Rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế khóa luận tốt nghiệp (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc khóa luận

1.2. Lý luận chung về sức khỏe tâm thần giáo viên

1.2.3. Các rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở giáo viên

1.2.3.3. Rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm, cảm thấy buồn chán và lo lắng, mất quan tâm thích thú trong các hoạt đ ng thườngộ

ngày.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung”.

Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM– IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”.

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Là rối loạn tâm thần có thể điều trị được.

Với các khái niệm trên, trầm cảm được xem xét biểu hiện ở các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể và hành vi.

Các rối loạn trầm cảm thường gặp:

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp là rối loạn liên quan đến sự khó chịu liên tục và các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó rất khó kiểm soát. Các biểu hiện gồm những cơn kích thích thường xuyên nghiêm trọng, tần suất cao trên 3 lần/tuần; sự bùng nổ không phù hợp hoàn cảnh, trạng thái cáu kỉnh, tức giận hiện diện hàng ngày.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu là một dạng trầm cảm kéo dào trên hai tuần. Rối loạn trầm cảm chủ yếu biểu hiện ở thanh niên có thể là sự buồn hoặc khó chịu, mất quan tâm hứng thú đến hầu hết các hoạt động (thường được xem như là chán nản), giảm cân hoặc tăng cân không chủ đích, giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn, mất ngủ hoặc đau chứng nửa đầu, sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần, mệt mỏi hoặc mất năng lượng; giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn, những suy nghĩ liên tục về cái chết, cảm giác vô dụng hoặc không được yêu thương, quan tâm. Nguy cơ tái phát cao.

Rối loạn khí sắc là dạng trầm cảm hoặc tức giận dai dẳng kéo dài trong thời gian dài trong đó có các biểu hiện như trầm cảm mặc dù đôi khi triệu chứng có thể ít hơn.

Thời gian kéo dài trung bình là năm năm.[22]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, chúng tôi đã làm rõ tình hình nghiên cứu về SKTT và SKTT của giáo viên trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như các vấn đề lý luận cơ bản về SKTT. Có thể rút ra một số kết luận chính từ Chương 1 như sau:

SKTT không chỉ là một trạng thái mà ở đó nhận thức, cảm xúc, hành vi của con người vận hành bình thường nhờ sự vận hành ổn định của não bộ và đời sống xã hội. Theo đó, con người thực hiện được vai trò xã hội của mình và đáp ứng được những yêu cầu bình thường của đời sống hàng ngày.

Có nhiều nghiên cứu về SKTT của giáo viên trên thế giớ nhưng ở Việt Nam số lượng nghiên cứu SKTT của giáo viên chưa nhiều, chỉ mới nghiên cứu trong những năm gần đây và các đề tài nghiên cứu về SKTT của giáo viên cũng chỉ mới được nghiên cứu dưới mức độ stress ở giáo viên mầm non, còn vấn đề về SKTT chỉ gần đây được khảo sát giáo viên trung học sơ sở ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Tp. Hồ Chí Minh nhưng đó chưa thật sự được nghiên cứu thành công trình, chỉ mới là những nghiên cứu khảo sát số liệu, điều tra tình hình chung, còn vấn đề SKTT của giáo viên THPT thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào được công bố.

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế khóa luận tốt nghiệp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w