1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay. Liên hệ thực tiễn vai trò của gia đình đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay Chủ nghĩa Xã hội Khoa học CTUMP

10 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay. Liên hệ thực tiễn vai trò của gia đình đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay
Trường học Trường Đại học Cộng sản Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

Những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay. Liên hệ thực tiễn vai trò của gia đình đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay Chủ nghĩa Xã hội Khoa học CTUMP..............................................................................................

Câu 9: Những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay Liên hệ thực tiễn vai trò của gia đình đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay Phần 1: Những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay 1 Sự biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình a) Về quy mô - Cấu trúc gia đình truyền thống bị giải thể thay vào đó là gia đình đơn hay gia đình hạt nhân trở nên rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn thay cho kiểu gia đình truyền thống trước đây Gia đình truyền thống tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường là mô hình gia đình gồm ba bốn thế hệ sống chung trong một mái nhà… - Quy mô gia đình ngày nay có xu hướng thu nhỏ, số lượng thành viên ít đi, đa phần chỉ gồm hai thế hệ sống chung là cha mẹ - con cái - Quy mô gia đình ở các vùng miền cũng có sự khác biệt do đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán và đặc trưng văn hóa Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ gia đình, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009 tuy nhiên đây là giai đoạn tăng số hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua Điều này cho thấy xu thế quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định ở nước ta và tuy quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định nhưng vẫn tiếp tục giảm b) Về kết cấu - Sự thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới + Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, … + Tránh tạo nên sức ép dân số, tránh được những xung đột khi sống chung gia đình nhiều thế hệ - Mặt hạn chế của quá trình biến đổi đã tạo nên bức tường ngăn cách giữa các thành viên trong gia đình, dần dần tạo nên sự xa cách của các thành viên với nhau + Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, mỗi người đều bị cuốn theo công việc của riêng với mục đích kiếm thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho gia đình, cũng vì thế thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ngày càng ít đi + Thiếu đi sự quan tâm, thấu hiểu và giao tiếp với nhau làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo… 2 Sự biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình a) Sự biến đổi chức năng tái sản xuất của con người - Hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con - Việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước, tùy theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội Ở nước ta, Nhà nước đã tuyên truyền, phổ biến và áp dụng rộng rãi các phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và tiến hành kiểm soát dân số thông qua công tác kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con - Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiện ở việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là các yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như gia đình truyền thống b) Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng - Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính bước ngoặt: + Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ một đơn vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã hội + Thứ hai, từ đơn vị kinh tế đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu - Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội Các gia đình Việt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính Vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng bị hạn chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp Sự dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay ra thành phố c) Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) - Đầu tư tài chính về giáo dục cho con cái tăng lên - Ngoài giáo dục đạo đức, ứng xử, … còn chú trọng giáo dục các kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ cho con cái hội nhập thế giới - Giáo dục trong gia đình có xu hướng giảm bởi sự phát triển rộng mở của hệ thống giáo dục cùng với sự phát triển kinh tế như hiện nay - Sự kỳ vọng và niềm tin của bậc cha mẹ dành cho hệ thống giáo dục xã hội bị giảm sút do sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường Chúng ta có thể thấy trên báo chí cũng như các phương tiện truyền thông xuất hiện rất nhiều vụ bạo lực học đường từ bạo lực ngôn từ hay thậm chí có những hành động gây tổn thương bạn bè của mình Từ đó dẫn đến các bậc cha mẹ dần mất đi sự tin tưởng vào nền giáo dục xã hội hiện nay d) Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm - Nhu cầu thỏa mãn tâm lý tình cảm đang tăng lên do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ đơn vị kinh tế sang đơn vị tình cảm => Là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình - Các gia đình đang gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi xu hướng gia đình một con đang tăng lên dẫn tới đời sống tình cảm của trẻ em kể cả người lớn kém phong phú đi do thiếu tình cảm về anh chị em trong cuộc sống gia đình - Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ trong các vấn đề như: + Đảm bảo an toàn tình dục, giới tình và sức khỏe sinh sản cho các thành viên là chủ gia đình tương lai + Củng cố chức năng xã hội hóa của gia đình, cải tiến giáo dục, giúp các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em + Giải quyết các mâu thuẫn trong quan niệm người phụ nữ hiện đại với trách nhiệm làm dâu trong truyền thống, mâu thuẫn giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái => Đòi hỏi hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các thành viên cũng như giữa gia đình với xã hội 3 Sự biến trong các mối quan hệ gia đình 3.1 Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng a) Khái niệm quan hệ vợ chồng và định nghĩa về hôn nhân: Vợ chồng được thiết lập trên cơ sở đăng ký kết hôn giữa nam và nữ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Quan hệ vơ chồng là mối quan hệ cơ bản để xây dựng, bồi đắp hạnh phúc gia đình b) Những biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng - Thực trạng: + Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa, khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng-gia đình lỏng lẽo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn + Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thãm án gia đình, người già cô đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục, - Kết quả: + Một số hệ lụy như giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, nhiều gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài, … + Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại cũng dẫn đến hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội - Nguyên nhân: Trước tác động của bối cảnh mới hiện nay, các giá trị gia đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định nguyên nhân do + Xu hướng biến đổi giá trị đạo đức, tâm lý và tình cảm của gia đình Việt Nam đương đại Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam + Gia đình là giá trị quan trọng hàng đầu Có thể thấy, gia đình và hôn nhân là một giá trị quan trọng ở Việt Nam và là thiết chế xã hội phổ biến + Gia đình Việt Nam trong quá trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa tiếp thu yếu tố hiện đại + Các giá trị truyền thống và xu hướng dịch chuyển sang các giá trị hiện đại trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời + Gia đình hiện đại và xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng c) Một số hình thức trong gia đình Việt Nam hiện nay - Không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình - Ngoài mô hình người đàn ông-người chồng làm chủ gia đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại: + Mô hình người phụ nữ-người vợ làm chủ gia đình + Mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình 3.2 Quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình - Có thể thấy trong bối cảnh xã hội VN hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi - Trong gia đình truyền thống, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên dưới sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ - Trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, mà thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ - Ngoài ra, người cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống cùng với con cháu, cho nên nhu cầu vè tâm lý, tình cảm được đáp ứng đầy đủ Còn khi quy mô gia đình bị biến đổi, người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm a) Nguyên nhân: - Thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình VN là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung sống với nhau - Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức của mình đối với người trẻ - Còn tuổi trẻ thường hướng tới những giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận yếu tố truyền thống => Gia đình càng nhiều thế hệ ,mâu thuẫn thế hệ càng lớn b) Kết quả: Xuất hiện nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề có hoặc ít có như: + Bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống thử, Chúng đã làm rạn nứt, phá hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trở nên mong manh, dễ tan vỡ hơn + Ngoài ra, xuất hiện các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ qua biên giới, cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình Phần 2: Liên hệ thực tiễn vai trò của gia đình đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay 1 Mở đầu Môi trường gia đình là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện chức năng giáo dục, nuôi dưỡng đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con trẻ Khoa học chứng minh rằng: gia đình đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục để hình thành nhân cách con người Bởi vì, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ trong môi trường gia đình Kết quả khảo sát cho biết: Có tới hơn 2/3 thanh niên (82,5%) đánh giá giáo dục gia đình rất có tác dụng và nói chung có tác dụng tới lối sống của mình Chỉ có 3,9% thanh niên đánh giá nó hoàn toàn không có tác dụng Vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển nhân cách và lối sống của thanh niên càng được khẳng định khi có tới 56,3% số thanh niên được hỏi ý kiến trong cuộc khảo sát cho biết họ thường xuyên làm theo ý kiến của cha mẹ, 35,6% cho biết họ đôi khi làm theo, đôi khi không làm theo, tức là tiếp thu ý kiến của cha mẹ một cách có cân nhắc Chỉ có 6,7% thanh niên cho biết họ không thường xuyên làm theo ý kiến cha mẹ => Chúng ta có thể khẳng định thêm rằng, gia đình chính là môi trường giáo dục, là nơi “tin cậy”, là yếu tố tác động quan trọng nhất đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của thanh niên Việt Nam hiện nay 2 Đặt vấn đề - Từ trước đến nay những vấn đề về việc sa vào lối sống tiêu cực của thanh thiếu niên luôn là một chủ đề được quan tâm - Theo thống kê thu được, có vài thành phần nữ thanh niên bị sa vào tệ nạn mại dâm khi đang ở trong độ tuổi thanh niên Những phân tích khác cho thấy Có những thành phần thanh thiếu niên lựa chọn các xu hướng lối sống tiêu cực, sa đọa như buông thả bản thân, nghiện game online, ích kỷ, thờ ơ vô cảm, hành xử bạo lực 3 Nguyên nhân - Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trẻ trong gia đình Hầu hết các gia đình của gái mại dâm đều có vấn đề, nhất là những gia đình có người thân liên quan đến gái mại dâm, gia đình có người nghiện ma túy, gia đình có người có tiền án, tiền sự và một số gia đình có thành viên liên quan đến các loại tệ nạn xã hội khác - Có những bậc ông, bà, cha, mẹ chưa là tấm gương tốt cho con cháu noi theo - Một bộ phận trong xã hội suy tôn lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị đạo đức; không tôn trọng các giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp của gia đình, có hành vi bạo lực với người thân (mời các bạn xem clip dưới đây) - Việc phối hợp giáo dục giữa ba môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội còn có những bất cập, còn xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường, mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ đang có những biến đổi theo hướng tiêu cực… do đó chưa phát huy tối đa hiệu quả trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; - Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình còn có những khoảng trống, cần tiếp tục được hoàn thiện; việc thực hiện có lúc, có nơi còn thiếu nghiêm túc, chưa được đầu tư thỏa đáng; - Công tác truyền thông, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình chưa phát huy hiệu quả cao; nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành và người dân còn có những hạn chế 4 Giải pháp - Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 - Đề án: + Thứ nhất, về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: “Đến năm 2020 có 75% cha hoặc mẹ có trẻ em dưới 6 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng về nuôi dạy, chăm sóc con cái + Thứ hai, về mối quan hệ giữa người cao tuổi và con, cháu trưởng thành: “Đến năm 2020 có 80% hộ gia đình có người cao tuổi được cung cấp thông tin về chính sách pháp luật đối với người cao tuổi Đề án cũng đưa ra các giải pháp, trong đó có giải pháp “Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình” nhằm cung cấp cho các thành viên gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ, về kỹ năng sống (kỹ năng làm cha mẹ, chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng, xây dựng gia đình là một môi trường an toàn cho trẻ em), nội dung giáo dục đời sống gia đình; nghiên cứu lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học; xã hội hóa các hoạt động phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình Ngoài ra cha mẹ cũng là tấm gương của con noi theo Vì thế nên phát triển toàn diện bản thân và thiết lập những hành vi chuẩn mực 5 Kết luận Như vậy, vai trò của gia đình đối với giáo dục đạo đức với thế hệ trẻ trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế phát triển sâu rộng như hiện nay vô cùng quan trọng Thực hiện tốt chức năng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng dân số của quốc gia, góp phần xây dựng những thế hệ người cường tráng về thể chất, thông minh về trí tuệ và trong sáng về nhân cách

Ngày đăng: 25/03/2024, 23:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w