Lý do chọn đề tài Sức khỏe tâm thần là một trong những khía cạnh quan trọng của sức khỏe tổng thể nhưng tại Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
- -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
THAM VẤN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN
Đề tài:
Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên tại Việt Nam
GVBM: ThS Nguyễn Thị Hoài Anh Sinh viên: Lưu Hồng Duyên
Lớp: Đ21TL2 Chuyên ngành: Tâm lý học Khóa: K21
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm số Điểm chữ Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1: Cở Sở Lý Luận 3
1.1 Khái niệm và đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên 3
1.2 Khái niệm sức khỏe tâm thần 5
1.3 Các loại rối loạn tâm thần phổ biến 5
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên 7
CHƯƠNG 2: Thực Trạng Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Của Trẻ vị thành niên Tại Việt Nam 9
2.1 Tổng quan về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên 9
2.1.1 Thế giới 9
2.1.2 Việt Nam 11
2.1.3 Một số yếu tố làm giai tăng nguy cơ 11
2.2 Thực trạng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên ……….112
2.2.1 Khó khăn và hạn chế trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên 13
2.3 Giải pháp 14
2.3.1 Trong lĩnh vực giáo dục 14
2.3.2 Trong lĩnh vực y tế 15
2.3.3 Trong gia đình 15
2.3.4 Trong cộng đồng 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tâm thần là một trong những khía cạnh quan trọng của sức khỏe tổng thể nhưng tại Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên,vẫn chưa được coi trọng đúng mức.Trẻ vị thành niên là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố tâm lý xã hội Đây là độ tuổi có nhiều thay đổi tâm lý, xã hội, và học tập, khiến các vấn đề về tâm thần dễ xảy ra nhưng lại ít được chú ý Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần tuy nhiên các cải thiện này vẫn đáng kể để giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thân đang ngày càng tăng ở trẻ
vị thành niên Một trong những lý do chính khiến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên chưa được quan tâm đầy đủ là do sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này trong cộng đồng và gia đình Thường thì các dấu hiệu của rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên không được phát hiện kịp thời, dẫn đến việc điều trị muộn hoặc không điều trị, từ đó gây ra các hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, lo âu, rối loạn hành
vi và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.Tại Việt Nam, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên còn nhiều hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia Sự thiếu nhận thức của gia đình và cộng đồng cũng là một rào cản lớn trong việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề tâm thần ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam Nếu không có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho trẻ vị thành niên sẽ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong suốt cuộc đời Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội Dựa vào các lý do trên em quyết định chọn “Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn tham vấn trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài "Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên tại Việt Nam" tập trung nghiên cứu về đối tượng là trẻ vị thành niên độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi tại Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi không gian:
Trẻ vị thành niên tại Việt Nam
3.2 Phạm vi thời gian
Trang 5Thu thập dữ liệu thực trạng trong khoảng thời gian gần đây (2020–2024).
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên tại Việt Nam Thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhóm đối tượng này
NỘI DUNG Chương 1: Cở Sở Lý Luận 1.1 Khái niệm và đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên
1.1.1 Khái niệm
Trang 6Trẻ vị thành niên là một khái niệm chỉ những cá nhân đang trong giai đoạn
chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành Đây là giai đoạn phát triển phức tạp, với nhiều thay đổi về cả thể chất, tâm lý và xã hội
Trẻ vị thành niên là khái niệm chưa được thống nhất về mặt pháp lý tại Việt Nam Tuy nhiên, theo thông thường, trẻ vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi
Vị thành niên nghĩa là "chưa đủ tuổi trưởng thành" hay "chưa là người lớn" là một khái niệm chưa được thống nhất Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 12 tuổi là độ tuổi vị thành niên Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 16 tuổi [1]
1.1.2 Đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên
Sự phát triển cảm xúc ở thanh thiếu niên
Trong giai đoạn thanh thiếu niên, các vùng não điều khiển cảm xúc phát triển và trưởng thành Giai đoạn này được đặc trưng bởi những bộc phát do tự phát mà có là thách thức đối với cha mẹ và giáo viên - những người thường xuyên phải hứng chịu Thanh thiếu niên dần dần học cách kiềm chế những suy nghĩ và hành động không phù hợp và thay thế chúng bằng những hành vi định hướng có mục tiêu
Các yếu tố cơ bản chi phối đời sống xúc cảm, tình tình cảm của thiếu niên
Thứ nhất là sự cải tổ về mặt sinh lý giải phẫu dẫn đến sự phát dục (dậy thì) Thứ hai là hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng tuổi với sự mở rộng của phạm vi hoạt động xã hội trong môi trường mới
Thứ ba là xu hướng vươn lên làm người lớn
Sự phát triển của tuổi dậy thì làm cho quan hệ giữa các em trai, em gái thay đổi một cách căn bản Xuất hiện sự quan tâm đến nhau, có nguyện vọng được bạn khác giới
ưa thích Do đó thiếu niên thường quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, quan tâm tới những yếu tố gây sự hấp dẫn
Cùng với sự ý thức về vị thế xã hội mới, với nguyện vọng vươn lên làm người lớn,
ý chí của học sinh thiếu niên có những thay đổi và mang màu sắc mới Thiếu niên thường
cố gắng bắt chước người mẫu lý tưởng mà các em tự lựa chọn làm thần tượng của mình
Đó có thể là những mẫu người hiện thực có những phẩm chất đặc biệt hấp dẫn (người lớn hoặc bạn cùng trang lứa), có thể là những nhân vật lịch sử, những nhân vật trong phim ảnh, sách báo Sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý tưởng giúp thiếu niên hình thành
Trang 7những phẩm chất ý chí như sức mạnh, tính can đảm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó khăn để đạt mục đích Để minh họa cho ý chí, lòng dũng cảm của mình, thiếu niên có thể thực hiện những hành động mạo hiểm, liều lĩnh Đối với nam thanh niên, sức mạnh của "người đàn ông thực thụ" thường là một phẩm chất quan trọng Các em thích đấu tranh, thích đọ sức, có thể gây gổ nhằm chứng minh sức mạnh ưu thế của mình so với người khác
Sự phát triển nhân cách của tuổi thiếu niên
Sự phát triển của tự ý thức là một trong những phẩm chất nhân cách nổi bật ở tuổi thiếu niên Thiếu niên có mối quan hệ phong phú với hiện thực xung quanh Họ có ý thức
về mình là một nhân cách có quyền được tôn trọng, được độc lập và được tin cậy như mọi người lớn khác Họ tích cực lĩnh hội từ thế giới người lớn những giá trị, những chuẩn mực và phương thức hành vi khác nhau, nhờ đó những phẩm chất mới về tự ý thức, tự đánh giá được hình thành
Khả năng đánh giá và tự đánh giá phát triển, ở thiếu niên hình thành một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục Phẩm chất này được hình thành từ cuối tuổi nhi đồng và phát triển mạnh vào cuối tuổi thiếu niên Biểu hiện của nó là khát vọng muốn làm chủ được những phản ứng của mình trong quá trình hoạt động và ứng xử với mọi người Khá nhiều thiếu niên có khả năng tự kiềm chế bản thân, biết dấu kín thái độ, ý nghĩ trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh cần thiết Một số em đã biết suy nghĩ về ý nghĩa của bản thân mình, lập kế hoạch cho bản thân, phân chia thành những điều cần thiết và không cần thiết, điều quan trọng và không quan trọng, tập trung thời gian cho những gì
mà các em cho là có giá trị Tuy nhiên ở lứa tuổi này giữa mong muốn và hiện thực, giữa
"khối óc" và "trái tim" thường không hòa hợp nhau Thường xảy ra quá trình đấu tranh động cơ giữa những nguyện vọng, tình huống trực tiếp với kế hoạch đã vạch ra từ trước
và thường thường những nguyện vọng, mong muốn trước mắt chiến thắng
Yếu tố mới quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách ở tuổi thiếu niên là ở chỗ, đối tượng hoạt động chính của thiếu niên lại chính là bản thân các em Các em quan tâm đến sự tiến bộ của mình, tự kiểm tra sự tiến bộ đó, đau khổ vì chưa thực hiện được nhiệm
vụ, kế hoạch, tự kiềm chế mình, tự lên án bản thân Các em bắt đầu tự tác động đến bản thân, tự sáng tạo ra chính mình trong khi định hướng đến những mẫu mực nhất định, đến những nhiệm vụ, mục đích có ý nghĩa đối với cá nhân có liên quan đến nhu cầu của hôm nay và tương lai mai sau Đây là thời kỳ cái "tôi" hình thành và phát triển mạnh mẽ nhằm
Trang 8tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn khác về chất trong
sự phát triển nhân cách của thiếu niên
1.2 Khái niệm sức khỏe tâm thần
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế Giới – WHO, sức khỏe tâm thần hay sức khỏe tinh thần (mental health) là trạng thái khỏe mạnh về tinh thần giúp con người có thể đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy được khả năng của mình, học tập tốt, làm việc tốt và đóng góp cho cộng đồng Sức khỏe tâm thần là quyền cơ bản của con người, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, cộng đồng và kinh tế
xã hội [2]
Sức khỏe tâm thần không chỉ là vấn đề về các rối loạn hay bệnh lý mà còn là tập hợp của các yếu tố cảm xúc, khả năng tư duy, thích ứng, tiếp nhận thông tin, học hỏi và hiểu được cảm xúc của người khác bên ngoài xã hội Ngoài ra, các yếu tố về thể chất, văn hóa, quá trình tương tác xã hội cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một cá nhân
1.3 Các loại rối loạn tâm thần phổ biến.
Các rối loạn tâm thần phổ biến ở trẻ vị thành niên bao gồm
Các rối loạn stress cấp tính và sau chấn thương (ASD và PTSD)
Rối loạn lo âu
Rối loạn trầm cảm
Rối loạn hành vi
1.3.1 Các rối loạn stress cấp tính và sau chấn thương (ASD và PTSD)
Chứng rối loạn stress cấp tính (ASD) và chứng rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) là những phản ứng với các sự kiện chấn thương Các phản ứng liên quan đến những suy nghĩ xâm nhập hoặc những giấc mơ, tránh nhắc nhở sự kiện, và những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, nhận thức, kích động và phản ứng
ASD và PTSD là những rối loạn liên quan đến chấn thương và tác nhân gây stress Chúng đã từng bị coi là rối loạn lo âu nhưng bây giờ được coi là khác biệt vì nhiều bệnh nhân không có lo âu nhưng có các triệu chứng khác để thay thế
Vì tính dễ bị tổn thương và tính khí khác nhau, không phải tất cả trẻ em bị phơi nhiễm với một sự kiện chấn thương nghiêm trọng đều phát triển thành rối loạn stress Các sự kiện chấn thương thường liên quan đến những rối loạn này bao gồm các cuộc tấn
Trang 9công, hành hung tình dục, tai nạn xe hơi, các cuộc tấn công bởi chó và chấn thương (đặc biệt là bỏng) Ở trẻ nhỏ, bạo lực gia đình là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra PTSD
1.3.2 Rối loạn lo âu
Các rối loạn lo âu được đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng, hay kinh hãi làm suy giảm rất nhiều khả năng hoạt động bình thường và điều đó là không cân xứng với hoàn cảnh hiện tại Lo âu có thể dẫn đến các triệu chứng cơ thể
Một số lo âu là một khía cạnh bình thường của sự phát triển, như sau:
Hầu hết trẻ mới biết đi trở nên sợ hãi khi xa mẹ, đặc biệt trong môi trường xung quanh không quen thuộc
Lo sợ về bóng tối, quái vật, con bọ và nhện rất phổ biến ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi
Trẻ nhút nhát có thể phản ứng ban đầu với tình huống mới với sự sợ hãi hoặc rút lui
Sợ thương tích và tử vong phổ biến hơn ở trẻ lớn hơn
Trẻ lớn hơn và tuổi vị thành niên thường trở nên lo âu khi đưa ra một báo cáo trước mặt bạn cùng lớp của mình
Những khó khăn như vậy không nên được coi là bằng chứng của một rối loạn Tuy nhiên, nếu các biểu hiện lo âu trở nên quá mức đến nỗi làm giảm chức năng hoặc gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng và/hoặc trốn tránh, nên xem xét một chứng rối loạn lo âu
1.3.3 Rối loạn trầm cảm
Thuật ngữ trầm cảm thường được sử dụng một cách nôm na để miêu tả tâm trạng giảm hoặc nản lòng do thất vọng (ví dụ như bệnh nặng) hoặc mất mát (ví dụ như cái chết của người thân yêu) Tuy nhiên, khí sắc giảm, không giống như trầm cảm, xảy ra có xu hướng bị ràng buộc với những suy nghĩ hoặc nhắc nhở về sự kiện khởi động, giải quyết khi hoàn cảnh hoặc sự kiện cải thiện, có thể bị xen kẽ với giai đoạn tích cực cảm xúc và hài hước, và không kèm theo phổ biến cảm giác vô ích và tự ghê tởm Giảm khí sắc thường kéo dài nhiều ngày hơn là hàng tuần hoặc hàng tháng, và suy nghĩ tự sát và mất chức năng kéo dài thì ít xảy ra hơn Tâm trạng thấp như vậy được gọi một cách thích hợp hơn là sự mất tinh thần hoặc đau buồn Tuy nhiên, các sự kiện và các tác nhân gây stress gây ra mất tinh thần và đau buồn cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm lớn
Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên bao gồm:
Rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối
Bệnh trầm cảm nặng
Trang 10 Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)
1.3.4 Rối loạn hành vi( bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD) )
Trẻ vị thành niên bị rối loạn hành vi Rối loạn hành vi bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), đặc trưng bởi khó tập trung chú ý, hoạt động quá mức và hành động
mà không để ý đến hậu quả, và rối loạn hành vi, đặc trưng bởi các hành vi phá hoại hoặc thách thức Trong khi tất cả trẻ vị thành niên đều có thể bị phân tâm, bốc đồng và chấp nhận rủi ro, những người mắc chứng rối loạn hành vi thường gặp khó khăn đáng kể trong việc điều chỉnh sự chú ý, cảm xúc và xung động của mình
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên.
Sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền có thể đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn hành
vi Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các vấn đề tâm lý, trẻ có thể có nguy cơ cao hơn
Môi trường gia đình: Môi trường gia đình không ổn định, có xung đột hoặc thiếu
sự chăm sóc yêu thương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ Những sự kiện như ly hôn của cha mẹ, bạo lực gia đình, hoặc thiếu sự hỗ trợ cảm xúc từ gia đình đều có thể dẫn đến các vấn đề như trầm cảm, lo âu
Áp lực học tập và xã hội: Trẻ vị thành niên thường phải đối mặt với áp lực từ việc
học tập, các kỳ thi, và kỳ vọng từ cha mẹ hoặc xã hội Ngoài ra, các vấn đề xã hội như sự chê bai, cô lập, hoặc bắt nạt có thể dẫn đến sự tự ti và các vấn đề tâm lý khác
Tình trạng sức khỏe thể chất: Các bệnh lý thể chất hoặc vấn đề sức khỏe như rối
loạn ăn uống, mệt mỏi mãn tính hoặc bệnh tật nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tâm thần của trẻ Đôi khi, những vấn đề này có thể dẫn đến sự lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng
Ảnh hưởng từ bạn bè và nhóm xã hội: Quan hệ bạn bè trong độ tuổi vị thành
niên có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ Những mối quan hệ tiêu cực hoặc áp lực từ nhóm bạn
có thể gây ra căng thẳng hoặc khiến trẻ dễ mắc phải các hành vi xấu, như nghiện ngập hoặc trầm cảm