1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài sức khỏe tâm thần của sinh viên hiện nay

58 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sức Khỏe Tâm Thần Của Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Mai Thị Hằng
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Nghiên cứu và Thuyết trình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,31 MB

Cấu trúc

  • 1.2. Đối tượng nghiên cứu (8)
  • 1.3. Khách thể và đối tượng khảo sát (8)
  • 1.4. Mục đích nghiên cứu (9)
  • 1.5. Mục tiêu nghiên cứu (9)
  • 1.6. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 1.7. Vấn đề khoa học (10)
  • 1.8. Luận điểm khoa học (10)
  • 1.9. Phương pháp chứng minh luận điểm (11)
  • 2.2. Tổng quan về các công trình có liên quan (15)
  • 2.4. Vị trí đề tài (18)
  • 2.5. Kết luận (18)
  • CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Luận cứ lí thuyết (18)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (20)
    • 4.2. Khả năng nhận thức, tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên hiện nay (26)
    • 4.3 Phân tích những yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần sinh viên (30)
    • 4.4. Phân tích khả năng tiếp cận và chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhà trường cho sinh viên hiện nay (38)
    • 4.5 Đề xuất giải pháp và kết luận (0)

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được nhóm nghiên cứu giới hạn trong việc cung cấp số liệu tổng quan về tình hình sức khỏe tâm thần của các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại Thành

Khách thể và đối tượng khảo sát

Sinh viên các trường Đại học tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần tại một số nước phát triển

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên của các trường Đại học tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là cải thiện và nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên.

Mục tiêu nghiên cứu

 Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên hiện nay

 Đánh giá khả năng tự nhận thức, tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên hiện nay

 Phân tích những yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của sinh viên

 Phân tích khả năng tiếp cận và chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhà trường cho sinh viên hiện nay

 Xác định vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên

 Đề ra giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần cho sinh viên.

Vấn đề khoa học

Các vấn đề sức khỏe tâm thần nào phổ biến ở sinh viên Việt Nam hiện nay?

Những yếu tố nào khiến cho sinh viên Việt Nam hiện nay có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần?

Những hệ thống, dịch vụ nào hiện nay hiện đang được vận hành trong nhà trường, xã hội và chúng có hiệu quả như thế nào trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho sinh viên?

Liệu những hệ thống và dịch vụ trên có thực sự đủ điều kiện để có thể hỗ trợ cho sinh viên trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần?

Những khó khăn của sinh viên khi tiếp cận các hệ thống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần là gì?

Giải pháp nào nhằm hỗ trợ và cải thiện đời sống sức khỏe tâm thần ở sinh viên?

Luận điểm khoa học

Luận điểm 1: tỷ lệ sinh viên Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần đang ở mức đáng báo động

Luận điểm 2: các nguyên nhân phổ biến dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh ở sinh viên hiện nay

Luận điểm 3: các dịch vụ, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhà trường và xã hội còn nhiều hạn chế đã góp phần khiến cho hầu hết sinh viên chưa được hỗ trợ điều trị kịp thời

Luận điểm 4: các hoạt động nhằm hỗ trợ cải thiện và nâng cao đời sống sức khỏe tâm thần ở sinh viên cần được đẩy mạnh.

Phương pháp chứng minh luận điểm

Để làm rõ hơn luận điểm của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo quy trình sau:

1.9.1 Chiến lược chọn mẫu Đối tượng: là những sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Kích cỡ mẫu: 110 sinh viên hiện đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng

Cách tiếp cận: gửi bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp cá nhân

Chiến lược chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên: Lựa chọn ngẫu nhiên các sinh viên thông qua khuôn viên trường để thu thập dữ liệu

1.9.2 Thiết kế công cụ thu thập thông tin

1.9.2.1 Công cụ thu thập thông tin

Bảng câu hỏi khảo sát online: tiết kiệm được chi phí, thời gian di chuyển, khảo sát được mẫu với số lượng lớn và có độ tin cậy khá cao Tuy nhiên, việc này không thể tìm hiểu được nhiều khía cạnh chuyên sâu như bảng ghi chép phỏng vấn

1.9.2.2 Quy trình thiết kế công cụ

Bước 1: xác định dữ liệu cần tìm;

Bước 2: xác định các hình thức khảo sát;

Bước 3: xác định nội dung câu hỏi liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần;

Bước 4: quyết định dạng câu hỏi và câu trả lời: Trắc nghiệm và tự luận; Bước 5: kiểm tra và sửa chữa nếu có sai sót

1.9.2.3 Mô tả sơ lược công cụ thu thập thông tin

Bao gồm bảng khảo sát với 16 câu hỏi khảo sát liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng

1.9.3 Quy trình thu thập dữ liệu

Mô tả: quy trình này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận của sức khỏe tâm thần; nhận diện các yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần ở sinh viên và tình trạng hoạt động của các hệ thống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay đang sẵn có ở các trường Đại học, Cao đẳng và trong xã hội

Nội dung chủ yếu: các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và các hệ thống đã từng được sử dụng trong phạm vi các trường Đại học, Cao đẳng và trong xã hội

Nguồn tài liệu chủ yếu:

- Tài liệu thứ cấp: thu thập chủ yếu từ các bài báo có nguồn uy tín; các đề tài, dự án nghiên cứu, hội thảo có liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần ở sinh viên Sử dụng các phương tiện khác như tạp chí khoa học, sách, các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả khác và đặc biệt là công cụ Internet hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin nhanh nhất sau đó tổng hợp lại

- Tài liệu sơ cấp: Được cung cấp từ việc xây dựng, thiết kế bảng hỏi và phát phiếu khảo sát theo hình thức đường link Microsoft Forms rồi gửi qua các app như Zalo, Instagram, Messenger… cho các sinh viên hiện đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát

1.9.4 Quy trình phân tích và xử lý dữ liệu

Tổng hợp các tài liệu đã thu thập được

Tổng hợp các kết quả từ bảng câu hỏi khảo sát

Tổng hợp các kết quả thu được và tiến hành phân tích

Rút ra được những yếu tố nguy cơ từ trong chính bản thân sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội đã góp phần dẫn tới tình trạng rối loạn tâm thần ở sinh viên hiện nay; những thách thức trong việc tiếp cận các hệ thống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhà trường và xã hội; phân tích chất lượng của hệ thống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên Đề xuất những khuyến nghị trong lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và xã hội để góp phần nâng cao và cải thiện đời sống sức khỏe tâm thần của sinh viên

Sức khỏe tâm thần hay còn được gọi là sức khỏe tinh thần là một thuật ngữ dùng để mô tả sức khỏe tình cảm, tâm lý và xã hội của con người Chất lượng sức khỏe tâm thần được đo lường bằng cách họ có thích nghi được với các tác nhân gây stress hàng ngày hay không, ngoài ra còn các yếu tố khác Một người có sức khỏe tâm thần tốt sẽ làm việc rất năng suất nhưng ngược lại nếu tình trạng sức khỏe tâm thần kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và công việc học tập của sinh viên

Tâm lý học học đường bắt đầu hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 ở Mỹ Một trong những sự kiện quan trọng nhất và cũng là nền tảng của tâm lý học học đường là hội nghị Thayer được tổ chức lần đầu vào tháng 8/1954 tại khách sạn Thayer, West Point, New York với sự tham dự của

48 người là đại diện cho học viên và giảng viên Hội nghị hướng tới phát triển tầm quan trọng, nhiệm vụ, đào tạo cũng như điều kiện, tố chất mà một nhà tâm lý học học đường cần phải có

Sức khỏe tâm thần đóng một vị trí quan trọng không chỉ trong giáo dục mà còn trong các lĩnh vực khác và được rất nhiều nước phát triển trên thế giới hết sức chú trọng Ở Việt Nam, những năm gần đây sức khỏe tâm thần cho sinh viên rất được Nhà nước quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp để có thể nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần cho sinh viên Bên cạnh những thuận lợi thì có những lí do khách quan lẫn chủ quan mà việc đưa vào thực tiễn còn gặp phải nhiều hạn chế.

Tổng quan về các công trình có liên quan

Sức khỏe tâm thần ở sinh viên đã và đang là vấn đề được coi trọng ở các nước trên thế giới Các chính sách, nghiên cứu, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở sinh viên được triển khai áp dụng vào thực tiễn mang lại nhiều kết quả tích cực như các trang web hỗ trợ, tư vấn trực tuyến của các trường Đại học : Hoa Kỳ (Đại học Princeton , Đại học California State, Đại học Western Carolina, Đại học Northwestern …), Úc (Đại học Melbourne, Đại học RMIT, Đại học Western Sydney…), Anh (Đại học Cambridge, Đại học Arden…), Hà Lan (Đại học Maastricht, Đại học Amsterdam…) và nhiều hệ thống chăm sóc tâm thần cho sihnh viên trên các quốc gia khác Đều là những trường Đại học đứng đầu thế giới, vì vậy họ rất chú trọng vào chất lượng đào tạo, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên

Hiện nay, nước ta đã có một số trường Đại học áp dụng mô hình phòng tâm lý online : Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Nông lâm… nhằm mục đích cải thiện sức khỏe tâm thần từ đó nâng cao kết quả học tập của sinh viên Tuy nhiên, hệ thống còn chưa được phổ biến rộng rãi khi vẫn còn nhiều sinh viên chưa biết đến

2.3 Nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn, giải pháp trong quá trình phát triển đề tài

Nhiệm vụ đề tài “Sức khỏe tâm thần sinh viên hiện nay”:

 Nâng cao khả năng nhận thức của sinh viên về các vấn đề sức khỏe tâm thần, giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

 Hỗ trợ sinh viên trong việc thăm khám, điều trị và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

 Giúp sinh viên tiếp cận hơn đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhà trường.

 Nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường và xã hội về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với sinh viên hiện nay.

Nghiên cứu đề tài “Sức khỏe tâm thần sinh viên hiện nay” là một đề tài quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu cũng gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:

Chủ đề nghiên cứu phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội: Trong thời đại ngày nay, sinh viên phải đối mặt với nhiều áp lực học tập, công việc, gia đình, xã hội, dẫn đến tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên ngày càng gia tăng Do đó, nghiên cứu về hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về sức khỏe tâm thần Đề tài nghiên cứu có nhiều tài liệu tham khảo: Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung và sức khỏe tâm thần của sinh viên nói riêng Các nghiên cứu này cung cấp một nền tảng lý luận vững chắc để triển khai nghiên cứu

Việc thu thập dữ liệu có thể gặp khó khăn: Sinh viên thường ngại chia sẻ về các vấn đề sức khỏe tâm thần của bản thân Do đó, nhà nghiên cứu cần có các biện pháp phù hợp để thu thập dữ liệu một cách khách quan và chính xác

Việc triển khai nghiên cứu có thể gặp khó khăn về kinh phí và thời gian: Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần thường đòi hỏi thời gian và kinh phí đáng kể.

Do đó, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực để triển khai nghiên cứu một cách hiệu quả

2.3.4 Giải pháp Để khắc phục những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương pháp nghiên cứu, nguồn lực và các mối quan hệ cần thiết Bên cạnh đó, cũng cần có sự kiên trì và nỗ lực để vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu Một số giải pháp cụ thể để khắc phục khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài:

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp: cần lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp để thu thập dữ liệu một cách khách quan và chính xác Một số phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu về sức khỏe tâm thần bao gồm: nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, nghiên cứu thực nghiệm,

Tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan: Cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai nghiên cứu một cách hiệu quả Các cơ quan, tổ chức này có thể cung cấp các nguồn lực cần thiết, chẳng hạn như kinh phí, tài liệu,…

Triển khai nghiên cứu một cách bài bản và khoa học: Cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể và triển khai nghiên cứu một cách bài bản và khoa học Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí, đồng thời đảm bảo chất lượng nghiên cứu.

Vị trí đề tài

Đề tài mang đến những cơ sở lý thuyết quan trọng về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên, góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của sinh viên cũng như mọi người trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bản thân Bên cạnh đó cung cấp các giải pháp nâng cao hệ thông chăm sóc sức khỏe tâm thần và đưa sinh viên tiếp cận hơn đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay Đồng thời đề tài nghiên cứu này cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển các lĩnh vực có liên quan như giáo dục, sức khỏe, kinh tế, xã hội,

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Luận cứ lí thuyết

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp nghiên cứu định lượng

Khảo sát 110 bạn sinh viên hiện đang học tập tại các trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của cuộc khảo sát là thống kê được tình trạng chung về ý thức và mối quan tâm về sức khỏe tâm thần ở sinh viên Trên cơ sở thông tin có được, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng và hạn chế tình trạng rối loại tâm thần ở môi trường học đường

3.2.2.Phương pháp nghiên cứu định tính

Tìm hiểu những thông tin đã có sẵn qua các nguồn kiến thức tiếp xúc hàng ngày (Các số báo theo định kỳ, những bản tin thời sự, những ghi chép trong ngành học phù hợp…).

Thu thập dữ liệu về những Chính sách của Nhà nước, số liệu báo cáo của

Bộ Ý Tế và các Sở Y Tế địa phương.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Mục đích của phương pháp này là thông qua thu thập tài liệu sẽ tổng hợp được thông tin và kết quả của các nghiên cứu đã công bố, tạo cơ sở tin cậy để áp dụng vào bài nghiên cứu.

3.2.3.Phương pháp nghiên cứu tâm lý

Quan sát có chủ định nhằm xác định các đặc điểm tâm lý của sinh viên hiện nay qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, lời nói,… bằng phương pháp nghiên cứu gián tiếp qua Microsoft Forms và qua đó đo lường mức độ tâm lý sinh viên hiện nay

Dùng thực nghiệm để tìm hiểu, nghiên cứu những hiện tượng tâm lý hiện nay ở sinh viên.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng về các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên hiện nay

Theo kết quả nghiên cứu trước đây trên khắp thế giới, gần 54 triệu người trên thế giới mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, căng thẳng, rối loạn lưỡng cực Ngoài ra, có tới 154 triệu người mắc chứng trầm cảm, theo tiến sĩ Jean Marc Olivé tổng kết số liệu mới nhất cho thấy mỗi năm có gần 1 triệu người tự sát (vào năm 2008) Ở Ấn Độ, có tới 199 trẻ em (20,2%) trong số

982 học sinh từ 10-15 tuổi, được chẩn đoán theo tiêu chí ICD-10, mắc bệnh tâm thần (Pir Dutt Bansal, Rajdip Barman, (2011) ) Đồng thời, theo thang Kessler (K10), tỷ lệ tổn thương tâm lý ở mức độ vừa và rất nặng ở học sinh độ tuổi 13-

18 ở các tỉnh Đông Bắc (Trung Quốc) lần lượt là 27,9% và 12,2% (Jun Ping

Huang và cs,.(2009)) Nghiên cứu năm 2014 của Utama cho thấy có tới 72,1% học sinh lớp 10 ở Indonesia có vấn đề về tâm thần, cao hơn các trường khác. Cuộc khảo sát về mức độ trầm cảm của sinh viên đại học Cyprus có xuất hiện các triệu chứng trầm cảm lâm sàng là 27,9% vào năm 2014

Trong tình hình chung của thế giới, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, tức là dân số có khả năng lao động (15 – 64 tuổi) chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 69% (năm 2020) Trong lịch sử phát triển dân số, thanh niên chiếm tỷ lệ lớn nhất Họ là lực lượng xã hội đông đảo và là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và hiện thực hóa tiềm năng quốc gia Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của xã hội đi kèm với sự cải cách kinh tế ngày càng sâu rộng đã gia tăng áp lực lên nhóm này, dẫn đến xuất hiện các tổn thương về mặt tâm thần, cùng với hệ thống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần không đầy đủ, đã góp phần dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng Nếu những vấn đề này không được quan tâm, chú ý sẽ để lại những hậu quả tiêu cực đối với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng.

Nhận thức được điều này, một loạt nghiên cứu đang cố gắng tính toán tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên Một khảo sát về vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên Đại học Huế dựa trên thang đo DASS-21 cho thấy mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên ở mức nhẹ trở lên lần lượt là 51,84%; 81,55% và 57,09% (Tôn Thất Minh Thông và cs, 2021) Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Trà Vinh năm

2018 cũng cho thấy tỷ lệ triệu chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình là 24,2% và triệu chứng trầm cảm nặng là 20,7% Ngoài ra, tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu năm 2011 của tác giả Lê Minh Thuận về tỷ lệ rối loạn tâm thần ở sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 9% trầm cảm rất nặng; 11% lo âu rất nặng; 5% bị căng thẳng rất nặng, theo thang điểm DASS-42 Nghiên cứu so sánh tỷ lệ có ý định và nỗ lực tự sát ở nhóm có độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi lần lượt là 8,4% và 2,5% ở cả ba thành phố; cao nhất là ở Đài Bắc (17,0%), Thượng Hải (8,1%) và thấp nhất ở Hà Nội (2,3%); và tương tự với tỷ lệ nỗ lực tự sát (Blum, Robert, May Sudhinaraset, và Mark R Emerson (2012)).

Vì vậy, qua phân tích số liệu từ Việt Nam và trên thế giới, chúng tôi thấy vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đáng quan ngại, điển hình nhất là nước đang phát triển như Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát dựa trên thang đo DASS-21 (Depression Anxiety and Stress Scales) do các nhà khoa học tại Đại học New South Wales ở Úc phát triển; đây là thang đo tự đánh giá gồm 21 mục có thể đánh giá trầm cảm, lo âu và căng thẳng Thang đo này được đánh giá là có giá trị và độ tin cậy cao trong các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam Tác giả Trần Thạch Đức và cộng sự đã chuẩn hóa DASS-21 để phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

B1: Chọn mẫu số khảo sát n0

B2: Phổ biến cách tính điểm như sau:

- 0: Không đúng với tôi chút nào.

-1: Đúng với tôi phần ít, hoặc thỉnh thoảng mới đúng.

-2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng.

-3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng.

B3: Tổng điểm với từng loại câu hỏi theo phân loại stress (S), lo âu (A), trầm cảm (D)

B4: Lấy điểm tổng từng phân loại nhân 2

B5: Đưa ra kết luận dựa trên bảng sau.

Mức độ Stress Lo âu Trầm cảm

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát online với đối tượng chủ yếu là sinh viên; độ tuổi trung bình của đối tượng rơi vào khoảng từ 18 đến 25 tuổi; trong đó số sinh viên nữ chiếm tỷ lệ là 60%, gấp 1,5 lần số sinh viên nam Phần lớn quần thể tham gia khảo sát là sinh viên năm nhất (79%), còn 21% là sinh viên từ năm 2 trở lên Về trình độ học vấn, học sinh chủ yếu được tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Tổng quan tỷ lệ về mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng:

Trong số 110 sinh viên tham gia khảo sát online, số sinh viên không có biểu hiện stress (39%); trầm cảm (26%) và lo âu (21%).

Xét về tỷ lệ stress ở sinh viên:Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu stress là 61%, trong đó 21% có triệu chứng nhẹ, 15% ở mức độ vừa phải và 25% còn lại ở mức độ nặng (16%) và rất nặng (9%)

Xét về tỷ lệ lo âu ở sinh viên: Trong số sinh viên có biểu hiện rối loạn lo âu là 79%, có tỷ lệ sinh viên ở mức độ nhẹ và vừa lần lượt là 9% và 19%; mức độ nặng và rất nặng chiếm hơn một nửa (17% và 34%)

Khả năng nhận thức, tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên hiện nay

Tìm hiểu được một số thông tin từ các bài nghiên cứu liên quan đến khả năng nhận thức về tình hình chăm sóc sức khỏe của sinh viện hiện nay:

 Bài nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020 cho thấy 70% sinh viên biết đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, nhưng chỉ có 5% sinh viên đã từng sử dụng các dịch vụ này Điều này cho thấy sinh viên vẫn còn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần.

 Một bài nghiên cứu của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 cho thấy 60% sinh viên cho rằng sức khỏe tâm thần quan trọng như sức khỏe thể chất Điều này cho thấy sinh viên đang dần nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần.

 Một nghiên cứu của Đại học RMIT Việt Nam năm 2022 cho thấy 75% sinh viên cho rằng cần có các hoạt động giáo dục về sức khỏe tâm thần trong trường học Điều này cho thấy sinh viên mong muốn được trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện câu hỏi "Bạn đã bao giờ tìm đến những hệ thống hỗ trợ tâm lí chuyên nghiệp chưa?"

Tuy các bạn đã dần nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng vẫn còn rất ít bạn tìm đến những hệ thống hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp khi gặp các vấn đề về mặt tâm thần Theo kết quả khảo sát

110 sinh viên hiện đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Thành phố Hồ

Chí Minh, số lượng các bạn tìm đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp chỉ chiếm 5% trong số các bạn được phỏng vấn

Hình 2: Biểu đồ thể hiện những nguyên nhân sinh viên chưa tìm đến hỗ trợ tâm lý.

Từ bài khảo sát nhóm nghiên cứu đã tìm được một số nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên chưa tìm hỗ trợ tâm lý, bao gồm:

 Sinh viên e dè và cảm thấy dịch vụ hỗ trợ tâm lý này vẫn còn mới mẻ (chiếm 57%) Tỷ lệ sinh viên còn e ngại tìm đến sự hỗ trợ về tâm lý chiếm phần lớn trong số sinh viên thực hiện khảo sát, có lẽ phần lớn sinh viên vẫn còn ngần ngại khi chia sẻ cảm xúc của mình người khác, e dè trước những định kiến của xã hội hay những cái nhìn đánh giá của người khác về việc những người tìm đến các hỗ trợ về tâm lý là

“những người không bình thường” Bên cạnh đó nhiều sinh viên do vẫn chưa đưa biết đến cũng như chưa được tiếp cận hay tìm hiểu nhiều đến việc hỗ trợ tâm lý nên vẫn nhiều sinh viên cảm thấy việc tìm đến hỗ trợ tâm lý là điều gì đó rất mới mẻ.

 Tài chính (chi phí tư vấn cao): Lý do về vấn đề tài chính cũng là yếu tố quyết định đến việc tìm đến các hệ thống hỗ trợ tâm lý của sinh viên chiêm 16% Chi phí tham vấn hiện này ở một vài cơ sở hay trung tâm hỗ trợ tham vấn tâm lý dao động từ 50.000 đồng/giờ đến 100.000 đồng/giờ, một số nơi khác còn lên đến vài trăm, vài triệu Chính vì chi phí tư vấn quá cao nên vẫn còn mang đến nhiều trở ngại lớn cho sinh viên bởi nhiều sinh viên hiên nay vẫn còn đang phụ thuộc kinh tế từ gia đình bên cạnh đó cũng không ít sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

 Không tìm được đia chỉ tư vấn chất lượng, uy tín: Từ bài khảo sát cho thấy hiện nay nhiều sinh viên vẫn chưa tìm được các địa chỉ tư vấn uy tín, chất lượng chiếm đến 13%, điều nay cho thấy được nhiều cơ sở, trung tâm hỗ trợ tâm lý vấn chưa chú trọng đến việc nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như vẫn chưa chú trọng vào yếu tố quảng bá hay truyền thông về tham vấn Bên cạnh đó những nơi hỗ trợ sức khỏe tâm lý cũng vẫn chưa có đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp Do đó nhiều sinh viên vẫn chưa đủ tin tưởng để tìm đến các nơi uy tín để được tư vấn, hỗ trợ tâm lý.

 Cảm thấy bản thân không cần thiết tìm đến hỗ trợ tâm lý: Sinh viên nhận thấy bản thân không cần thiết phải tìm đến hỗ trợ tâm lý chiếm11% trong số sinh viên thực hiện khảo sát Qua đó ta có thể nhận thấy được vẫn còn nhiều sinh viên vẫn chưa nhận thức được vấn đề chăm sóc sức khỏe thâm thần, có thể họ không nhận ra rằng bản thân đang trải qua các vấn đề tâm thần hoặc không hiểu biết về chăm sóc sức khỏe tâm thần, họ nghĩ các vấn đề tâm lý họ gặp phải là những vấn vấn đề rất bình thường và họ tự tin rằng bản thân có thể tự vượt qua được mà không cần tìm đế bất kì sự hỗ trợ về tâm lý nào Từ đó có thể nhận thấy khả năng nhận thức cũng như kiến thức của sinh viên về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần vẫn còn rất hạn chế.

Từ những thông tin trên cùng với kết quả của bài khảo sát mà nhóm nghiên cứu, có thể thấy khả năng nhận thức về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên đang ngày càng được hoàn thiện và chú trọng Tuy nhiên,vẫn còn rất nhiều sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như vẫn chưa được tiếp cận đến các hệ thống, các dịch vụ hỗ trợ tâm lý.

Phân tích những yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần sinh viên

Bảng 3 Phân tích các nguyên nhân tác động đến sức tâm thần của sinh viên.

Qua cuộc khảo sát 110 bạn sinh viên đang học tập tại các trường Đại học tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhóm nghiên cứu nhận thấy các nguyên nhân chính dẫn đến các ảnh hưởng tới sức tâm thần tại nhóm đối tượng này chủ yếu là:

Chiếm 30,3% kết quả bình chọn với số lượt bình chọn là 83/274 bình chọn được thực hiện bởi 110 sinh viên nhằm mục đích đưa ra các nguyên nhân chính dẫn đến áp lực tâm lý ở nhóm đối tượng này “Học tập” được nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là nguyên nhân chính nhất đến các ảnh hưởng về tâm lý cũng như sức khỏe tâm thần ở sinh viên Có thể thấy “Học tập” là hoạt động chiếm phần lớn thời gian hoạt động trên một ngày của sinh viên nên các mặt của học tập góp phần ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, tâm lý, sức khỏe tâm thần của sinh viên như:

- Quá trình (thời gian) học tập: Ngoài các giờ học bắt buộc trên lớp, phần lớn thời gian học tập của sinh viên là tự học Khoảng thời gian tự học cũng như tập trung học tập kéo dài dẫn đến mất cân bằng thời gian Các khoảng thời gian dành cho giải trí cũng như khoảng thời gian để não bộ được nghỉ ngơi sau khi hoạt động căng thẳng bị rút ngắn Thời gian quá trình mất cân bằng này kéo dài có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần Hiện nay tình trạng thức khuya để học và làm bài diễn ra vô cùng phổ biến ở cộng đồng sinh viên Có thể dễ dàng bắt gặp các bạn sinh viên thức cả đêm để “chạy deadline” rồi lại đi học vào buổi sáng Điều này là ví dụ điển hình cho tình trạng mất cân bằng thời gian sinh hoạt diễn ra ở nhóm đối tượng là sinh viên Về lâu dài khi thời gian học tập, làm việc căng thẳng của não bộ diễn ra ở cường độ cao một cách liên tục lấn át các thời gian nghỉ ngơi khác thì theo các nghiên cứu có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất như nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch Đặc biệt là sức khỏe tâm thần với các biểu hiện như: mất ngủ, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, lo âu và thường xuyên cảm thấy căng thẳng, tệ hơn nữa là dẫn đến các bệnh trầm cảm ở nhiều cường độ.

- Kết quả học tập: Là thành quả hướng tới của cả quá trình học tập Ảnh hưởng của quá trình học tập đối với sinh viên là vô cùng lớn đặc biệt là đối với sức tâm thần của sinh viên Có thể thấy kết quả học tập tốt tạo nên những cảm xúc tích cực ở sinh viên, ngược lại với những bài kiểm tra có điểm số không tốt gây nên những cảm xúc tiêu cực đến nhóm đối tượng trên Ngoài những cảm xúc như buồn rầu hay thất vọng thì khi đạt những điểm số không tốt các bạn sinh viên đồng thời có những cảm xúc như lo âu, căng thẳng, áp lực buộc các bạn phải cố gắng hơn để đạt kết quả tốt hơn vào lần kiểm tra sau Tệ hơn khi ở một môn học liên tục nhận được kết quả không tốt thì cảm xúc chán nản, căng thẳng lại càng diễn ra với tần suất dày đặc hơn Điều này diễn ra vô cùng phổ biến ở nhóm đối tượng là sinh viên Dần dà gây nên các chứng rối loạn tâm thần hoặc tệ hơn là những suy nghĩ tiêu cực khác.

- Lựa chọn ngành học: Lựa chọn sai ngành học là một vấn đề vô cùng phổ biến ở sinh viên Việt Nam Theo Trung tâm dự báo nhân lực, năm

2019, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%( Theo báo Thanh Niên) Một con số vô cùng ấn tượng ở thời điểm mạng xã hội vô cùng phát triển như hiện nay thì việc tìm hiểu về một ngành nghề là vô cùng dễ dàng nhưng rõ ràng khi được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin các bạn học sinh lại vô cùng khó khăn trong việc chắt lọc cũng như xác định mục tiêu của mình Bên cạnh đó là sự thiếu hướng dẫn, giúp đỡ của nhà trường, gia đình trong quá trình định hướng cho các bạn trong việc lựa chọn ngành nghề Các bạn thiên hướng chọn ngành nghề theo bạn bè, theo xu hướng ngành nghề “hot” mà không biết bản thân phù hợp với ngành nghề nào Chọn sai ngành nghề dẫn đến một loạt các mặt tiêu cực về tâm lý như: cảm thấy hoang mang, lo lắng, chán nản khi các môn học quá sức với bản thân; cảm thấy mệt mỏi khi phải học các môn học mình không cảm thấy hứng thú Bên cạnh đó là việc đấu tranh tâm lý “Liệu bản thân có nên đổi ngành học?” khi nhận ra bản thân đã chọn sai ngành Việc đấu tranh giữa chọn học một ngành học mình không có khả năng và yêu thích hay chọn học lại với việc bắt đầu lại từ đầu chấp nhận bản thân phải bỏ nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính gây một sức ép rất lớn đến tâm lý cũng như sức khỏe tâm thần của sinh viên Sức ép về tinh thần lớn cũng như kéo dài dẫn đến các bệnh lý về thần kinh như loạn thần bên cạnh đó là căn bệnh trầm cảm diễn ra với tỷ lệ tăng cao ở sinh viên

Là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe tâm thần của sinh viên, đứng thứ hai sau “Học tập” với 59/274, chiếm 21,9% kết quả bình chọn Nhóm nghiên cứu nhận thấy một số ảnh hưởng như :

- Chi phí học tập: Một trong những nguồn áp lực tài chính lớn cho sinh viên là việc chi trả học phí Hiện nay, trừ các ngành đặc thù (công an, quân đội, sư phạm…) được miễn học phí thì hầu hết các trường Đại học đều có học phí rất đắt đỏ Nhiều sinh viên xuất thân từ gia đình không mấy khá giả, không đủ nguồn tài chính hay không được hỗ trợ học bổng phải làm thêm giờ để chi trả học phí Ngoài ra, sinh viên còn phải đối mặt với chi phí mua sách giáo trình, thiết bị học tập, và các khóa học ngoại khóa của trường

- Chi phí sinh hoạt: Đa phần sinh viên đều sống xa gia đình và phải tự quản lý chi tiêu Đối với những gia đình không có điều kiện, chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn là một điều rất khó khăn Sinh viên cần phải trả các khoản phí như : tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, mua sắm, đi lại hằng ngày Chỉ từ một khoản thu bị động là trợ cấp từ gia đình, các bạn sinh viên lại phải chi cho nhiều khoản sinh hoạt khác nhau Điều này dẫn đến các lo lắng, căng thẳng về tâm thần cho sinh viên.

- Áp lực tài chính từ gia đình: Nhiều gia đình kỳ vọng co háu vào Đại học như một cách để thay đổi hoàn cảnh sống do đó đã vay mượn để trả học phí Điều đó gây ra áp lực tinh thần cho sinh viên khi phải trả nợ sau khi tốt nghiệp, tìm được việc làm ổn định

- Không có kinh phí dành cho giải trí: Do giới hạn tài chính mà sinh viên không thể chi trả cho các hoạt động giải trí hay sở thích các nhân của mình Áp lực tài chi trả học phí và phí sinh hoạt có thể khiến họ cảm thấy họ phải tự giới hạn và không thể tham gia vào những hoạt động mà họ muốn Đặc biệt trong môi trường nơi bạn bè có thể tham gia các hoạt động mà họ không thể tham gia sẽ khiến sinh viên cảm thấy cô đơn và cách ly xã hội Điều này có thể gây ra stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

4.3.3 Các mối quan hệ xung quanh

Một trong ba nguyên nhân hàng đầu tác động đến tâm lý có xu hướng gây nên các áp lực ở sinh viên là đến từ các mối quan hệ xung quanh Trên khảo sát 110 sinh viên thì có 49 người lựa chọn nguyên nhân trên là nguyên nhân chính dẫn đến các áp lực về mặt sức khỏe tâm thân, tương ứng với 17,88% trên tổng số 274 lượt bình chọn Khẳng định vai trò lớn của các mối quan hệ xung quanh đến với sức khỏe tâm thần cũng như hoạt động xã hội của sinh viên hiện nay Các mối quan hệ xung quanh được nhóm nghiên cứu phân chia thành các nhóm chính như sau:

-Bạn bè: Phần lớn thời gian sinh hoạt của nhóm sinh viên xoay quanh mối quan hệ bạn bè Theo cuốn sách “Encyclopedia of Human Relationships” được biên soạn bởi nhà tâm lý học Harry Reis và tác giả Susan Sprecher người trẻ dành 10 đến 25 giờ mỗi tuần cho bạn bè.Tần xuất tiếp xúc cao đẫn đến độ sâu tiếp xúc Đa phần các bạn sinh viên có thiên hướng chia sẻ, tâm sự, trò chuyện với bạn bè vì thế cho mối quan hệ trên có phần hơn trong việc tiếp xúc sâu đến tâm lý của sinh viên từ đó dễ gây nên những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng sinh viên Mối quan hệ bạn bè được xem là con dao hai lưỡi đến sức khỏe tâm thần đối với sinh viên Ngoài các mặt tích cực bên cạnh đó theo các nghiên cứu tâm lý bạn bè gây nên những tác hại sâu sắc đến sức khỏe tâm thần của sinh viên như:

+ Áp lực đồng trang lứa.

+ Mất cân bằng trong chăm sóc, quản lí cảm xúc của bản thân. + Quá nhiều mối quan hệ bạn bè gây stress cho bản thân

-Gia đình: Là nguyên nhân ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sức khỏe tâm thần của sinh viên Gia đình là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi, thái độ, quan điểm sống và nhân cách của nhóm đối tượng sinh viên Trong “Nghiên cứu về thế hệ trẻ Việt Nam” nhóm nghiên cứu trên chỉ ra rằng “75% người trả lời khảo sát rằng gia đình là yếu tố căn bản định hình lên con người họ” Cho thấy một vai trò quan trọng của mối quan hệ gia đình đến với giới trẻ Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng “Người trẻ Việt thường phải đối diện với áp lực hơn khi muốn tự đưa ra quyết định và hành động theo quyết định đó”(12 Nghiên cứu về thế hệ trẻ Việt Nam) Người trẻ, nhất là đối tượng sinh viên đa số phụ thuộc nhiều vào gia đình chính mối liên hệ gắn kết này là nguồn động lực đồng thời là áp lực đến với sinh viên ngày nay Nhóm sinh viên thường cảm thấy gánh nặng khi phải mang nhiều kì vọng của gia đình, xuyên suốt là trạng thái lo âu khi luôn tự đặt câu hỏi bản thân đã đạt được sự kì vọng hay chưa cho đến cảm giác chán nản, suy sụp tinh thần hay thậm trí trầm cảm khi thấy bản thân phụ sự kỳ vọng của gia đình Qua đó nhóm nghiên cứu cho thấy gia đình có sức ảnh hưởng lớn đến sức tâm thần của sinh viên.

- Bên cạnh đó là các mối quan hệ khác như thầy, cô; chủ trọ; hàng xóm; người yêu;… Đều là những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhóm đối tượng sinh viên.

4.3.4 Thay đổi môi trường sống

Chiếm 14,6% kết quả bình chọn với số lượt bình chọn là 40/274 bình chọn cho thấy áp lực thay đổi môi trường sống của sinh viên có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần của họ Đây là một số yếu tố môi trường có thể gây ra áp lực cho sinh viên:

Phân tích khả năng tiếp cận và chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhà trường cho sinh viên hiện nay

Từ bài khảo sát của nhóm nghiên cứu, kết quả câu hỏi "Bạn đã bao giờ tìm đến những hệ thống hỗ trợ tâm lí của Nhà trường chưa?" cho thấy tỷ lệ sinh viên đã từng tìm đến hệ thống hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp là 3% và tỷ lệ sinh viên chưa từng tìm đến là 97%

Qua đây, thấy được ý thức và nhu cầu sử dụng hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trường học của sinh viên là rất thấp, đồng thời cũng nói lên khả năng tiếp cận của hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trường học đến sinh viên hiện nay đang rất hạn chế.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các lý do phổ biến khiến cho sinh viên không tìm đến hệ thống hỗ trợ tâm lý của nhà trường

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy:

- 29% số sinh viên ngại tìm đến hệ thống hỗ trợ chăm sóc tâm lý của nhà trường Phần lớn sinh viên vẫn còn e ngại, bị ảnh hưởng bởi những định kiến sai lệch của xã hội về vấn đề sức khỏe tâm thần và kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên vẫn còn hạn hẹp

- 26% sinh viên được khảo sát không biết đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở nhà trường Thấy được khả năng tuyên truyền, tiếp cận và thông tin của hệ thống đến với sinh viên là chưa tốt.

- Lý do không tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần chiếm đến 23% Nguyên nhân là do sự kết nối, thông tin về cách thức hoạt động của hệ thống đến với sinh viên hiện nay là chưa được rõ ràng, đồng thời chưa tạo được sự tin cậy cho sinh viên.

- Chiếm tỷ lệ 21% là do nhà trường chưa có hệ thống chính quy hỗ trợ chăm sóc tâm lý cho sinh viên Điều này, cho thấy sự quan tâm của nhà trường và xã hội đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên còn thấp và chưa đồng đều.

Thông qua khảo sát từ 3% số sinh viên đã từng tìm đến các hệ thống hỗ trợ tâm lý từ nhà trường, nhóm rút ra được một số ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống tư vấn tâm lý tại trường học dựa trên quan điểm của người tham gia khảo sát: Ưu điểm

- Tiện lợi với sinh viên: Các phòng tư vấn tâm lý thường được đặt trong trường học, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận.

- Chi phí thấp hoặc miễn phí: Chi phí tư vấn tâm lý tại các phòng tư vấn tâm lý của trường học thường thấp hoặc miễn phí, giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng tài chính.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị hạn chế: còn nhiều hạn chế, không đảm bảo được sự riêng tư và cảm giác an toàn để sinh viên có thể thoải mái chia sẻ, giãi bày.

- Cách thức tổ chức : vẫn chưa bài bản, công tác tuyên truyền vẫn còn kém Bên cạnh đó, phòng tham vấn tâm lý ở nhiều trường cho sinh viên thường xuyên trong tình trạng đóng cửa.

- Đội ngũ tư vấn tâm lý: chưa được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức mới về sức khỏe tâm thần.

4.4.2 Chất lượng hệ thống sức khỏe tâm thần sinh viên hiện nay:

Trên toàn thế giới: Hiện nay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên được nhiều quốc gia quan tâm và chú trọng, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Ở Mỹ, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên đã trở thành một chủ đề quan trọng và đang dần được nâng cao chất lượng Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng tại Mỹ có trung tâm hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho sinh viên như Đại học Stanford, Đại học Harvard, Đại học Florida… và đã mang lại lợi ích đáng kể đối với sinh viên như:

 Cải thiện hiệu suất học tập của sinh viên.

 Hỗ trợ giải quyết vấn đề cá nhân.

 Giúp xác định và quản lý tâm lý.

 Giảm nguy cơ gặp các nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng về tâm thần.

 Tạo ra môi trường hỗ trợ thân thiện

Nhiều trường cũng cung cấp hệ thống báo cáo, chẳng hạn như Duke Reach tại Đại học Duke, cho phép bất cứ ai trong khuôn viên trường bày tỏ mối quan ngại về một sinh viên nếu họ không chắc chắn về cách phản hồi Sau đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc được đào tạo có thể theo dõi việc kiểm tra phúc lợi hoặc đưa ra các hình thức hỗ trợ khác.

Các nhóm ít trang trọng hơn, đôi khi được gọi là “cuộc trò chuyện với cố vấn”, gặp nhau tại các không gian công cộng quanh khuôn viên trường và có thể đặc biệt hữu ích để tiếp cận các nhóm chưa được quan tâm, chẳng hạn như sinh viên quốc tế, sinh viên đại học thế hệ thứ nhất và sinh viên da màu, những người có thể ít tìm kiếm hơn dịch vụ tại trung tâm tư vấn Tại Johns Hopkins,một nhóm hỗ trợ sinh viên quốc tế đang phát triển mạnh mẽ tổ chức các cuộc họp hàng tuần tại quán cà phê cạnh thư viện Các nhà tư vấn thường tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc gặp như vậy, thường thông qua quan hệ đối tác với các trung tâm hoặc nhóm trong khuôn viên trường hỗ trợ các nhóm đối tượng cụ thể, chẳng hạn như sinh viên LGBTQ+ hoặc vận động viên sinh viên.

Là một phần của sự thay đổi hướng tới khả năng tiếp cận nhanh chóng, nhiều trường học cũng cung cấp các chương trình “Let‘s Talk”, cho phép học sinh tham gia buổi gặp mặt trực tiếp không chính thức với cố vấn Một số còn ký hợp đồng với các nền tảng y tế từ xa, chẳng hạn như WellTrack và SilverCloud, để đảm bảo rằng các dịch vụ luôn sẵn có bất cứ khi nào sinh viên cần Một loạt các tài nguyên bổ sung, bao gồm hội thảo về giấc ngủ, hội thảo quản lý căng thẳng, huấn luyện sức khỏe và đăng ký miễn phí các ứng dụng Calm, Headspace và các ứng dụng khác, cũng ngày càng có sẵn cho sinh viên.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và sự cần thiết trong việc cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung việc đảm bảo sự đa dạng và tiếp cận dịch vụ, sự tăng cường các chương trình giáo dục và nhấn mạnh sự quan trọng của sức khỏe tâm thần trong môi trường giảng đường.

Hình 1: Giao diện hệ thống chăm sóc sức khẻ tâm thần trực tuyến của trường Cao đẳng Florida Southwestern.

Hình 2: Giao diện hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trực tuyến của trường Đại học California State

Ngày đăng: 20/04/2024, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w