1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn triết học mác lênin đề tài tác động của tồn tại xã hội đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay

14 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tồn Tại Xã Hội Đến Việc Lựa Chọn Ngành Học Của Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Lê Anh Hòa
Người hướng dẫn GV. Trương Phi Long
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 39,38 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Đ ề tài TÁC ĐỘNG CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN HI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đ

ề tài TÁC ĐỘNG CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN

NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

GV Trương Phi Long Lê Anh Hòa

Mã sinh viên: 23521000483

Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trang 2

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Họ và tên sinh viên: Lê Anh Hòa

Mã số sinh viên: 23521000483

Mã lớp học phần: 2311000011005

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Ghi

bằng số Ghi bằng chữ

Tp, HCM, Ngày 10 tháng 12 năm 2023

Sinh viên nộp bài

Ký tên

Lê Anh Hòa

Mục lục

Mở đầu 1

Trang 3

1.TỔNG QUAN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ 1

1.1 Thế nào là lựa chọn nghề nghiệp? 1

1.2 Tồn tại xã hội là gì? 1

2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ VÀ TỒN TẠI XÃ HỘI 2

2.1 Xã hội dưới hình thức là đặc thù của chọn ngành 2

2.2 Chọn ngành dưới vai trò là nền tưởng của xã hội 2

2.3 Những tác động của xã hội lên chọn ngành 2

2.4 Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và chọn ngành 3

3 NHỮNG ĐIỀU PHẢI LƯU Ý TRƯỚC KHI CHỌN NGÀNH HỌC 4

3.1 Phù hợp với bản thân 4

3.2 Tác động đối gia đình 4

3.3 Sở thích cá nhân 4

3.4 Nhu cầu xã hội 5

4 THÁCH THỨC VÀ HẠN CHẾ 5

4.1 Thách thức tác động tồn tại xã hội đến với việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay 5

4.2 Hạn chế và nhược điểm của tác động xã hội đến với lựa chọn ngành học 6

5 NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀY NAY 6

5.1 Thực trạng việc chọn ngành của sinh viên việt nam hiện nay 6

5.2 Hậu quả của việc chọn sai ngành 7

5.3 Biện pháp khắc phục 7

KẾT LUẬN 8

Trang 5

Mở đầu

Khi nhắc đến sự phát triển của nhân loại thì chắc chắn không thể thiếu triết học

Sự ra đời của triết học Mác – Lênin là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học nhân loại, đóng vai trò quan trọng và to lớn trong đời sống xã hội Chính công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải quyết được một cách khoa học về vấn đề hình thành và phát triển của ý thức xã hội Hơn hết chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội Chính vì lẽ đó nên tác động của tồn tại

xã hội cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay Lựa chọn ngành học khi bước vào giảng đường đại học là sự quan trọng của đời người bởi đó chính là định hướng của bản thân cho hiện tại, nghề nghiệp cho tương lai và thu nhập cho sau này của mỗi cá thể Nó mang tính quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sự nghiệp của bản thân Đó cũng là bước đầu tiên cho sự nghiệp tương lai và đặc biệt khi sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh thì tác động của xã hội đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên hiện nay càng ảnh hưởng lớn hơn những nơi khác rất nhiều Vì vậy mục đích của tiểu luận sẽ tập trung làm rõ tác động của xã hội đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên hiện nay

Nội dung 1.TỔNG QUAN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ

1.1 Thế nào là lựa chọn nghề nghiệp?

Là chọn tương lai nghề nghiệp sẽ gắn bó suốt cả quãng đời con người Do vậy, để lựa chọn ngành học phải đảm bảo 2 tiêu chí:

+Chọn ngành nghề mà mình đam mê yêu thích, ước mơ ấp ủ

+Chọn những ngành có xu hướng là ngành trọng yếu, chủ lực trong tương lai

1.2 Tồn tại xã hội là gì?

Xã hội được hiểu là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật chất Hình thái vận động này, trong quan điểm duy vật biện chứng của Triết học Mác – Lênin, lấy mối quan hệ gắn bó, ràng buộc của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Theo C Mác, “Xã hội không phải gồm các

1

Trang 6

cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau” Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất kì hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các cá nhân Như vậy, xã hội là một thực thể đặc biệt với phương thức tồn tại khác với tự nhiên Xã hội được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người chứ không tự phát như tự nhiên

“Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.” [1]

2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ

VÀ TỒN TẠI XÃ HỘI

2.1 Xã hội dưới hình thức là đặc thù của chọn ngành

Là những ngành học thuộc các lĩnh vực gắn với những yêu cầu đặc biệt trong đào tạo Có thể kể đến như là y khoa, nghệ thuật, thể thao, an ninh, quốc phòng, hàng không Thông thường, những lĩnh vực này có khác biệt về thời gian đào tạo, kiến thức, kỹ năng hành nghề chuyên sâu

2.2 Chọn ngành dưới vai trò là nền tưởng của xã hội

Một xã hội phát triển đi trước tương lai thì việc chọn ngành chó vai trò thiết yếu

Nó như là “xương sống của mỗi người” Khi sinh viên chọn đúng ngành, họ có thể phát huy tối đa năng lực, tố chất của mình và đóng góp cho xã hội một cách hiệu quả Việc chọn đúng ngành giúp sinh viên trở nên có giá trị và đóng góp công sức cho cộng đồng

2.3 Những tác động của xã hội lên chọn ngành

Tự nhiên và chọn ngành liên hệ với nhau bằng một mối quan hệ khăng khít Trong

sự tác động qua lại giữa chúng, yếu tố chọn ngành có ảnh hưởng to lớn đến tồn tại và phát triển của xã hội, còn yếu tố xã hội ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và phát triển của chọn ngành Chọn ngành là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại

và tiến lên của xã hội, của con người Vai trò này của chọn ngành không thể thay thế được và cũng sẽ không bao giờ mất đi dưới tác động của trình độ phát triển trong xã

2

Trang 7

hội Bởi lẽ, nếu ta coi xã hội là một bộ não thì chọn ngành chính là những dòng máu tươi đi khắp cơ thể để cho bộ não hoạt động; còn nếu coi xã hội như một cỗ máy sản xuất, thì chọn ngành lại là bộ phận cung cấp nguyên, nhiên vật liệu Thiếu đi những dòng máu tươi đó thì bộ não sẽ không hoạt động được cũng như không có nguồn cung nguyên vật liệu thì dẫu máy móc có hiện đại đến đâu cũng không được dùng cho mục đích nào Xã hội và chọn ngành có mối quen hệ mật thiết với nhau như hình với bóng không thể tách rời

2.4 Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên

và chọn ngành

Nhóm nhân tố thuộc về bản thân sinh viên:

Sở thích, năng lực, tính cách: Đây là những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Sinh viên sẽ lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực và tính cách của mình để có thể phát huy tối đa khả năng và đạt được thành công trong nghề nghiệp

Tầm nhìn, mục tiêu nghề nghiệp: Sinh viên cần xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu nghề nghiệp của mình để lựa chọn ngành học phù hợp Ví dụ, nếu sinh viên muốn trở thành một bác sĩ, thì họ cần lựa chọn ngành học y

Tình hình kinh tế gia đình: Tình hình kinh tế gia đình cũng có thể tác động đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Nếu gia đình có điều kiện kinh tế, thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của mình

Nhóm nhân tố thuộc về xã hội:

Nhu cầu nhân lực của xã hội: Nhu cầu nhân lực của xã hội là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Sinh viên cần lựa chọn ngành học có nhu cầu nhân lực cao để có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường

Xu hướng phát triển của xã hội: Xu hướng phát triển của xã hội cũng tác động đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Ví dụ, trong bối cảnh hội nhập quốc

tế, các ngành học liên quan đến ngoại ngữ, kinh tế, công nghệ thông tin, đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ

Định kiến xã hội về nghề nghiệp: Định kiến xã hội về nghề nghiệp cũng

có thể tác động đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Ví dụ, nhiều sinh viên lựa

3

Trang 8

chọn ngành học y, luật, vì những ngành học này được coi là có địa vị cao trong xã hội

3 NHỮNG ĐIỀU PHẢI LƯU Ý TRƯỚC KHI CHỌN

NGÀNH HỌC

3.1 Phù hợp với bản thân

Thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp Trước hết việc mình yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định khả năng làm việc, phát triển của em ở ngành nghề đó trong tương lai Ví dụ, một bạn có thế mạnh về ngôn từ, ngoại ngữ sẽ dễ phát triển ở mảng truyền thông, báo chí,…; học sinh yêu thích các môn toán, khoa học tự nhiên sẽ có thế mạnh ở khả năng tư duy luận lý học và có thể lựa chọn những ngành kỹ thuật, công nghệ; hay nếu mình có khả năng vận động tốt có thể lựa chọn ngành thể dục thể thao, hay các ngành liên quan đến chăm sóc cảnh quan, cây cối, có thể dành thời gian ngoài trời Một khi xác định được mong muốn, yêu cầu công việc của mình, các em có thể tìm được ngành nghề phù hợp giữa một rừng các ngành học khác nhau hiện nay Chẳng hạn, mình yêu thích sự ổn định thì có thể hướng tới những công việc văn phòng, những sẽ không phù hợp lắm với nghề kinh doanh vốn cần sự quyết liệt, ưa mạo hiểm một chút Vì vậy,trên hành trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp với mình, thì hãy dành thời gian để khai phá những thế mạnh của bản thân

3.2 Tác động đối gia đình

Gia đình là việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái để duy trì nòi giống Cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình chọn ngành nghề phù hợp với của con cái, ngoài ra còn có trình độ giáo dục hoặc đào tạo mà con cái

họ có được, kiến thức họ có về công việc và các nghề nghiệp khác

nhau, niềm tin và thái độ làm việc của họ Vì vậy, họ luôn mong

muốn con cái mình tìm thấy hạnh phúc và thành công trong cuộc sống Và một yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc, thành công đó là lựa chọn nghề nghiệp Chọn ngành nghề phù hợp với mình theo lời

khuyên của gia đình có là sự cần thiết

4

Trang 9

3.3 Sở thích cá nhân

Chọn ngành học là một quyết định quang trong trong cuộc đời Nếu chọn đúng ngành học thì sẽ được phát triển nghề nghiệp trong tương lai “ Chọn đúng nghề, dễ thành công Nếu chọn được ngành nghề phù hợp, mình sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, đầu

tư nhiều hơn cho ngành nghề, gắn bó lâu dài với nghề và ít bị áp lực trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này và cơ hội thành công trong nghề nghiệp sẽ có kết quả như mong đợi Muốn lựa chọn được ngành nghề hiệu quả thì chúng ta nên xác định mục tiêu nghề nghiệp mình mong muốn trong tương lai, muốn đạt được những,

và phù hợp với năng lực, sở thích để phát triển nghề nghiệp trong tương lai

3.4 Nhu cầu xã hội

Không phải mình cứ thích, cứ đam mê là mình có thể thành công Mình cần có nghiên cứu, đánh giá về xu hướng xã hội, sự thay đổi của xã hội để mình có thể chọn đúng con đường đúng đắn nhất dành cho ngành nghề mà mình sẽ theo nó suốt quãng đời Trong xã hội công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì sẽ có vài công nhân được thay thế bằng các máy móc hiện đại thông minh Vì vậy cần phải tìm hiểu rõ một cách cẩn thận để lựa chọn công việc phù hợp đối với mình

4 THÁCH THỨC VÀ HẠN CHẾ

4.1 Thách thức tác động tồn tại xã hội đến với việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay

Thách thức tác động tồn tại xã hội đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay là một chủ đề rất thú vị Việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức tác động từ xã hội Một số thách thức đó có thể bao gồm:

+ Sự thiếu hụt nhân lực

+ Sự thay đổi của thị trường lao động

+ Sự áp lực từ gia đình và xã hội

+ Sự khác biệt về thu nhập

5

Trang 10

4.2 Hạn chế và nhược điểm của tác động xã hội đến với lựa chọn ngành học

Lựa chọn ngành học của một người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tác động xã hội là một trong những yếu

tố quan trọng Một số hạn chế và nhược điểm của tác động xã hội đến lựa chọn ngành học:

+ Áp lực từ gia đình và xã hội

+ Thiếu thông tin

+ Thiếu hỗ trợ

+ Thiếu kỹ năng

+ Thiếu tư vấn

5 NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ VÀ

ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀY NAY

5.1 Thực trạng việc chọn ngành của sinh viên việt nam hiện nay

“Trong những năm gần đây, việc chọn ngành của sinh viên Việt Nam đang có nhiều thay đổi Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 50% sinh viên không biết mình muốn học gì khi còn học cấp 3 Điều này cho thấy, sinh viên chưa có

sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng trước khi bước vào đại học.” [2]

Xã hội ngày càng phát triển thì càng nhiều ngành nghề xuất hiện Vậy

nên việc chọn ngành nghề tương lai với các bạn học sinh càng trở nên khó

khăn hơn giữa hàng chục, hàng trăm ngành học Có rất nhiều nguyên nhân

dẫn đến việc ảnh hưởng bởi tác động xã hội mà chọn sai ngành nghề: [3]

Thứ nhất: Vì mong muốn có thu nhập cao trong tương lai là một trong những nguyên nhân dẫn đến chọn sai ngành học của sinh viên Sinh viên có thể chọn ngành học không phù hợp với sở thích, năng lực và tính cách của bản thân, chỉ vì hy vọng có mức thu nhập cao sau khi tốt nghiệp Do đó, các bạn sẽ thiếu mất sự đam mê trong công việc, không còn cảm hứng để sáng tạo, không có chủ đích, mục tiêu để phát triển

sự nghiệp và đặc biệt là không biết bắt đầu từ những vị trí nào Chưa kể đến quá trình

6

Trang 11

học tập tại giảng đường đại học, sinh viên có thể gặp nhiều cản trở khó khăn trong việc hoàn thành chương trình học và đạt kết quả tốt

Thứ hai: Một số sinh viên có thể chọn sai ngành vì thiếu chính kiến, chỉ để thử sức bản thân với những ngành phức tạp, ngành khó và hot như các ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính,… Điều đó không phù hợp với mục tiêu và khả năng của bản thân Việc này có thể dẫn đến sự thiếu động lực, khó thành công và bế tắc, mất phương hướng trong quá trình học tập

Thứ ba: Thiếu hiểu biết về ngành bởi sinh viên bị thu hút bởi vẻ bề ngoài hào nhoáng, tin rằng học ngành này giàu, đi làm lương cao, nhàn hạ còn ngành kia nghèo, lương thấp, khổ cực Đó là bởi các định kiến xung quanh hay cũng do các bạn không tìm hiểu kỹ về ngành nghề mình đang quan tâm Cũng có trường hợp bạn học sinh rất yêu thích làm một ngành nghề nào đó nhưng là sợ ngành đó không "sang", không "thanh lịch" Nhưng thực chất bất kỳ ngành nghề nào được xã hội công nhận đều tạo ra một giá trị riêng, chỉ là các bạn không hiểu hết được ý nghĩa của nghề mà thôi Đã gọi là nghề, cùng tạo ra giá trị cho xã hội thì không thể đánh giá nghề nào là cao sang thấp hèn được

Thứ tư: Áp lực từ gia đình, bạn bè do các bạn học sinh chỉ biết nghe theo cha mẹ,

họ hàng mà không có chính kiến của mình Các bạn nghe người khác nói rằng ngành này "ngon", “đang hot”, "ra làm nhiều tiền, không vất vả", "học ngành này để bố mẹ tự hào", … Thế là các bạn chọn mà chẳng mảy may suy nghĩ bản thân có phù hợp và yêu thích hay không

5.2 Hậu quả của việc chọn sai ngành

Việc chọn sai ngành có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối bản thân thậm chí còn ảnh hưởng đối với tất cả mọi người xung quanh Chọn sai ngành dẫn đến tốn thời gian, công sức, của cải, chất xám, thất nghiệp và đặt biệt là làm trái ngành nghề

5.3 Biện pháp khắc phục

+ Gia đình cần quan tâm hơn đến việc định hướng nghề nghiệp cho con cái, giúp con cái tìm hiểu về các ngành nghề và lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân + Nhà trường cần tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ về bản thân và các ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn ngành học phù hợp

7

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w