính thông thường, điển hình là trong hoạt động tín dụng vi mô

Nghiên cứu của Bateman từng chứng minh rằng, các khoản chi trả nợ vay của

người nghèo cao hơn so với người bình thường sử dụng các dich vụ tài chính thông

thường”! Thật vậy, khách hàng của TCTCVM thường là nhóm khánh hàng nghèo và cóthu nhập thấp Trên thực tế, nhiều người có quan điểm rằng cần phải áp dụng lãi suấtvay vốn ưu đãi dé giúp họ phát triển kinh kế, cải thiện cuộc sống và trên thực tế cũng cónhững chương trình của Chính phủ hoặc một số TCTCVM áp dụng lãi suất vay ưu đãihay còn gọi là bao cấp cho nhóm đối tượng thuộc diện hộ nghèo Đối với nhữngTCTCVM hoạt động không có nguồn von bao cấp hoặc chỉ nhận được nguồn von tài trợtrong một số giai đoạn thi sẽ không thé đảm bảo sự bền vững về mặt tài chính nếu ápdụng lãi suất vay bao cấp và như vậy họ sẽ không thé cung cấp dịch vụ tài chính bền

vững và lâu dài cho khách hàng.

Hầu hết các TCTCVM đều có quy mô nhỏ và thực hiện việc cung cấp các khoảnvay nhỏ cùng với một số yếu tô không thuận lợi khác như địa bàn hoạt động rải rác, khókhăn, khách hàng là những người nghèo và có thu nhập thấp nên chi phí cho việc cungcấp dịch vụ tín dụng vi mô thường cao so với các dịch vụ tín dụng thông thường Mứclãi suất cho vay của một số TCTCVM thậm chí có thể cao hơn mức lãi suất của cácNHTM Nhưng khách hàng của các TCTCVM vẫn có thể chấp nhận các mức lãi suấtnày, vì với họ cơ hội tiếp cận với vốn vay quan trọng hơn phần chênh lệch lãi suất, hơnnữa các dịch vụ tín dụng của TCTCVM thường có lợi thế hơn các ngân hàng thươngmại về điều kiện, thủ tục vay vốn Nhưng đề thu hút khách hàng nhiều hơn và cũng giảmnhẹ gánh nặng về chi phí vay vốn, giúp họ tăng thêm lợi nhuận từ hoạt động dau tư vốnvay, các TCTCVM nên xác định mức lãi suất hợp lý, cân băng được cả lợi ích của tô

Trang 38

tâm Việc giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, giấy tờ, giảm thiểu các công thứctính toán khó hiểu, một mặt sẽ giúp khách hàng TCVM có thể tiếp cận nhanh chóng vớicác dịch vụ TCVM được cung cấp, tối ưu hoá thời gian, chi phí, một mặt giúp cho tô

chức thực hiện hoạt động TCVM giảm bớt chi phí cho việc vận hành và thực hiện các

dịch vụ TCVM, phù hợp với nhóm chủ thé vốn đã có những hạn chế về vốn trong hoạt

động.

Thêm vào đó, các sản phẩm dịch vụ TCVM, từ thời điểm thiết kế sản phẩm chotới khâu hiện thực hoá sản phẩm cũng có những yếu tô linh hoạt hơn so với dich vụ taichính thông thường Sự linh hoạt này gắn liền với tính chất đặc thù về thu nhập, tài sản,nhu cầu của khách hàng TCVM Chăng hạn, trong dịch vụ tín dụng vi mô, chu kỳ trả nợ

có thé được thiết kế theo ngày, tuần, tháng, quý, 6 tháng/lần hoặc chia làm hai kỳ trả nợ.Hoặc như trong bảo hiểm vi mô, nhiều quốc gia còn cho phép người tham gia bảo hiểm

có thê thanh toán phí bảo hiểm hàng tháng, hàng tuần hoặc hàng ngày, phù hợp với tìnhhình tài chính của người mua bảo hiểm

Thi sáu, cách thức cung cấp dịch vụ TCVM khó khăn, phức tạp hơn so với việccung cấp các dịch vụ tài chính thông thường

Khách hàng TCVM chủ yếu phân bổ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa những vùng khó tiếp cận được với các dịch vụ tài chính thông thường Khi đó, dé đượcvay vôn hay gửi tiết kiệm tại NHTM, mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, kháchhàng thường phải tự đến chi nhánh, phòng giao dich của các tổ chức này dé giao dịch,dẫn đến các chi phí giao dịch như đi lại, ăn uống, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ tăng lên, tam

lý e ngại sử dụng dich vụ tài chính từ đó cũng nhiều hon Chưa ké với nhu cầu vốn nhỏ,khách hàng TCVM không phải là đối tượng hướng tới của các NHTM, CTTC, QTDNDhay DNBH thông thường Ngược lại, chiến lược hoạt động của các tô chức thực hiệnhoạt động TCVM là tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, thể hiện thông qua việc mangdịch vụ đến tận nơi sinh sống của khách hàng để cung cấp Thêm vào đó, tô chức thựchiện TCVM còn phải tính toán các chi phí liên quan đến việc cung cấp những sản phẩm

dịch vụ với giá trị nhỏ, rủi ro khi không có tai sản đảm bảo, việc đánh giá tính khả thi

trong việc sử dụng vốn vay, thu hồi khoản vay Như thé, tông chi phí khách hàng phảitrả khi sử dụng dịch vụ TCVM cơ bản thấp hơn khi sử dụng dịch vụ tài chính thôngthường Đồng nghĩa với chi phí hoạt động, cung cấp dich vụ của tô chức thực hiệnTCVM sẽ cao hơn so với tô chức thực hiện dịch vụ tài chính thông thường

Trang 39

Bên cạnh những điểm khác biệt giữa TCVM với tài chính thông thường, cũngcần nhận diện sự khác biệt giữa TCVM, cụ thể là tín dụng vi mô với tín dụng chính sách

xã hội, mặc dù cả hai hình thức này đều có yếu tố xã hội chi phối khi hướng chung tớiđối tượng là người nghèo, phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảmnghèo Thực tiễn đã chứng minh, quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyên quahình thức tin dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần dé hỗ trợ người nghèo,đồng thời thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn sẽ giúpngười nghèo biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụtài chính và cơ chế thị trường, tránh tinh trạng y lại thụ động, khơi dậy ý thức tự vượtkhó vươn lên thoát nghèo, tiễn tới làm giàu Do đó, chính sách tín dụng đối với ngườinghèo là công cụ quan trọng nhất dé thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đóigiảm nghèo Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng, giữa tin dung vi mô củaTCVM với tín dụng chính sách xã hội vẫn có những điểm khác biệt, thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, khác biệt về chủ thể vay vốn Chủ thé vay vốn trong tin dụng vi mô haycòn gọi là khách hàng TCVM có đặc trưng rõ nét là nghèo, thu nhập thấp hay doanhnghiệp siêu nhỏ Nói cách khác, quy mô khoản thu nhập tính trong một thời gian nhấtđịnh quyết định tư cách khách hàng TCVM Trong khi đó, chủ thể vay vốn trong tíndụng chính sách xã hội ngoài hộ nghèo còn có các đối tượng chính sách khác, như họcsinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; các đối tượng cần vay vốn dé giải quyết việclàm; các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; các tô chức kinh tế

và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hộicác xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa °?

Thứ hai, khác biệt về mục tiễu Trong tín dụng vi mô do các chủ thê thực hiệnhoạt động TCVM thê hiện song hành 2 mục tiêu, mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh té.Trong khi đó, trong tín dung chính sách xã hội chi thé hiện mục tiêu xã hội, bảo đảm an

sinh xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ ba, khác biệt về nguồn vốn Ở tín dụng vi mô, vốn cho vay được huy động

từ các nguồn khác nhau trong nên kinh tế, xã hội, gắn liền với vị trí, quy mô, khả năngcủa tô chức thực hiện hoạt động TCVM Trong khi đó, ở tín dụng chính sách xã hội,

nguôn vôn đê cho vay đôi với người nghèo và các đôi tượng chính sách khác là nguôn

32 Điều 5 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số

16/2003/QĐ-TTg ngày 22.01.2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 40

vốn của Nhà nước, bao gồm nguôn vốn từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách nhà

nước.

Thit tư, khác biệt về wu đãi Xét dưới góc độ khách hang, trong tin dụng vi mô,chủ thê thực hiện phải tự trang trải nguồn kinh phí hoạt động, tìm kiếm vốn cho kháchhàng TCVM vay, do đó lãi suất cho vay mà khách hàng TCVM phải trả co bản phải đủ

bù đắp chỉ phí hoạt động cho tô chức thực hiện TCVM Tuy nhiên, trong tín dụng chínhsách xã hội, người vay khi đi vay vốn sẽ được ưu đãi về lãi suất cho vay bên cạnh những

ưu đãi về điều kiện vay vốn, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụngchính sách Còn xét dưới góc độ chủ thé thực hiện cho vay, bởi nguồn vốn tin dụngchính sách xã hội được lay từ Nhà nước, do đó chủ thể thực hiện không phải đóng cáckhoản thuế cho Nhà nước Trong khi đó, chủ thé thực hiện hoạt động tín dụng vi mô vanphải thực hiện nghĩa vụ thuế, chỉ có điều nghĩa vụ thuế được ưu đãi hơn so với các doanh

nghiệp kinh doanh thông thường.

Như vậy, về bản chất, TCVM là một hoạt động kinh tế hết sức đặc biệt trong lĩnhvực tài chính, khi có thé kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận (để tồn tại)

và thực hiện được vai trò xã hội quan trọng của mình (góp phan xoá đói, giảm nghèo).TCVM không phải là hoạt động kinh doanh tiền tệ thuần tuý như các NHTM hay bắt kỳmột TCTD nào khác thực hiện, cũng phải là hoạt động kinh doanh bao hiểm đơn thuầnnhư các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện, cũng không phải một hoạt động mang tính

xã hội như các dich vụ được cung ứng với NHCSXH hiện nay hay một sỐ chương trình,

dự án TCVM của các tô chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tô chức phi chính phủ

1.1.4 Phân loại tài chính vi mô

Việc phân loại TCVM có thể được tiếp cận dưới những tiêu chí khác nhau, mỗitiêu chí cho thay những hình thức cụ thé của TCVM khác nhau Trong đó, có 2 tiêu chí

cơ bản dé phân loại TCVM, bao gồm tiêu chí về chủ thé thực hiện hoạt động TCVM vàtiêu chí về mục tiêu, nội dung hoạt động TCVM, cu thé:

Thứ nhất, dựa vào chủ thể thực hiện, TCVM được phân chia thành:

Một là, TCVM do các chủ thé ở khu vực chính thức thực hiện Chủ thé của khuvực này đa phần là các NHTM có hoạt động thêm lĩnh vực tài chính vi mô; các trung

gian tài chính khác như Ngân hàng hợp tác xã (NHHTX), Quỹ tín dụng nhân dân

(QTDND), các TCTCVM đã được cấp phép hoạt động và có cơ quan quản lý, giám sát

33 Nguyễn Thái Hà (2016), tlđd.

Ngày đăng: 13/03/2024, 00:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w