8. Cấu trúc khóa luận
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng được xã hội và các nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có các vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên. Đề tài khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội về “Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của giảng viên Đại học quốc gia, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa” năm 2011 Do T.S. Phạm Mạnh Hà chủ trì đề tài. Kết quả cho thấy đa số giảng viên bị stresss ở mức độ nhẹ (89,5%), có một số ít (chiếm 2,7%) mắc stress ở mức độ nặng[7]. Đề tài cũng chỉ ra cách ứng phó với stress, nguyên nhân cũng như kiến nghị đối với giảng viên để phòng tránh các tác nhân gây ra stress. Năm 2013, đề tài “Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay” luận văn thạc sĩ Tâm lý học, của tác giả Lê Thị Hương .Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần giáo viên có những biểu hiện ban đầu của stress nghề nghiệp như đau đầu, căng thẳng, mất tập trung, mệt mỏi không muốn làm việc, đôi khi có những hành vi gây hấn với trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến stress là do đời sống của GV chưa thực sự được quan tâm
đúng mức về lương và giờ làm ở bậc học này còn rất nhiều điều bất cập chưa giải quyết triệt để. Dẫm tới áp lực nghề nghiệp ở GVMN là khác cao và chưa có 15 giải pháp dẫn tới GVMN đa phần muốn chuyển công tác để tìm một công việc đỡ áp lực hơn [8, tr. 91-92] . Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Thoa với đề tài “Biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do stress của giáo viên mầm non tới hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ” – Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giáo viên có mức độ stress trung bình và cao chiếm khá lớn. Stress của giáo viên mầm non ảnh hưởng tới sức khỏe về thể chất và tinh thần của giáo viên. Khi bị stress giáo viên có những biểu hiện tiêu cựu về sinh lý và tâm lý. Những thay đổi không tốt về sinh lý và tâm lý của giáo viên mầm non ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ, làm giảm chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. Stress của giáo viên mầm non có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ môi trường làm việc đặc trưng của giáo viên mầm non, chủ yếu do sự quá tải về số lượng trẻ trên số lượng giáo viên, về thời gian lao động, chế độ chính sách chưa thỏa đáng. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân người giáo viên chủ yếu là do thiếu và yếu các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng trong các mối quan hệ, do bản thân giáo viên chưa tìm được cách làm cụ thể để phòng ngừa và hạn chế stress. [9, tr.133-134].
Luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Phạm Thị Phượng với đề tài nghiên cứu Stress của giáo viên mầm non tư thục đã cho thấy, trong số 140 giáo viên được khảo sát tiến hành làm trắc nghiệm, thì hầu hết tất cả giáo viên trương mầm non tư thục đều có biểu hiện stress nghề nghiệp, có tới 131 giáo viên (93.6%) stress ở mức trung bình, và có 9 giáo viên (6.4 %) stress ở mức độ cao. Số liệu này phản ánh khối lượng công việc, những khó khăn, áp lực trong công việc nhiều giáo viên trường mầm non tư thục đang gặp phải. Họ đang làm việc với nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt từ stress đến đời sống, công việc và sức khỏe.[10]
Theo số liệu của một số nhà nghiên cứu vừa mới được công bố tại Hội thảo
"Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc" vừa được Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, PGS.TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trích dẫn nghiên cứu ở Việt Nam, trong cộng đồng đang cho thấy cứ 8 người thì có 1 người bị tổn thương sức khỏe tâm thần. Trong đó các vấn đề trầm cảm và lo âu đang là phổ biến nhất (trầm cảm tăng lên 28% và lo âu tăng lên 26%). Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THCS tại Quảng Trị, Huế và TP.HCM cho thấy có 41,1% số giáo viên bắt đầu có những dấu hiệu đáng lưu ý, 22% giáo viên có nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần cao và khoảng 6,1% giáo viên có sức khỏe tâm thần không tốt. [11]
Qua những số liệu ở những nghiên cứu trên, có thể thấy nghiên cứu trong nước về sức khỏe tâm thần của giáo viên cho thấy thực trạng những vấn đề về sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của giáo viên và chất lượng giáo dục nhà trường. Thêm nữa, trong thời gian gần đây, theo PGS. TS Trần Thành Nam: “ Những cuộc khảo sát gần đây chứng minh rằng giáo viên là một nghề gặp nhiều căng thẳng hơn các ngành nghề lao động khác. Và những năm đại dịch đã gia tăng thêm nhiều áp lực khiến người giáo viên bị kiệt sức. Năm 2022, chúng ta đã chứng kiến hơn 16.000 giáo viên đã xin nghỉ việc, bên cạnh những lý do khác thì một trong những nguyên nhân chính là do những áp lực tâm lý. Một số khảo sát cho biết sau đại dịch, có khoảng 75% thầy cô báo cáo rằng sức khỏe tâm thần của họ đang bị ảnh hưởng nhưng đáng buồn là chỉ có khoảng 6% trong số họ tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần mà thôi”.[12]
Mặc dù vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên bắt đầu được xã hội quan tâm nhưng những nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên là còn rất ít và sức khỏe
tâm thần của giáo viên THPT thì ở Việt Nam hiện rất ít tài liệu nghiên cứu được công bố. Vì vậy trong đề tài thực hiện nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” chúng tôi đi vào nghiên cứu thực trạng “ Sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thôngTHPT” trên địa bàn của thành phố để nhằm góp phần bổ sung những lí luận khoa học, những kết quả nghiên cứu thực tiễn cho vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT trên địa bàn thành phố hiện nay. Qua đó xác định được thực trạng và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ phù hợp sẽ hỗ trợ cho giáo viên phòng ngừa, giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.