1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tìm hiểu những yếu tố tác động đến thói quen sử dụng thanh toán trực tuyến của sinh viên hiện nay

29 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Những Yếu Tố Tác Động Đến Thói Quen Sử Dụng Thanh Toán Trực Tuyến Của Sinh Viên Hiện Nay
Người hướng dẫn GV. Đỗ Thị Thìn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Đề Cương Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 420,02 KB

Nội dung

Điều này củng cố số liệu thống kê từ nghiên cứu củaVisa cho thấy 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh của họ để thanh toán hàng hóa

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đ

ề tài:

TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÓI QUEN

SỬ DỤNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN

HIỆN NAY

Lớp học phần: DHDTVT17DNhóm: 10

GVHD: GV Đỗ Thị Thìn

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:

TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÓI QUEN

SỬ DỤNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài: 7

2 Mục tiêu nghiên cứu: 8

2.1 Mục tiêu chính: 8

2.2 Mục tiêu cụ thể 8

3 Câu hỏi nghiên cứu: 8

4 Giải quyết nghiên cứu: 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8

5.1 Đối tượng nghiên cứu: 8

5.2 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học thực tiễn 9

6.1 Ý nghĩa khoa học 9

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: 9

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9

1 Các khái niệm: 9

1.1 Thanh toán trực tuyến: 9

1.2 Thẻ 9

1.3 Dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến: 10

1.4 Dịch vụ điện tử 10

2 Lịch sử nghiên cứu-Cơ sở lý luận 10

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong lịch sử nghiên cứu 12

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 13

1 Thiết kế nghiên cứu 13

2 Định nghĩa vận hành khái niệm 13

3 Mô hình nghiên cứu – Biến số - Thang đo 14

4 Chiến lược chọn mẫu 15

5 Phương pháp nghiên cứu – Công cụ - Quy trình thu thập và xủ lý dữ liệu 16

CẤU TRỨC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI 17

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 21

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 26

1 Bảng phân công việc 26

2 Kết quả đánh giá 28

Trang 5

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU) Học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 Lớp: DHDTVT7D- Nhóm: 10

Đề tài: TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN

CỦA NGƯỜI DÂN TP.HCM

Điểm tiểu luận nhóm

Tổng quan tài liệu(1.5)

Phương pháp nghiên cứu (2.5)

Hình thức(0.5 )

CLO Trích Paraphrasing /0.75

Trang 6

4 dẫn và

tài liệu tham khảo(2)

Ghi nguồn đầy đủ cho các tài liệu

Số lượng/chất lượng tài liệu thamkhảo

Đánh giá của GV

Điểm quy đổi (b)

Điểm tổng kết (a+b)

Trang 7

TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ

DỤNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI DÂN TP.HCM PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 8

Trung Quốc nhanh chóng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động Danh sách những ví

điện tử thông dụng nhất tại Trung Quốc hiện nay gồm có WechatPay, Alipay,Baidu Pay,

ApplePay, và Samsung Pay, với số lượng người dùng vô cùng lớn

Theo thống kê của Visa năm 2020, người Việt Nam dành trung bình 3,1 giờ mỗi ngày để

dùng các ứng dụng trực tuyến, nhưng trong thời gian xa cách xã hội, con số

đó đã tăng vọt

lên 4,2 giờ một ngày vào lúc cao điểm Điều này củng cố số liệu thống kê từ nghiên cứu củaVisa cho thấy 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên

điện thoại thông minh của họ để thanh toán hàng hóa và dịch vụ ít nhất mộtlần một tuần và

44% đã bắt đầu mua sắm qua các kênh truyền thông xã hội lần đầu tiên Sự

triển và sôi nổi

Với mong muốn tìm hiểu sâu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến

ý định sử dụng

thanh toán trực tuyến của người dân ở đây, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là các

Trang 9

yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán trực tuyến của người dân TpHCM để đưa

ra đánh giá tổng quan về ưu nhược điểm của hình thức này và sự tiện lợi của

- Mức độ sử dụng thanh toán di động của người dân tại khu vực TP.HCM

- Xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thanh toán di động của người dân TP.HCM

- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thanh toán di động tại khu vực

TP.HCM

3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng sử dụng thanh toán trực tuyến hiện nay tại Tp.HCM diễn ra như thế

nào?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sư dụng thanh toán trực tuyến tại Tp.HCM?

- Những giải pháp nào giúp thúc đẩy sự phát triển thanh toán trực tuyến tại

Tp.HCM?

4 Giải quyết nghiên cứu:

- Giả thuyết H1: Thực trạng việc sử dụng thanh toán trực tuyến của người dân tại

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố tác động đến ý định sử dụng thanh toán di

dộng của người dân TP.HCM

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

- Không gian : Người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn TP.HCM.

- Thời gian : Trong vòng 6 tháng từ tháng 12/2022 đến tháng 6/2023

6 Ý nghĩa khoa học thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu thực hiện kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng thanh toán di động tại khu vực TP.HCM Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu này ở Việt Nam Vì vậy, đề tài góp một phầm giá trị khoa học khi xem xét một cách toàn diện giữa các yếu tố cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, cảm nhận rủi ro, thái độ, ảnh hưởng của xã hội ngày nay Cách nhìn nhận của người dùng với các ý tưởng sáng tạo, đổi mới , căng thẳng khi sử dụng thanh toán di động trong điều kiện thực tiễn tại TP.HCM

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho quản lí của các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán

di động hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng của khách hang Nhờ đó, mặt quản lí có thể nắm bắt tốt hơn xu hướng thanh toán di động của người dùng từ đó năng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị cung ứng

Thống kê các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thanh toán trực tuyến và định hình lại suy nghĩ của người dân về sự tiện lợi của thanh toán trực tuyến

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm:

1.1 Thanh toán trực tuyến:

Thương mại điện tử (E-Comemree): là việc tiến hành một hay toàn bộ hoạt

động thươn mại bằng những phương tiện điện tử Thương mại điện tử giúp

hoạt động thương mại được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm hơn,

không bị phụ thuộc vào thời gian và khoảng cách địa lý Thanh toán điện tử là

yếu tố cấu thành thương mại điện tử

Thanh toán điện tử (Electronic Payment): là quá trình thanh toán tài chính

giữa người mua và người bán thông qua các công nghệ thanh toán Từ các

phương tiện thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng, chứng từ điện tử, séc

điện tử,… người ta ứng dụng các công nghệ số mã hoá để số hoá, từ đó nâng

cao hiệu quả thanh toán và giảm chi phí hoạt động

Trang 11

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BB_t%C3%ADn_d%E1%BB%A

5ng )

1.3 Dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến:

Cổng thanh toán trực tuyến là dịch vụ thanh toán cho phép, trao đổi, xử lý dữ

liệu, giao dịch điện tử, hỗ trợ việc cấp phép và thực hiện thanh toán trên môi

trường Internet, kết nối tới các Website bán hàng trực tuyến Qua đó, cho

phép khách hàng thực hiện mua hàng và thanh toán trực tuyến thông qua tài

khoản mở tại Ngân hàng ( Trích dẫn từ

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95ng_thanh_to%C3%A1n_%C4%

91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD )

1.4 Dịch vụ điện tử

Là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các

tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như

chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính );

Cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương

đương với số tiền được chuyển từ tài Khoản thanh toán của khách hàng tại ngân

hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử

theo tỷ lệ 1:1 ( Trích dẫn từ

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%AD_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB

%AD )

2 Lịch sử nghiên cứu-Cơ sở lý luận

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mại điện tử phát triển Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, Internet đã trở thành phương tiệnphổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại (Narges Delafrooz và cộng sự, 2010) Internet

và thương mại điện tử đã làm thay đổi phương thức mua hàng truyền thống của người tiêu dùng.Người tiêu dùng sẽ không còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm mà họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào (Hasslinger và cộng sự, 2007) Cùng với sự pháttriển của công nghệ thông tin và kỹ thuật số đã làm thay đổi môi trường kinh doanh trên thế giới, do đó các giao dịch kinh doanh cũng thay đổi từ các giao dịch tiền mặt chuyển sang giao dịch tiền điện tử (Mohamad, Haroon và Najiran, 2009) Các giao dịch giữa các đối tác kinh doanh tiếp tục phát triển trên nền tảng thương mại điện tử, giải pháp thanh toán điện tử xuất hiện

để thay thế các hệ thống thanh toán bằng tiền mặt (Dennis, 2004) Trong môi trường thương mạiđiện tử, thanh toán trao đổi tiền ở dạng điện tử gọi là thanh toán điện tử, thanh toán điện tử là một phần không thể tách rời và là một phần quan trọng nhất của thương mại điện tử, nói chung thanh toán điện tử được sử dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua trực tuyến thông qua việc sử dụng Internet (Roy và Sinha, 2014)

Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời năm 2008 với mô hình đầu tiên là ví điện tử Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác mô hình ví điện tử nhưng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 9 doanh nghiệp như: Payoo, MoMo, Mobivi, Ngân Lượng… được cấp phép thử nghiệm loại hình dịch vụ này

Đối với TP.HCM – là một trung tâm kinh tế sầm uất nhất miền Nam đất nước với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp thì việc phải sử dụng các hình thức thaanh

Trang 12

toán trực tuyến là điều cần thiết Trước tình hình đó thì các bài báo, bài nghiên cứu về thực trạng sử dụng thanh toán trực tuyến tại TP.HCM ra đời và cung cấp rất nhiều thông tin Điển hình như:

Trong Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Năm thứ 32, Số 3(2021) NguyễnNgọc Dung, Hoàng Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ánh Nhung, Phạm Tô Thục Hân đề cập đến vấn đề “ Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động trong thời đại số hóa của người dân tại Việt Nam “ Nội dung chính của bài nghiên cứu là đề cập đến việc sử dụng thanh toán di động đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thời đại số hóa của người dântại Việt Nam Theo Anh Minh (2020), tính đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao dịchthanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019) Tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 119 triệu giao dịch, giá trị đạt gần 84,3 triệu tỷ đồng (tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng

123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về

số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019) Tổng số lượng giao dịch qua

hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 119 triệu giao dịch, giá trị đạt gần 84,3 triệu

tỷ đồng(tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) Kết quả thu được từ 300 người dùng thanh toán di động đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa Tính di động, Khả năng tiếp cận, Tính tương thích, Sự thuận tiện, Sự đổi mới cá nhân, Kiến thức về thanh toán di động đến Nhận thức dễ dàng sử dụng và Nhận thức về sự hữu ích, tác động tích cực sau cùng là Ý định sử dụng thanh toán di động của người dân, cũng như khẳng định mối quan hệ tích cực giữa Nhận thức dễdàng sử dụng và Nhận thức về sự hữu ích

Trong nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công Nghiệp TPHCM.” của Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long năm 2021 đã đánh giá về Ví điện tử Momo đang trở thành một phương thức thanh toán được ưa chuộng trong việc mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên tại trường đại học Công Nghiêp TP.HCM bị ảnh hưởng bởi

ba yếu tố: (1) Nhận thức hữu ích; (2) Ảnh hưởng xã hội và (3) Niềm tin vào ví điện tử Momo Sau khi thực hiện phép kiểm định hồi quy, hai yếu tố Nhận thức dễ sử dụng (PEU) và nhận thức riêng tư/ bảo mật (SP) không có ý nghĩa thống kê, vì thế không được chấp nhận trong mô hình Tuy nhiên, dù nhận thức riêng tư/ bảo mật không tác động đến ý định sửa dụng ví điên tửMomo một cách có ý nghĩa thống kê thì xu hướng tác động của yếu tố nãy vẫn đúng với dự đoán là có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức hữu ích, ảnh hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử Momo có tác động tích cực đối với ý định sử dụng ví điện tử Momo của giới trẻ, trong khi đó giới trẻ thường không quan tâm tới vấn

đề bảo mật, an ninh dữ liệu khi sử dụng ví, và việc sử dụng ví điện tử khó hay không bởi giới trẻ có khả năng tiếp nhận công nghệ nhạy bén nên đối với họ việc sử dụng hệ thống, dịch vụ nàocũng không quá khó

Trang 13

Một vấn đề nữa đã được đề cập trong một bài nghiên cứu khác của Đào Thị Minh Hậu và Nguyễn Vân Hà là hai sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội “Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động dựa trên phân tích lợi ích-chi phí và ảnhhưởng của xã hội.” đã chỉ ra rằng Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ TTDĐ.

Theo khảo sát của Statista (2021), Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia sử dụng điện thoại di động nhiều nhất thế giới với khoảng 61,3 triệu người sử dụng Số liệu thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (2021) cho thấy đến cuối năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 1.044 tỷ lượt giao dịch với giá trị đạt gần 10,9 triệu tỷ đồng (tăng 118,5% về số lượng và 121% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) Tuy nhiên, tỷ trọng tiềnmặt trên tổng số các phương tiện thanh toán vẫn còn cao, thậm chí có xu hướng tăng lên Cụthể, cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng số các phương tiện thanh toán là 11,05% nhưng đến hết tháng 04/2021 lại tăng lên mức 11,53%, tương ứng khoảng 1,43 triệu tỷ đồng (VụThanh toán - Ngân hàng Nhà nước, 2021), cao hơn mục tiêu được đưa ra trong Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/12/2016 là dưới 10% Công nghệ giúp xóa bỏ rào cản về khoảng cách không gian và thời gian, từ đó tạo điều kiện phát triển những sản phẩm và dịch vụ tài chính với ưu điểm chi phí thấp, dễ dàng tiếp cận và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng Đồng thời, sự phát triển bùng nổ của các giao dịch thươngmại điện tử làm cho dịch vụ TTDĐ trở thành nền tảng thanh toán ngày càng được ưa chuộng Ngoài ra việc thanh toán di động còn khá mới mẻ với người dùng, nó chỉ tiếp cận được đến những người trẻ tuổi Khó tiếp cận đến những người lớn tuổi bị hạn chế sử dụng điện thoại thông minh nên thanh toán di động đối với họ khá khó khăn

tế của đất nước Và từ các thành phố lớn như TP.HCM chúng ta có thể phát triển mạnh thanh toán trực tuyến ra các vùng ngoại thành, nông thôn thông qua các bài nghiên cứu

về thực trạng, nhu cầu của người dân

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong lịch sử nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng thanh toán trực tuyến của người dân tại TP.HCM, nhóm nhận thấy vẫn còn nhiều các yếu tố chưa được đề cập tới và nghiên cứu Điển hình như:

- Thanh toán trực tuyến còn khá mới mẻ với những người dân ở nông thôn, khi mà các cơ sở hạ tầng ở những vùng nông thôn chưa nhiều khiến cho việc các công ty tài chính, Ngân hàng khôngtập trung ở đây để phổ biến các hình thức thanh toán trực tuyến Họ thường sử dụng tiền mặt bởiđây vẫn là phương pháp nhanh gọn không cần các thiết bị Smartphone cũng như sóng Wifi, 3G-4G Ở nông thôn họ chưa được tiếp cận với nhiều công nghệ cũng như các thiết bị điện tử nên

Trang 14

họ vẫn chưa có niềm tin tuyệt đối vào những công nghệ này Để các hình thức thanh toán trực tuyến này được phổ biến rộng rãi ở những vùng nông thôn thì trước tiên phải xây dựng được các

cơ sở hạ tầng cần thiết, phủ sóng dày đặc và quan trọng phải đánh vào tư tưởng của người dân, cho họ biết được sự tiện lợi và thần kỳ của công nghệ

- Một vấn đề lớn hơn cần quan tâm tới đó chính là bảo mật an toàn thông tin cho người dùng Khi

mà muốn sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến này thì người dùng phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và những Ví điện tử, Website thanh toán này phải đảm bảo an toàn bảo mật cho người dùng và đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng có trong các Ví này Cần phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ theo chủ trương của Chính phủ

đặt ra để kiểm soát chặt chẽ các đơn vị cung cấp dịch vụ, ngăn ngừa rủi ro tiền bạc của người dùng

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

 Nghiên cứu được thiết kế theo dạng định lượng và định tính

- Nghiên cứu định lượng: tiến hành đọc và phân tích tài liệu tham khảo dưới dạng số hoặc định danh bằng phương pháp gửi bảng hỏi khảo sát Lượng hóa những biến số của 3 mục tiêu nghiên cứu để đưa vào bảng hỏi khảo sát: thực trạng, mức độ ảnh hưởng và giải pháp Sử dụng thang đoLikert 5 mức để đo lường các biến số

- Nghiên cứu định tính: được sử dụng khi các chỉ tiêu, các biến trong nghiên cứu bao gồm: câu hỏi điều tra, sử dụng thang đo các biến số.Do tính cấp thiết của vấn đề và thời gian có hạn, nên nghiên cứu được thực hiện theo kiểu cắt - ngang để có thể đúc kết giải pháp tức thời

 Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp sử dụng dữ liệu sơ cấp: nghiên cứu sử dụng trực tiếp dữ liệu có được thông qua việc sử dụng bảng hỏi, tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến trên mạng xã hội Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trên Google Form, và gửi đến người điền khảo sát thông qua trang mạng xã hội Facebook

2 Định nghĩa vận hành khái niệm

- Nhóm tiến hành khảo sát người dân ở 4 quận tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh Đó là: Quận Gò Vấp, Quận Thủ Đức, Quận 1 và Quận 7 Người dân ở 4 quận này trải dài đầy đủ lứa tuổi và nghề nghiệp đại diện hầu hết cho người dân sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Tiến hành khảo sát người dân bao gồm 3 nhóm tuổi như sau:

+ Nhóm tuổi học sinh, sinh viên: từ 18-22 tuổi

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w