1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN về CÔNG tác vận ĐỘNG QUẦN CHÚNG THAM GIA QUẢN lý bảo vệ ĐƯỜNG BIÊN, cột mốc của bộ đội BIÊN PHÒNG các TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA bắc

82 782 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 627,5 KB

Nội dung

BĐBP là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng và Nhà nước, là lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thiêng liêng đó, BĐBP phải vận dụng nhiều biện pháp trong đó, biện pháp cơ bản quan trọng nhất là biện pháp VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG. BĐBP đã phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, dân tộc và Quân đội, luôn coi nhiệm vụ VĐQC nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền BGQG là yêu cầu khách quan và cấp bách trong mọi giai đoạn của cách mạng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

BĐBP là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng và Nhà nước, là lực lượngnòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG Để thực hiện thắng lợinhiệm vụ thiêng liêng đó, BĐBP phải vận dụng nhiều biện pháp trong đó, biệnpháp cơ bản quan trọng nhất là biện pháp VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ chủquyền ANBG BĐBP đã phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, dân tộc và Quânđội, luôn coi nhiệm vụ VĐQC nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyềnBGQG là yêu cầu khách quan và cấp bách trong mọi giai đoạn của cách mạng Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, chủ quyền biên giới là thiêng liêng, bất khảxâm phạm Sự bền vững, ổn định chủ quyền ANBG là điều kiện, tiền đề đảm bảocho sự ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho pháttriển kinh tế - xã hội và mở rộng bang giao Do đó, việc quản lý, bảo vệ chủ quyềnANBG là sự nghiệp trọng yếu của mỗi quốc gia, là nghĩa vụ và trách nhiệm củatoàn Đảng, toàn quân và toàn dân

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định chủquyền lãnh thổ quốc gia và coi việc bảo vệ nơi “phên dậu” của giang sơn đất nước

là bổn phận thiêng liêng của mọi thần dân đất Việt Do đó, các thế hệ ông cha đã tổchức xây dựng các lực lượng dân binh và chăm lo tăng cường sức dân tại chỗ nơibiên ải nhằm xây dựng thế trận toàn dân với lũy thép biên phòng lòng dân, coi đó

là thượng sách trong “phương lược” giữ gìn bờ cõi

Biên giới phía Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị,kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại Phần lớn dân cư là đồng bào các dân tộcthiểu số, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn rất khó khăn Chủ nghĩa đế quốc vàcác thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động chia rẽ khốiđại đoàn kết toàn dân Mặt khác, trong xu thế hòa bình, hữu nghị, mở cửa giaolưu hội nhập quốc tế và khu vực, phát triển đất nước, lưu lượng người và phươngtiện ra vào qua lại biên giới ngày càng lớn Ngoài ra, các hoạt động xuất nhập cảnhtrái phép, buôn lậu, mua bán tàng trữ, sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, vận chuyểnlưu hành tiền giả, mua bán phụ nữ, trẻ em qua lại biên giới, cũng đang diễn ra rấtphức tạp, thường xuyên tạo ra những nhân tố gây mất ổn định an ninh và trật tự antoàn xã hội ở khu vực biên giới

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ANBG, công tác VĐQC tham giaquản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP trên tuyến biên giới phía Bắc có vị trí vai tròhết sức quan trọng, là biện pháp cơ bản để tiến hành các biện pháp công tác biênphòng khác trong quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG

Trong những năm qua, BĐBP đã VĐQC nhân dân các dân tộc ở khu vựcbiên giới phía Bắc tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc và thu được những kết quảquan trọng góp phần xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ BGQG Tuy nhiên,hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh

Trang 2

biên giới phía Bắc còn những hạn chế nhất định Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận

và thực tiễn, đề xuất những giải pháp để tiến hành công tác VĐQC tham gia và tựquản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Công tác dân vận của QĐND Việt Nam nói chung và công tác VĐQC thamgia bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG của BĐBP nói riêng luôn là vấn đề lớn đượccác nhà khoa học trong và ngoài quân đội nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu

đã có những đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn

- “Công tác VĐQC công giáo tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển

- đảo của BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tình hình mới”, đề tài cấp cơ sởBĐBP do Đại tá Nguyễn Minh Mẫn, Chỉ huy trưởng BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàulàm chủ nhiệm, 2001

- “BĐBP với công tác đấu tranh phòng, chống truyền đạo trái phép và di cư

tự do ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên”,

đề tài cấp Tổng cục Chính trị do tiến sĩ Đặng Vũ Liêm làm chủ nhiệm, 2002

- “Nâng cao chất lượng công tác VĐQC của BĐBP tỉnh Lào Cai hiện nay”,

đề tài cấp Khoa thuộc Học viện Chính trị quân sự do thạc sĩ Phạm Văn Đáng làmchủ nhiệm, 2000

Những công trình khoa học trên đã nghiên cứu ở nhiều nội dung, góc độkhác nhau về công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh BGQGcủa BĐBP Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống côngtác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phíaBắc Đây là khoảng trống cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Mục đích: Nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn về công tác VĐQC

tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếuphát huy vai trò quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnhbiên giới phía Bắc

* Nhiệm vụ:

+ Luận giải làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức, biện pháp, nhữngvấn đề có tính nguyên tắc trong công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốccủa BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc

+ Đánh giá đúng thực trạng, rút ra nguyên nhân và những kinh nghiệm côngtác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phíaBắc

+ Xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằmtiến hành công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnhbiên giới phía Bắc

Trang 3

* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốccủa BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc

+ Phạm vi nghiên cứu: công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốccủa đồn biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc từ năm 1998 đến tháng 6 năm2004

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận của luận văn:

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩaMác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, cácnghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cụcChính trị, Bộ Tư lệnh BĐBP về lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận của lực lượng

vũ trang nói chung và đối với công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBGcủa BĐBP nói riêng, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trìnhkhoa học có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn

* Cơ sở thực tiễn của luận văn:

Thực tiễn, các báo cáo sơ kết, tổng kết và kết quả điều tra khảo sát thực tế vềcông tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giớiphía Bắc

* Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgic - lịch sử, phương phápđiều tra xã hội học, phương pháp sử dụng chuyên gia, phương pháp so sánh, tổnghợp, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn

5 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa họcgiúp cấp ủy, người chỉ huy BĐBP các cấp ở các tỉnh biên giới phía Bắc làm tốtcông tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý,BVĐB, cột mốc biên giới

Kết quả nghiên cứu luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiêncứu ở các đơn vị cơ sở và giảng dạy trong các nhà trường của BĐBP

6 Kết cấu của luận văn

Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG THAM GIA QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN,

Trang 4

CỘT MỐC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc và những vấn đề

cơ bản trong công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc của bộ đội biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc

1.1.1 Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc ở các tỉnh biên giới phía Bắc của bộ đội biên phòng

* Quan niệm đường BGQG và cột mốc biên giới:

BGQG: trong Điều 1, Luật BGQG xác định: “BGQG của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác địnhgiới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa

và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam”[5, 27]

- Đường BGQG: được quan niệm là “Đường phân chia lãnh thổ trên

mặt đất, mặt nước giữa quốc gia này với quốc gia khác hoặc biển công ĐườngBGQG bao gồm: đường BGQG trên đất liền, trên biển, đường BGQG trên sông hồ.Đường BGQG được xác định trên thực địa, được đánh dấu, cố định bằng các mốcquốc giới, vẽ trên bản đồ và ghi rõ trong các điều ước biên giới”[5, 82]

Hiện nay, theo thông lệ và luật pháp quốc tế đương đại về quan điểm:

“BGQG là bất khả xâm phạm” “Biên giới là phải do ý chí của dân cư quyết định Thôn tính là vi phạm quyền tự quyết của một dân tộc, là kiến lập BGQG trái với ýmuốn của nhân dân”[22, 254]

Luật pháp quốc tế thừa nhận nguyên tắc bình đẳng các quốc gia trên cơ sở:không chiếm đoạt lãnh thổ nước khác bằng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực Tôntrọng tính bất khả xâm phạm của các đường BGQG Không sử dụng lãnh thổ nướckhác khi không có sự đồng ý của nước đó Không gây thiệt hại cho nước khác khi

sử dụng lãnh thổ của nước mình

- Mốc quốc giới: “Vật thể nhân tạo được đặt cố định ở một điểm do hiệp

ước hoạch định biên giới đã ký kết giữa hai hay ba nước quy định dùng để đánhdấu vị trí hoặc hướng đi của đường BGQG đi qua và làm dấu hiệu cho mọi ngườinhận biết được Mốc quốc giới có: mốc chính, mốc phụ, mốc đoạn, mốc cụm, mốcđơn, mốc đôi, mốc một mặt, mốc hai mặt, mốc ba mặt Trên đất liền, mốc quốcgiới thường được làm bằng bê tông cốt thép, đá hoặc bằng các vật liệu bền vững

Trang 5

khác, có hình dáng, kích thước và màu sắc nhất định (hình lăng trụ đứng, đáy tứgiác hoặc tam giác), trên các mặt có chữ viết, ký hiệu của các nước có chungđường biên giới Trên mặt nước (biển, sông, suối, hồ), mốc quốc giới thường là cácphao tiêu phù hợp Quy cách, tính chất, chất liệu, ký hiệu mốc quốc giới do cácnước tiếp giáp thống nhất quy định Tài liệu về mốc quốc giới được thành lậpthành hồ sơ lưu trữ ở các cơ quan nhà nước có chức năng của cơ quan quốc gia cóchung đường biên giới (bao gồm: nghị định thư về biên giới, biên bản cắm mốcbản đồ, ảnh, thuyết minh cho mỗi nước)”[5, 135].

Cắm mốc, đây là quá trình cuối cùng của quá trình tiến hành phân giới thựcđịa, sau khi các bên hữu quan thỏa thuận và hoàn chỉnh các công việc ở giai đoạnphân giới thực địa Sau khi hoàn thành ủy ban sẽ lập bản đồ về biên giới được phânđịnh và cắm mốc Bản đồ này sẽ đi kèm với nghị định thư về phân giới thực địa vàcắm mốc để các quốc gia hữu quan có chung đường biên giới ký kết

Lịch sử biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ thời kỳ các Vua Hùng dựngnước đến năm 1886, biên giới nước ta với Trung Quốc chưa hoạch định rõ ràngbằng phân giới cắm mốc, biên giới hai nước lúc bấy giờ chỉ là quy thuộc đất màmang tính tương đối Phải đến cuối thế kỷ XIX, dưới sự thống trị của thực dânPháp đã phân định đường biên giới, mốc quốc giới phù hợp với Công pháp kýngày 26/6/1887 về hoạch định việc cắm mốc ở đoạn biên giới từ Sông Hồng đếnnơi mà sau này được coi là ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc Việchoàn thành cắm mốc đoạn Lai Châu đánh dấu việc hoàn thành công tác phân giới

và cắm mốc trên thực địa đường biên giới Việt Nam- Trung Quốc theo hai Côngước 1887 và 1895 Tổng cộng đã cắm được 314 cột mốc Từ đây giữa hai nướcViệt Nam - Trung Quốc đã có một đường biên giới pháp lý mang tính quốc tế

Nhưng về lợi ích thống trị của thực dân Pháp, sự tác động của thiên nhiên,con người hàng trăm năm và qua chiến tranh với những biến đổi qua nhiều thời kỳkhác nhau, biên giới phía Bắc còn tồn tại nhiều vấn đề do lịch sử để lại liên quantới nước láng giềng chưa được đàm phán giải quyết dứt điểm, còn nhiều nơi trênbiên giới chưa được phân định dứt khoát và chính thức Năm 1999, Hiệp ước biêngiới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được hai nhà nước ký kết, nhưng quá trìnhhoạch định phân giới cắm mốc còn gặp nhiều khó khăn Trên thực tế, từ khi hiệpước được ký kết đến nay, các hoạt động, lấn chiếm, xâm canh vi phạm chủ quyềnlãnh thổ của nước ta vẫn rất phức tạp, có nơi có lúc căng thẳng và quyết liệt, nhất

là các khu vực điểm tranh chấp và những nơi chưa được phân định cụ thể

Trang 6

* Nhiệm vụ quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới phía Bắc

Tổ tiên ta từ xưa đã xác định biên giới là “phên dậu”, bờ cõi, tiền tiêu của Tổquốc, là nơi địa đầu, hiểm yếu, có quan hệ đến lịch sử mấy ngàn năm đấu tranhdựng nước và giữ nước Vì vậy, BGQG là thiêng liêng bất khả xâm phạm, có vị trítrọng yếu về chiến lược chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và đối ngoại Việc

“quản lý, bảo vệ BGQG, tổ chức, điều khiển hoạt động của các lực lượng đứngchân trên khu vực biên giới BĐBP làm nòng cốt nhằm giữ gìn, bảo vệ và chống lạimọi sự xâm phạm chủ quyền ANBG Quản lý, bảo vệ BGQG phải kết hợp chặt chẽgiữa quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại, dựa trên thế trận quốc phòng toàndân, an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân Nội dung gồm: quản lý, bảo vệ chủquyền biên giới đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất, quản lý, bảo vệ anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới, quản lý, bảo vệ tàinguyên môi trường và lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới và vùng biển quốcgia, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng trên khu vực biên giới, các công trìnhbảo vệ biên giới, quản lý, bảo vệ việc thực thi pháp luật, quy chế biên giới và cácđiều ước quốc tế về biên giới, quản lý xuất nhập biên, xuất - nhập cảnh, quá cảnhtại các cửa khẩu biên giới và cảng biển, quản lý hoạt động đối ngoại biênphòng”[5, 162]

Với BĐBP, việc quản lý, BVĐB, mốc quốc giới đã được xác định là:

“Duy trì, giữ gìn đường biên giới, mốc quốc giới bảo đảm sự bất khả xâm phạm.Giữ gìn các cột mốc quốc giới, các dấu hiệu và các công trình đánh dấu đườngbiên giới, không bị xê dịch, hư hỏng mất mát BVĐB, mốc quốc giới phải đượcthực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế về biên giới

đã ký kết, BVĐB, mốc quốc giới của Việt Nam là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàndân, toàn quân, các ban ngành trong đó BĐBP là lực lượng chuyên trách và làmnòng cốt”[5, 17]

Bước vào thời kỳ mới, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG khôngnhững là nhiệm vụ tiếp tục hoàn thành việc giành và bảo vệ chủ quyền, độc lậpthống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn quan hệ đến an nguy, xây dựng

và phát triển đất nước cả trước mắt cũng như lâu dài trong bối cảnh tình hình quốc

tế đang diễn ra phức tạp, khó lường Từ đó đặt ra yêu cầu Đảng và Nhà nước cần

có nghị quyết toàn diện về lý luận, đường lối chủ trương, chính sách về xây dựng

và quản lý, bảo vệ BGQG lâu dài để làm cơ sở thống nhất nhận thức và hành động

Trang 7

phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị đối với nhiệm vụnày.

Sự nghiệp bảo vệ BGQG là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, củacác ngành, các cấp của Nhà nước và đoàn thể xã hội, với chức năng, nhiệm vụ củaBĐBP, Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng BĐBP trong tìnhhình mới đã chỉ rõ: “Bộ đội biên phòng là một lực lượng vũ trang cách mạng củaĐảng và Nhà nước, là một thành phần của QĐND Việt Nam làm nòng cốt chuyêntrách quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG theo nhiệm vụ quyền hạn đượcgiao, đồng thời là một lực lượng thành viên của khu vực phòng thủ tỉnh huyện biêngiới” Nghị quyết còn khẳng định: “Nhiệm vụ biên phòng rất toàn diện và phứctạp, bao gồm bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển đảo, bảo vệ chủ quyền toàn vẹnlãnh thổ của đất nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, chống vượt biên trái phép,chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên môi trường và lợi ích quốc gia,xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thân thiện với các nước láng giềng,phục vụ mở cửa giao lưu hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực”[7, 1]

* Tính chất hoạt động và yêu cầu nhiệm vụ của BĐBP:

Để BĐBP thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyềnANBG cần tiến hành đồng bộ 6 biện pháp công tác, đó là biện pháp VĐQC, biệnpháp vũ trang, biện pháp trinh sát biên phòng, biện pháp kiểm soát hành chính,biện pháp công trình kỹ thuật và biện pháp đối ngoại biên phòng

Tính chất hoạt động hết sức phức tạp, đối tượng đấu tranh của BĐBP gồmnhiều loại: bọn gián điệp, tình báo, biệt kích, phản động, lưu vong cấu kết với lựclượng phản động tại chỗ, các toán vũ trang từ bên kia biên giới, một số tội phạmhình sự Đòi hỏi BĐBP không chỉ thành thạo nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ

mà cần phải có trình độ hiểu biết xã hội sâu, rộng, sự kiên trì bền bỉ, sức cảm hóađối tượng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lòng nhiệt tình và luôn coi đồng bào cácdân tộc là anh em ruột thịt

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội đạibiểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VII đặt ra yêu cầu nhiệm vụ biên phòng là: trên cơ

sở xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp củatoàn dân, của cả nước để tăng cường quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹnlãnh thổ, tài nguyên môi trường, lợi ích quốc gia, đẩy mạnh đấu tranh chống cáclực lượng thù địch, các bọn tội phạm từ bên ngoài về và trong nước, giữ vững an

Trang 8

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, đảm bảo chủ động trong mọitình huống Đồng thời chấp hành đúng đắn chính sách đối ngoại của Đảng, ra sứcxây dựng củng cố biên giới hòa bình hữu nghị, thân thiện với nước láng giềng,đàm phán hòa bình để xác lập chủ quyền quốc gia, giải quyết các vấn đề tồn tạihoặc mới phát sinh trong quan hệ biên giới với nước láng giềng.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới vừa bảo vệ chủquyền an ninh quốc gia, vừa phục vụ tốt chính sách mở rộng, giao lưu hợp tác quốc

tế trên các lĩnh vực của Đảng và Nhà nước

* Những đặc điểm chi phối công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới phía Bắc.

to lớn về vật chất, tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhândân ta và cũng đã từng gây ra chiến tranh biên giới tháng 02/1979 Hiện nay đãbình thường hóa quan hệ với Việt Nam, do đó đường biên giới này được hìnhthành từ lâu đời, có nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử, tự nhiên để lại và cả nhữngvấn đề mới do phía bên kia gây ra

Tuyến biên giới phía Bắc có địa hình rừng núi cao, hiểm trở, rừng rậm,nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, đường sá nhỏ hẹp, nhiều nơi chưa có đường dânsinh, vận chuyển chủ yếu theo các đường mòn, vào mùa mưa nhiều xã, bản giaothông bị ách tắc Đây là trở ngại lớn nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội cũngnhư trong các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới hiện tại và tương lai

- Về văn hóa xã hội:

Do điều kiện địa lý và lịch sử, các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới phíaBắc hiện nay còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội Có 161 xãbiên giới thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai,Lai Châu và Điện Biên với 21 dân tộc anh em sinh sống như dân tộc H.Mông, Dao,Tày, La Chí, Phù Lá Trong đó dân tộc Nùng chiếm 23% (17.793 hộ; 92.450khẩu), dân tộc H.Mông chiếm 20% (14.510 hộ, 80.598 khẩu), dân tộc Tày chiếm

Trang 9

19% (14.927 hộ, 76.308 khẩu) Đồng bào các dân tộc thiểu số ở phía Bắc từ xưađến nay luôn có truyền thống yêu nước, từ ngày có Đảng, đồng bào một lòng theoĐảng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy, đồngbào các dân tộc luôn gắn bó và ủng hộ BĐBP, có nhiều kinh nghiệm trong việcphối hợp với BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG.

Đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới phía Bắc sinh sống ở môi trườngrừng núi và canh tác nương rẫy là chính, có những tín ngưỡng, lễ nghi liên quan tớiviệc làm rẫy, cúng ma Chính cơ sở kinh tế nương rẫy đã quy định toàn bộ đờisống xã hội và văn hóa của các dân tộc Mật độ dân cư thưa, là nơi cư trú của nhiềudân tộc bản địa, sống lâu đời như Tày, Nùng, H.Mông, Dao Các dân tộc sống xen

kẽ nhau, mỗi dân tộc có tiếng nói và phong tục tập quán riêng, họ đều có đức tínhtrung thực, thẳng thắn, thật thà, dễ tin, cần cù trong cuộc sống, dũng cảm trong tự

vệ nhưng hay định kiến, dễ mặc cảm, vai trò của già làng, trưởng họ, trưởng bản có

vị trí quan trọng là những người có uy tín, luôn được đồng bào tin cậy, nghe theo Địa bàn biên giới phía Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng tin theo Đảng,theo cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhân dân các dân tộc có lòng yêunước, kiên trung, có tinh thần đoàn kết tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng đã đóng góp to lớn sức người trong đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranhbảo vệ biên giới, có truyền thống và kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ biên giới.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc luôn tích cực, sát cánh cùngBĐBP đấu tranh có hiệu quả bảo vệ chủ quyền an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội ở khu vực biên giới Hiện nay, nhân dân các dân tộc biên giới tiếp tục khẳngđịnh vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới

- Về mặt kinh tế - xã hội:

Khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc là một trong những khu vực có tiềmnăng kinh tế dồi dào nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức, vì vậy trình độphát triển kinh tế - xã hội vẫn ở mức thấp, đời sống vật chất, tinh thần của nhândân còn rất khó khăn Theo số liệu thống kê năm 2003, trên 26 xã biên giới phíaBắc có 7.226 hộ thường xuyên thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng trong một năm, 18.491 hộthuộc diện hộ nghèo đói, hiện nay mới có 151/161 xã có đường ô tô đến xã, 70/161

xã có điện lưới quốc gia Trẻ em trong độ tuổi đến trường bị thất học còn nhiều,hiện tượng mù chữ, tái mù chữ giảm không đáng kể (hiện đang có 14.341 ngườituổi từ 15 đến 35 tuổi mù chữ và tái mù chữ, 11.010 trẻ em bị thất học) Cơ sở y tế,giáo dục, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, các tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, các hủ tục lạc

Trang 10

hậu, mê tín còn diễn biến phức tạp Địa bàn biên giới phía Bắc đang đặt ra nhiềuvấn đề cần được giải quyết Do tập quán canh tác nương rẫy, không áp dụng cácbiện pháp thâm canh nên năng suất thấp dẫn đến nạn du canh du cư kéo theo là nạnphá rừng làm nương rẫy, làm mất cân bằng sinh thái Đây là một nguyên nhânquan trọng tạo nên làn sóng hàng vạn người dân đã di cư về phía tây vào vùng giápbiên giới một cách ồ ạt trong những năm gần đây.

- Về cơ sở chính trị:

Theo báo cáo của phòng VĐQC, Cục Chính trị BTL – BĐBP hiện nay có

161 đảng bộ, 744 chi bộ, 1.120 đảng viên là nữ, 7.756 đảng viên là nam, các xãbiên giới các tỉnh phía Bắc đều có đảng bộ Đây là điểm quan trọng rất thuận lợiđối với công tác VĐQC xây dựng cơ sở chính trị ở khu vực biên giới, nơi đại đa số

là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống Qua phân loại phong trào bảo vệ chủquyền ANBG hàng năm số xã khá và vững mạnh tăng lên, theo kết quả phân loại,đến nay, chất lượng phong trào bảo vệ chủ quyền ANBG của các xã biên giới phíaBắc không còn xã yếu kém (cụ thể: vững mạnh 50; khá 104; trung bình 7)

Tổ chức công an, dân quân xã hàng năm được huấn luyện theo chương trìnhquy định (có: 2.051 công an xã bản; 10.144 dân quân) Lực lượng công an và dânquân cơ sở thường xuyên phối hợp với BĐBP tuần tra bảo vệ biên giới và giữ gìn

an ninh chính trị, trật tự xã hội ở khu vực biên giới Tuy nhiên, tổ chức cơ sở đảng,chính quyền địa phương ở một số xã chưa thực sự vững mạnh, năng lực lãnh đạocòn hạn chế Một bộ phận cán bộ, đảng viên trình độ văn hóa thấp, kinh tế gia đìnhcòn khó khăn nên trong lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện các chương trìnhphát triển kinh tế, quản lý xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh chưa đạt được hiệuquả cao

- Về an ninh chính trị:

Khu vực biên giới phía Bắc là môi trường rất nhạy cảm về chính trị, biếnđộng nhanh chóng khó lường Vì BGQG vốn đã tồn tại những vấn đề lịch sử, vốn

đã có những khó khăn, phức tạp, nhưng còn bị tác động, nhất là biến động chính trị

- xã hội, chính sách đối ngoại của nước láng giềng đối với nước ta BGQG còn làcửa ngõ của đất nước, có địa hình tự nhiên hiểm trở, các loại đối tượng dễ xâmnhập, ẩn nấp Nên các thế lực phản động coi trọng các phương thức xâm nhập, càicắm, hoạt động tình báo, gián điệp, tiến hành điều tra, thu thập các bí mật quốc gia,xây dựng phát triển cơ sở, nhen nhóm các tổ chức phản động, lôi kéo tranh thủ

Trang 11

quần chúng của ta, thực hiện “Diễn biến hòa bình”, nhằm làm mất ổn định ANBG,chống phá cách mạng nước ta.

Các thế lực thù địch hết sức lợi dụng bọn phản động trong các dân tộc thiểu

số, để lôi kéo quần chúng gây mất ổn định khu vực biên giới Một số đối tượngnước ngoài lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo đã xâm nhập vùng sâu, vùng xa

ở khu vực biên giới để nắm và lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ

sở xã hội Chúng triệt để lợi dụng đặc điểm vùng dân tộc thiểu số dân trí thấp,thông tin kém phát triển để khai thác những vấn đề lịch sử, những khó khăn hiệnnay, nhất là những sơ hở thiếu sót của ta trong thực hiện chính sách dân tộc, tôngiáo Chúng ra sức kích động, dụ dỗ, lôi kéo những phần tử thoái hóa biến chấttrong cán bộ, đảng viên để tập hợp lực lượng, khi có thời cơ là nổi dậy gây rối tiếntới gây bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân Trong những năm qua, BĐBP phốihợp với quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm tuyến biên giới phía Bắc

cụ thể: 763 vụ, 6.978 đối tượng vi phạm quy chế; 137 vụ, 1.947 đối tượng đẩyngười về qua biên giới và 327 vụ, 672 đối tượng tội phạm khác

- Tình hình BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc:

Lực lượng BĐBP đã được Bộ Chính trị khóa VII chỉ rõ: “Bộ đội biên phòngđược sự chỉ huy thống nhất từ Trung ương đến đơn vị cơ sở, trực thuộc sự chỉ huy

và quản lý toàn diện của Bộ Quốc phòng”[7, 4] Hệ thống tổ chức đó gồm: Bộ Tưlệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh (thành phố) và các đồn biên phòng Đảng

ủy, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tưlệnh BĐBP, vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy (Thành ủy) Đồn biênphòng là đơn vị cơ sở của BĐBP, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấptrên về nhiệm vụ công tác biên phòng Tham gia các chương trình phát triển kinh

tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương

Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của BĐBP, các đồn biên phòng có quân

số, trang bị, biên chế tổ chức theo quy định của QĐND Việt Nam, có sự lãnh đạo,chỉ huy chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Trong hệ thống tổ chức củaBĐBP, lực lượng chuyên trách làm công tác VĐQC cũng được bố trí theo hệ thốngdọc; ở Bộ Tư lệnh BĐBP có Phòng VĐQC; ở Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh (thànhphố) có Ban VĐQC và các đồn biên phòng có Đội VĐQC, biên chế sĩ quan chỉhuy làm đội trưởng, đội phó, số còn lại chủ yếu là quân nhân chuyên nghiệp vàchiến sĩ Quân số Đội VĐQC biên chế từ 7 đến 9 đồng chí

Trang 12

Trên tuyến biên giới phía Bắc, có những đồn biên phòng thành lập từ năm

1957 đến nay đều được mang địa danh địa phương đã ăn sâu vào tiềm thức, tìnhcảm của mỗi người dân biên giới Tuy được bố trí ở những vị trí thuận lợi cho côngtác quản lý biên giới, song hầu hết các đồn biên phòng ở địa bàn xa sự chỉ huy, chỉđạo của Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, do đó mang tính độc lập tác chiến cao Vớibiên chế, trang bị còn hạn chế song phải đảm nhiệm trên một địa bàn rộng, một sốđồn phụ trách từ 3 đến 5 xã biên giới với chính diện 25 đến 45 km đường biên giới,

5 đến 7 cột mốc chính và phụ Từ đặc điểm trên cho thấy hoạt động quản lý,BVĐB, cột mốc trên tuyến biên giới phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, do đó chỉ

có dựa vào dân, làm tốt công tác VĐQC thì BĐBP mới hoàn thành nhiệm vụ củamình

Trong công cuộc đổi mới, được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nên đờisống của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện Tuy nhiên, một bộ phậnnhân dân ở các khu vực giáp biên giới đời sống còn gặp nhiều khó khăn, dân cưthưa thớt, hầu hết nhân dân các xóm giáp biên giới đều có quan hệ dòng họ, cóchung tiếng nói, tập quán, lễ hội, thờ cúng tổ tiên với nhân dân nước đối diện, dovậy thường qua lại thăm thân, trao đổi mua bán hàng hóa, dự các lễ hội Gây khókhăn cho công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG Ngoài ra đồng bào các dântộc sinh sống thành từng khu vực tương đối rõ nét, số lượng các thành phần dân tộckhông đều nhau, gây khó khăn cho BĐBP trong tuyên truyền, vận động giáo dụcthuyết phục và giúp đỡ đồng bào cùng tham gia quản lý, bảo vệ BGQG

Từ những đặc điểm trên đã tạo nên những nhân tố khách quan thuận lợi vàkhó khăn đặt ra cho công tác VĐQC của BĐBP trên tuyến biên giới phía Bắc cầnphải đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý,BVĐB, cột mốc biên giới Biết vận dụng linh hoạt nội dung, hình thức, biện pháptiến hành công tác VĐQC, chăm lo xây dựng củng cố đội ngũ chuyên trách côngtác VĐQC ở các đồn biên phòng đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ và: “Mỗi cấp ủy chỉ huy các cấp trong BĐBP phải nhận thức sâu sắchơn vị trí, yêu cầu công tác VĐQC trong tình hình mới Tăng cường sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp ủy, chỉ huy đối với công tác VĐQC” [6, 12]

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc của bộ đội biên phòng phía Bắc

* Công tác VĐQC của BĐBP:

Trang 13

Công tác VĐQC là một trong những công tác cơ bản, gắn liền với từng bướctrưởng thành của BĐBP Một trong những truyền thống tốt đẹp tạo nên sức mạnhcủa BĐBP là mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân các dân tộc ở khu vực biêngiới.

Nhân ngày thành lập lực lượng CANDVT (nay là BĐBP) (3.3.1959), Chủtịch Hồ Chí Minh đã đến dự và chỉ thị: “Một vạn công an chỉ có hai vạn tai, haivạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàngtriệu tay chân Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động”[30, 404]

Tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh ở đây là dân yên thì biên phòng mới vững,biên phòng muốn vững phải yên dân, đó là kế sách dựa vào nhân dân để bảo vệbiên giới, đó là quan điểm biên phòng toàn dân - quan điểm cơ bản về công tácbiên phòng Tư tưởng của Người là điểm hội tụ của chủ nghĩa Mác Lênin về sứcmạnh, vai trò lịch sử của quần chúng nhân dân và đạo lý truyền thống của cha ông

ta luôn dựa vào nhân dân các vùng biên ải, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu

số để giữ gìn biên cương, bờ cõi

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biếnhòa bình”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta Đối với khu vực biêngiới chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng khó khăn của đồng bào cácdân tộc về đời sống kinh tế, văn hóa thấp kém để lôi kéo, kích động quần chúngchia rẽ đồng bào thiểu số gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân Trước tình hình

đó, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho BĐBP: “Liên hệ chặt chẽ với quần chúng,dựa vào quần chúng để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhândân vùng biên giới, tăng cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các chủ trương vàchương trình kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước tích cực xây dựng cơ sở chínhtrị, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnhgắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên vùng biêngiới”[7, 3]

Sức mạnh của đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới là rất to lớn Nhưngsức mạnh đó chỉ được phát huy khi họ được giác ngộ và được tổ chức lại Ngay từnhững ngày đầu dựng đồn, lập trạm, nhiều cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã lặn lộitrèo đèo, lội suối đi tìm từng gia đình, đưa đồng bào về định canh, định cư, lập bảnlàng để từng bước hình thành lũy thép biên phòng nhân dân

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn ANBG của BĐBP rất nặng

nề, có thể ví như người lính xung kích, tiên phong trên tuyến đầu chống giặc ngoạixâm, bảo vệ an ninh an toàn cho Tổ quốc Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình,

Trang 14

BĐBP phải biết liên hệ mật thiết với nhân dân vùng biên, coi công tác tuyên truyềnVĐQC là nhiệm vụ thường xuyên cần thiết BĐBP phải biết vận dụng linh hoạt sáubiện pháp công tác vào bảo vệ biên giới Trong đó biện pháp VĐQC là biện pháp

cơ bản, làm cơ sở cho các biện pháp khác Mỗi biện pháp công tác biên phòng làmột mũi chiến đấu, có đối tượng, lực lượng, phương thức đấu tranh riêng và cóquy luật riêng Nhưng mỗi biện pháp đều phải lấy chính trị làm gốc, phải quán triệt

và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG của đồn biên phòng làtrách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị, trong đó có đội công tác chuyêntrách, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ huy trực tiếp toàn diện của đồn trưởng

và ban chỉ huy đồn với sự phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyềnđịa phương và sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ cấp trên

* Từ thực tiễn chiến đâú, xây dựng và trưởng thành của BĐBP đã khẳng định: “Công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG của BĐBP là tổng thể các hoạt động, các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, nghiệp vụ do BĐBP tiến hành để tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân ở khu vực biên giới tự nguyện tham gia cùng BĐBP BVĐB, mốc giới, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, chính trị, trật tự xã hội, chống xâm nhập và vượt biên giới trái phép, buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên đất nước, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển với nước láng giềng”[35, 91]

Sự lớn mạnh và trưởng thành của BĐBP hơn 45 năm qua luôn gắn liền với

sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và với vai trò to lớncủa đồng bào các dân tộc vùng biên giới Đảng ta luôn chỉ đạo công tác VĐQC làmột nhiệm vụ cơ bản thường xuyên, quan trọng, là trách nhiệm của toàn thể đảngviên, các tổ chức đảng trong BĐBP Việc vận động thuyết phục quần chúng phục

vụ cách mạng, bảo vệ chủ quyền ANBG Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa quyết địnhđến sức mạnh và sự trường tồn của Đảng nói chung của BĐBP nói riêng Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc

là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trịdưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sứcmạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng

và thế trận an ninh nhân dân” [13, 117]

“Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ lànhiệm vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”[13, 117] Vì vậy: “Côngtác VĐQC luôn luôn là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược trong mọi thời kỳ củacách mạng”[8, 251].Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các

Trang 15

dân tộc thiểu số đã đoàn kết chặt chẽ, góp phần to lớn vào sự nghiệp quản lý, bảo

vệ biên cương của Tổ quốc, đánh bại các cuộc xâm lược của kẻ thù

Trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG, BĐBP phảiđương đầu với nhiều loại đối tượng, các loại kẻ thù có tổ chức, có âm mưu thâmđộc và thủ đoạn tinh vi xảo quyệt Để đấu tranh có hiệu quả thì trước hết đồng bàocác dân tộc ở khu vực biên giới là chỗ dựa cơ bản, là sức mạnh vững chắc nhất củaBĐBP trên khắp giải biên cương của Tổ quốc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉrõ: Bất kỳ trong tình huống nào, cũng phải bám chắc lấy dân, dựa vào dân để tồntại Đó là cái chìa khóa của mọi thắng lợi

* Vì vậy đối với công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP phía Bắc là: một bộ phận cơ bản của công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn nhân dân ở khu vực biên giới, nâng cao nhận thức và trình độ giác ngộ, ý thức đầy đủ về quốc gia, quốc giới, nắm vững đường biên, cột mốc được phụ trách, cơ sở pháp lý của đoạn đường biên, cột mốc được giao, nắm vững các hiệp định hiệp nghị, quy chế biên giới Từ đó, mỗi người tùy theo từng lứa tuổi, từng gia đình ở từng xóm, bản

và điều kiện cụ thể để có hình thức tham gia bảo vệ biên giới thích hợp, nhưng phải được đặt trong tổng thể sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở và đồn biên phòng là nòng cốt.

- Mục tiêu công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới là

nhằm giáo dục, nâng cao giác ngộ, ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc ởkhu vực biên giới đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBG, làm cho mỗi ngườidân trở thành chủ nhân thực sự ở khu vực biên giới, góp phần củng cố đoàn kết dântộc, mối quan hệ quân dân càng thêm gắn bó Qua phong trào quần chúng tham giaquản lý đường biên, cột mốc biên giới của Tổ quốc, còn góp phần xây dựng cơ sởchính trị và thúc đẩy các phong trào khác ở địa phương, từ đó thúc đẩy sự pháttriển của nền biên phòng toàn dân lên một bước mới

Công tác VĐQC tham gia quản lý BVĐB, cột mốc biên giới của BĐBP phíaBắc là một bộ phận quan trọng trong công tác VĐQC của Đảng và quân đội Thựctiễn của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG những năm qua đã khẳng địnhvai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công tác biên phòng Đặc biệt

từ khi có Quyết định 16 của Chính phủ về “Ngày Biên phòng” đã mở ra bước pháttriển mới của phong trào toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới Dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhiều phongtrào cách mạng sáng tạo của quần chúng ra đời và mang lại hiệu quả thiết thực

Trang 16

trong hoạt động xây dựng và bảo vệ biên giới như các phong trào: phụ nữ, phụ lãogương mẫu tham gia chống lấn chiếm biên giới, tổ tàu thuyền, bến bãi an toàn,đường biên thanh niên làm chủ, giáo dục cảm hóa đối tượng phạm tội tại cộngđồng, dòng họ, thôn bản chống truyền đạo trái phép Chính từ sự phát triển phongphú sinh động của các phong trào trên, nên phong trào quần chúng tham gia quản

lý, BVĐB, cột mốc cần được nhân rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả hơn nữa

Nhận thức sâu sắc những vấn đề trên, BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc xácđịnh công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới là một bộ phậnquan trọng của công tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG

- Chủ thể tiến hành công tác VĐQC là trách nhiệm của mọi cấp, mọi

ngành, của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Ở đồn biên phòng, đội VĐQC là lực lượngnòng cốt chuyên trách, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đảng bộ, chi bộ, banchỉ huy đồn, mà trực tiếp là đồng chí phó đồn trưởng về chính trị phụ trách côngtác VĐQC

- Đối tượng VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc rất đa dạng, đó là

nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới, các già làng, trưởng bản, từng hộ giađình ở các thôn bản giáp biên, cấp ủy, chính quyền xã và các cơ quan, các banngành đóng trên địa bàn biên phòng Tùy theo từng đối tượng để có nội dung,phương pháp, hình thức vận động quần chúng

- Nội dung cơ bản của công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới phía Bắc của BĐBP là tuyên truyền sâu rộng nhân dân khu vực biên

giới quán triệt và tự giác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới, các chủ trương của cấp ủyđịa phương, tình hình thực trạng đường biên giới, mốc quốc giới trên thực địa Từ

đó để đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức trách nhiệm tham gia quản lý,BVĐB, mốc giới

Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoạixâm của dân tộc Việt Nam, trực tiếp là truyền thống đấu tranh chống bọn phảnđộng phá hoại biên giới, BVĐB, mốc giới, quê hương, làng bản của nhân dân cácdân tộc ở biên giới

Tuyên truyền giáo dục ý thức quốc gia, quốc giới Giáo dục lòng tự hào vềđoàn kết cộng đồng các dân tộc; xây dựng tình đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc

tế, quan hệ láng giềng thân thiện, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tácphát triển Giáo dục nhân dân các dân tộc thường xuyên có ý thức cảnh giác cách

Trang 17

mạng, nhận rõ bản chất âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch, các bọn phản động,phần tử xấu, giáo dục và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các tình huống xẩy ra nhưxâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới, di chuyển cột mốc

Thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở các xãbiên giới, làm tham mưu cho địa phương để thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chínhquyền điều hành, đồn biên phòng là nòng cốt, nhân dân tự quản đường biên, mốcgiới

Tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB,mốc giới, thực hiện các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng xã biênphòng vững mạnh Xây dựng quy chế phối hợp giữa đồn biên phòng với UBND xãtrong quản lý, bảo vệ đoạn đường biên, cột mốc, tạo thành phong trào quần chúngtham gia quản lý, bảo vệ biên giới

- Phương pháp VĐQC: kết hợp vận động quy mô tập thể, đông người

với vận động phân tán, nhỏ lẻ, cá biệt Vận động thường xuyên, định kỳ với vậnđộng từng đợt, vận động đột xuất theo tình hình cụ thể Tiến hành bằng lực lượngcác cấp đơn vị BĐBP, kết hợp lực lượng của cấp ủy, chính quyền địa phương, lựclượng của hệ thống chính trị, cơ sở chính trị, cơ sở quần chúng, lực lượng của các

cơ quan, ban ngành liên quan và toàn xã hội tham gia

Quá trình thực hiện, chú ý dựa và kết hợp tham gia thực hiện các nhiệm vụchính trị, các phong trào của địa phương, góp phần cải thiện đời sống nhân dân đểxây dựng, củng cố phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biêngiới Tổ quốc

Thực hiện xây dựng phòng ngừa là chính, đấu tranh trấn áp là quan trọng,thông qua học tập, tuyên truyền, giáo dục, làm cho quần chúng được trang bị nhậnthức mới, ý thức được vai trò, trách nhiệm để tự giác, chủ động tham gia, tạo sựchuyển biến cho phong trào Mặt khác, đối với khu vực biên giới chủ yếu gồmđồng bào các dân tộc ít người, khi triển khai công tác VĐQC cần chú ý những tầnglớp già làng, già bản, trưởng dòng họ Chú ý tôn trọng phong tục, tập quán, thựchiện chính sách dân tộc, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhànước ta

Trình tự thực hiện: Trên trước, dưới sau - trong trước, ngoài sau - điểmtrước, diện sau - trọng tâm trước, toàn bộ sau Cấp ủy, chi bộ, cán bộ đảng viên,các tổ chức, đoàn thể quần chúng tổ chức học tập, quán triệt trước Trên cơ sở đó,

có lực lượng hạt nhân tỏa vào từng cụm dân cư, thôn bản giáp biên để giáo dục

Trang 18

chung; đồng thời thực hiện tuyên truyền, giáo dục phạm vi hẹp; phát động giáo dục

cá biệt Tập trung làm chuyển hóa điểm để tạo lòng tin, tính thuyết phục quầnchúng Dùng người giác ngộ, tiến bộ thuyết phục cảm hóa người chậm tiến Dùngngười địa phương, cùng dân tộc thuyết phục người cùng địa phương cùng dân tộc Chú ý khai thác yếu tố tương đồng để cổ vũ chuyển hóa nội bộ

- Hình thức VĐQC:

+ Hình thức cơ bản: Hình thức VĐQC được xác lập trên cơ sở hoàn cảnh,

điều kiện, đặc điểm cụ thể của đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, khả năng củaBĐBP và sự tham gia, phối hợp của nhân dân trong địa bàn Để xác định và vậndụng được hình thức VĐQC phù hợp, chủ thể VĐQC phải làm tốt công tác điềutra, nghiên cứu các yếu tố điều kiện, đặc điểm địa bàn, đường biên, mốc giới, quyluật hoạt động, đặc điểm tâm lý, trình độ, cá tính của đối tượng Trong 45 nămqua công tác VĐQC của BĐBP thường vận dụng hai hình thức cơ bản

Một là, VĐQC thường xuyên, là hình thức cơ bản, chủ yếu tiến hành liên tục

mọi thời gian, tuyên truyền, vận động mọi người dân ở biên giới giáo dục mọi đốitượng; huy động, động viên mọi người tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biêngiới

Hai là, VĐQC đột xuất, là hình thức xử lý tình huống khi có tình hình,

nhiệm vụ phát sinh ngoài kế hoạch, chương trình như: có hiện tượng xâm canh,xâm cư, vượt biên, di chuyển cột mốc cần vận dụng hình thức này

+ Hình thức vận động theo chuyên đề.

Ngoài hai hình thức cơ bản trên, BĐBP còn tiến hành VĐQC theo chuyên

đề, tập trung phục vụ đấu tranh với những đối tượng, giải quyết những vụ việc phátsinh cụ thể nhằm xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện, giữ vững ổn định biêngiới trong đó tập trung các hoạt động:

VĐQC tham gia xây dựng phong trào bảo vệ trị an, BVĐB, mốc giới, thựchiện quy chế, các hiệp định, hiệp nghị về biên giới Đấu tranh chống lấn chiếmbiên giới, khai thác tài nguyên trái phép qua biên giới Đấu tranh thực hiện quy chếbiên giới ở các cửa khẩu đường bộ Đấu tranh chống vượt biên di dân tự do, tráiphép Chống buôn lậu, buôn bán ma túy qua biên giới, đấu tranh chống nhập khẩutrái phép các loại ấn phẩm đồi trụy Tổ chức xóa bỏ trồng cây thuốc phiện, vậnđộng định canh, định cư Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khu vựcphòng thủ

Trang 19

* Công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

Một là, tùy tình hình thực tế ở địa bàn, BĐBP cần tiếp tục quán triệt sâu

rộng và chấp hành nghiêm chỉnh các quan điểm cơ bản của Đảng về quần chúng vàcông tác quần chúng; nắm vững và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệchủ quyền ANBG Đây là nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu bảo đảm chocông tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giớiphía Bắc không bị chệch hướng chính trị và không vi phạm pháp luật

Hai là, phải luôn bám sát và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn

vị và các chủ trương công tác của địa phương, tình hình cụ thể từng đoạn đườngbiên, mốc giới để tuyên truyền vận động nhân dân, nghiên cứu bổ sung nội dunghoạt động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới Cấp ủy và chỉ huy từ Bộ Chỉhuy BĐBP tỉnh đến các đồn biên phòng phải luôn căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vịtrong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, căn cứ tình hình mọi mặt ở địa bàn vànhững chủ trương công tác của địa phương để xác định nội dung, nhiệm vụ tuyêntruyền vận động cho phù hợp, đạt hiệu quả cao

Ba là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, bổ xung hoàn thiện cơ chế chính sách,

cơ chế phối hợp giữa các hộ, xóm, bản sát biên với cấp ủy, chính quyền xã và đồnbiên phòng Xác định rõ hơn trách nhiệm của quần chúng tham gia quản lý, bảo vệbiên giới vừa tạo được động lực vật chất, tinh thần nhằm huy động được sức mạnhtổng hợp của quần chúng để thực hiện tốt phương châm: Ở đâu có đường biên, cộtmốc biên giới ở đó có quần chúng nhân dân bảo vệ Thực hiện tốt chế độ giao ban,hội ý giữa chính quyền và các lực lượng ở biên giới, nắm chắc mọi diễn biến tìnhhình Đảm bảo mọi vụ việc xẩy ra trên biên giới phải được phát hiện kịp thời, xử

lý, giải quyết ngay bằng lực lượng tại chỗ, làm dứt điểm, không để kéo dài, phátsinh lan rộng Đồng thời đảm bảo củng cố, duy trì phát triển mối quan hệ hợp táchữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết phục với tổ chức thực hiện

các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện có hiệu quả, đời sốngnhân dân được nâng cao Đây là nguyên tắc để chỉ đạo biện pháp tiến hành VĐQCtham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới Chỉ khi nào các chương trình pháttriển kinh tế - xã hội được thực hiện có hiệu quả, đời sống đồng bào các dân tộc ởkhu vực biên giới ổn định thì các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thuyết phục của

Trang 20

BĐBP mới được nhân dân tổ chức thực hiện tự quản đường biên, cột mốc khi họđược giao Nhân dân khu vực biên giới phải hiểu sâu sắc ý nghĩa chính trị vấn đềchủ quyền biên giới Nắm vững, thực hiện tốt các hiệp định, hiệp nghị, quy chếbiên giới đồng thời thấy rõ trách nhiệm quản lý, BVĐB, cột mốc, chủ quyền lãnhthổ, tài nguyên đất nước, lợi ích quốc gia Tích cực, tự giác tham gia, bảo vệ chủquyền ANBG của Tổ quốc.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc.

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, tiêu chí là: “Đặc trưng dấu hiệu làm cơ sở căn

cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái niệm”[38, 1640] Tiêu chí được thểhiện ở các chỉ số, thông số, chỉ tiêu dùng làm thước đo, dựa vào đó để so sánh,đánh giá kết quả hoạt động Các chỉ số, thông số, chỉ tiêu càng cụ thể, chính xácbao nhiêu thì việc đánh giá càng chính xác bấy nhiêu Nhưng để đánh giá hiệu quảphong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biêngiới phía Bắc, cần phải có một số tiêu chí cụ thể, bao gồm:

Thứ nhất, sự vững mạnh của các chủ thể trong công tác VĐQC tham gia

quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc thể hiện ở sự trongsạch, vững mạnh của tổ chức đảng (trước hết là chi ủy, chi bộ, đảng bộ đồn biênphòng), sự quan tâm của tổ chức đảng đối với công tác VĐQC tham gia quản lý,BVĐB, cột mốc thông qua việc thường xuyên đưa nội dung, nhiệm vụ VĐQCtham gia quản lý, BVĐB, cột mốc vào các nghị quyết lãnh đạo hàng tháng, quý racác nghị quyết chuyên đề khi tập trung lãnh đạo, vai trò của người chỉ huy đồnbiên phòng trong thực hiện nghị quyết của chi bộ, đảng ủy đồn biên phòng Mọicán bộ, chiến sĩ trong đội VĐQC có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, giỏi vềnghiệp vụ VĐQC, nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng

và Nhà nước, hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, tổchức hướng dẫn nhân dân tham gia quản lý, BVĐB, mốc giới

Thứ hai, kết quả thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp công tác

VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP phía Bắc được thể hiện côngtác quản lý, nắm tình hình trên biên giới được tăng cường và kịp thời hơn, nhất làđoạn biên giới đã được đăng ký tự quản Những hành vi xâm phạm chủ quyền biêngiới xâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới, đập phá, di dời cột mốc và các dấuhiệu xác định đường biên giới, làm đường, trồng cây hoặc chôn mồ mả sâu vào đất

ta, xây kè, đập nắn dòng chảy sông suối biên giới được quần chúng nhân dân

Trang 21

phát hiện và báo cho đồn biên phòng và chính quyền kịp thời Nhờ đó công tác đấutranh ngăn chặn chủ động và chặt chẽ hơn.

Thứ ba, kết quả phong trào quần chúng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội ở địa bàn biên phòng được nâng cao Đồng thời với trách nhiệm thamgia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới, đồng bào còn tích cực phát hiện đấu tranhvới các hiện tượng di dịch cư tự do, truyền đạo trái phép, buôn lậu qua biên giới,buôn bán ma túy và hàng quốc cấm, vượt biên chăn thả gia súc, khai thác tàinguyên trái phép ở hai bên biên giới Các hiện tượng lạ xẩy ra hoặc người lạ ra vàođịa bàn đều được bà con chủ động phát hiện ủng hộ BĐBP trong xây dựng đơn vịvững mạnh, trong xây dựng củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với nước lánggiềng, với nhân dân bên kia biên giới

Thứ tư, kết quả kết hợp tốt giữa tăng cường quốc phòng, an ninh với phát

triển kinh tế và ngược lại Từ yêu cầu đăng ký tự quản lý, BVĐB, cột mốc biêngiới, diện tích canh tác được mở rộng Nhiều khu vực trên biên giới được khaihoang, phục hóa Nhiều nơi phải triển khai thực hiện được việc kết hợp giữa giaonhận đoạn biên giới với giao nhận nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản

lý đồi rừng cho từng hộ, xóm bản giáp biên Một số nơi cáp ủy, chính quyền địaphương vận động được các hộ dân phía sau ra cư trú sản xuất giáp các đoạn biêngiới chưa có dân, từng bước bố trí quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển kinh tếgắn với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong khu vực biên giới

Thứ năm, thông qua công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc

biên giới, sẽ củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, chống lại âm mưu chia rẽ,lôi kéo của kẻ thù, phát động thành phong trào quần chúng tích cực ủng hộ và bảo

vệ các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, bảo vệ cán bộ, đảng viên

và các thành viên của các đoàn thể đó Tình cảm giữa cán bộ chiến sĩ biên phòngvới đồng bào các dân tộc càng gắn bó với nhau hơn; tình cảm quân dân, tình cảmcủa tuyến sau đối với tuyến trước ngày càng tăng cường

Trên những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lýBVĐB, cột mốc biên giới, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ biên phòng phía Bắc phải nhậnthức đúng tiêu chí, những yếu tố tác động, dự báo những thuận lợi, khó khăn,những vấn đề mới nảy sinh Từ đó lựa chọn những phương thức tác động cho phùhợp nhằm hạn chế những thiếu sót khuyết điểm, phát huy ưu điểm, khai thác tối đamọi lợi thế để làm cho hiệu quả không ngừng được nâng lên

Trang 22

1.2 Thực trạng và kinh nghiệm công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc của bộ đội biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc

1.2.1 Thực trạng công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc của bộ đội biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc

BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò,tầm quan trọng của công tác quần chúng nói chung và công tác VĐQC tham giabảo vệ chủ quyền ANBG Lãnh đạo, chỉ huy các cấp, trực tiếp là các đồn biênphòng nhận rõ tính chất phức tạp và yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyềnANBG trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 11 ngày 8/8/1995 của BộChính trị “Về xây dựng BĐBP trong tình hình mới” Trong những năm qua, cấp ủy

và chỉ huy các cấp của BĐBP các tỉnh phía Bắc luôn quán triệt sâu sắc quan điểmđường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy,

Bộ Tư lệnh BĐBP về công tác quần chúng nói chung và công tác VĐQC tham giaquản lý, BVĐB, cột mốc biên giới nói riêng Từ nhận thức trên, để tiếp tục thựchiện Quyết định 16/HĐBT ngày 22/2/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) lấy ngày 3/3 hàng năm là “Ngày Biên phòng” và Chỉ thị 394/TTg ngày23/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Ngày Biênphòng” Căn cứ Chỉ thị số 17 của Bộ Tư lệnh BĐBP về “Tăng cường đổi mới côngtác VĐQC, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới”.Đặc biệt Nghị quyết 8b của BCHTW Đảng khóa VI (ngày 27/3/1990) về “Đổi mớităng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân” Quán triệt và thực hiện tinhthần các Nghị quyết của trên Đảng ủy và chỉ huy BĐBP các tỉnh biên giới phíaBắc đã kịp thời đề xuất, tham mưu với tỉnh ủy, UBND các tỉnh Lai Châu, Lào Cai,

Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh xác định phương hướng, mục tiêu,nội dung cụ thể giúp lãnh đạo các địa phương phối hợp, triển khai tổ chức thựchiện các hoạt động VĐQC trong thời kỳ đổi mới Đặc biệt khi tình hình biên giới

Trang 23

phía Bắc có bước phát triển tích cực nhiều mặt, mối quan hệ đoàn kết hữu nghị vớinhân dân bên kia biên giới được củng cố Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, côngtác quản lý, BVĐB, mốc giới vẫn nảy sinh nhiều phức tạp Từ thực trạng trên, Bộ

Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các cục và biên phòng các tỉnh nghiên cứu, vận dụng môhình hiệu quả Cao Bằng thực hiện “Phong trào quần chúng tự quản đường biên, cộtmốc biên giới” Hội nghị rút kinh nghiệm tổ chức “Phong trào quần chúng tự quảnđường biên, cột mốc biên giới” 5 năm (1997 - 2002) được tiến hành ngày30/8/2002 tại Cao Bằng nhằm kiểm điểm, đánh giá những mặt được và chưa được

về việc tổ chức VĐQC tham gia tự quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới

Đảng ủy và Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp vớicấp ủy chính quyền địa phương thống nhất các phương án và cách thức tiến hànhcông tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG nói chung và quần chúng thamgia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới nói riêng Cụ thể đảng ủy BĐBP Lạng Sơn

đã làm tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn ra Nghị quyết số 03 ngày7/10/1993 về “Củng cố và xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện”, UBNDtỉnh Lạng Sơn ra công văn số 161/CV-UB về “Giao đường biên, cột mốc cho nhândân các thôn, bản giáp biên phối hợp cùng BĐBP quản lý, bảo vệ” Đây là một chủtrương lớn của địa phương, nhằm tiếp tục thực hiện tốt 5 nội dung “Ngày Biênphòng”, thông qua phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc biên giới ởtừng thôn, bản đến từng hộ gia đình ở khu vực giáp biên giới

Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho Tỉnh ủy,UBND tỉnh quán triệt Nghị định 34/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 15/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 179/TT của Bộ Quốc phòng hướng dẫnquy chế khu vực biên giới đất liền Từ đó, UBND tỉnh ra chỉ thị về tiếp tục đẩymạnh “Ngày Biên phòng”, giao cho BCH Biên phòng chỉ đạo các đồn biên phòngchủ động làm tham mưu cho huyện ủy, UBND huyện biên giới đề ra kế hoạch cụthể cho 26 xã giáp biên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý, BVĐB,cột mốc biên giới

Ở tỉnh Hà Giang, từ năm 1997 BCH Biên phòng đã chỉ đạo các đồn biênphòng làm tham mưu cho 34 xã biên giới giao đất, giao rừng, đường biên, cột mốcbiên giới cho các xóm bản và gia đình ở sát biên quản lý và bảo vệ

Ở Quảng Ninh, thực hiện Chỉ thị 15/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, BCH Biên phòng đã chỉ đạo Tiểu khu 5 làm tham mưu cho Thị ủy thị xãMóng Cái ra chỉ thị về “Tăng cường chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố

Trang 24

quốc phòng- an ninh xã Hải Sơn” Tháng 5/2000 xã Hải Sơn và Đồn Biên phòng

15 đã tổ chức lễ ký kết “Phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc biêngiới” ở 7 thôn bản trong xã

Tỉnh Lai Châu và Điện Biên có tuyến biên giới với Trung Quốc dài 311 km

và tuyến biên giới Lào dài 363 km Từ năm 1998 BCH Biên phòng đã chỉ đạo cácđồn biên phòng 289, 297, 311 làm điểm tổ chức phong trào quần chúng tự quảnđường biên, cột mốc biên giới để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung

Căn cứ thực trạng tình hình tuyến biên giới phụ trách, Tỉnh ủy Cao Bằng đã

ra Chỉ thị số 25/CT-TW ngày 21/2/1995 về việc “Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt độngngày biên phòng” trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chínhquyền các cấp đẩy mạnh thực hiện các nội dung “Ngày Biên phòng” Chỉ thị 25 đãnhấn mạnh “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền VĐQC, đồng thời phát động sâurộng, phong trào quần chúng nhân dân các xã, xóm giúp biên giới trực tiếp nhậntừng đoạn đường biên, cột mốc để cùng phối hợp với BĐBP quản lý, bảo vệ và coi

đó như là đất đai, tài sản của từng gia đình, từng xóm, bản không thể để mấtđược”

Từ thực trạng bố trí dân cư trong khu vực để giao cho từng hộ gia đình, từngxóm nhận bảo vệ từng đoạn đường biên, cột mốc để phối hợp với đồn biên phòng quản lý, bảo vệ và coi đó như là đất đai, tài sản của từng xóm, bản, từng hộ giađình

Phong trào đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cấp ủy, chính quyền cơ

sở và lực lượng đông đảo quần chúng tham gia Từ kết quả trên, nhân kỷ niệm 38năm ngày truyền thống BĐBP (3/3/1997) UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai phongtrào ra diện rộng Đến tháng 5 năm 1997, 13 đồn biên phòng và 6 huyện: Thạch

An, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Thông Nông, Bảo Lạc, Hà Quảng đã triển khai, phongtrào ở hầu khắp 42 xã và 145 xóm sát biên trên toàn tuyến biên giới tỉnh Cao Bằng

Như vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thựchiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, vai trò làm tham mưu tích cựccủa các đơn vị BĐBP tuyến biên giới phía Bắc, mọi cán bộ, chiến sĩ đều được họctập quán triệt và nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của quần chúng tham gia quản

lý, BVĐB, cột mốc biên giới Nên phong trào quần chúng tham gia quản lý,BVĐB, cột mốc biên giới đã phát triển trên diện rộng, đến nay đã có 8.770 hộ của124/161 xã biên giới thuộc địa bàn của 50/66 đồn biên phòng Có 1.024/1.463 km

Trang 25

đường biên, 263/314 cột mốc chính, 34/71 cột mốc phụ được quần chúng nhân dânđăng ký bảo vệ Đây là hoạt động tích cực, có nội dung thiết thực tạo điều kiện đểphát huy vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủquyền ANBG của Tổ quốc.

+ Công tác tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP phía Bắc Trước yêu cầu mới của sự

nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBG, BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã nắm vững

và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và Đảng ta về vai trò của quần chúng Mặt khác, kế thừa và phát triển những kinhnghiệm của ông cha ta trong bảo vệ biên giới, nên đã tổ chức vận động nhân dânlàm nên “Lũy thép biên phòng” và nâng cao sự tham gia ấy lên trình độ tự giác vàsáng tạo hơn Sức mạnh của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới là rất to lớn,nhưng sức mạnh đó chỉ được phát huy khi họ được giác ngộ và được tổ chức lại

Do đó, có thể nói, công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới củaBĐBP là sự vận dụng sáng tạo, hình thức giáo dục, tổ chức thích hợp để đưa nhândân các dân tộc trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền, ANBG có hiệu quả cao

Những năm qua, BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã tập trung tuyên truyềncho quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới thấy rõ tính đúng đắn, tính ưu việtcủa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Từ đó tạo ra sự đồng tâm, nhấttrí, củng cố niềm tin của quần chúng với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyềnđịa phương, tự giác chấp hành và thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sáchcủa Đảng Đồng thời, thông qua công tác VĐQC để tuyên truyền, phổ biến đồngbào các dân tộc ở khu vực biên giới thấy rõ âm mưu, thủ đoạn các thế lực phảnđộng phá hoại biên giới Từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác, động viên đồng bàophát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm biên giới, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa

vụ công dân trong tham gia bảo vệ biên giới Trên cơ sở nhận thức được tráchnhiệm, nhân dân tích cực tổ chức thực hiện các nội dung đã cam kết Qua công táctuyên truyền vận động đồng bào tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới chothấy hiệu quả công tác nắm tình hình, phát hiện vụ việc được nhanh chóng hơn,thông tin sớm cho lực lượng chuyên trách và các lực lượng hợp đồng xử lý, ngănchặn

Các đồn biên phòng trên tuyến biên giới phía Bắc đã kết hợp chặt chẽ nhiềuhình thức tuyên truyền như tổ chức các hội nghị quán triệt chủ trương của UBNDtỉnh, huyện và phổ biến kế hoạch, nội dung, phương pháp triển khai thực hiện việc

Trang 26

giao nhận giữa đồn biên phòng với chủ tịch UBND xã biên giới Thông qua cáccuộc họp của chủ hộ các gia đình ở sát biên giới, các buổi sinh hoạt của các đoànthể quần chúng hoặc các dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bàocác dân tộc mà tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho đồng bào các dân tộc ở khuvực biên giới khi đi sản xuất ở ruộng, nương của gia đình mình phải có tráchnhiệm quan sát đến khu vực biên giới; cột mốc, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạmchủ quyền lãnh thổ, phải báo cáo các cấp có thẩm quyền (theo quy chế) để xử lý.Những hộ gia đình trong thôn, bản không có ruộng, đất ở gần đường biên giới, nếu

đi chăn trâu, hái củi ở khu vực giáp biên giới phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạmchủ quyền lãnh thổ, phải báo ngay cho các cấp có thẩm quyền

Thời gian qua, BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp chặt chẽ vớiđịa phương và các ngành, các lực lượng liên quan tổ chức được 1.252 buổi tuyêntruyền tập trung cho 7.829 lượt người nghe Cùng với hoạt động tuyên truyền tậptrung, hình thức tuyên truyền cá biệt và tuyên truyền lồng ghép đã góp phần nângcao nhận thức, củng cố niềm tin, thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ công dân thamgia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới của Tổ quốc

- Trong những năm qua, công tác VĐQC của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã có những đổi mới quan trọng cả vềnội dung, hình thức, phương pháp

và tổ chức sử dụng lực lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý BVĐB, cột mốc biên giới trong tình hình mới: phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB,

mốc giới của Tổ quốc là mô hình hoạt động mới, thời gian kiểm nghiệm trong thựctiễn chưa nhiều Tuy nhiên phong trào này không phải bắt nguồn từ một chủtrương chung của Đảng ủy- Bộ Tư lệnh BĐBP đối với toàn lực lượng, mà nó hìnhthành từ hoạt động thực tiễn của cơ sở Chính trong thực tiễn và qua thực tiễn đòihỏi phải có hình thức và phương pháp thích hợp để huy động nhân dân tham giabảo vệ biên giới có hiệu quả Thực tiễn bảo vệ biên giới phía Bắc đòi hỏi đồng thời

đã làm nảy sinh sự sáng tạo mới, đó là hình thức tự quản đường biên, cột mốc biêngiới của nhân dân

Để duy trì, phát triển phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cộtmốc biên giới; các tổ, đội công tác đến ban chỉ huy đồn biên phòng các tỉnh biêngiới phía Bắc đã tích cực chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy,chính quyền địa phương để ra công văn, chỉ thị và các kế hoạch chỉ đạo, tổ chứcthực hiện theo mô hình chung của phong trào; gắn với điều kiện, tình hình thực tế

ở địa phương và đặc điểm tình hình trên từng tuyến biên giới Ngoài ra, các phòng,

Trang 27

ban chức năng của Bộ chỉ huy biên phòng các tỉnh và đồn biên phòng đã có hướngdẫn cụ thể nội dung, hình thức phương pháp phối hợp với địa phương tuyên truyền,vận động để mỗi người dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa của quần chúng tham giaquản lý, BVĐB, cột mốc biên giới Trên cơ sở đó triển khai từng bước vững chắc,phát huy được vai trò tích cực, tự giác của mỗi người dân, đề xuất hỗ trợ chonhững hộ gia đình bị thiệt hại do phía bên kia xâm canh, phá hoại hoa màu, độngviên họ tiếp tục sản xuất, khẳng định chủ quyền Định kỳ 6 tháng, 1 năm, bộ chỉhuy biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng phối hợp với địa phương pháthiện, đề xuất khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích, nhân rộng điển hìnhtrong thực hiện phong trào để động viên và duy trì phong trào quần chúng nhândân tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới Tổ quốc được thường xuyên, liêntục.

- kết quả cụ thể của công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc trong những năm qua thể hiện trên những mặt:

+ Kết quả quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG.

Trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm, hiểu rõ được thực trạng ĐBGQG vàtính chất phức tạp của công tác quản lý biên giới, nhân dân các xóm sát biên đãtích cực tổ chức thực hiện nội dung đã ký kết với đồn biên phòng và chính quyền

xã Các vụ việc nước láng giềng vi phạm quy chế biên giới, vi phạm hiệp định tạmthời được quần chúng nhân dân phát hiện, thông tin sớm cho lực lượng chuyêntrách giải quyết, xử lý, ngăn chặn kịp thời Từ năm 1998 đến nay, quần chúng nhândân đã phát hiện, cung cấp 9.897 tin liên quan công tác quản lý, bảo vệ biên giới,trên 10.000 lượt người trực tiếp tham gia đấu tranh chống lấn chiếm, ngăn chặn12.387 vụ xâm canh, lấn chiếm biên giới; 217 vụ xâm nhập khai thác lâm, thổ sản;

215 lần lực lượng vũ trang nước bạn xâm nhập tuần tra trái phép; phát hiện, xử lýkịp thời 38 trường hợp chôn thi hài, xây mộ giả sang đất ta

Do ý thức được trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đồng thời có

sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp, sự hỗ trợ đắc lực của các lựclượng, các tổ chức, đoàn thể; thời gian qua, lúc cao điểm đã huy động trên 1.300lượt quần chúng tham gia đấu tranh chống lấn chiếm biên giới Với phương phápđấu tranh bình tĩnh, khôn khéo, kiên quyết, bền bỉ, không mắc mưu hành độngkhiêu khích của phía đối diện, giữ được chủ quyền lãnh thổ, không gây tổn hại lớnđến mối quan hệ bình thường giữa nhân dân 2 bên biên giới

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác quản lý, bảo vệ chủ quyềnANBG vẫn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: đối diện bên kia biên giới, lực lượng

Trang 28

vũ trang bạn vẫn chốt giữ trên nhiều điểm cao có lợi thế về quân sự Từ thực trạngtrên, phía ta luôn nghiêm túc thi hành các điều khoản quy định trong hiệp định tạmthời, luôn tỏ rõ thiện chí, nhưng phía bạn liên tục tổ chức các hoạt động vi phạmchủ quyền lãnh thổ của ta Trước thực trạng đó, BĐBP luôn luôn dựa vào dân, làmtham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợptại chỗ, chống lấn chiếm Nơi xảy ra lấn chiếm, BĐBP đã sử dụng và phát huy hìnhthức “Ngoại giao nhân dân”, tổ chức cho già làng, trưởng bản và chính quyền haibên biên giới gặp nhau, đấu tranh bằng pháp luật, theo hiệp định đã ký kết, kết hợpchặt chẽ với chứng cứ và tình cảm để giải quyết vấn đề có lý, có tình.

Thực tiễn của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG những năm qua

đã khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới.Đặc biệt từ khi có Quyết định 16 của Chính phủ về “Ngày Biên phòng” đã mở rabước phát triển mới của phong trào toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ biêngiới Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền các địa phương,nhiều phong trào cách mạng sáng tạo của quần chúng ra đời và mang lại hiệu quảthiết thực trong hoạt động xây dựng và bảo vệ biên giới Trong đó nổi bật là phongtrào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc biên giới Mở đầu từ quê hương cáchmạng Cao Bằng, sau đó lan rộng ra toàn tuyến biên giới phía Bắc, kết quả cụ thểlà:

Các tỉnh biên giới phía Bắc trong những năm qua, thực hiện chủ trương bìnhthường hóa quan hệ, mở cửa giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng mối quan

hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, đã tạo ra những thuận lợi lớn cho sự phát triểnmọi mặt của đời sống xã hội, nhân dân yên tâm tư tưởng làm ăn sinh sống, khắcphục khó khăn, bám đất, bám làng, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, xâydựng quê hương trong sự nghiệp đổi mới

Nhận thức đúng đắn sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, nên phong tràoquần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới các tỉnh phía Bắc đã pháttriển mạnh và đến nay đã có 12.063 hộ của 124 xã biên giới thuộc địa bàn của 66đồn biên phòng tham gia quản lý bảo vệ 1.024 km đường biên, 263/314 mốc chính,

34 mốc phụ được quần chúng nhân dân đăng ký bảo vệ

Trên đây là những kết quả thiết thực của quần chúng nhân dân tham giaquản lý, BVĐB, cột mốc biên giới phía Bắc, góp phần quan trọng đối với sựnghiệp bảo vệ chủ quyền ANBG của Tổ quốc

Trang 29

+ Kết quả công tác VĐQC tham gia đấu tranh chống tội phạm:

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh BĐBP về tăng cường lựclượng, kết hợp đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ nhằm phòng ngừa đấutranh có hiệu quả các loại tội phạm phá hoại biên giới, BĐBP các tỉnh biên giớiphía Bắc đã kịp thời triển khai lực lượng tăng cường cho các địa bàn trọng điểm,phức tạp về chính trị Nổi lên là hoạt động cài cắm, câu móc của đối tượng từ bênngoài vào nội bộ ta, hoạt động buôn bán các loại hàng cấm, ma túy qua biên giới.Thông qua công tác VĐQC đã phát hiện tổng số 1.554 vụ, bắt giữ 9.322 đối tượng.Quần chúng tham gia đấu tranh chống các loại tội phạm như vi phạm quy chế 763

vụ, 6.587 đối tượng; xâm canh 248 điểm, 59,304 ha; đẩy người về qua biên giới

137 vụ, 1.947đối tượng; buôn bán phụ nữ, trẻ em 15 vụ, 15 đối tượng; ma túy 8 vụ,

8 đối tượng thu 1,6 kg thuốc phiện, 395g heroin, 10.000 viên APC và thuốc gâynghiện; tội phạm khác 327 vụ, 672 đối tượng; phát hiện mốc giới bị đổ vỡ 23 vụ,

23 mốc quần chúng phát hiện báo BĐBP xử lý kịp thời Thông qua phong tràoquần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới nhiều vụ việc buôn lậu,buôn bán phụ nữ qua biên giới đã được quần chúng phát hiện, thông báo kịp thờicho BĐBP và các lực lượng chức năng phối hợp đấu tranh ngăn chặn, góp phầngiữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên phòng

+ Quần chúng tham gia xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội ở khu vực biên giới phía Bắc.

Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính phủ về phát triển kinh

tế - văn hóa xã hội ở vùng biên giới, về xóa đói giảm nghèo, về củng cố quốcphòng - an ninh ở các xác, phường biên giới và thực hiện Chỉ thị 31/CT-BTL ngày28/5/2000 của Bộ Tư lệnh BĐBP về “Tăng cường tham gia các chương trình kinh

tế - văn hóa xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo” BĐBP các tỉnh biên giớiphía Bắc xác định trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch, bám sát từng địabàn, khảo sát nắm vững tình hình kinh tế, đời sống của đồng bào vùng biên giới,tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương áp dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất Vì vậy, diện đói nghèo đã giảm đáng kể (từ 38%năm 1997 xuống 24% năm 2003) Đồng bào các dân tộc ở vùng sát biên giới đã

mở rộng được hơn 300 ha đất canh tác và 400 ha đất lâm nghiệp Củng cố các côngtrình giao thông, trường học, trạm y tế nhờ đó đời sống nhân dân nâng lên mộtbước, họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, yên tâm bám trụ các bản làng biêngiới, đoàn kết gắn bó cùng BĐBP bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc

Trang 30

BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã triển khai thực hiện tốt chương trìnhxóa mù chữ, đã vận động 87.932 học sinh trong độ tuổi đến trường, trực tiếp dạycho hơn 14.341 học viên là người mù chữ với 347 lớp trong đó có nhiều học viên

là cán bộ xã Các đơn vị BĐBP còn thực hiện tốt chương trình phối hợp với BộVăn hóa- Thông tin các tổ đội tuyên truyền văn hóa của BĐBP đã tổ chức gần 300buổi tuyên truyền, biểu diễn văn hóa - văn nghệ với hơn 28.000 lượt người thamgia Cán bộ, chiến sĩ phối hợp với cơ quan văn hóa - thông tin các xã biểu diễn vănnghệ tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, nâng cao đời sốngtinh thần cho họ

+ Kết quả công tác VĐQC xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quân dân.

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Đảng ủy và Bộ chỉ huy biên phòngcác tỉnh biên giới phía Bắc đã thường xuyên nắm vững tình hình mọi mặt ở địabàn, từ đó chỉ đạo các đơn vị cơ sở tích cực làm tham mưu cho cấp ủy, chínhquyền địa phương trên cơ sở vận động và tổ chức cho đồng bào các dân tộc thựchiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu vực dâncư”, cùng với những lợi ích thiết thực của các chương trình kinh tế - xã hội manglại, đã xây dựng được phong trào đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, từ đó đãphát động được phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giớimột cách thiết thực, hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị 133 của ĐUQSTW, Chỉ thị số 19/CT-TV của Đảng ủyBĐBP về tăng cường cán bộ cho cơ sở, BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc đã kịpthời triển khai các tổ, đội công tác thường xuyên bám địa bàn, bám quần chúng,thực hiện 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với quầnchúng nhân dân, làm tốt công tác nắm tình hình, tích cực vận động toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, động viên tinh thần yêu nước, ý chí

tự lực, tự cường và khả năng sáng tạo của nhân dân các dân tộc, khích lệ đồng bào

ra sức đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực tham gia phong trào giữgìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa bàn biên giới Cấp ủy, chínhquyền, các ngành đoàn thể đã phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân vừa đềcao cảnh giác trước âm mưu, hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của nước lánggiềng, vừa duy trì củng cố quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, độngviên nhân dân thi đua thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, góp phần thực

Trang 31

hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chínhquyền địa phương các cấp đề ra.

Từ những kết quả trên đã giữ vững được ổn định chính trị biên giới, tăngcường đoàn kết các dân tộc, đoàn kết quân dân, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dânbiên giới Thông qua công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới

đã chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện giải quyết được nhiều vụ việc xảy ra ởbiên giới, không để lan rộng, kéo dài, gây căng thẳng đối đầu, xung đột vũ trang;giải quyết, xử lý vụ việc đều xuất phát từ ý nguyện của nhân dân đảm bảo đúngnguyên tắc, đúng hiệp định, hiệp nghị, giữ vững hòa bình hữu nghị trên tinh thần:láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai

tự giác của mỗi người dân, chưa đề xuất với các cấp chính quyền địa phương hỗtrợ cho những hộ gia đình bị thiệt hại do phía bên kia xâm canh, phá hoại hoa màu,chưa động viên họ tiếp tục sản xuất, khẳng định chủ quyền Định kỳ 6 tháng, mộtnăm, Bộ chỉ huy BĐBP một số tỉnh chưa kịp thời chỉ đạo các đồn biên phòng phốihợp với địa phương, phát hiện, đề xuất khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thànhtích trong phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới Đạihội Đảng bộ BĐBP lần thứ XI chỉ rõ: “Nhận thức của một số cấp ủy, chỉ huy vềnhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị, tham gia phát triển kinh tế - xã hội chưa sâu,chưa thấy hết yêu cầu mới Tổ chức thực hiện còn thiếu chủ động, tích cực, hiệuquả chưa cao, VĐQC chống bạo loạn, chống truyền đạo trái phép hiệu quả cònthấp”[6, 61]

- Công tác điều tra cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

ở địa bàn của một số đồn biên phòng chưa mang tính hệ thống, thiếu chiều sâu,chưa toàn diện, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình,

Trang 32

nắm và quản lý từng đoạn biên giới, cột mốc chưa chặt chẽ, đầy đủ nên khi giaonhận cho quần chúng gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích đất ở khu vực giáp biêncòn để đất trống, đồi núi trọc, chưa giao đất đến hộ gia đình, hoặc có nhiều khuvực nhân dân bỏ đất trống, không sản xuất vì không có nước bảo đảm cho sảnxuất, sinh hoạt, việc đi lại không thuận lợi Sự quan tâm đầu tư đưa các dự án pháttriển kinh tế xã hội như trồng rừng, trồng cây ăn quả chưa có, vì vậy, đã hạn chếkhông ít đến kết quả của quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới.

Cấp ủy, chỉ huy một số đồn biên phòng chưa quan tâm, chuẩn bị cho bộ độikhi xuống địa bàn làm nhiệm vụ VĐQC Khi cán bộ, chiến sĩ làm công tác tuyêntruyền giáo dục nâng cao nhận thức của quần chúng về chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới, chủtrương công tác của địa phương; giáo dục ý thức quốc gia, quốc giới, ý thức thamgia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới chưathường xuyên liên tục, chưa sâu sát đến mọi đối tượng Điều đó đã gây ảnh hưởngkhông tốt tới hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biêngiới

-Trong quá trình tiến hành công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB,cột mốc biên giới; các đơn vị BĐBP phía Bắc chưa thực sự kết hợp đồng bộ cácbiện pháp nghiệp vụ biên phòng, chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các lựclượng, các ngành, các đoàn thể ở khu vực biên giới vào các hoạt động tuyêntruyền, giáo dục VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới, chưa xâydựng được cơ chế phối hợp, hiệp đồng trong luyện tập và thực hiện các phương ánđối phó Khi có những vụ việc phức tạp xảy ra trên biên giới còn bị động, lúngtúng trong xử lý, giải quyết chưa thật gọn, hiệu quả thấp

Việc tham gia thực hiện các chương trình xây dựng phát triển kinh tế

-xã hội trên địa bàn biên giới chưa thật sự tích cực và thiếu đồng bộ Công tác phốihợp, hiệp đồng giữa các ngành, các cơ quan chức năng và lực lượng chuyên tráchchưa được chặt chẽ, có lúc chưa chủ động Chưa phối hợp được với lực lượngkiểm lâm để rà soát toàn bộ đất rừng, đất đồi núi chưa được phủ xanh trên dọctuyến sát biên giới để giao cho từng xóm, từng hộ quản lý, trên cơ sở đó đề xuấtchính sách khuyến khích hỗ trợ cho các hộ gia đình có công chăm sóc bảo vệ ởmột số ít đơn vị còn có nhận thức, cách làm khác nhau dẫn đến kết quả tham giathực hiện chương trình còn hạn chế, chưa mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dânđịa phương làm hạn chế đến kết quả công tác tuyên truyền vận động và các hoạt

Trang 33

động tổ chức phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền ANBG và thamgia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới.

- Trong xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ chuyên trách VĐQC vàlực lượng tăng cường ở các xóm, bản giáp biên còn thiếu tích cực chủ động; vai tròcủa đội ngũ chuyên trách có lúc chưa thực sự chủ động trong tham mưu cho cấp

ủy, chính quyền địa phương, chưa thường xuyên phối hợp với các ngành để bànbạc rút kinh nghiệm từ đó đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp có chủ trương,biện pháp để thúc đẩy phong trào, do vậy chất lượng phong trào chưa đồng đều,chuyển biến chưa mạnh ở tất cả các địa phương

Do nhận thức về vai trò công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốcbiên giới chưa đầy đủ nên khi hỏi mục đích của công tác VĐQC tham gia quản lý,BVĐB, cột mốc biên giới, vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sĩ ở các đồnbiên phòng trả lời là để củng cố mối quan hệ giữa BĐBP với địa phương (34/124người = 27,41%); khi được hỏi về chủ thể tiến hành công tác VĐQC tham gia quản

lý, BVĐB, cột mốc biên giới gồm những ai, có cán bộ, chiến sĩ trả lời đó là banVĐQC của phòng chính trị của BĐBP tỉnh và lực lượng chuyên trách của đồn, sốnày có 42/124 người (33,87%) hay một bộ phận khác (20/124 người = 16,14%) trảlời đó là việc của cấp ủy, chính quyền địa phương Qua số liệu điều tra cho thấycông tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho bộ đội về tính chất phức tạp của côngtác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới có nơi còn làm chưa thậttốt

Cán bộ, chiến sĩ ở đồn biên phòng trước khi xuống địa bàn làm nhiệm vụVĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới, phần lớn chỉ huy đồn thườngquán triệt mục đích, ý nghĩa của đợt công tác, phổ biến các quy định trong quan hệquân dân, quán triệt tình hình địa bàn và đối tượng cho đội công tác, số ý kiến(54/124 người = 43,54%) xác định chỉ huy đồn tiến hành những nội dung trên Tuynhiên vẫn còn một bộ phận khẳng định chỉ huy đồn không làm gì trước khi độicông tác xuống địa bàn (12/124 người = 9,67%) Điều đó cũng gây nên ảnh hưởngkhông tốt tới hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biêngiới Trong quá trình VĐQC, nội dung, hình thức thiếu tính sáng tạo Vấn đề tạonguồn đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ chuyên trách làm côngtác VĐQC là người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên nhìn chung tất ở cả các tỉnh,lực lượng này quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Trang 34

1.2.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc của bộ đội biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

- Nguyên nhân khách quan.

Một là, Đảng và Nhà nước luôn vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm

của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác quần chúng Đề rachủ trương, chính sách chỉ đạo công tác VĐQC

Công tác VĐQC là một mặt hoạt động quan trọng của Đảng, Nhà nướcnhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Trong suốt tiến trình lãnh đạo cáchmạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng cơ bản, cốt lõi củachủ nghĩa Mác - Lênin về “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, từ đó đề rađường lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời để lãnh đạo công tác VĐQC nhân dân.Từng bước nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, tập hợp và hướng dẫnquần chúng đấu tranh giành thắng lợi cho cách mạng

Hai là, luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh

BĐBP, đã khơi dậy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng, của các ngành, cáclực lượng từ trung ương đến địa phương chăm lo giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ vớiBĐBP làm tốt công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới, bảo vệvững chắc chủ quyền ANBG của Tổ quốc

Ba là, nhân dân Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc ở khu vực

biên giới phía Bắc nói riêng vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết xung quanhĐảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là truyền thống quý báu của dân tộc.Đồng bào ta dù là đa số hay là thiểu số, miền núi hay miền xuôi từ khi có Đảng đềumột lòng theo Đảng để làm cách mạng Trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBGcủa Tổ quốc, đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới phía Bắc vẫn luôn trungthành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, luôn tích cực tham gia quản lý, BVĐB,cột mốc biên giới, giúp đỡ BĐBP trong bảo vệ chủ quyền ANBG của Tổ quốc mộtcách thường xuyên

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, nhận thức của các cấp ủy, chỉ huy từ tỉnh đến các đồn, trạm biên

phòng và cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh đã chủ động nghiên cứu nắm vững và thực

Trang 35

hiện sáng tạo quan điểm tư tưởng của Đảng về công tác VĐQC và hoạt động củaBĐBP trong thực hiện chức năng làm nòng cốt, quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới.

Nhận rõ vai trò công tác VĐQC tham gia quản lý bảo vệ chủ quyền ANBGnói chung, BVĐB, cột mốc nói riêng, BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc luônnghiên cứu nắm vững và thực hiện sáng tạo các quan điểm của Đảng trong côngtác biên phòng Nhờ vậy những năm qua, trong quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBGnói chung và công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc nói riêng đạt đượcnhiều kết quả quan trọng

Hai là, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ chỉ huy biên phòng các

tỉnh biên giới phía Bắc nên các đơn vị cơ sở đã thực hiện tốt các nội dung, hìnhthức, phương pháp VĐQC nhân dân tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giớivới cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn (từ mô hình hiệuquả của BĐBP tỉnh Cao Bằng)

Ba là, các đơn vị cơ sở luôn chú trọng xây dựng, củng cố mối quan hệ phối

hợp công tác với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng trong khu vựcbiên giới vì mục đích giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vàVĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới Mà công tác VĐQC tham giaquản lý, BVĐB, cột mốc là nhiệm vụ của các cấp, các ngành các đoàn thể, BĐBPcác tỉnh biên giới phía Bắc đã thường xuyên xây dựng mối quan hệ phối hợp, hiệpđồng với địa phương mà trực tiếp là các trưởng thôn, bản cán bộ đảng, chính quyềncác xã biên giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp để VĐQC tham gia quản lý, BVĐB,cột mốc biên giới

Bốn là, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách VĐQC, đội ngũ cán bộ

chính trị các đồn biên phòng có năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc với ý thức, trách nhiệm caođối với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, thực hiện đúng khẩu hiệu “đồn

là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” Đội ngũchuyên trách VĐQC đã thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng quán triệt tình hình biêngiới và tình hình quần chúng ở địa bàn để có biện pháp vận động đồng bào các dântộc ở khu vực biên giới tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc một cách tích cực vớitrách nhiệm công dân cao

* Nguyên nhân hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

Trang 36

Một là, do đặc điểm tuyến biên giới phía Bắc nhiều nơi địa hình chia cắt,

hiểm trở, một số vùng sau chiến tranh còn nhiều vật cản đến nay chưa giải phóngxong Nhìn chung dân cư khu vực biên giới còn thưa thớt, đặc biệt vùng giáp biêngiới còn nhiều khoảng trống vắng Một số xóm gọi là sát biên nhưng thực tế cóxóm cách xa đường biên từ 3 đến 5 km, gây trở ngại cho việc giao từng đoạn, từngkhu vực cho các hộ quản lý, bảo vệ, gây khó khăn cho việc quần chúng tham giaquản lý, BVĐB, cột mốc biên giới

Hai là, do lịch sử để lại, dân cư hai bên biên giới hầu hết có quan hệ thân tộc

nên có trường hợp nhận thức còn hạn chế, còn biểu hiện ngại va chạm, thiếu nhiệttình, ngại đấu tranh khi bạn có việc làm vi phạm

Các thế lực thù địch luôn lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc ở khu vựcbiên giới vượt biên trái phép để buôn lậu, khai thác tài nguyên của ta một cách bừabãi, gây mất ổn định ở khu vực biên giới Nguyên nhân này ảnh hưởng rất lớn đếnVĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới, đến chủ quyền toàn vẹn lãnhthổ của Tổ quốc

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, cấp ủy, chỉ huy một số đơn vị cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về tính

chất phức tạp trong quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới, chưa thấy hết vai trò củaquần chúng trong sự nghiệp cách mạng nói chung, bảo vệ biên giới nói riêng Songcông tác phổ biến quán triệt chủ trương, chỉ thị của tỉnh, của huyện chưa thườngxuyên, chưa sâu sắc đến các ngành các lực lượng, các tổ chức đoàn thể nên chưahuy động được đông đảo các lực lượng để cùng tham gia xây dựng, củng cố, nângcao hiệu quả phong trào quần chúng tham gia quản lý BVĐB, mốc giới

Hai là, đội ngũ chuyên trách VĐQC chưa được quan tâm đúng mức trong

việc giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị cũng như bồi dưỡng về năng lực nghiệp

vụ chuyên môn; số lượng biên chế qúa ít so với yêu cầu nhiệm vụ, năng lực, trình

độ công tác còn có nhiều điểm hạn chế Trong khi đó công tác chỉ đạo điều hànhcủa các cấp chính quyền chưa thật sự sâu sát để cùng tháo gỡ những hạn chế,vướng mắc của phong trào Cán bộ, chiến sĩ BĐBP là dân tộc tỷ lệ rất ít, số ngườitrực tiếp làm công tác VĐQC biết nói tiếng dân tộc và thông hiểu phong tục tậpquán của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới không nhiều Vì vậy công táctuyên truyền, giáo dục VĐQC nhân dân tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biêngiới trở thành phong trào trong toàn dân ở khu vực biên giới còn hạn chế

Trang 37

Ba là, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ một số đơn vị còn chủ quan, đơn

giản trong nhận thức Chức năng làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địaphương có lúc chưa sâu, chưa kịp thời, chưa đề xuất được cơ chế đảm bảo ổn định

để duy trì đẩy mạnh thành phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB, cộtmốc biên giới Chưa kết hợp đồng bộ và phát huy hiệu lực của các biện pháp côngtác để tạo nên sức mạnh tổng hợp Cá biệt có cán bộ, chiến sĩ còn coi thường vaitrò của biện pháp VĐQC và cho đó là trách nhiệm của lực lượng chuyên tráchVĐQC

Bốn là, việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong cấp ủy, chỉ huy, đội VĐQC

với địa phương để xây dựng mô hình, quy trình, cách làm chung ở các cấp chưađược thực hiện thường xuyên Do đó chưa tạo ra sự thống nhất nhận thức chủtrương và phương thức tổ chức phong trào quần chúng tham gia quản lý, BVĐB,cột mốc biên giới

* Một số kinh nghiệm VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc:

Một là, phải quán triệt và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy, chỉ huy các cấp, bám sátvào tình hình thực tiễn của địa bàn

Công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới là một bộ phậnquan trọng trong công tác vận động cách mạng của Đảng nhằm xây dựng thế trậnbiên phòng toàn dân vững chắc bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG Để cho hoạtđộng tuyên truyền, giáo dục, vận động đạt hiệu quả, lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ,chiến sĩ BĐBP ở đơn vị cơ sở phải thường xuyên quán triệt và vận dụng đúng đắn,sáng tạo các quan điểm đường lối của Đảng và thống nhất quan điểm: Bảo vệ chủquyền an ninh BGQG là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cáccấp, các ngành, các đoàn thể Do đó cần phát huy vai trò, sức mạnh của cả hệthống chính trị, của các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội để thường xuyên làmtốt công tác tuyên truyền, giáo dục học tập cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân biêngiới nắm vững quan điểm của Đảng về công tác quần chúng (đặc biệt là nhữngquan điểm về đổi mới công tác quần chúng theo tinh thần Nghị quyết 8b củaBCHTW Đảng khóa VI) Nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị,nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy, Bộ

Tư lệnh BĐBP và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ủy ban MTTQ tỉnh có biên giới

Mặt khác, sự quan tâm giáo dục, bồi dưỡng cho nhân dân thấu suốt quanđiểm, đường lối đối ngoại của Đảng, về ý thức trách nhiệm của mọi người dântrong tham gia quản lý, BVBGQG Quan tâm bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp

Trang 38

đấu tranh bảo vệ chủ quyền; phương pháp tổ chức tự quản đường biên, cột mốcbiên giới để nhân dân hiểu, tích cực tham gia phong trào Ngoài ra, các đơn vịBĐBP phía Bắc đã nghiên cứu và vận dụng thành công các bước công tác phátđộng quần chúng của Đảng vào thực tiễn địa bàn, đó là điều tra, tuyên truyền, tổchức, huấn luyện và hướng dẫn quần chúng hành động cách mạng và khả năngtham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới của quần chúng.

Hai là, xây dựng và bảo vệ BGQG phải kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh

tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh ở địa bàn biên giới, coi đó là điều kiệnbảo đảm cho công tác VĐQC

Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định đến sự phát triển của cáchmạng nói chung, xây dựng và bảo vệ biên giới nói riêng Thực tiễn cho thấy nơinào kinh tế - xã hội phát triển, dân trí được nâng lên thì nơi đó có điều kiện xâydựng củng cố vùng biên giới vững mạnh và ngược lại ANBG giữ được ổn định sẽ

là môi trường thuận lợi để đảm bảo cho kinh tế xã hội phát triển nhanh Vì vậy cácđơn vị BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc cần tham gia, phối hợp với địa phương vàcác ngành, các cơ quan chức năng thực hiện các dự án xây dựng, phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội ở vùng biên giới nhằm góp phần cải thiện, nâng cao một bước tiếntới ổn định đời sống nhân dân

Ba là, kết hợp chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ biên phòng đồng thời coi

trọng bồi dưỡng phát huy vai trò đội ngũ cốt cán ở các xóm, bản giáp biên giới,trong tiến hành công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới

Công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới là một nộidung trong hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG của BĐBP, vì vậyphải kết hợp chặt chẽ các biện pháp công tác biên phòng; trước hết là biện phápVĐQC và biện pháp vũ trang Lực lượng VĐQC phải linh hoạt, nhạy bén trongthực hiện nhiệm vụ, vừa tuyên truyền vừa vận động, vừa nắm tình hình thực trạngđường biên, mốc giới, phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh để có biệnpháp xử lý Khi đưa dân ra đấu tranh để BVĐB, mốc giới, phải tổ chức chặt chẽ,

dự kiến các tình huống đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để tình hình phức tạpthêm Phải sử dụng đội ngũ cốt cán ở các xóm, bản giáp biên giới; người cao tuổi

có uy tín, cán bộ hưu trí ở các thôn xóm để cùng phối hợp tuyên truyền giáo dụcvận động đông đảo nhân dân tích cực thực hiện phong trào, những người này phải

am hiểu về tình hình đường biên, cột mốc, nắm vững chủ trương đối sách, các hiệpđịnh, hiệp nghị, quy chế biên giới, nắm vững những chứng cứ có sức thuyết phục

Trang 39

và kinh nghiệm để trực tiếp đấu tranh bảo vệ biên giới Kết hợp vận động nhữngngười có thân tộc, họ hàng với những người bên kia biên giới để quản lý, BVĐB,cột mốc biên giới.

Bốn là, thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo của ủy ban MTTQ các cấp trong

việc phối hợp chặt chẽ các tổ chức thành viên của mặt trận với các đơn vị BĐBP tổchức thực hiện tốt các nội dung, chương trình đã cam kết

ủy ban MTTQ các cấp đôn đốc chỉ đạo các tổ chức thành viên nhất là cácngành, các đoàn thể đã xây dựng được chương trình hoạt động với các đơn vịBĐBP, tăng cường chỉ đạo sâu sát cơ sở triển khai tích cực các nội dung, chươngtrình đã cam kết phối hợp hoạt động Tăng cường chỉ đạo gắn kết các phong trào,các cuộc VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, mốc giới Thường xuyên làm tốt côngtác tuyên truyền giáo dục nhân dân các dân tộc biên giới hiểu rõ giá trị thiêng liêng

về chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG, từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân, tựgiác đề cao trách nhiệm tham gia quản lý, BVĐB, mốc giới Thực hiện cơ chế tổchức quản lý phong trào theo chủ trương chung là: cấp ủy Đảng lãnh đạo, chínhquyền điều hành, MTTQ là trung tâm, BĐBP làm nòng cốt Từ đó xác định rõ hơntrách nhiệm và mối quan hệ giữa đồn biên phòng với cấp ủy, chính quyền xã, vớitrưởng thôn bản và các hộ gia đình Qua thực tiễn phong trào đề xuất với cấp trên

mô hình quản lý cho phù hợp với tính chất đặc điểm đoạn biên giới phụ trách vàthực trạng bố trí dân cư tại địa phương

Năm là, thường xuyên giữ vững và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo,

chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp: chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung lực lượngchuyên trách VĐQC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, chỉ đạo của chỉ huy BĐBP các cấp đốivới công tác VĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới phía Bắc luôn lànhân tố quyết định sự thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ Các đồn biên phòngthường xuyên củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng, chỉ huy, đoàn ở đơn vị (đặc biệt

là cấp ủy, chi bộ, đảng bộ các đồn biên phòng) và chăm lo xây dựng, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ chỉ huy các đồn biên phòng, trước hết là đội ngũ cán bộ chính trịcác đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác VĐQC, các đội công tácbiên phòng đủ về số lượng, chất lượng cao Đội ngũ này phải được bồi dưỡng cả

về phẩm chất, năng lực, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo công tácVĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới

Trang 40

Nhận thức đúng vai trò quan trọng của đội ngũ chuyên trách công tácVĐQC; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bố trí lực lượng ổn định theo địa bànchuyên trách, không điều chuyển hay cơ động nhiều, ảnh hưởng tới chất lượngcông tác Lãnh đạo, chỉ huy luôn quan tâm giúp đỡ, động viên tạo điều kiện cho họhoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Sáu là, để phát động được phong trào quần chúng cần coi trọng chỉ đạo

điểm Trong đó xác định mô hình, điều kiện đảm bảo để duy trì phong trào quầnchúng tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới của Tổ quốc

Trong quá trình chỉ đạo phải kịp thời rút kinh nghiệm để bổ khuyết, đề xuấttháo gỡ khó khăn, khi đã đảm bảo về cơ bản các điều kiện trên thì phát triển nhânrộng Quá trình tổ chức các hình thức quản lý, bảo vệ phải sáng tạo, phong phú,thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, trong đó BĐBP phải luôn phát huy tốt vai trònòng cốt, không được khoán trắng cho dân, cho cấp ủy, chính quyền địa phương.Các cơ quan thông tin tuyên truyền tăng cường bám sát cơ sở, kịp thời phát hiệnphản ánh, biểu dương, cổ vũ những gương điển hình, người tốt, việc tốt trong thamgia phát triển kinh tế xã hội và tham gia quản lý, BVĐB, mốc giới, kịp thời khích

lệ, cổ vũ phong trào chung Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền vận độngvới công tác bảo đảm phương tiện, vật tư, kinh phí đối với đồng bào khi tham giaquản lý, BVĐB, mốc giới

vụ bảo vệ chủ quyền ANBG trước tình hình mới, công tác VĐQC tham gia quản

lý, BVĐB, cột mốc của BĐBP phía Bắc có vai trò, vị trí chiến lược hết sức quantrọng nhằm giữ vững thế trận biên phòng toàn dân trên biên giới, củng cố mối quan

hệ giữa Đảng và quần chúng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, công tácVĐQC tham gia quản lý, BVĐB, cột mốc biên giới chính là công tác vận độngchính trị, vận động nhân dân chiến đấu bảo vệ biên giới

Ngày đăng: 17/12/2016, 00:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BĐBP Cao Bằng (1999), Sơ kết phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc và những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG của BĐBP Cao Bằng, 1999, Lưu hành nội bộ, 23 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ kết phong trào quần chúng tự quản đường biên,cột mốc và những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệchủ quyền an ninh BGQG của BĐBP Cao Bằng
Tác giả: BĐBP Cao Bằng
Năm: 1999
2. Bộ Tư lệnh BĐBP (2002), Báo cáo đề dẫn rút kinh nghiệm tổ chức phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc tuyến biên giới phía Bắc, số 451/BC- VĐQC ngày 30/8/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đề dẫn rút kinh nghiệm tổ chức phong tràoquần chúng tự quản đường biên, cột mốc tuyến biên giới phía Bắc
Tác giả: Bộ Tư lệnh BĐBP
Năm: 2002
3. Bộ Tư lệnh BĐBP( 2003), Hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh về việc Tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm (bản) khu vực biên giới, số 582/HD-CT, ngày 2/10/2003, 9 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh vềviệc Tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc vàan ninh trật tự xóm (bản) khu vực biên giới
4. Bộ Tư lệnh BĐBP (2000), Chỉ thị về tăng cường tham gia các chương trình kinh tế, văn hóa - xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo, số 31/CT-BTL, ngày 28/5/2000, lưu hành nội bộ, 12 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường tham gia các chương trìnhkinh tế, văn hóa - xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo
Tác giả: Bộ Tư lệnh BĐBP
Năm: 2000
5. Bộ Tư lệnh BĐBP( 2004), Từ điển Biên phòng, Nxb QĐND, H, 2004, tr. 221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Biên phòng
Nhà XB: Nxb QĐND
6. Đảng bộ BĐBP( 2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP lần thứ XI, lưu hành nội bộ, tr. 103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP lần thứXI
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng BĐBP trong tình hình mới, 1995, lưu hành nội bộ, tr. 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựngBĐBP trong tình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1995
8. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H, 1987, tr. 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Đảng Cộng sản Việt Nam( 1990), Nghị quyết 8b BCHTW về đổi mới công tác quần chúng, Nxb CTQG, H, 1990, 15 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 8b BCHTW về đổi mới công tácquần chúng
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, H, 1991, tr. 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr. 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Quy định về tổ chức đảng trong QĐND Việt Nam, 1992, số 36/QĐ-TU, 12 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tổ chức đảng trong QĐNDViệt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr. 40 - 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Nghị quyết Trung ương 7 (phần 2) về công tác dân tộc, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung ương 7 (phần 2) về côngtác dân tộc
Nhà XB: Nxb CTQG
15. Đảng ủy Quân sự Trung ương ( 1990), Chỉ thị về tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới, số 137/ĐUQSTW ngày 31/8/1990, lưu hành nội bộ, 7 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường công tác dânvận trong tình hình mới
16. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thông qua ngày 22/4/2001, Nxb CTQG, H, 2001, tr. 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
17. Trịnh Ngọc Huyền (2001), “Đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác biên phòng đáp ứng yêu cầu mới”, Thông tin khoa học - kỹ thuật biên phòng số 12/2001, tr.12 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác biên phòngđáp ứng yêu cầu mới”", Thông tin khoa học - kỹ thuật biên phòng
Tác giả: Trịnh Ngọc Huyền
Năm: 2001
18. Tăng Huệ (2004), “Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG trong tình hình mới”, Thông tin khoa học - kỹ thuật biên phòng, số 18/2004, tr. 15 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền, anninh BGQG trong tình hình mới”," Thông tin khoa học - kỹ thuật biên phòng
Tác giả: Tăng Huệ
Năm: 2004
19. Nguyễn Kim Khanh (2001), “BĐBP xây dựng thế trận biên giới lòng dân qua tham gia dự án định canh, định cư”, Thông tin khoa học - kỹ thuật biên phòng số 13/ 2001, tr. 10 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐBP xây dựng thế trận biên giới lòng dân quatham gia dự án định canh, định cư”", Thông tin khoa học - kỹ thuật biên phòng
Tác giả: Nguyễn Kim Khanh
Năm: 2001
20. V.I. Lênin (1919), “Tổng kết tuần lễ đảng ở Maxcơva và nhiệm vụ của chúng ta”, toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr. 267 - 270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tổng kết tuần lễ đảng ở Maxcơva và nhiệm vụ của chúngta”, "toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1919

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w