DƯỚI 40 TUỔI TỪ 40 ĐẾN DƯỚI 50 50 TUỔI TRỞ LÊN
3.6. Một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề
3.6.2. Các biện pháp đề xuất
Biện pháp 1: Xây dựng chương trình tập huấn về SKTT như dấu hiệu, nguyên nhân các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa về các vấn đề SKTT.
Nâng cao hiểu biết về SKTT cho giáo viên cụ thể là cung cấp kiến thức về SKTT cho giáo viên thông qua nội dung của các chương trình tập huấn về SKTT.
Nội dung: chương trình gồm các module liên quan đến hiểu biết về SKTT Module 1: Tổng quan kiến thức về SKTT
Module 2: Các rối loạn về các vấn đề liên quan đến SKTT phổ biến
Module 3: Dấu hiệu, nguyên nhân, biểu hiện của các rối loạn liên quan đến SKTT Module 4: Cách ứng phó, điều trị và các dịch vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến SKTT
Module 5: Trạng thái tinh thần an lạc, hạnh phúc. Làm thế nào để có được?[25]
Cách thực hiện: tập huấn cho GV trong thời gian nghỉ hè, đây là thời gian mà giáo viên được nghỉ ngơi sau một năm học, tập huấn tròn thời gian này để tránh làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của giáo viên, để giáo viên có thể tham gia một cách tích cực thu lại hiệu quả tốt. Học liệu gồm sổ tay SKTT (các module), slide và video minh họa, xen kẽ các hoạt động giải trí. Để đảm bảo đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, chuyên môn giảng dạy các module được thiết kế thành các hoạt động phù hợp cho toàn thể giáo viên. Lớp học được tổ chức từ 30 - 40 người. Giáo viên được chọn ngẫu nhiên để họ có thể chia sẻ sự am hiểu về SKTT, những vấn đề liên quan đến SKTT mà bản thân họ đang gặp phải, và cách thức mà mỗi người đối mặt và vượt lên các vấn đề đó như thế nào để từ đó cán bộ quản lý và các giáo viên khác có cái nhìn khách
quan hơn, cảm thông hơn cho nhau để cùng nhau có những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho nhau.
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, team building, các buổi nói chuyện chuyên đề.
Từ trước đến nay, hầu hết các hoạt động được tổ chức ở nhà trường như hoạt động ngoại khóa, team building, các buổi nói chuyên đề đều nhắm đến đối tượng là học sinh mà quên mất rằng giáo viên cũng cần được tổ chức để được tham gia các hoạt động đó và đây cũng chính là một trong những hình thức có thể nâng cao nhận thức cho giáo viên về SKTT và giáo viên cũng có sân chơi bổ ích để thư giãn và gắn kết với nhau ngoài công việc, ngoài những giờ dạy trên lớp.
Nội dung: tổ chức, thiết kế theo các chuyên đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress… Mỗi chuyên đề gồm các dấu hiệu nhận biết hay triệu chứng, nguyên nhân, cách hỗ trợ điều trị và cách tìm kiếm thông tin về các rối loạn tâm thần này.
Cách thực hiện: tổ chức trong các buổi thao giảng sinh hoạt cụm, các buổi họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, các cuộc thi của công đoàn ngành,… với hình thức hái hoa dân chủ, rung chuông vàng, team building, đóng kịch hay các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần như bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý nhà tham vấn tâm lí, các diễn giả trực tiếp chia sẻ trò chuyện với giáo viên.
Tại các buổi ngoại khóa, hay nói chuyện chuyên đề
Biện pháp 3: Xây dựng văn phòng tham vấn tâm lý học đường ở trường học Tham vấn tâm lý học đường, giáo viên cũng cần được tham vấn, đây là nơi mà giáo viên có thể tìm đến để được hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến SKTT sau những giờ dạy trên lớp, giờ trống tiết.
Nội dung: Xây dựng văn phòng tham vấn học đường ở trường học với không gian riêng tư tạo sự thoải mái và an tâm để giáo viên có thể chia sẻ vấn đề của mình cho chuyên viên tham vấn tâm lý. Tuyển dụng chuyên viên tâm lý, chuyên viên tham vấn học đường, thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường trong trường học.
Cách thực hiện: Có thể trắc nghiệm sàng lọc tâm lý tại chỗ cho giáo viên, nếu phát hiện giáo viên có vấn đề về SKTT thì chuyên viên tham vấn tâm lý có thể hỗ trợ bằng cách tư vấn tại chỗ, hẹn gặp để trò chuyện hoặc giới thiệu đến các phòng tâm lý, bệnh viện tâm thần để thăm khám để được chẩn đoán đúng triệu chứng và can thiệp hỗ trợ điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến SKTT. Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường có thể lập kế hoạch cùng với tổ tư vấn tâm lý học đường và các ban ngành trong trường học để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho giáo viên có liên quan đến SKTT để giúp giảm bớt các vấn đề về SKTT cho giáo viên. Liên kết với bệnh viện tâm thần để khám sàng lọc SKTT cho giáo viên để kịp thời phát hiện và hỗ trợ can thiệp các vấn đề SKTT của giáo viên.
Biện pháp 4: Rà soát lại về những nhu cầu của giáo viên, quan tâm đến chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương của giáo viên.
Cuộc sống của giáo viên được đảm bảo quan tâm về nhu cầu thiết yếu, chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lương phù hợp để giáo viên có thể đảm bảo cuộc sống được đầy đủ về vật chất thì cũng phần nào giảm đi các vấn đề lo ngại, áp lực kinh tế, áp lực lo toan cho cuộc sống thì cũng sẽ giảm bớt đi các vấn đề về SKTT của giáo viên.
Nội dung: Tổ chức các buổi khảo sát hằng năm về các nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong công tác giảng dạy, cơ chế khen thưởng.
Cách thực hiện: Tiến hành khảo sát hằng năm về các nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong công tác giảng dạy, cơ chế khen thưởng bằng hình thức làm trực tiếp trên phiếu điều tra, phiếu khảo sát hoặc khảo sát bằng online. Tổ chức các buổi tưng cầu ý kiến từ giáo viên về chế độ đãi ngộ, khen thưởng, nhu cầu.
Biện pháp 5: Xây dựng một hệ thống hỗ trợ, ví dụ như một nhóm hỗ trợ hoặc đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ và tư vấn, các câu lạc bộ chăm sóc SKTT Các nhóm hỗ trợ này có thể được vận hành bởi một đối tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ngoài trường học, kết hợp với các chuyên viên tham vấn, chuyên viên công tác xã hội, bác sĩ của các bệnh viện, trung tâm tham vấn tư vấn tâm lý, phòng công tác xã hội thành phố.
Nội dung: Thành lập hệ thống hỗ trợ liên tục, xây dựng đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ và tư vấn các vấn đề về SKTT cho giáo viên.
Cách thực hiện: Cung cấp số điện thoại đường dây nóng, tổng đài tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về tâm lý, về SKTT. Có thể hỗ trợ cá nhân hoặc hỗ trợ nhóm., liên kết nhóm để hỗ trợ nhau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
Nghiên cứu khảo sát điều tra thực trạng sức khỏe tâm thần của 150 giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy:
Tỷ lệ giáo viên có nguy cơ bị trầm cảm chiếm 24,67% trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên chủ yếu là nguy cơ trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa chiếm tỉ lệ lần
lượt là 12,67% và 6,7%. Tỷ lệ nguy cơ trầm cao nặng và rất nặng chiếm 5,24%. Trầm cảm của giáo viên phụ thuộc vào vùng miền không lớn, nhưng phụ thuộc lớn về độ tuổi, giới tính, môn dạy. Theo số liệu giáo viên nam và giáo viên lớn tuổi có nguy cơ trầm cảm ở mức độ nặng và rất nặng cao hơn giáo viên Nữ và nhỏ tuổi
Tỷ lệ giáo viên có nguy cơ lo âu chiếm rất cao 44,67% chiếm gần một nữa mẫu được khảo sát. Tuy nhiên chủ yếu là lo âu ở mức độ nhẹ (10%) và mức độ vừa (19,33%). Lo âu ở mức độ nặng và rất nặng chiếm 15, 33% một tỉ lệ cũng khá lớn. Lo âu của giáo viên nam ở mức nặng và rất nặng cũng có xu hướng cao hơn giáo viên nữ.
Tỷ lệ giáo viên có nguy cơ bị stress chiếm khoảng 22% nhưng đa số mở mức nhẹ. Stress nặng và rất nặng chiếm cỡ hơn 5% và phụ thuộc nhiều vào giới tính (nam có nguy cơ bị stress cao hơn nữ), vùng miền, độ tuổi và môn dạy đặc biệt là môn Tiếng Anh.
Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố, bao gồm các nguyên tắc xây dựng biện pháp và 5 biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ SKTT cho giáo viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ