1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng xã hội các cơ chế ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng của thiểu số đến đa số

12 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Xã Hội: Các Cơ Chế Ảnh Hưởng Xã Hội & Ảnh Hưởng Của Thiểu Số Đến Đa Số
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hạnh Liên
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 266,48 KB

Nội dung

Khái niệm: Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng cách thức suy nghĩ của một người hay nhóm người nào đó.. Quy luật bắt chước có vai trò chính trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TI ỂU LUẬN GIỮA KỲ

ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI:

CÁC CƠ CHẾ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI & ẢNH

HƯỞNG CỦA THIỂU SỐ ĐẾN ĐA SỐ

Gi ảng viên: TS Nguyễn Hạnh Liên

Th ực hiện: Nhóm 3

(có danh sách kèm theo)

Hà N ội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

giá

(Nhóm trưởng) 22031542 - Tổng hợp nội dung - Làm powerpoint

10

2 Nguyễn Thu Trang 22031600 - Trình bày nội dung 3.3.2 và 3.3.2 10

3 Nguyễn Xuân Quảng 23030275 Trình bày nội dung 3.3.1 10

4 Trần Phương Nga 22031585 - Trình bày nội dung 3.3.4 và 3.3.5

- Thuyết trình

- Làm powerpoint

10

5 Nguyễn Lê Khánh Huyền 22031565 -Trình bày nội dung 3.4 9

6 Nguyễn Thảo Nguyên 22030165 -Trình bày nội dung 3.4

Trang 3

M ỤC LỤC

3.3 CÁC CƠ CHẾ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI 3

3.3.1 Bắt chước 3

3.3.2 Lây lan tâm lý 4

3.3.3 Ám thị 5

3.3.4 Đồng nhất hóa 6

3.3.5 Thuyết phục 8

3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA THIỂU SỐ ĐẾN ĐA SỐ 9

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

3.3.1 Bắt chước

a Khái niệm:

Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng cách thức suy nghĩ của một người hay nhóm người nào đó Trong thực tiễn đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp những biểu hiện đa dạng của bắt chước, trẻ em bắt chước người lớn cách ứng xử, thợ học việc bắt chước theo cách làm của thợ cả, học sinh bắt chước cách ứng xử của thầy cô giáo, bắt

chước cách ăn mặc của giới trẻ

Quy luật bắt chước là quy luật được chỉ ra sớm nhất trong tâm lý học xã hội Nó được G Tarde nghiên cứu vào năm 1890 trong tác phẩm “Những quy luật của sự bắt chước” Ông cho rằng, bắt chước là cơ sở để xã hội tồn tại vì nó hình thành, duy trì chuẩn mực, giá trị nhóm, phát triển sự tiến bộ xã hội

b Đặc điểm:

G.Tarde cho rằng, bắt chước là cơ sở để xã hội tồn tại vì nó hình thành, duy trì chuẩn mực, giá trị nhóm, phát triển sự tiến bộ xã hội Bắt chước có tính chất vô thức thể hiện ở sự sao chép máy móc phản ứng bên ngoài của người khác G.Tarde đã dùng quy luật bắt chước để giải thích hành vi của con người, đặc biệt là những hành vi giống nhau giữa các cá nhân trong quá trình tác động qua lại

c Phân loại:

Theo nghiên cứu của G Tarde, ông đã chỉ ra một số kiểu bắt chước khác nhau: bắt chước logic (trí tuệ ý thức), bắt phi logic (cảm tính phi lý); bắt chước lâu dài, bắt chước nhất thời; bắt chước hình thức, bắt chước bản chất; bắt chước giữa các giai cấp, bắt chước giữa các thế hệ Lý thuyết của G Tarde về quy luật của bắt chước chủ yếu dựa trên sự quan sát chứ chưa có các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể Tuy vậy, những phát hiện của ông đã được các nhà tâm lý học xã hội tiếp thu Quy luật bắt chước có vai trò chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác nhau

Nghiên cứu của Miller và Dollard cho thấy: Có 4 nhóm người thường được người khác bắt chước là:

- Người lớn tuổi

- Người có cương vị xã hội cao hơn

Trang 5

- Người có trí tuệ cao hơn

- Người thành thạo hơn trong một lĩnh vực thực tiễn

Mỗi cá nhân ảnh hưởng đến các thành viên khác của nhóm trước hết bằng

sự hiện diện của chính bản thân mình và cũng chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các thành viên khác trong nhóm Tương tự, sự vận hành của cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hội diễn ra như sau: các thành viên trong nhóm bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của mình Nói cách khác, người ta có thể bắt chước một tập thể, một cá nhân, bắt chước quần chúng và ngược lại

Dựa trên hai yếu tố là sự hâm mộ và nhu cầu của người bắt chước, các nhà nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi khẳng định: “Cơ chế bắt chước ở các lứa tuổi

là khác nhau.” Nhà nghiên cứu cho rằng, bắt chước sao chép (trẻ dưới 3 tuổi)

và bắt chước có ý thức, có chọn lọc nét hành vi của người khác

Bắt chước có ý thức thường trải qua 4 giai đoạn:

- Tri giác đối tượng

- Đánh giá đối tượng

- Tiếp nhận hoặc loại bỏ đối tượng

- Bắt chước có cải biến hoặc phát triển theo nhu cầu, sở thích, nhiệm vụ của bản thân

Ví dụ: Trong một nhóm bạn, khi một người bạn thường hay nói một từ hoặc cụm

từ cụ thể mà mọi người cảm thấy thú vị hoặc hài hước, các bạn khác có thể bắt chước cách nói đó và bắt đầu sử dụng nó trong giao tiếp hàng ngày của mình

3.3.2 Lây lan tâm lý

a Khái niệm:

Cơ chế lây lan (cơ chế tâm lý xã hội): Là hiện tượng xúc cảm chung từ người này sang người khác Lây lan được hiểu là sự lan truyền xúc cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ ở cấp độ tâm sinh lý ngoài những tác động ở cấp độ ý thức nhóm

b Một số quan điểm khác về lây lan:

Theo Gustave Le Bon (1958), xem lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây truyền từ người này sang người khác

Theo Mikhailovsky N K, lây lan di truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt

"Tư tưởng vòng tròn" - Cá nhân kích thích người khác bằng hành vi của mình, phản ứng người còn lại tăng thêm hứng khởi -> lan tỏa không ngừng, lây lan (G.Allport)

Trang 6

Parigin B.D cho rằng, lây lan là quá trình chuyển tỏa tâm trạng nhất định, xuất hiện trong đám đông, thực hiện qua cơ chế thúc đẩy ảnh hưởng cảm xúc lẫn nhau nhiều lần giữa những người tham gia giao tiếp ở đây cá nhân không phải chịu áp lực chủ ý, có tổ chức, nhưng đơn giản là họ hành động theo hình mẫu ứng xử của ai đó, bị lệ thuộc vào ai đó một cách vô thức

Lây lan tâm lý được vận hành theo cơ chế quy nạp Những xúc cảm của con người được biểu lộ ra bằng các hành vi phi ngôn ngữ như: điệu bộ, nét mặt, cử chỉ… Những hành vi này sẽ tạo ra các phản ứng tương tự ở người bên cạnh (Mcdouglas), cứ như vậy trạng thái tâm lý được lây lan

Ví dụ: Giai đoạn sơ khai có bao gồm các hoạt động lây lan tâm lý: điệu nhảy nghi lễ, tình huống hoảng loạn, của tổ tiên Hoặc một sự kiện lịch sử ngày

"giải phóng", sinh nhật đám cưới, trận đá bóng Việt Nam,

c Đặc điểm:

Cơ chế lây lan tâm lý là sự chấp nhận một cách vô thức hình mẫu nhất định của hành vi

Lây lan dễ thấy trong tình huống hoảng loạn Nhà nghiên cứu cho rằng, nếu trong tình huống hoảng loạn, người đưa ra hình mẫu nhất định hành vi làm khôi phục trạng thái bình thường thì có khả năng chấm dứt hoảng loạn Tình huống hoảng loạn rất khó đánh giá, quan sát tại thời điểm xuất hiện vì:

- Không biết được thời điểm xuất hiện trực tiếp

- Khó vững vàng trở thành người quan sát tình huống hoảng loạn

- Ở trạng thái hoảng loạn, dù ở mức độ nào, dễ dàng bị khuất phục

d Vai trò:

Lây lan đã tạo ra sự liên kết số đông cá nhân ở phương diện xúc cảm, hiện tượng "cộng cảm" ở số đông Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi gắn bó giữa các cá nhân trong nhóm và cộng đồng Các xúc cảm tiêu cực và tích cực đều có thể được lây lan Chủ động tạo sự lây lan xúc cảm tích cực, ngăn sự lây lan xúc cảm tiêu cực trong cộng đồng

3.3.3 Ám thị

a Khái niệm

Theo Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học của Vũ Dũng, ám thị là quá trình tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý con người nhằm mục đích điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định [1]

Ám thị của bố mẹ, ám thị của thầy cô giáo, ám thị của bạn bè, của người bán hàng, của đồng nghiệp, của các đối tượng khác nhau trong xã hội Những ám thị, "mệnh lệnh" được thể hiện qua yêu cầu trực tiếp, hãy làm việc này, hãy tuân theo điều kia, hãy giữ nguyên tắc nọ, cũng có thể được thể hiện gián tiếp dưới

Trang 7

dạng ẩn giấu làm cho người nhận ám thị không nhận ra mục đích, nhưng vẫn tiếp nhận

b Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của ám thị:

Thuộc tính của người ám thị (vị thế xã hội, sức lôi cuốn, ưu thế và ý chí, trí tuệ, tính logic) Những đặc điểm của người chịu ám thị (mức độ của tính dễ bị

ám thị) Các mối quan hệ được thiết lập giữa người ám thị và người chịu ám thị (tin cậy, uy tín, phụ thuộc) Phương thức tổ chức thông báo (mức độ có căn cứ, tính chất kết hợp các thành tố logic và cảm xúc, củng cố thêm bằng những tác động khác)

Ám thị đặc biệt có hiệu quả khi nó gặp phải miếng đất thuận lợi Chẳng hạn khi người ta đang rất mong mỏi thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nào đó, họ thường trở nên cả tin hơn và dễ dàng chấp nhận bất cứ đề nghị nào mà không cần suy nghĩ gì hết

c So sánh ám thị - tự ám thị - tự kỷ ám thị:

3.3.4 Đồng nhất hóa

a Khái niệm

Đồng nhất hoá là quá trình so sánh đối chiếu của một chủ thể với người khác, nhóm khác trên cơ sở các dấu hiệu hay phẩm chất nào đó, từ đó khái quát, xác lập sự tương đồng giữa chúng Qua đồng nhất hoá, cá nhân hòa vào người khác, làm cho mình có hành vi, ứng xử giống với người khác Nói đơn giản hơn, đồng nhất hoá là cơ chế tâm lý trong đó cá nhân tỏ ra giống với một cá nhân khác về bề ngoài như cách ăn mặc, dáng điệu hay bên trong như tư tưởng, tình

Trang 8

cảm, định hướng giá trị, chuẩn mực, lý tưởng, vai trò hoặc có xu hướng hòa nhập vào nhóm, chấp nhận quan điểm, hứng thú, quyền lợi của nhóm Ví dụ điển hình là hiện tượng bắt chước thần tượng [2]

Đồng nhất hoá xuất hiện khi một người nhận thấy mình có nét chung với một người khác Nét chung càng nhiều và càng quan trọng thì sự đồng nhất hoá càng hoàn toàn Do vậy, đồng nhất hoá phụ thuộc rất nhiều vào sự dễ đồng cảm Ví

dụ đồng nhất hoá dân tộc, con cái đồng nhất hóa với cha mẹ

b Phân loại

Có một số kiểu phân chia đồng nhất của Freud như sau: Ở tuổi ấu thơ phát sinh sự đồng nhất hóa đầu tiên vón là hình thức sơ khai của tình cảm quyến luyến của trẻ em với mẹ Đồng nhất hóa đóng vai trò là cơ chế bảo vệ, ngờ đó đứa trẻ vượt qua được nỗi lo âu bị người có uy tín đe dọa bằng cách đưa một số khía cạnh hành vi của người đó vào hành động riêng của mình

Hiện nay, tâm lý học xã hội nghiên cứu cơ chế đồng nhất hoá ở ba nhóm sau:

- Chủ thể thống nhất bản thân với cá nhân hoặc nhóm khác dựa trên mối liên hệ cảm xúc, đồng thời chuyển những chuẩn mực, giá trị, hình mẫu của họ vào thế giới nội tâm của mình

Ví dụ: Một học sinh trung học tham gia vào một câu lạc bộ thể thao như bóng đá Học sinh này có thể thống nhất bản thân với nhóm bằng cách chia sẻ niềm đam mê chung với môn thể thao và cảm xúc mạnh mẽ khi giành chiến thắng hoặc thất bại Họ cũng có thể chấp nhận các chuẩn mực, giá trị và hình mẫu của nhóm, như tinh thần đồng đội, lòng quyết tâm và sự cống hiến cho môn thể thao, và chuyển chúng vào thế giới nội tâm của mình Điều này có thể dẫn đến việc họ tự nhận thấy mình không chỉ là một cá nhân, mà còn là một phần của nhóm bóng đá

- Chủ thể nhìn nhận, hình dung về người khác như sự kéo dài của chính bản thân mình, gán cho người đó những đặc tính, tình cảm và mong muốn của mình

Ví dụ: Cha mẹ có ước mơ trở thành bác sĩ hay giáo viên chẳng hạn mà họ k thể thực hiện được thì điều ước đó sẽ trở thành kỳ vọng của họ đối với con cái

họ sau này

- Chủ thể tự đặt mình vào vị trí người khác, dẫn đến việc đồng hoá ý nghĩ của cá nhân với người đó, đó là sự đồng cảm

Ví dụ: Nếu chúng ta đặt mình vào những bạn nhỏ bị khuyết tật chúng ta

sẽ dễ dàng thông cảm với, thấu hiểu với những bạn nhỏ đó

c Vai trò của cơ chế đồng nhất hoá:

Trang 9

Đồng nhất hóa đảm bảo mối liên hệ giữa các cá nhân trong nhóm Tạo ra sự đồng nhất cảm xúc trong nhóm như sự đồng cảm, những hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm như lòng tự hào dân tộc, tình cảm dân tộc…Tăng hiệu quả giao tiếp khi cá nhân có khả năng đặt mình vào hoàn cảnh, “tiếp nhận vai trò” của người khác Dùng để khơi dậy lòng trắc ẩn, tình cảm ở con người, là cơ sở của tính cộng đồng, tính xã hội trong mỗi người

3.3.5 Thuyết phục

a Khái niệm

Thuyết phục là sự thông báo nhằm thay đổi quan điểm, thái độ, định hướng giá trị cho đối tượng giao tiếp Đây là hình thức rất quan trọng để hình thành các quan điểm, tâm thế của cá nhân, ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành ý chí,

ý thức tập thể, dư luận tập thể và nhiều hiện tượng tâm lý tập thể khác [2]

Thuyết phục diễn ra liên tục trong cuộc sống của chúng ta, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục, trị liệu tâm lý, tuyên truyền quảng cáo

b Một số đặc điểm của thuyết phục:

- Chủ thể thuyết phục có uy tín, vị thế xã hội cao hơn hoặc ít nhất ngang bằng với đối tượng giao tiếp

- Trong thuyết phục thường sử dụng hai hình thức diễn đạt là chứng minh

và lập luận vững chắc sao cho đối tượng giao tiếp nhận thức được đầy đủ vấn đề cần xây dựng hoặc sửa đổi thái độ, quan điểm, hành vi ứng xử

- Thuyết phục cần kết hợp lý luận và cảm hoá

- Thuyết phục có thể lâu dài, không thể chỉ ngày một ngày hai mà đối

tượng đã thay đổi quan điểm, thái độ

- Thuyết phục phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của hai bên, đặc biệt là sự đồng cảm sâu sắc của chủ thể với đối tượng giao tiếp

- Người được coi là hấp dẫn về mặt hình thể thương dễ thuyết phục hơn

Ví dụ: Các hãng quảng cáo thường sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng tới giới trẻ nhưng cũng đồng thời sở hữu nhan sắc đẹp làm đại

sứ cho mình (Jisoo đại sứ thương hiệu Dior)

c Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của thuyết phục:

- Sự tin cậy của chủ thể thuyết phục

- Mức độ ưa thích đối với người thuyết phục, nội dung thuyết phục của người bị thuyết phục

- Thông điệp hiệu quả (liên quan tới mối quan tâm, có thể chứa sự lo sợ, logic và hợp lý)

Trang 10

- Đặc điểm của người nghe (nhu cầu, học vấn, tâm trạng (tâm trạng tốt dễ

bị thuyết phục hơn, mức độ tiếp xúc có thể ảnh hưởng tới tâm trạng), lòng

tự trọng (lòng tự trọng vừa phải dễ thuyết phục hơn cao hay thấp),…)

- Tâm trạng vui vẻ cũng có ảnh hưởng đến sự thuyết phục

d Cách “tự vệ” để tránh bị thuyết phục tin vào những điều không tốt:

- Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi cam kết

- Đặt câu hỏi về những gì chưa hiểu kỹ

- Tin vào sự hiểu biết của bản thân thông qua trải nghiệm thực tế, vị thế

- Phát triển những ý kiến phản bác, phản biện

Moscovici, Faucheux, Nemeth đã nghiên cứu vấn đề này vào năm 1972, cho rằng nhóm thiểu số có ảnh hưởng đến đa số,làm thay đổi nhận thức và hành

vi của nhóm đa số

Serge Moscovici đã phát hiện được ba đặc điểm nhóm thiểu số gây ra ảnh hưởng đến đa số là: tính nhất quán, sự tự tin và sự củng cố quan điểm Nhóm thiểu số có nhiều ảnh hưởng là những nhóm giữ vững vị trí, có sự thống nhất trong quan điểm của mình Đa số đồng ý rằng sự kiên quyết bảo vệ quan điểm của nhóm thiểu số đều làm cho học phải xem xét và thay đổi những quan điểm của họ [3]

Tính nhất quán và kiên quyết mang tới sự tự tin, cùng với đó là sự rõ ràng

và minh bạch của những người thiểu số làm cho nhóm đa số phải xem xét lại những quan điểm của họ Lúc đầu mọi người nghe có thể không cần nghiên cứu

cơ sở cụ thể của các lập luận, nhưng càng nhiều người lặp lại ý tưởng của nhóm thiểu số, nghe càng nhiều, quan điểm đó càng phổ biến, dẫn tới sự hưởng ứng

và thay đổi quan điểm

Khi nhóm thiểu số nghi ngờ về sự đúng đắn của nhóm đa số, các thành viên trong nhóm đa số sẽ thấy nghi ngờ về bản thân và có thể chuyển sang vị trí của nhóm thiểu số Trong điều kiện nhóm thiểu số này có sự cố kết mạnh mẽ, có động lực tinh thần lớn , nhóm này sẽ có tác động làm nhóm đa số cân nhắc lại

và thậm chí chuyển sang đồng tình với nhóm thiểu số, lúc này nhóm thiểu số trở thành nhóm đa số mới Ví dụ: các công ty đã nhận thức được vai trò của sự sáng tạo và đổi mới đến từ các cá nhân, các cuộc cách mạng xã hội được khởi xướng

từ các nhóm thiểu số tích cực được sự ủng hộ của nhân dân

Thiểu số có sự ảnh hưởng khi sự ảnh hưởng đó là phù hợp và liên tục với quan điểm được xem xét Khi hành động của thiểu số được truyền đạt một cách

tự tin và hành động đó bắt đầu gợi ý cho sự loại trừ đa số Thậm chí nếu yếu tố

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w