LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “ Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, đến nay khoá luậnđã hoàn thành.. Giai đoạn 1: X
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
TRƯƠNG THỊ TÂM ANH
SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH
PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2Chuyên ngành: Tâm Lý Học Giáo Dục Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN BÁ PHU
HUẾ, KHÓA HỌC 2019-2023
Trang 3ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
TRƯƠNG THỊ TÂM ANH
SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH
PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tâm Lý Học Giáo Dục Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN BÁ PHU
Trang 4HUẾ, KHÓA HỌC 2019-2023
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận này là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Bá Phu Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này hoàn toàn trung thực Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Sinh viên thực hiện khóa luận
Trương Thị Tâm Anh
Trang 6Đặc biệt, em xin tri ân sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Bá Phu đã tận tình chỉbảo, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoáluận tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của các trường THPT trênđịa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình hợp tác trong thời gian
em nghiên cứu tại các trường
Em cũng tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và nâng đỡ
em trong quá trình học tập cũng như làm khóa luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô
bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinhnghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khoá luận không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô để em họcthêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “ Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, đến nay khoá luận
đã hoàn thành Với tình cảm chân thành, Eem xin cảm ơn quý Thầy (Cô) các thầygiáo, cô giáo và Hội đồng khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Huế đãtham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Em xin cám ơnĐặc biệt, em xin tri ân sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Bá Phu
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của các trường THPTtrên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình hợp tác trong thờigian em nghiên cứu khảo sát tại các trường
Xin được cám ơnEm cũng tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ,động viên và nâng đỡ em trong quá trình học tập cũng như làm khóa luận.Trong quá trình thực hiện đề tài với,khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn Đồng thời dokiến thức còn hạn chế
về mặttrình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khoáluận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đónggóp từ phía Thầy, Cô để bài nghiên cứu được tốt hơnem học thêm được nhiềukinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài: 5
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Khách thể nghiên cứu 8
4 Giả thuyết khoa học 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
6 Phạm vi nghiên cứu 9
6.1 Phạm vi nội dung 9
6.2 Phạm vi khách thể 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 9
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9
7.3 Phương pháp thống kê toán học 9
8 Cấu trúc khóa luận 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài 11
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 13
1.2.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần 16
1.2.1.1 Sức khỏe tâm thần là gì? 16
1.2.1.2 Khái niệm giáo viên Trung học phổ thông 18
1.2.2 Nguyên nhân của rối loạn sức khỏe tâm thần giáo viên Trung học phổ thông .19
Trang 101.2.3 Các rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở giáo viên 20
1.2.3.1 Rối loạn lo âu 21
1.2.3.2 Rối loạn liên quan đến stress 22
1.2.3.3 Rối loạn trầm cảm 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Khái quát về địa bàn khảo sát 26
2.2 Tổ chức nghiên cứu 27
2.2.1 Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 27
2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 28
2.2.3 Giai đoạn 3: Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố 29
2.3 Các phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Mẫu nghiên cứu 30
2.3.2 Các chỉ số và biến số nghiên cứu: 31
2.4 Công cụ nghiên cứu 32
2.5 Phương pháp nghiên cứu 33
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 33
2.5.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 34
2.5.2.1 Phương pháp trắc nghiệm: 34
2.5.2.2 Phương pháp quan sát 35
2.5.3 Phương pháp thống kê toán học: 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 36
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ 37
3.1 Thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế 37
3.2 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường 39
Trang 113.3 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học
phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt môn học 42
3.3.1 Tần suất về mức độ trầm cảm 43
3.3.2 Tần suất vê mức độ lo âu 45
3.3.3 Tần suất vê mức độ stress 46
3.4 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt theo độ tuổi 47
3.4.1 Tần suất về mức độ trầm cảm 48
3.4.2 Tần suất về mức độ lo âu 49
3.4.3 Tần suất về mức độ stress 50
3.5 Tần suất và mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt theo vùng miền 51
3.6 Một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố 54
3.6.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp: 54
3.6.2 Các biện pháp đề xuất: 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 60
1 Kết luận 61
1.1 Lý luận 61
1.2 Thực tiễn 62
1.3 Hạn chế của đề tài 64
2 Khuyến nghị 64
2.1 Đối với các cấp quản lý 64
2.2 Đối với giáo viên: 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
I Tiếng việt 67
II Tiếng anh 68
PHỤ LỤC iv
Phụ lục 1 Danh mục các bảng số liệu iv
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát v
Phụ lục 3 Bảng số liệu khảo sát vii
Trang 12LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài: 5
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Khách thể nghiên cứu 8
4 Giả thuyết khoa học 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
6 Phạm vi nghiên cứu 9
6.1 Phạm vi nội dung 9
6.2 Phạm vi khách thể 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 9
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9
7.3 Phương pháp thống kê toán học 9
8 Cấu trúc khóa luận 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài 11
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 13
1.2.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần 16
1.2.1.1 Sức khỏe tâm thần là gì? 16
1.2.1.2 Khái niệm giáo viên Trung học phổ thông 18
1.2.2 Nguyên nhân của rối loạn sức khỏe tâm thần giáo viên Trung học phổ thông .19
1.2.3 Các rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở giáo viên 20
1.2.3.1 Rối loạn lo âu 21
Trang 131.2.3.2 Rối loạn liên quan đến stress 22
1.2.3.3 Rối loạn trầm cảm 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Khái quát về địa bàn khảo sát 26
2.2 Tổ chức nghiên cứu 27
2.2.1 Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 27
2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 28
2.2.3 Giai đoạn 3: Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố 29
2.3 Các phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Mẫu nghiên cứu 30
2.3.2 Các chỉ số và biến số nghiên cứu: 31
2.4 Công cụ nghiên cứu 32
2.5 Phương pháp nghiên cứu 33
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 33
2.5.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 34
2.5.2.1 Phương pháp trắc nghiệm: 34
2.5.2.2 Phương pháp quan sát 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 36
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ 37
3.1 Thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế 37
3.2 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường 39
3.3 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt môn học 42
3.3.1 Tần suất về mức độ trầm cảm 43
3.3.2 Tần suất vê mức độ lo âu 45
Trang 143.3.3 Tần suất vê mức độ stress 46
3.4 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt theo độ tuổi 47
3.4.1 Tần suất về mức độ trầm cảm 48
3.4.2 Tần suất về mức độ lo âu 49
3.4.3 Tần suất về mức độ stress 50
3.5 Tần suất và mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt theo vùng miền 51
3.6 Một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố 54
3.6.1.Các nguyên tắc xây dựng biện pháp: 54
3.6.2 Các biện pháp đề xuất: 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 60
1 Kết luận 61
1.1 Lý luận 61
1.2 Thực tiễn 62
1.3 Hạn chế của đề tài 64
2 Khuyến nghị 64
2.1 Đối với các cấp quản lý 64
2.2 Đối với giáo viên: 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
I Tiếng việt 67
II Tiếng anh 68
PHỤ LỤC iii
Phụ lục 1 Danh mục các bảng số liệu iii
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát iii
Phụ lục 3 Bảng số liệu khảo sát vii
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC 1
Trang 15BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Khách thể nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 5
6.1 Phạm vi nội dung 5
6.2 Phạm vi khách thể 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 5
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
7.3 Phương pháp thống kê toán học 5
8 Cấu trúc khóa luận 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài 7
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 9
1.2.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần 12
1.2.1.1 Sức khỏe tâm thần là gì? 12
1.2.1.2 Khái niệm giáo viên Trung học phổ thông 14
1.2.2 Nguyên nhân của rối loạn sức khỏe tâm thần giáo viên Trung học phổ thông .15
1.2.3 Các rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở giáo viên 16
1.2.3.1 Rối loạn lo âu 17
1.2.3.2 Rối loạn liên quan đến stress 18
1.2.3.3 Rối loạn trầm cảm 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 21
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
Trang 162.1 Khái quát về địa bàn khảo sát 22
2.2 Tổ chức nghiên cứu 23
2.2.1 Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 23
2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 24
2.2.3 Giai đoạn 3: Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố 25
2.3 Các phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Mẫu nghiên cứu 26
2.3.2 Các chỉ số và biến số nghiên cứu: 27
2.4 Công cụ nghiên cứu 28
2.5 Phương pháp nghiên cứu 29
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 29
2.5.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 30
2.5.2.1 Phương pháp trắc nghiệm: 30
2.5.2.2 Phương pháp quan sát 31
Quan sát trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể, ghi chép lại trên biên bản quan sát, có nhận xét, đánh giá và điểm cần lưu ý nhằm bổ sung cho các phương pháp khác Trong trường hợp cần thiết, có thông báo cho khách thể nghiên cứu về việc quan sát phục vụ cho nghiên cứu.IỂU KẾT CHƯƠNG 2 31
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ 33
3.1 Thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế 33
3.2 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt giới tính 35
3.3 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt môn học 38
3.3.1 Tần suất về mức độ trầm cảm 39
3.3.2 Tần suất vê mức độ lo âu 41
3.3.3 Tần suất vê mức độ stress 42
Trang 173.4 Tần suất về mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học
phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt theo độ tuổi 43
3.4.1 Tần suất về mức độ trầm cảm 44
3.4.2 Tần suất về mức độ lo âu 45
3.4.3 Tần suất về mức độ stress 46
3.5 Tần suất và mức độ trầm cảm, lo âu, Stress của giáo viên trường Trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt theo vùng miền 47
3.6 Một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố 50
3.6.1.Các nguyên tắc xây dựng biện pháp: 50
3.6.2 Các biện pháp đề xuất: 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 56
1 Kết luận 57
1.1 Lý luận 57
1.2 Thực tiễn 58
1.3 Hạn chế của đề tài 60
2 Khuyến nghị 60
2.1 Đối với các cấp quản lý 60
2.2 Đối với giáo viên: 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
I Tiếng việt 63
II Tiếng anh 64
PHỤ LỤC iv
Phụ lục 1 Danh mục các bảng số liệu iv
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát v
Phụ lục 3 Bảng số liệu khảo sát vii
Trang 18GDCD : Giáo dục công nhân
TNTHPT : Tốt nghiệp trung học phổ thôngTTTP : Trung tâm thành phố
XTTTP : Xa trung tâm thành phố
GDTC : Giáo dục thể chất
KTCN : Kĩ thuật công nghiệp
KTNN : Kĩ thuật nông nghiệp
GDQP : Giáo dục quốc phòng
Trang 19MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những vấn đề liên quan đến đờisống của con người cũng được quan tâm và phát triển, trong đó có vấn đề sức khỏetâm thần Sức khỏe tâm thần liên quan đến lời nói, hành vi, cảm xúc và tâm lí của mỗingười Một tinh thần tốt sẽ giúp cho mỗi người chúng ta có trải nghiệm cuộc sống tốthơn và luôn tràn đầy năng lượng Cuộc sống hiện đại kèm theo với một loạt các vấn
đề về môi trường, khí hậu, sức khỏe và đặc biệt là áp lực công việc, cuộc sống cánhân, gia đình, các mối quan hệ xã hội dẫn đến con người dễ gặp các vấn đề liênquan đến sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, stress, trầm cảm Theo tổ chức y tếthế giới WHO, cứ 40 giây trên thế giới có 1 người tự tử, 804.000 trường hợp tử tửmỗi năm Gần 80% trong đó có liên quan đến các rối loạn về sức khỏe tâm thần, màtrầm cảm là phổ biến nhất
Năm 2019, WHO ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạntâm thần Hằng năm, gần 3 triệu người chết do lạm dụng chất kích thích Cứ sau 40 giâylại có một người chết do tự sát Theo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâmthần thường gặp là 14,9% dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người Tuy nhiên đa sốngười dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ có tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi
là điên) Thực tế tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệcao, tới 5,4% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh (0,33%),chậm phát triển tâm thần (0,63%), mất trí tuổi già (0,88%); rối loạn hành vi ở thanhthiếu niên (0,9%); lạm dụng rượu 5,3%, ma túy (0,3%) [1] Từ những số liệu củanhững nghiên cứu cho thấy các vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện nay ngày càngnhiều, các vấn đề sức khỏe tâm thần không những chỉ ở ngoài xã hội mà nó đã xuấthiện ở môi trường học đường và cũng đang được xã hội quan tâm, không chỉ là sức
Trang 20khỏe tâm thần của học sinh mà còn là sức khỏe tâm thần của giáo viên.Trên cácphương tiện truyền thông, thông tin hằng ngày đã có những bài viết về sức khỏe tâmthần của giáo viên Với cụm từ “Sức khỏe tâm thần của giáo viên” hay “Sức khỏe tinhthần của giáo viên” được tìm kiếm trên mạng xã hội đã cho ra những thông tin vềgiáo viên tử tử, xin nghỉ việc hàng loạt phải chăng là những vấn đề liên quan đến sứckhỏe tâm thần như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm đã khiến họ những người giáoviên đã có những hành động, quyết định như vậy Cũng đã có những cuộc khảo sát,những nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên như các khảo sát của CDC, Hoa
Kỳ cho thấy 52% giáo viên báo cáo rằng sức khỏe tâm thần của họ suy giảm sau đạidịch Covid-19 Có khoảng 27% giáo viên sàng lọc bằng trầm cảm bằng thang PHQ-9đáp ứng trầm cảm; 37% giáo viên sàng lọc bằng thang GAD-7 đáp ứng lo âu; trong đó
có 19% giáo viên báo cáo rằng đã sử dụng các chất kích thích gây nghiện như rượunhư một cách giải tỏa stress và cảm xúc tiêu cực Khảo sát này cũng cho thấy khoảng53% giáo viên nghĩ nhiều hơn đến việc rời khỏi vị trí công tác so với trước đại dịch.Còn khảo sát Teacher Wellbeing Index 2022 cho thấy có khoảng 75% giáo viên đangcăng thẳng quá mức; 47% giáo viên báo cáo thường xuyên đến trường làm việc trongtình trạng không hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần, 59% cảm thấy không tự tin khichia sẻ về những vấn đề sức khỏe tâm thần của bản thân và 48% cảm thấy khôngđược hỗ trợ về sức khỏe tâm thần của bất cứ một tổ chức hay dịch vụ nào Tương tự,nghiên cứu tại Việt Nam trong cộng đồng đang cho thấy cứ 8 người thì có 1 người bịtổn thương sức khỏe tâm thần, trong đó các vấn đề trầm cảm và lo âu đang là phổbiến nhất (trầm cảm tăng lên 28% và lo âu tăng lên 26%) Một nghiên cứu khảo sáttình trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THCS tại Quảng Trị, Huế và Thành phố HồChí Minh cho thấy có 41,1% số giáo viên bắt đầu có những dấu hiệu đáng lưu ý, 22%giáo viên có nguy cơ tổn thương SKTT cao và khoảng 6,1% giáo viên có SKTT không
Trang 21Giáo viên là những người có tác động quan trọng trong việc xây dựng và pháttriển nhân cách, tâm sinh lý của học sinh Người thầy tốt thì sẽ dạy nên người trò tốt,nếu như sức khỏe tâm thần của người giáo viên không ổn, người giáo viên có nhữngvấn đề không ổn về sức khỏe tâm thần thì làm sao có thể công tác tốt và truyền đạtnhững kiến thức thật tốt cho học trò của mình Giáo dục của nước ta đang hướngđến xây dựng trường học hạnh phúc, để xây dựng trường học hạnh phúc thì trướchết người thầy phải được hạnh phúc, thầy hạnh phúc thì trò mới hạnh phúc, tròhạnh phúc thì lớp học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì trường học hạnh phúc.
“Để hình thành trường học hạnh phúc, các giáo viên phải trang bị sự hiểu biết,kiến thức và kỹ năng giúp họ chú ý và chăm sóc sự hạnh phúc và sức khỏe của tất cảhọc sinh Nó mở rộng phạm vi nhận thức của giáo viên, để nó bao gồm cả sức khỏetinh thần và tình cảm của trẻ em Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được
xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, họchỏi và phát triển toàn diện Mục tiêu là tất cả các trường học đều bao gồm ba khíacạnh cơ bản của Trường học Hạnh phúc: - sống hòa hợp với bản thân, người khác vàthiên nhiên – trong tất cả các môn học và hoạt động” (Giáo sư Hà Vĩnh Thọ)
Người giáo viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền cảm hứng chohọc sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT Học sinh THPT, đây là lứa tuổi các em sắptrưởng thành để làm người lớn, các em đang đứng trước những sự lựa chọn về nghềnghiệp cho tương lai của mình và sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn nghềnghiệp của mình sau này, đây cũng là lứa tuổi mà nhân cách, đạo đức, tâm sinh lý,tình cảm của các em đang được hoàn thiện để các em trưởng thành và làm chủ cuộcđời của mình, vì vậy thầy cô là những người đặc biệt quan trong trong sự hoàn thiệncác phẩm chất và định hướng chọn nghề nghiệp cho các em Nếu giáo viên có tình
Trang 22trạng sức khỏe tâm thần tốt, có thái độ, nhận thức, và năng lực tốt sẽ có tác độngtích cực đến sự phát triển của học sinh, những mầm xanh tương lai của đất nước.Xuất phát từ những vấn đề trên em đã chọn đề tài “Sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thôngHPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đềể tàinghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cúu lý luận và thực trạng về sức khỏe tâm thần của giáo viênTHPT trên địa bàn thành phố Huế, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp để phòngngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức vềSKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh ThừaThiên Huế
3.2 Khách thể nghiên cứu
Giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm các trường: THPT GiaHội, THPT Nguyễn Huệ, THPT Cao Thắng, THPT Đặng Trần Côn, THPT Bùi Thị Xuân,Chuyên Quốc Học
4 Giả thuyết khoa học
Giáo viên THPT đang gặp vấn đề về SKTT, điều này đang làm cho các giáo viên
có một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục củathành phố Nếu xác định được thực trạng và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa
và hỗ trợ phù hợp sẽ hỗ trợ cho giáo viên phòng ngừa, giảm được các vấn đề về SKTT
Trang 23và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dụccủa thành phố.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phốHuế
- Khảo sát thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế
- Ảnh hưởng của các vấn đề SKTT đến việc giảng dạy của giáo viên
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn
6.2 Phạm vi khách thể
Xét trong các điều kiện cụ thể, em chỉ xin tập trung nghiên cứu 150 giáo viênTHPT trên địa bàn thành phố Huế
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến SKTT và SKTTgiáo viên để phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát, hệ thống hóa nội dung vấn đềnghiên cứu
Trang 247.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: sử dụng hệ thống 21 câu hỏi trong thang đo DASS-21(Depression Anxiety Stress Scales-21)
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 20 để tính điểm điểm trung bình,tần số, tương quan Pearson, và chỉ số tin cậy Cronbach's alpha và tỷ lệ phần trămgiáo viên có vấn đề về SKTT như: Lo âu – Trầm cảm – Stress
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về sức khỏe tâm thần của SKTT giáo viên Trung họcphổ thôngTHPT
Chương 2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thầnSKTT của giáoviên Trung học phổ thôngHPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 25
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài
Hiện nay, các vấn đề sức khoẻ tâm thần đang ngày được quan tâm nhiều hơn.Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là sứckhỏe tâm thần của giáo viên.Vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên được các nhàtâm lý, các nhà nghiên cứu lĩnh vực sức khỏe tâm thần quan tâm, đã có những đề tàinghiên cứu về các khía cạnh sức khỏe tâm thần của giáo viên, như nghiên cứu “ Căngthẳng của giáo viên và các chiến lược đối phó” – (Jan Richards, giảng viên Đại họcQuốc gia, Ontario, California, Hoa Kỳ), nghiên cứu được thực hiện với 1.201 giáo viên
từ mẫu giáo đến lớp 12 của Hoa Kỳ tập trung vào ba lĩnh vực liên quan: (1) nguồn gâycăng thẳng cho giáo viên, (2) các biểu hiện của căng thẳng đó và (3) các chiến lượcđối phó mà giáo viên thường sử dụng nhất Để thu thập nhận thức của giáo viên vềnhững vấn đề này, một cuộc khảo sát đã được tạo ra và cung cấp cho giáo viên trêntoàn quốc Công cụ khảo sát Các câu hỏi khảo sát liên quan đến nguyên nhân và biểuhiện căng thẳng của giáo viên được điều chỉnh từ Bản kiểm kê căng thẳng của giáoviên (TSI; Fimian 1984; Fimian và Fasteneau 1990), đã được tìm thấy để đo lường
Trang 26mức độ căng thẳng của giáo viên một cách hợp lệ và đáng tin cậy Giống như công cụkhảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này, TSI bao gồm thang đo kiểu Likert yêucầu giáo viên đánh giá mức độ nhận thức của một mục trên mức độ căng thẳng tổngthể của họ Các câu hỏi khảo sát liên quan đến các chiến lược đối phó được điềuchỉnh từ Thang đo đối phó dành cho người lớn (CSA; Fredenberg và Lewis 2000) ViệcFredenberg và Lewis xem xét năm nghiên cứu sử dụng CSA đã kết luận rằng các kếtquả tích cực hơn có liên quan đến các chiến lược đối phó “hiệu quả” [3]
Gần đây cũng đã một cuộc khảo sát về chất lượng cuộc sống công việc của nhàgiáo dục năm 2017 của Liên đoàn giáo viên Hoa Kỳ Kết quả của cuộc khảo sát chothấy 61% giáo viên cho biết công việc của họ luôn hoặc thường xuyên căng thẳng caohơn gấp đôi tỷ lệ của những người trưởng thành không làm công việc giảng dạy và58% cho biết họ có sức khỏe tâm thần kém do đến mức độ căng thẳng [23 ] Đó làtrước khi đại dịch COVID-19 xảy ra và kể từ đó, việc chuyển sang học trực tuyến, cáccuộc tranh luận về việc mở cửa trở lại và những lo ngại về an toàn cá nhân đangkhiến sức khỏe tâm thần của giáo viên trở nên tồi tệ hơn [24] Một nghiên cứu khác cho thấy rằng trong thời kỳ đại dịch, giáo viên có nhiều khả năng cho biết họ cảmthấy căng thẳng và kiệt sức hơn so với các nhân viên chính quyền địa phương và tiểubang khác 84% giáo viên được Các nhà nghiên cứu của RAND Corporation phát hiện
ra rằng từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2020, tỷ lệ giáo viên K-12 lo lắng nghiêm trọng
về tình trạng kiệt sức đã tăng từ một phần tư lên 57 phần trăm Trong một nghiêncứu khác, những nhà nghiên cứu đó phát hiện ra rằng 1/4 giáo viên cho biết họ cókhả năng rời bỏ nghề khi kết thúc năm học 2020-21, một tỷ lệ mà nếu điều đó thànhhiện thực thì sẽ cao hơn gấp ba lần tỷ lệ bình thường Trung tâm nghiên cứu EdWeekkhảo sát vào tháng 3 năm 2022 cho biết việc giảng dạy căng thẳng hơn so với trướcđại dịch Nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên có tỷ lệ mắc các kết quả tiêu cực về sức
Trang 27khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch cao hơn đáng kể so với nhân viên y tế và nhânviên văn phòng Hơn nữa, những người giảng dạy từ xa đã báo cáo mức độ đau khổcao hơn đáng kể so với những người giảng dạy trực tiếp về cả ba hạng mục sức khỏetâm thần được xem xét trong nghiên cứu, ngay cả khi kiểm soát các biến số nhânkhẩu học xã hội cá nhân và mức độ lây lan COVID-19 ở cấp quận Đặc biệt, cácchuyên gia trong các loại công việc khác ít có khả năng báo cáo các triệu chứng lolắng hơn đáng kể so với giáo viên Chỉ tập trung vào giáo viên, những người dạy từ xa
có nhiều khả năng báo cáo cảm giác bị cô lập hơn so với những người dạy trựctiếp Tuy nhiên, văn phòng và những người làm việc khác cho thấy tỷ lệ mắc các triệuchứng cô lập cao hơn so với giáo viên, nhấn mạnh rằng tất cả các môi trường làmviệc không bình đẳng [6]
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng được xãhội và các nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có các vấn đề sức khỏe tâm thần củagiáo viên Đề tài khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội về “Đánh giá mức độ căngthẳng tâm lý (stress) của giảng viên Đại học quốc gia, nguyên nhân và biện phápphòng ngừa” năm 2011 Do T.S Phạm Mạnh Hà chủ trì đề tài Kết quả cho thấy đa sốgiảng viên bị stresss ở mức độ nhẹ (89,5%), có một số ít (chiếm 2,7%) mắc stress ởmức độ nặng[7] Đề tài cũng chỉ ra cách ứng phó với stress, nguyên nhân cũng nhưkiến nghị đối với giảng viên để phòng tránh các tác nhân gây ra stress Năm 2013, đềtài “Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay” luận văn thạc sĩ Tâm lýhọc, của tác giả Lê Thị Hương Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần giáo viên cónhững biểu hiện ban đầu của stress nghề nghiệp như đau đầu, căng thẳng, mất tậptrung, mệt mỏi không muốn làm việc, đôi khi có những hành vi gây hấn với trẻ.Nguyên nhân dẫn đến stress là do đời sống của GV chưa thực sự được quan tâm
Trang 28đúng mức về lương và giờ làm ở bậc học này còn rất nhiều điều bất cập chưa giảiquyết triệt để Dẫm tới áp lực nghề nghiệp ở GVMN là khác cao và chưa có 15 giảipháp dẫn tới GVMN đa phần muốn chuyển công tác để tìm một công việc đỡ áp lựchơn [8, tr 91-92] Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Thoa với đề tài “Biện pháp hạn chếảnh hưởng tiêu cực do stress của giáo viên mầm non tới hoạt động chăm sóc – giáodục trẻ” – Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giáoviên có mức độ stress trung bình và cao chiếm khá lớn Stress của giáo viên mầm nonảnh hưởng tới sức khỏe về thể chất và tinh thần của giáo viên Khi bị stress giáo viên
có những biểu hiện tiêu cựu về sinh lý và tâm lý Những thay đổi không tốt về sinh lý
và tâm lý của giáo viên mầm non ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ, làm giảm chất lượngchăm sóc – giáo dục trẻ Stress của giáo viên mầm non có nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan xuất phát từ môi trường làmviệc đặc trưng của giáo viên mầm non, chủ yếu do sự quá tải về số lượng trẻ trên sốlượng giáo viên, về thời gian lao động, chế độ chính sách chưa thỏa đáng Nguyênnhân chủ quan xuất phát từ bản thân người giáo viên chủ yếu là do thiếu và yếu các
kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng trong các mối quan hệ, do bản thân giáo viên chưa tìmđược cách làm cụ thể để phòng ngừa và hạn chế stress [9, tr.133-134]
Luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Phạm Thị Phượng với đề tài nghiên cứu Stresscủa giáo viên mầm non tư thục đã cho thấy, trong số 140 giáo viên được khảo sáttiến hành làm trắc nghiệm, thì hầu hết tất cả giáo viên trương mầm non tư thục đều
có biểu hiện stress nghề nghiệp, có tới 131 giáo viên (93.6%) stress ở mức trung bình,
và có 9 giáo viên (6.4 %) stress ở mức độ cao Số liệu này phản ánh khối lượng côngviệc, những khó khăn, áp lực trong công việc nhiều giáo viên trường mầm non tưthục đang gặp phải Họ đang làm việc với nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt từstress đến đời sống, công việc và sức khỏe.[10]
Trang 29Theo số liệu của một số nhà nghiên cứu vừa mới được công bố tại Hội thảo
"Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên hướng tới xây dựng trường học hạnhphúc" vừa được Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, PGS.TS TrầnThành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốcgia Hà Nội trích dẫn nghiên cứu ở Việt Nam, trong cộng đồng đang cho thấy cứ 8người thì có 1 người bị tổn thương sức khỏe tâm thần Trong đó các vấn đề trầm cảm
và lo âu đang là phổ biến nhất (trầm cảm tăng lên 28% và lo âu tăng lên 26%) Theomột nghiên cứu khảo sát tình trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THCS tại QuảngTrị, Huế và TP.HCM cho thấy có 41,1% số giáo viên bắt đầu có những dấu hiệu đánglưu ý, 22% giáo viên có nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần cao và khoảng6,1% giáo viên có sức khỏe tâm thần không tốt [11]
Qua những số liệu ở những nghiên cứu trên, có thể thấy nghiên cứu trong nước
về sức khỏe tâm thần của giáo viên cho thấy thực trạng những vấn đề về sức khỏetâm thần có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của giáo viên và chất lượng giáodục nhà trường Thêm nữa, trong thời gian gần đây, theo PGS TS Trần Thành Nam: “Những cuộc khảo sát gần đây chứng minh rằng giáo viên là một nghề gặp nhiều căngthẳng hơn các ngành nghề lao động khác Và những năm đại dịch đã gia tăng thêmnhiều áp lực khiến người giáo viên bị kiệt sức Năm 2022, chúng ta đã chứng kiếnhơn 16.000 giáo viên đã xin nghỉ việc, bên cạnh những lý do khác thì một trongnhững nguyên nhân chính là do những áp lực tâm lý Một số khảo sát cho biết sau đạidịch, có khoảng 75% thầy cô báo cáo rằng sức khỏe tâm thần của họ đang bị ảnhhưởng nhưng đáng buồn là chỉ có khoảng 6% trong số họ tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợsức khỏe tâm thần mà thôi”.[12]
Mặc dù vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên bắt đầu được xã hội quan tâmnhưng những nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên là còn rất ít và sức khỏe
Trang 30tâm thần của giáo viên THPT thì ở Việt Nam hiện rất ít tài liệu nghiên cứu được công
bố Vì vậy trong đề tài thực hiện nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” chúng tôi đi vào nghiên cứuthực trạng “ Sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thôngTHPT” trên địabàn của thành phố để nhằm góp phần bổ sung những lí luận khoa học, những kết quảnghiên cứu thực tiễn cho vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT trên địa bàn
thành phố hiện nay Qua đó xác định được thực trạng và đề xuất được các biện phápphòng ngừa và hỗ trợ phù hợp sẽ hỗ trợ cho giáo viên phòng ngừa, giảm được cácvấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục của thành phố
1.2 Lý luận chung về sức khỏe tâm thần giáo viên
1.2.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần
1.2.1.1 Sức khỏe tâm thần là gì?
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa SKTT (mental health)(Manwell và cs., 2015) Manwell và cộng sự (2015) đã liệt kê bốn định nghĩa về SKTTđược sử dụng trong các nghiên cứu gần đây:
- “SKTT là năng lực cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mỗi một và tất cả chúng
ta theo những cách thức nâng cao khả năng vui hưởng cuộc sống và ứng phó nhữngthách thức mà chúng ta đối mặt Đó là cảm giác tích cực về sự an lạc (well-being) của
Trang 31cảm xúc và tinh thần, sự an lạc này tôn trọng giá trị của văn hóa, sự bình đẳng, chuẩnmực xã hội, sự kết nối lẫn nhau và nhân phẩm cá nhân” (Ủy ban Sức khỏe Cộng đồngCanada, 2006) [13].
- “SKTT được định nghĩa là trạng thái an lạc (well-being) mà ở đó mỗi cá nhânnhận ra được tiềm năng của chính mình, có thể ứng phó được với những căng thẳngbình thường của đời sống, có thể làm việc một cách hiệu quả và có năng suất, có thểđóng góp vào sự phát triển cộng đồng mà họ đang sống” (WHO, 2001) [14]
- “Một cộng đồng có SKTT lành mạnh cung cấp cho con người khả năng pháttriển mạnh mẽ Nó là thứ mà ở đó con người cảm thấy kết nối với người khác và cómột mạng lưới kết nối con người trên tất cả mọi nèo đường cuộc đời với nhau Dùcộng đồng nào cũng có một bản sắc mạnh mẽ, nhưng vượt lên trên điều này, cộngđồng đó luôn đón nhận sự đa dạng Con người tham gia vào cộng đồng của họ, tổchức để chiến đấu lại những thách thức chung và hỗ trợ, giúp đỡ cho những ngườigặp khó khăn” (McKenzie, 2014) [15]
- “SKTT là khả năng thích nghi và sự quản lý” (Hueber và cs., 2011) Ngoài ra,Galderisi và cộng sự (2015) cũng đề xuất một định nghĩa về SKTT như sau: “SKTT làtrạng thái năng động của cân bằng nội tại khiến cá nhân có thể sử dụng khả năng của
họ trong sự hòa hợp với giá trị phổ quát của xã hội Kỹ năng nhận thức; kỹ năng xãhội, khả năng xác định, bộc lộ và điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp cũng nhưđồng cảm với người khác; sự linh hoạt và khả năng ứng phó với những sự kiện khắcnghiệt trong đời sống và thực hiện vai trò xã hội; và mối quan hệ hòa hợp giữa thân
và tâm là đại diện cho những thành tố quan trọng của SKTT, những thành tố nàyđóng góp ở những mức độ khác nhau cho sự cân bằng nội tại” [16]
Trang 32Tuy nhiên, những định nghĩa trên vấp phải sự phê bình của nhiều nhà khoa họckhi quá tập trung vào yếu tố xã hội, cộng đồng, hay vẫn còn mơ hồ về sự cân bằng nộitại nghĩa là như thế nào Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi và vẫn chưa thống nhất về kháiniệm SKTT, nhưng nhìn chung có thể thấy rằng SKTT không chỉ là một trạng tháikhông có rối loạn hay dị tật về tâm thần nhưng cũng không nhất thiết phải là mộttrạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái Đó là trạng thái mà ở đó nhận thức, cảmxúc, hành vi của con người vận hành bình thường nhờ sự vận hành ổn định của não
bộ và đời sống xã hội Theo đó, con người thực hiện được vai trò xã hội của mình vàđáp ứng được những yêu cầu bình thường của đời sống hàng ngày
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của WHO (2001) Theo đó,SKTT bao gồm (i) sự vắng mặt của RLTT và (ii) sự hiện diện của sự an lạc (well-being)(Bratman và cs., 2009) RLTT liên quan đến việc xuất hiện các rối loạn về nhận thức,ảnh hưởng và hành vi, thường được xác định thông qua Cẩm nang Chẩn đoán vàThống kê RLTT (DSM) hoặc Phân loại Quốc tế về Bệnh tật (ICD) Chúng bao gồm cáctình trạng phổ biến như trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ và rối loạn sử dụng chất kíchthích, cũng như các bệnh ít phổ biến hơn nhưng thường nghiêm trọng như tâm thầnphân liệt và rối loạn lưỡng cực (Bratman và cs., 2019) Sự an lạc (well-being) chứađựng nhiều thành phần tình cảm và nhận thức, gồm có (1) hạnh phúc: thường xuyêntrải nghiệm những cảm xúc tích cực, như là niềm vui, sự phấn khích và sự hài lòng,kếp hợp với việc cảm thấy cuộc sống mình có ý nghĩa, có mục đích, viên mãn; (2) tựthực hiện (self-actualization): thành tựu, sự minh mẫn và lạc quan; (3) sự phục hồitâm lý, kiên cường, bản lĩnh (resilience): có khả năng ứng phó với khó khăn; điều tiếtcảm xúc; không có những cách giải quyết vấn đề kém thích nghi và (4) các mối quan
hệ lành mạnh (Bratman và cs., 2019) [17]
Trang 331.2.1.2 Khái niệm giáo viên Trung học phổ thông
Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học,thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.Bên cạnh đó giáo viên còn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việcthực hành các kiến thức lý thuyết và các rèn luyện cho học sinh về đạo đức lối sống,cách đối xử lễ phép với người khác…bên cạnh đó giáo viên cùng người kiểm tra, ra
đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.Giáo viên còn là người khởi xướng các hoạt động phong trào, các cuộc thi thực
tế bổ ích và giúp cho học sinh tìm hiểu và khám phá ra những điều mới lạ từ các cuộcthi của mình
Nghề giáo viên là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dụcquốc dân Sau khi được đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, sinh viên có đượcnhững tri thức và kỹ năng cơ bản để có thể trở thành giáo viên và có thể tham gia vàogiáo dục, đáp ứng nhu cầu của xã hội Hệ thống giáo dục ở Việt Nam được chia thànhcác bậc học và các cấp học khác nhau điều này được nói đến ở Luật giáo dục ViệtNam 2019 tại Điều 6 Hệ thống giáo dục quốc dân:
1 Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dụcchính quy và giáo dục thường xuyên
2 Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáodục trung học phổ thông;
Trang 34c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độcao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.Giáo viên THPT là những người đã có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáoviên trở lên và trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT
1.2.2 Nguyên nhân của rối loạn sức khỏe tâm thần giáo viên Trung học phổ thông
Nhìn chung, theo Hiệp Hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychology APA) (2018), cho đến nay, không có một nguyên nhân cụ thể nào được tìm thấy,được xác định gây nên rối loạn sức khỏe tâm thần Chỉ có những yếu tố có thể gópphần gây nguy cơ rối loạn tâm thần như:
Association-Đặc điểm di truyền Rối loạn tâm thần phổ biến hơn ở những người có quan hệ
huyết thống cũng mắc bệnh tâm thần Một số gene nhất định có thể làm tăng nguy
cơ phát triển rối loạn tâm thần và hoàn cảnh sống làm bùng phát rối loạn đó
Tiếp xúc với môi trường trước khi sinh Tiếp xúc với các tác nhân gây căng
thẳng từ môi trường, tình trạng viêm nhiễm, chất độc, rượu hoặc ma túy khi còntrong bụng mẹ đôi khi có thể liên quan đến rối loạn tâm thần
Hóa chất của não Chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học tự nhiên trong
não mang tín hiệu đến các bộ phận khác của não và cơ thể chúng ta Khi mạng lướithần kinh liên quan đến các hóa chất này bị suy giảm, chức năng của các thụ thể thầnkinh và hệ thống thần kinh thay đổi, dẫn đến trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác
Một số yếu tố gây nguy cơ khác
o Các tình huống căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như vấn đề tài chính,
Trang 35o Tình trạng bệnh liên tục (mãn tính), chẳng hạn như bệnh tiểu đường, hensuyễn nặng
o Tổn thương não do chấn thương nghiêm trọng (chấn thương sọ não), chẳnghạn như một cú đánh dữ dội vào đầu
o Trải nghiệm đau thương, chẳng hạn như sống giữa chiến tranh, thiên tainghiêm trọng…
o Sử dụng rượu hoặc thuốc kích thích
o Tiền sử bị lạm dụng hoặc bỏ bê thời thơ ấu
o Ít bạn bè hoặc ít mối quan hệ lành mạnh
o Kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng phó kém, lòng tự tôn thấp, khí chất ưu tư…
Vì thế, rồi loạn tâm thần không phải là kết quả của việc nuôi dạy kém, có hành vixấu, hậu quả của những khiếm khuyết cá nhân, sự nghèo đói, dinh dưỡng kém hoặc
sự lựa chọn một phong cách sống nào đó Ảnh hưởng của bệnh tâm thần có thể tạmthời hoặc lâu dài Chúng ta cũng có thể mắc nhiều hơn một chứng rối loạn sức khỏetâm thần cùng một lúc Ví dụ, chúng ta có thể vừa bị trầm cảm và rối loạn sử dụngchất kích thích [19]
1.2.3 Các rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở giáo viên
Theo TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáodục, Đại học Quốc gia Hà Nội trích dẫn nghiên cứu ở Việt Nam, trong cộng đồng đangcho thấy cứ 8 người thì có 1 người bị tổn thương sức khỏe tâm thần Trong đó cácvấn đề trầm cảm và lo âu đang là phổ biến nhất (trầm cảm tăng lên 28% và lo âu tănglên 26%) và theo một khảo sat mới đây Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng sứckhỏe tâm thần của giáo viên THCS tại Quảng Trị, Huế và TP.HCM cho thấy có 41,1%
số giáo viên bắt đầu có những dấu hiệu đáng lưu ý, 22% giáo viên có nguy cơ tổnthương sức khỏe tâm thần cao và khoảng 6,1% giáo viên có sức khỏe tâm thần
Trang 36không tốt Theo luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Phạm Thị Phượng với đề tài nghiêncứu Stress của giáo viên mầm non tư thục đã cho thấy, trong số 140 giáo viên đượckhảo sát tiến hành làm trắc nghiệm, thì hầu hết tất cả giáo viên trương mầm non tưthục đều có biểu hiện stress nghề nghiệp, có tới 131 giáo viên (93.6%) stress ở mứctrung bình, và có 9 giáo viên (6.4 %) stress ở mức độ cao.
Từ những số liệu đó có thể cho thấy các rối loạn về sức khỏe tâm thần chủ yếu ởgiáo viên có thể là stress, lo âu và trầm cảm
1.2.3.1 Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là m t nhóm các rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo lắng tháiộquá và căng thẳng thường xuyên mà không có lí do rõ ràng Những trải nghiệm cảmxúc lo lắng, sợ hãi thái quá kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đếncác hoạt động chức năng của cá nhân Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyênnhân chính xác của bệnh nhưng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền và môitrường
Các loại rối nhiễu lo âu thường gặp bao gồm:
Rối loạn hoảng sợ là loại gây nhiều phiền toái nhất Cơn hoảng loạn, sợ hãi, xuất
hiện bất ngờ, đạt đến đỉnh điểm chỉ trong vòng vài phút kém theo các biểu hiện của
cơ thể: hồi hộp, đánh trống ngực, run, vã mồ hôi, hụt hơi/khó thở, tức ngực, buồnnôn, chóng mặt, sợ mất kiểm soát, ngất xỉu, sợ chết,… Một đặc trưng khác khi rơivào trạng thái hoảng loạn là cảm giác mọi thứ đều không thưc và thấy mình đang bịtách rời khỏi bản thân
Người b nh có thể sống trong trạng thái “sợ hãi nỗi sợ hãi” liên tục dẫn đếnệnhững khó khăn trong công việc hàng ngày và có thể e sợ những tình hống tiếp xúc xã
Trang 37h i Liệu pháp nhận thức – hành vi có thể giúp người rối loạn hoảng sợ học đượcộcách đối phó và xác định các yếu tố gây ra trạng thái hoảng sợ của mình.
Hội chứng sợ xã hội hay ám ảnh xã hội là tình trạng căng thẳng, e dè quá mức và
lo lắng người khác sẽ đánh giá họ m t cách tiêu cực trong những tình huống cụ thểộnhư khi thuyết trình, ho c cảm thấy căng thẳng trong mọi tình huống xã h i Rốiặ ộloạn này có thể dẫn đến cô l p và trầm cảm, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhữngậmối quan hệ xã h i Những người gặp hội chứng này có thể tự hỗ trợ ho c nghiêmộ ặtrọng hơn thì cần tìm đến những chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm
Rối loạn lo âu tổng quát là tình trạng lo lắng liên tục, không thể kìm hãm và
không thể kiểm soát gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày Người bệnhthường có nỗi sợ hãi quá mức về những vấn đề trong cuộc sống thường ngày nhưsức khỏe, tài chính, gia đình Hầu như ngày nào họ cũng trải qua cảm giác lo âu, ngaykhi họ vừa thoát nỗi lo âu này thì nỗi lo âu khác lại xuất hi n Rối loạn lo âu tổng quátệ
có thể được cải thiện bằng thuốc hoặc tư vấn tâm lý.[20]
1.2.3.2 Rối loạn liên quan đến stress
“Stress” là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La tinh “strictus” và một phần của từ “stringere” mang ý nghĩa là sự căng thẳng, bất hạnh, nghịch cảnh, đè nén Thuật ngữ stress lúc đầu được dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu Sau đó đến thế kỉ thứ 17, stress được dùng trong y học và tâm lý học với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng
Rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn căng thẳng sau chấn thương là hai kiểurối loạn liên quan đến stress
Trang 38Rối loạn căng thẳng cấp tính xuất hi n nhanh chóng sau sự xuất hi n của m tệ ệ ộtác nhân gây căng thẳng về tâm lý hay sinh lý đ c bi t mạnh như mất người thân, bịặ ệhành hung và phát triển trong vòng 1 tháng Người bệnh có thể cảm thấy mất kết nốivới chính mình, g p khó khăn trong vi c kiểm soát cảm xúc, bị dao đ ng tâm trạng,ặ ệ ộ
lo lắng và có thể có các cơn hoảng loạn
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thường xuất hiện ở những người
đã từng trải qua một sự kiện căng thẳng, đe dọa đến mạng sống, chẳng hạn nhưchiến tranh, thương tích nghiêm trọng, bạo lực tình dục… Tình trạng này được biểuhiện bằng triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi đương đầu với sự kiện gây tổn thương vàvẫn tiếp tục kéo dài kể cả khi sự kiện đã kết thúc từ lâu Những người mắc chứngbệnh này cảm thấy rằng mối đe dọa vẫn đang tiếp diễn, bởi v y phản ứng cảnh giácậcủa họ vẫn được duy trì và điều này gây ra m t loạt các tri u chứng khó chịu.[21]ộ ệ
1.2.3.3 Rối loạn trầm cảm
Rối loạn trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm,cảm thấy buồn chán và lo lắng, mất quan tâm thích thú trong các hoạt đ ng thườngộngày
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổbiến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗihoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung”
Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM– IV,1984): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mấtmọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạtđộng, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảngthời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”
Trang 39Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần Nó làmột tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đếncác hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội Là rối loạntâm thần có thể điều trị được.
Với các khái niệm trên, trầm cảm được xem xét biểu hiện ở các mặt: cảm xúc,nhận thức, cơ thể và hành vi
Các rối loạn trầm cảm thường gặp:
Rối loạn tâm trạng hỗn hợp là rối loạn liên quan đến sự khó chịu liên tục và các
giai đoạn thường xuyên của hành vi đó rất khó kiểm soát Các biểu hiện gồm nhữngcơn kích thích thường xuyên nghiêm trọng, tần suất cao trên 3 lần/tuần; sự bùng nổkhông phù hợp hoàn cảnh, trạng thái cáu kỉnh, tức giận hiện diện hàng ngày
Rối loạn trầm cảm chủ yếu là một dạng trầm cảm kéo dào trên hai tuần Rối
loạn trầm cảm chủ yếu biểu hiện ở thanh niên có thể là sự buồn hoặc khó chịu, mấtquan tâm hứng thú đến hầu hết các hoạt động (thường được xem như là chán nản),giảm cân hoặc tăng cân không chủ đích, giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn, mất ngủhoặc đau chứng nửa đầu, sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần, mệt mỏi hoặcmất năng lượng; giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn, những suy nghĩ liêntục về cái chết, cảm giác vô dụng hoặc không được yêu thương, quan tâm Nguy cơtái phát cao
Rối loạn khí sắc là dạng trầm cảm hoặc tức giận dai dẳng kéo dài trong thời gian
dài trong đó có các biểu hiện như trầm cảm mặc dù đôi khi triệu chứng có thể ít hơn.Thời gian kéo dài trung bình là năm năm.[22]
Trang 40TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, chúng tôi đã làm rõ tình hình nghiên cứu về SKTT và SKTT củagiáo viên trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như các vấn đề lý luận cơ bản về SKTT Cóthể rút ra một số kết luận chính từ Chương 1 như sau:
SKTT không chỉ là một trạng thái mà ở đó nhận thức, cảm xúc, hành vi của conngười vận hành bình thường nhờ sự vận hành ổn định của não bộ và đời sống xãhội Theo đó, con người thực hiện được vai trò xã hội của mình và đáp ứng đượcnhững yêu cầu bình thường của đời sống hàng ngày
Có nhiều nghiên cứu về SKTT của giáo viên trên thế giớ nhưng ở Việt Nam sốlượng nghiên cứu SKTT của giáo viên chưa nhiều, chỉ mới nghiên cứu trong nhữngnăm gần đây và các đề tài nghiên cứu về SKTT của giáo viên cũng chỉ mới đượcnghiên cứu dưới mức độ stress ở giáo viên mầm non, còn vấn đề về SKTT chỉ gầnđây được khảo sát giáo viên trung học sơ sở ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Tp HồChí Minh nhưng đó chưa thật sự được nghiên cứu thành công trình, chỉ mới lànhững nghiên cứu khảo sát số liệu, điều tra tình hình chung, còn vấn đề SKTT củagiáo viên THPT thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào được công bố