1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dịch bệnh không chỉ là một thách thức về sức khỏe vật lý, mà còn tạo ra những biến động mạnh mẽ đối với sức khỏe tâm thần của hàng tỷ người trên khắp thế giới.. Từ những biện pháp phong

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM

LỚP 11 TIN

Học sinh thực hiện: Võ Trần Hải Ly

Giáo viên giảng dạy: cô Đỗ Thị Thu Hằng

Ảnh hưởng của

đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

1.1 MỘTSỐKHÁINIỆMLIÊNQUANĐẾNVẤNĐỀNGHIÊNCỨU 3

1.1.1 KHÁINIỆM “COVID-19” 3

1.2.2 KHÁINIỆM “ĐẠIDỊCH” 3

1.1.3 KHÁINIỆM “SỨCKHOẺTÂMTHẦN” 3

1.2 TÌNHHÌNHNGHIÊNCỨUTRONGVÀNGOÀINƯỚC 4

CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 4

2.1 THỰCTRẠNGSỨCKHOẺTÂMTHẦNTRƯỚCVÀSAU COVID-19 CỦANGƯỜIDÂN VIỆTNAM 4

2.2 RỐILOẠNSỨCKHOẺTÂMTHẦN “HẬU COVID-19” 5

2.2.1 MỘTSỐNGUYÊNNHÂNGÂYRỐILOẠNSỨCKHỎETÂMTHẦNTRONGĐẠIDỊCH 5

2.2.2 CÁCTRIỆUCHỨNGNHẬNBIẾTRỐILOẠNSỨCKHOẺTÂMTHẦN 6

Trang 3

KẾT LUẬN 8

Trang 4

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trước đại dịch COVID-19, thế giới đã chưa từng đối mặt với một thách thức sứckhỏe toàn cầu mang với sự phức tạp và ảnh hưởng đa chiều như vậy Sự xuất hiện của chủng virus SARS-CoV-2 đã đặt ra những thách thức lớn với xã hội loài người

Đại dịch COVID-19 mang đến những hệ lụy về sức khỏe với hàng triệu ca nhiễm, cùng với số lượng người tử vong lớn chưa từng có Dịch bệnh không chỉ là một thách thức về sức khỏe vật lý, mà còn tạo ra những biến động mạnh mẽ đối với sức khỏe tâm thần của hàng tỷ người trên khắp thế giới Từ những biện pháp phong tỏa đến những thay đổi trong lối sống hàng ngày, tác động của đại dịch này đã châm ngòi cho một loạt các vấn đề tâm thần, tăng nguy cơ stress, lo lắng, và trầm cảm trong cộng đồng toàn cầu.

Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần đã được chú ý và thảo luậnnhiều hơn trong cộng đồng người dân Việt Nam Thách thức của cuộc sống hiện đại, áp lực công việc, và các thay đổi trong lối sống đều đóng góp vào sự gia tăng về vấn đề tâm thần

Mặc dù đã có sự thay đổi trong nhận thức của người dân Việt Nam, tuy nhiên, sự hiểu biết về các triệu chứng của rối loạn tâm thần và cách quản lý stress cũng còn nhiều hạn chế Nhiều người vẫn chưa biết đến tầm quan trọng của việc thăm bác sĩ tâm thần, tham gia các buổi tư vấn, hoặc thậm chí là sử dụng các ứng dụng hỗ trợ tâm thần.

Vì những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến

sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam để nêu lên thực trạng, xác định nguyên

nhân, chỉ ra những ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề về sức khoẻ tâm thần trước và sau đại dịch COVID-19.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành với những mục tiêu sau:

- Làm rõ thực trạng sức khoẻ tâm thần trước và sau đại dịch COVID-19 của người dân Việt Nam.

Trang 5

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam 

- Xác định nguyên nhân gây rối loạn sức khoẻ tâm thần trong đại dịch

- Phân tích ý kiến của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với những ảnh hưởng đã được chỉ ra.

- Chỉ ra những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề về sức khoẻ tâm thần

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu báo cáo là tình trạng và quan điểm của người dân Hà Nội đối với sức khoẻ tâm thần của bản thân và cộng đồng trong đại dịch COVID-19.

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: 2 tháng (từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024).- Phạm vi không gian: Tại Việt Nam

- Phạm vi đối tượng khảo sát: Người dân Việt Nam

- Phạm vi đối tượng khảo sát ý kiến: 100 người dân đang sinh sống, học tập, làmviệc tại thành phố Hà Nội

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung mô tả thực trạng, nguyên nhân, các triệu chứng, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

- Phương pháp điểu tra, khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn - trả lời- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp phân tích tổng hợp

2

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm “COVID-19”

COVID-19, hay còn được biết đến là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus SARS-CoV-2, là một đại dịch toàn cầu có ảnh hưởng sâu rộng đối với sức khỏe, kinh tế, và cuộc sống của người dân trên thế giới Bệnh này bắt nguồn từ thành phố Wuhan, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó nhanh chóng lan ra toàn cầu.

Virus SARS-CoV-2 thuộc họ coronavirus, được gọi là vì hình thù giống một chiếc vương miện khi nhìn dưới kính hiển vi Bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua giọt nước bọt khi người nhiễm bệnh hoặc hất hơi, cũng như thông qua tiếp xúcgần với người bệnh hoặc bề mặt bị nhiễm virus.

Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm sốt, ho, khó thở, mệt mỏi và đau cơ Phần lớn người nhiễm virus có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng Ngoài ra, cũng có những trường hợp nặng và gây tử vong, đặc biệt là ở những người già và những người có các bệnh lý nền.

1.2.2 Khái niệm “đại dịch”

Đại dịch là một khái niệm mô tả sự bùng phát mạnh mẽ của một căn bệnh hoặc tình trạng y tế trên quy mô rộng lớn, ảnh hưởng đến một khu vực, một quốc gia, hoặc thậm chí toàn cầu Đây là tình trạng y tế nghiêm trọng, thường gây ra tác động lớn đến sức khỏe, kinh tế, và xã hội.

Đại dịch thường xuất hiện khi một loại vi khuẩn, virus, hoặc tác nhân gây bệnh khác lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là khi không có sự miễn dịch đàn bào đối với nó Sự lây lan nhanh chóng của bệnh có thể dẫn đến một lượng lớn người nhiễm bệnh, tăng nguy cơ bùng phát và lan rộng trên quy mô lớn.

Trang 7

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam 

Trong lịch sử, đã có nhiều đại dịch nổi tiếng như Đại dịch Cúm Tây Ban Nha (1918), HIV/AIDS, và gần đây nhất là đại dịch COVID-19 Những sự kiện này không chỉ gây tổn thất lớn về mạng sống mà còn tạo ra những thách thức đối với hệ thống y tế, kinh tế, và cộng đồng toàn cầu.

1.1.3 Khái niệm “sức khoẻ tâm thần”

Sức khỏe tâm thần là một khía cạnh quan trọng của sức khỏe tổng thể, tập trung vào trạng thái tinh thần và tâm lý của một người Chúng bao gồm tất cả các khía cạnh của tâm trí, từ cảm xúc, tư duy, đến mối quan hệ xã hội và khả năng đối mặt với các thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Sức khỏe tâm thần có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm gen, môi trường, và các sự kiện trong cuộc sống Stress, áp lực công việc, mất mát, cô lập xãhội, hay thậm chí là các vấn đề về sức khỏe về mặt vật lý đều có thể tác động đến sức khỏe tâm thần.

Việc duy trì sức khỏe tâm thần đôi khi đòi hỏi sự hỗ trợ từ cộng đồng, gia đình, và các chuyên gia y tế tâm thần Tư vấn tâm lý, liệu pháp, và các phương pháp tự giúp đều có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người ta hiểu rõ hơn về bảnthân và phát triển các kỹ năng đối mặt.

CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

2.1 Thực trạng sức khoẻ tâm thần trước và sau COVID-19 của người dân Việt Nam

Thực trạng sức khỏe tâm thần của người dân Việt Nam trước và sau đại dịch COVID-19 đã trải qua những biến động đáng chú ý, tạo ra những thách thức mới và yêu cầu sự quan tâm đặc biệt đến trạng thái tâm lý của cộng đồng.

Trước COVID-19:

Trước đại dịch, mặc dù đã có những thay đổi trong nhận thức của người dân Việt Nam, vẫn còn những định kiến xung quanh vấn đề này, khiến việc tìm kiếm sự giúp đỡ về tâm lý trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Ngoài ra, tìm hiểu những kiến thức về vấn đề sức khoẻ tâm thần còn nhiều hạn chế ở Việt Nam.

4

Trang 8

Theo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9%dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người Tuy nhiên đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ có tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên).

Thực tế tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệ cao, tới 5,4% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh (0,33%), chậmphát triển tâm thần (0,63%), mất trí tuổi già (0,88%); rối loạn hành vi ở thanh thiếuniên (0,9%); lạm dụng rượu 5,3%, ma túy (0,3%)

Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Trong và sau COVID-19:

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một loạt thách thức mới, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của người dân Việt Nam Biện pháp giãn cách xã hội, lo ngại vềsức khỏe, mất việc làm và áp lực từ những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày đềulà những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và tinh thần của người dân Ngoài ra, những biến động về kinh tế và xã hội có thể gây ra căng thẳng tâm lý và lo lắng về tương lai Sự cô lập xã hội cũng có thể dẫn đến tình trạng cảm giác cô đơn và mất mát sự hỗ trợ xã hội.

Rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ và rối loạn do lạm dụng chất là những rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp nhất trong đại dịch và chúng không chừa một ai, kể cả y bác sĩ đang căng mình chữa trị cho bệnh nhân Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từng chia sẻ: “Stress và trầm cảm phổ biến với nhân viên y tế” Làn sóng dịch thứ 3, tại Bắc Giang, nghiên cứu trên 25 người, PGS, TS Lương Công Thức và cộng sự đã nhận thấy 16,74% có lo âu và stress; 26,6% bị rối loạn giấc ngủ TS Đỗ Xuân Tĩnh, Phó Chủ nhiệm bộ môn Khoa Tâm thần, Viện Quân y 103 (Học viện Quân y) cho biết: Kết quả nghiêncứu của Kang L và cộng sự năm 2020 trên 994 nhân viên y tế công tác tại Vũ Hán (Trung Quốc) chỉ ra: 36,9% có biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm thần trong đó 34,4 rối loạn nhẹ, 22,4 rối loạn trung bình và 6,2% bị rối loạn nghiêm trọng.

2.2 Rối loạn sức khoẻ tâm thần “hậu COVID-19”

2.2.1 Một số nguyên nhân gây rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch

Đại dịch COVID-19 không chỉ là một thách thức về sức khỏe thể chất, mà còn gây ra những rối loạn đối với sức khỏe tâm thần của người dân trên toàn thế giới

Trang 9

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam 

Đầu tiên, những biện pháp giãn cách xã hội đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống củacon người Việc giao tiếp giữa người với người trong đại dịch sử dụng các thiết bị thông minh thay vì đối thoại trực tiếp Tiếp đến, những thách thức kinh tế, như mấtviệc làm và giảm thu nhập, cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khoẻ tâmthần Ngoài ra, người già và những người đã và đang gặp phải những vấn đề về sứckhỏe tâm thần, phải đối mặt với việc thiếu sự hỗ trợ từ bác sĩ và các cơ sở y tế

Sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống hàng ngày khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

2.2.2 Các triệu chứng nhận biết rối loạn sức khoẻ tâm thần

Rối loạn sức khỏe tâm thần là một thách thức lớn mà xã hội loài người đang phải đối mặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Những triệu chứng khác nhau thường xuất hiện, tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng và tâm lý của cá nhân.

Sau đây là những phân tích về Các triệu chứng nhận biết rối loạn sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam cũng như toàn xã hội, qua một bài khảo sát ý kiến mà chúng tôi đã thực hiện với 100 người dân đang sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Hà Nội:

Người trải qua rối loạn sức khỏe tâm thần thường trải qua những biến động cảm xúc đáng kể Sự buồn bã, căng thẳng, hoặc kích động có thể xuất hiện một cách độtngột và bất ngờ Họ có xu hướng trở nên mệt mỏi liên tục, thậm chí sau khi ngủ đủ giấc, và cảm thấy mất hứng thú với những hoạt động trước đây mang lại niềm vui Khả năng tập trung giảm đáng kể cũng là triệu chứng của gặp các vấn đề về tâm thần.

6

Trang 10

Thay đổi trong hành vi cũng là triệu chứng khi gặp tổn thương về tâm lí Thói quen ngủ, ăn uống, … không đều là tình trạng thường gặp phải khi chúng ta bị rối loạn đồng hồ sinh học.

2.2.3 Giải pháp khắc phục rối loạn sức khoẻ tâm thần

Để tái lập cân bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống trong bối cảnh đại dịch COVID-19., sau đây là một số giải pháp có thể được áp dụng:

Tìm kiếm hỗ trợ tâm lý chuyên sâu và tham gia vào điều trị tâm lí: Việc tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế tâm thần là quan trọng Họ sẽ hỗ trợ tư vấn và điều trị chuyên sâu, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp

Duy trì những mối quan hệ và liên lạc: Gặp gỡ bạn bè qua video call, tham gia các nhóm trực tuyến, và duy trì mối quan hệ giúp giảm bớt cảm giác cô đơn trong giai đoạn giãn cách.

Xây dựng thời gian biểu khoa học: Tạo ra lịch trình hàng ngày với giấc ngủ đủ giấc, thời gian hoạt động vận động, và thời gian nghỉ ngơi Lịch trình này giúp duy trì sự ổn định và kiểm soát tốt hơn về tâm lý.

Đảm bảo dinh dưỡng và giấc ngủ: Dinh dưỡng cân đối và giấc ngủ đủ giấc đều quan trọng đối với sức khỏe tâm thần Cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giấc ngủ đều đặn.

Thể dục thể thao thường xuyên: Hoạt động vận động thể chất có tác động tích cực đối với tâm trạng Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, hoặc thậm chí chỉ là thực hiện các bài tập nhỏ trong nhà.

Tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật thư giãn: Kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hoặc các phương pháp thư giãn khác có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Trang 11

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam 

KẾT LUẬN

Những năm qua, đại dịch COVID-19 đã không chỉ là một thách thức về sức khỏe vật lý, mà còn tạo ra những biến động mạnh mẽ đối với sức khỏe tâm thần của hàng tỷ người trên khắp thế giới Từ những biện pháp phong tỏa đến những thay đổi trong lối sống hàng ngày, tác động của đại dịch này đã châm ngòi cho một loạt các vấn đề tâm thần, tăng nguy cơ stress, lo lắng, và trầm cảm trong cộng đồng toàn cầu.

Nhìn vào cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể phủ nhận rằng cuộc sống đã trởnên khác biệt với những biến động đáng kể Sự cô lập xã hội, lo lắng về sức khỏe, và sự không chắc chắn về tương lai đã đặt ra những thách thức tinh thần đáng kể Mối quan hệ xã hội bị đe dọa khi gặp khó khăn trong việc duy trì sự kết nối, và những áp lực kinh tế tăng cao đã tạo ra căng thẳng thêm vào cuộc sống hàng ngày.Tuy nhiên, đại dịch cũng đã giúp tăng cường nhận thức về sức khỏe tâm thần và tạo điều kiện cho việc mở rộng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý Người dân hiện nay có xu hướng chấp nhận và tìm kiếm giúp đỡ hơn trong việc quản lý tâm lý của mình.Chính phủ và các tổ chức xã hội cũng đang tập trung vào việc cung cấp thông tin và hỗ trợ tâm thần để giúp người dân vượt qua những thách thức này Việc tăng cường giáo dục và tạo ra môi trường thoải mái để thảo luận về sức khỏe tâm thần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh mới này.

Trong bối cảnh này, chúng ta cần nhìn nhận và hỗ trợ nhau, cùng nhau tạo ra môi trường xã hội hỗ trợ và thấu hiểu Đồng thời, việc tìm kiếm giải pháp và chiến lượcquản lý stress, cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng và các chuyên gia y tế tâm thần, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua những thách thức của thời đại COVID-19.

8

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sự tác động của COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của sinh viên ĐHQG-HCM

(2021) - Bảo Khánh - covid-19-den-suc-khoe-tam-than-cua-sinh-vien-dhqg-hcm/343034333364.html2 Covid-19 & nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần – Báo Nhân Dân -

https://vnuhcm.edu.vn/sau-dai-hoc_3364/su-tac-dong-cua-https://special.nhandan.vn/covid-19_nguycoroiloantamthan/index.html3 COVID-19 và sức khoẻ tâm thần - World Health Organization -

https://www.who.int/vietnam/vi/emergencies/covid-19-in-vietnam/information/mental-health

Ngày đăng: 18/06/2024, 09:55

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w