Đề tài tìm hiểu về các trang thiết bị xếp dỡ vận chuyển hàng container tại cảng

26 1 0
Đề tài tìm hiểu về các trang thiết bị xếp dỡ vận chuyển hàng container tại cảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍMINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: PHƯƠNG TIỆN XẾP DỠ VÀ VẬN CHUYỂN TẠICẢNG

GVHD: HOÀNG MINH HẢI

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ XẾP DỠ VẬNCHUYỂN HÀNG CONTAINER TẠI CẢNG

1 Ngô Trần Tuấn Anh 2011851329 20DLQA2

2 Dương Quế Anh 2011191462 20DLQA2 3 Lê Ngọc Xuân Nghi 2011850724 20DLQA2 4 Bùi Châu Quỳnh Như 2011850885 20DLQA2 5 Nguyễn Anh Tiến 2011232490 20DLQA2 6 Phan Ngọc Quỳnh Trang 2011850384 20DLQA2 7 Nguyễn Thùy Trang 2011850881 20DLQA2

Trang 2

Lời mở đầu

Trang 4

Trên cầu tàu

Nhập hàng: sau khi cần trục kéo hạ hàng hóa xuống sàn romooc hay cầu tàu, công nhân điều khiển tiến hành xoay ngược gù một góc 90 độ đối với khung cẩu bán tự động Đối với khung cẩu tự động chỉ cần điều khiển mở khóa là được Tiếp theo đó lái cẩu đưa khung cẩu lên khỏi container, xe nâng hoặc đầu kéo đưa hàng hóa vào bãi

Xuất hàng: Xe nâng, xe đầu kéo đưa hàng hóa đến cầu tàu Cần cẩu đưa khung cẩu xuống để gắn vào container Xoay gù một góc 90 độ nếu sử dụng khung bán tự động Đưa lên độ cao 2 – 2,5m để kiểm tra an toàn Sau đó tiếp tục đưa xuống hầm tàu

Tại kho bãi

Hàng hóa tại kho bãi có thể được đưa lên hoặc hạ xuống bằng các thiết bị nâng hoặc bằng sức người Tùy vào loại hàng hóa và tải trọng mà có thể kết hợp nhiều loại thiết bị khác nhau

Thông thường hàng hóa sẽ được sắp xếp lên các Pallet và cố định chắc chắn, sau đó các xe nâng sẽ tiến hành tiếp cận và đưa pallet lên khỏi mặt đất, di chuyển đến vị trí mong muốn và tiến hành đưa hàng lên hoặc hạ xuống tùy ý.,

Trang 5

Cẩu giàn QC hay còn gọi là cẩu container, cẩu giàn, cẩu bờ, cẩu QC là loại cẩu lớn được đặt tại các cảng biển hoặc các cảng container chuyên dụng

Thiết bị này sử dụng năng lượng điện 3 pha để bốc dỡ vật tư máy móc, container… tại bến cảng, cửa biển lên trên bờ hoặc xuống dưới tàu.

Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng container chuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qua lan can tàu: Lift-on/Lift-off (Lo/Lo) Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn, đặt vuông góc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang thân tàu trong quá trình làm hàng.

Cẩu giàn gắn giá làm hàng tự động gọi là “spreader”, giá này di chuyển lên xuống và chụp vào bốn góc trên của container qua một cơ cấu gọi là “twistlock”.

Trang 6

Nguon: xaynhaxuong.vn

1.2 Cấu tạo :

Về mặt cấu tạo, loại cẩu giàn gồm khung kết cấu, hệ thống nâng hạ cần, nâng hạ vật, khung chụp container, gầu ngoạm, mâm từ, hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn…

Đi kèm với đó là một xe điện con di chuyển bằng cáp kéo lên xuống dọc khung dầm.

Cấu tạo này giúp khung chắc chắn, di chuyển linh hoạt hơn rất nhiều.

Tùy vào mục đích dùng, quy mô của từng bến cảng, cẩu container được thiết kế khác nhau để phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm nhất.

1.3 Đặc điểm :

Tất cả hoạt động đòi hỏi xếp dỡ container, hàng rời, clinker, than đá, thức ăn giá súc của cầu trục giàn QC được điều khiển từ cabin của người vận hành được lắp đặt trên cơ cấu xe con.

Kết cấu thép cầu trục là khung hàn cứng, cấu trúc dạng hộp Cầu trục được trang bị 1 khung nâng dạng ống lồng để xếp dỡ container

Thiết bị nghiêng khung nâng được lắp để điều chỉnh khung nâng để ăn khớp với hàng hóa đặt trên sàn tàu

Kẹp ray điện thuỷ lực được trang bị để giữ cầu trục không dịch chuyển dưới gió xoáy 60m/s trong khi cầu trục hoạt động

Các thiết bị an toàn của cầu trục có nhiều công tắc giới hạn, khoá liên động, phanh hãm, các nút dừng khẩn cấp.

Bộ điều chỉnh chống lắc được điều khiển bằng computer để hãm sự lắc container khi di chuyển xe con, để đảm bảo dễ dàng định vị container và khung nâng.

Không chỉ giúp tăng năng suất làm việc, giảm chi phí đầu tư mà cẩu QC còn có thể trực tiếp sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp sử dụng Vì vậy cũng không lạ khi thiết bị này lại được chú ý đến thế.

1.4 Thông số :

- Tải trọng nâng: Từ 5 tấn đến 50 tấn - Chiều cao nâng: Từ 6 mét đến 50 mét - Tầm vươn: Từ 10 mét đến 38 mét

Trang 7

- Khẩu độ: 7m, 10.5m, 14m, 16m, 18m, 20m, 24m 30m - Chế độ làm việc: Từ FEM 2m to FEM 5m (A2~A8) - Tiêu chuẩn chế tạo: FEM 1001, TCVN 4244-2005

1.5 Ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Lĩnh vực sử dụng: Các cảng biển, bốc xế container, vật liệu rời cùng với gầu ngoặm…

- Nhược điểm:

+ Cẩu trục phát ra âm thanh lớn quá mức quy định

+ Bấm nút điều khiển từ xa nhưng cầu trục không hoạt động

+ Cầu trục hoạt động không ổn định, lúc nhận tín hiệu điều khiển lúc không + Động cơ nâng hạ, di chuyển nóng quá mức bình thường

+ Trượt tải khi nâng lên đến một điểm nhất định + Chạm vào tải nâng, móc cẩu lại thấy hơi tê tê + Phần điện bị hư hỏng

+ Phần cơ khí có vấn đề

Những trục trặc thường gặp ở cẩu giàn QC và cách khắc phục :

Vì phải làm việc ở môi trường ngoài trời khắc nghiệt, cộng thêm sức nâng lớn nên cẩu giàn QC cũng không tránh khỏi một số lỗi và trục trặc Do đó, nếu như không tìm ra và xử lý kịp thời các lỗi này thì sẽ dẫn đến các hậu quả khá nghiêm trọng Cẩu trục phát ra âm thanh lớn quá mức quy định: khi cẩu bờ QC phát ra âm thanh lớn quá mức quy định là trên 85db thì nguyên nhân chính là do sự tiếp xúc cơ khí giữa bánh xe pa lăng, cầu trục với các bộ phận như hộp bánh xe, ray di chuyển.

Để khắc phục sự cố này bạn kiểm tra độ thẳng của bánh xe, độ song song và khe hở giữa bánh xe với ray di chuyển.

Bấm nút điều khiển từ xa nhưng cầu trục không hoạt động: nguyên nhân chính dẫn tới sự cố này là do chưa bật nút On/Off trên tay bấm hoặc do điều khiển cầu trục hết pin, chưa đấu nối cẩn thận dây nguồn trong tủ điện.

Cách khắc phục lỗi này chỉ cần kiểm tra các điểm đấu nối trong tủ điện hoặc thay pin mới.

Cầu trục hoạt động không ổn định: sự cố này là do nút bấm điều khiển hoặc do tiếp điểm phụ trong tủ điện có vấn đề.

Vì thế, chỉ cần kiểm tra và vệ sinh thiết bị cẩn thận có thể giải quyết được sự cố này.

Động cơ nâng hạ, di chuyển nóng quá mức bình thường: có thể do cuộn hút bị ẩm,

Trang 8

ngập nước hoặc do sử dụng cầu quá tải trong khi thiết bị bảo vệ quá tải không được kích hoạt Nếu động cơ làm việc quá mức cho phép thường xuyên sễ dẫn đến cháy và hỏng động cơ.

Cần kiểm tra, vệ sinh cuộn hút và sầy khô nểu bị ầm, uớt.⇒ Cần kiểm tra, vệ sinh cuộn hút và sấy khô nếu bị ẩm, ướt.

Trượt tải khi nâng lên đến một điểm nhất định: do má phanh động cơ nâng hạ có vấn đề Cần kiểm tra và thay thế má phanh mới.

Cầu trục bị rò rỉ điện, khi chạm vào tải nâng, móc cẩu lại thấy hơi tê tê Nếu không phát hiện sớm sự cố này sẽ dẫn tới những tai nạn đáng tiếc.

Việc đầu tiên cần làm là tìm các đầu dây điện chưa được bọc cách điện để khắc phục sự cố.

2.Cẩu trục:

2.1 Khái niệm

Cẩu trục là thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy một cách an toàn, đảm bảo.

Cẩu trục có sức nâng từ 1 tấn đến 500 tấn được vận hành chủ yếu bằng động cơ điện nên sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Thiết bị nâng hạ là tời điện hoặc Pa lăng được lắp trên xe con hoặc cụm di chuyển dọc theo cầu trục Thiết bị nâng hạ chạy trên ray I, trên bản cánh dưới dầm chính, chạy trên bản cánh trên dầm chính.

Người vận hành cẩu trục điều khiển bằng tay dùng hệ thống dẫn động điện.

Nguon: baogiaothong

2.2 Cấu Tạo:

Trang 9

nguon;marrymeindc.com

Dầm chính ( dầm đơn hoặc dầm đôi): Đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò chịu sức tải trọng chính của thiết bị Dầm chính thường có thiết kế dạng hộp hoặc dạng thép chữ I Dầm chính là đường chạy của pa lăng hoặc xe con cầu trục Người thiết kế dựa vào tải trọng nâng và khẩu độ để thiết kế dầm chính sao cho hợp lý Dầm chính cần đảm bảo tiêu chí: cứng cáp, bền bỉ và độ đàn hồi.

Palang, con lợn nâng hạ ( tải trọng theo yêu cầu): Tùy theo mục đích sử dụng và thiết kế hệ thống cầu trục sẽ sử dụng pa lăng hoặc xe con Cầu trục dầm đơn dùng pa lăng còn cầu trục dầm đôi dùng xe con Có thể dùng loại pa lăng xích điện hoặc pa lăng cáp điện.

Động cơ di chuyển cầu trục (Motor): Cầu trục đi trên đường chạy nhờ có 4 cụm bánh xe, 2 chủ động và 2 bị động Mỗi dầm biên trang bị 1 cụm bánh xe chủ động và bị động có gắn động cơ di chuyển từ 0,4Kw đến 5,5Kw.

Hệ thống đường ray di chuyển ( ray P hoặc ray vuông)

Dầm biên cho cầu trục: Dầm biên có hình dáng kiểu hộp chữ nhật với chiều đáy từ 6-10mm Hai đầu dầm có cụm động lực di chuyển cùng giảm chấn cao su để sự va chạm khi hai cẩu trục di chuyển sát vào mốc cuối dầm Tùy theo tải trọng và khẩu độ bánh xe sẽ mang kích thước khác nhau như D200, D250, D300, D350, D400, D500 hoặc có thể là bánh xe trục gối, … Dầm biên và dầm chính kết nối với nhau thông qua bu lông, mặt bích hoặc mối hàn góc

Bánh xe di chuyển.

Trang 10

Tủ điện

Hệ điện ngang.( cấp điện cho Palang): Điện cho kết cấu pa lăng hoặc xe con Điện cho phần pa lăng có thiết kế dạng sâu đo Dây điện đi từ tủ điện tới Pa lăng kẹp bằng rọc có bánh xe lăn chạy trên máng C, không nên dùng cáp theo treo.

Hệ điện dọc.( cấp điện cho toàn bộ cầu trục)

Cabin điều khiển: Có thể điều khiển dễ dàng bằng tay điều khiển nối với cầu trục, cabin hoặc điều khiển từ xa

2.3 Phân loại và đặc điểm

Hoạt động trên hệ thống dầm đỡ được đặt trên cao nhà xưởng, cầu trục được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiệm vụ chính là nâng-hạ-di chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị từ có tải trọng lớn vị trí này qua vị trí khác.

Cầu trục được phân loại qua cấu tạo hoặc tải trọng nâng hạ Qua cấu tạo, cầu trục có cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục quay, cầu trục monorail, cầu trục cảng.

Phân loại theo tải trọng nâng có cầu trục 1 tấn, cầu trục 2 tấn, cầu trục 3 tấn, cầu trục 5 tấn, cầu trục 10 tấn, cầu trục 15 tấn, cầu trục 20 tấn, cầu trục 50 tấn…

2.4 Nguyên lí hoạt động

Động cơ điện truyền chuyển động qua trục truyền động và khớp nối tới các hộp giảm tốc, rồi truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển cầu trục làm di chuyển toàn bộ dầm chính gắn trên các dầm đầu Xe con có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray gắn trên dầm chính Phanh làm nhiệm vụ hãm khi cần thiết Các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống điều khiển đặt ở cabin Như vậy diện tích xếp dỡ của cầu trục điện là hình chữ nhật.

2.5 Ứng dụng

Cầu trục được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các nghành kinh tế và quốc phòng để nâng – chuyển vật nặng trong các phân xưởng và nhà kho hoặc dùng để xếp dỡ hàng.

2.6 Ưu nhược điểm:

Ưu điểm:

- Vì hoạt động trên cao của nhà xưởng nên cầu trục giúp tiết kiệm tối đa không gian sử dụng cho nhà xưởng

- Chi phí đầu tư lắp dựng thấp - Năng suất sử dụng cao - Ít xảy ra sự cố khi làm việc.

- Thời gian sử dụng lâu dài (15 – 20 năm)

Trang 11

- Bảo hành, bảo dưỡng đơn giản Nhược điểm:

- Cầu trục chỉ hoạt động trong phạm vi nhà xưởng

- Khi lắp đặt cầu trục phải làm thêm hệ cột, dầm đỡ đảm bảo cho cầu trục hoạt động an toàn

- Cầu trục dầm đơn thì có tải trọng nâng thấp nên chỉ phù hợp với những nhà xưởng có khối lượng hàng hóa ít.

3.Xe nâng :

2.5 Xe nâng Xe nâng điện 2.5.1 Khái niệm:

Xe nâng là các dòng xe có chức năng nâng, hạ, và di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Chúng được trang bị các động cơ Điện, Dầu, hoặc Gas, kết hợp với hệ thống giá đỡ và các piston thủy lực cho phép nâng các loại hàng hóa từ 1 tấn đến 50 tấn Độ cao nâng hạ hàng hóa có thể đạt từ 20Cm đến 15 mét tùy từng loại Xe nâng được thiết kế đa dạng về kích thước, chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu bốc dỡ hàng hóa và vật liệu.

Công dụng

Ứng dụng của xe nâng hàng trong nhà kho kín với các hàng kệ cao và lối đi hẹp Với diện tích đất có hạn cùng với sự gia tăng dân số nên việc tiết kiệm và sử dụng diện tích kho bãi hiệu quả là một trong các yêu cầu hàng đầu của các công ty Chính vì lẽ đó các kho hàng mọc lên với các hàng kệ cao tới 18m cùng khoảng cách giữa các hàng kệ nhỏ chỉ 3m đã ra đời

Các xe nâng thông thường không thể đi vừa và hoạt động thoải mái trong các kho kệ này

Xe nâng hàng dùng cho lối đi hẹp VNA, các loại xe nâng cao reach truck, xe nâng tay cao reach stacker, xe nâng tay được các hãng xe nâng sản xuất để đáp ứng nhu cầu này

Các đặc điểm nổi trội của xe nâng dùng trong kho hẹp:

- Không sinh ra khói thải độc hại nhờ sử dụng động cơ điện thân thiện môi

Trang 12

trường

- Thiết kế xe nhỏ gọn chạy vừa các lối đi giữa 2 hàng kệ hẹp - Khả năng nâng hàng lên cao tới 15m

Bên cạnh đó cần đáp ứng 1 số điều kiện nhất định về kho bãi như: bề mặt lối đi đảm bảo bằng phẳng, khu sạc điện tập trung thông thoáng và có bình điện dự phòng, cần lối đi riêng cho xe nâng để đảm bảo an toàn.

Ưu điểm của xe nâng điện: + Về ưu điểm xe nâng điện:

- Chi phí vận hành có thể thấp hơn so với các loại xe nâng dầu diesel và xe nâng chạy gas/LPG

- Sử dụng máy sạc có kích thước nhỏ gọn, không cần không gian để lưu trữ nhiên liệu như: dầu, xăng, gas

- Chi phí thanh toán tiền điện có thể thấp hơn so với chi phí nhiên liệu: Dầu, xăng, gas LPG

- Xe nâng điện thân thiện với môi trường, không phát sinh khí thải ra ngoài trong quá trình hoạt động

- Phát sinh tiếng ồn là thấp hơn rất nhiều so với loại xe nâng động cơ đốt trong

- Một số hãng trang bị hệ thống phanh tự động, giảm mài mòn má phanh và giảm bớt sự mệt mỏi cho tài xế

- Xe nâng điện không cần dầu động cơ, dung dịch làm mát do đó giảm thời gian và chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

- Chu kỳ bảo dưỡng của xe nâng chạy điện là dài hơn so với các loại xe nâng động cơ dầu, gas, xăng.

+ Nhược điểm của xe nâng điện:

- Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với xe nâng động cơ - Yêu cầu cao về độ ổn định của dòng điện.

- Ắc quy xe nâng điện nặng vì vậy cần phải có hệ thống thang nâng khi thay thế.

- Tải trọng nâng hàng không quá lớn nếu so với xe nâng dầu diesel.

Trang 13

Lợi ích xe nâng mang lại Tiết kiệm sức lao động

Đây có thể được coi là lợi ích hàng đầu của xe nâng Xe nâng giúp tiết kiệm rất nhiều sức lao động cho người làm việc Nhờ xe nâng, con người có thể nâng hạ và vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác một cách nhanh chóng và dễ dàng Chỉ với 1 người và chiếc xe nâng có thể làm việc bằng 10 người bình thường, giúp tiết kiệm chi phí nhân công cho doanh nghiệp.

Đảm bảo an toàn lao động

Tại các doanh nghiệp, điều đáng quan tâm và lo lắng nhất trong quá trình làm việc đó chính là tai nạn lao động Bắt nguồn từ việc phải khuôn vác những khối lượng hàng hóa nặng nề, có kích thước lớn, làm cản trở tầm nhìn, tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động Khi sử dụng xe nâng sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro lao động và đảm bảo mức độ an toàn cực kỳ cao.

Nâng cao hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian

Trước đây khi sử dụng sức người, với những hàng hóa có kích cỡ lớn và tải trong nặng, doanh nghiệp phải cần rất nhiều nhân công và làm việc trong thời gian dài Ngày nay, với đa dạng các dòng xe nâng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, mọi việc được giải quyết dễ dàng Xe nâng có thể vận chuyển mọi loại hàng hóa lên đến vài chục tấn, ra vào các lối đi hẹp, bốc dỡ hàng hóa trên kệ cao, … trong thời gian ngắn Trung bình, với cùng số lượng hàng hóa, sử dụng xe nâng sẽ giúp tiết kiệm thời gian gấp 5 lần sức người Ngoài ra, xe nâng có thể hoạt động liên tục và mọi lúc, đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.

Tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp

Thay vì bỏ ra chi phí thuê nhân công, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí quản lý nhân sự, … đầu tư một chiếc xe nâng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí Ngoài ra, xe nâng sẽ giúp cơ giới hóa quá trình vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy mọi thứ diễn ra nhanh hơn, tăng năng suất làm việc và đạt hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 08/04/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan