Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế khóa luận tốt nghiệp (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Để nghiên cứu sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được phân chia thành từng giai đoạn cụ thể để thực hiện như sau:

+ Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Giai đoạn 3: Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.

2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện suốt quá trình giải quyết những vấn đề của đề tài, nhưng tập trung tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2022 đến tháng 04/2023.

❖ Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của giai đoạn này là xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài và từ khung lý luận, xác lập quan điểm chủ đạo của đề tài trong việc nghiên cứu sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

❖ Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu những tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề SKTT, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của giáo viên THPT; từ đó xác định những vấn đề kế thừa cho đề tài cũng như chỉ ra những vấn đề tồn tại trong các công trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: các vấn đề của SKTT như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm;

biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của giáo viên và các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên.

- Từ khung lý luận xác định quan điểm tiếp cận trong việc nghiên cứu SKTT của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

❖ Phương pháp tiến hành

Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá… các tài liệu đã được đăng tải ở các sách báo, tạp chí và trên hệ thống thông tin toàn cầu internet… bàn về những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giai đoạn nghiên cứu thực trạng được tiến hành chủ yếu vào thời gian từ 01/2022 đến 04/20231.

❖ Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

❖ Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 150 giáo viên của các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là giáo viên của các trường THPT Gia Hội, THPT Nguyễn Huệ, THPT Nguyễn Trường Tộ, THPT Đặng Trần Côn, Chuyên Quốc Học, THPT Hai Bà Trưng, THPT Cao Thắng, THPT Hương Vinh, THPT Hương Thủy theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Nghiên cứu của chúng tôi đã được sự đồng ý của các giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố và tất cả những người tham gia đều đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Trước khi trả lời vào phiếu hỏi, chúng tôi đã cam kết bảo mật thông tin cá nhân do giáo viên cung cấp.

❖ Nội dung nghiên cứu

Thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

❖ Phương pháp tiến hành

Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung ở giai đoạn này: phương pháp trắc nghiệm tâm lý, phương pháp phân tích dữ liệu.

Nguyên tắc điều tra: Giáo viên tham gia trả lời trắc nghiệm một cách độc lập, không trao đổi ý kiến, không đánh trắc nghiệm giúp giáo viên khác. Các nghiệm viên

sẵn sàng có mặt để giúp giáo viên sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu rõ trước khi trả lời.

Giáo viên phải trả lời đầy đủ tất cả các câu trả lời. Những phiếu nào thiếu thông tin sẽ được phát lại để giáo viên kịp thời bổ sung. Trong trường hợp vẫn bị bỏ sót, phiếu đó coi như không hợp lệ và sẽ loại bỏ trong quá trình xử lý số liệu.

2.2.3. Giai đoạn 3: Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.

Giai đoạn nghiên cứu này được tiến hành vào thời gian trong tháng 02 - 04/202 32.

❖ Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THPT thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.

❖ Nội dung nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp để phòng ngừa, hỗ trợ cho giáo viên giảm được các vấn đề về SKTT và nâng cao nhận thức về SKTT cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.

❖ Phương pháp tiến hành

Để triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn này, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, quan sát, phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của giáo viên trung học phổ thông thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế khóa luận tốt nghiệp (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w