Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.Chính sách đoàn kếtdân tộc: Tăng cường các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộcthiểu số, nâ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
BÀI TẬP DỰ ÁN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NĂM 1991 QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG CƯƠNG LĨNH TRONG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY BẢN THÂN CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.
NHÓM 12
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NĂM 1991 QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG CƯƠNG LĨNH TRONG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY BẢN THÂN CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.
Trưởng nhóm: Trương Kim Ngọc An
Thành viên:
1 Nguyễn Ngọc Gia Hân
2 Nguyễn Huy Hoàng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài: “Nội dung cương lĩnh xây dựng đất nước việt namtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 quá trình vận dụng cương lĩnh trongthực hiện các chính sách đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay bản thân cần làm gì đểgóp phần thực hiện thành công chính sách đại đoàn kết dân tộc” do nhóm 12 nghiên cứu
và thực hiện
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài “Nội dung cương lĩnh xây dựng đất nước việt nam trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 quá trình vận dụng cương lĩnh trong thựchiện các chính sách đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay bản thân cần làm gì để gópphần thực hiện thành công chính sách đại đoàn kết dân tộc” là trung thực và không saochép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trương Kim Ngọc An
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI MỞ ĐẦU 6
1 GIỚI THIỆU 8
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 8
1.1.1 Bối cảnh nước ta trong thời kì quá độ 8
1.1.2.Tầm quan trọng của Cương Lĩnh năm 1991 8
1.1.3 Lý do chọn đề tài 9
1.2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề bài 10
1.3 Phạm vi nghiên cứu 11
1.4 Phương pháp nghiên cứu 13
2 NỘI DUNG CHÍNH 14
2.1 Phân tích nội dung 14
2.1.1 Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm : 14
2.1.2 Những đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội 16
2.1.3 Mục tiêu tổng quát và những phương hướng chủ yếu của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội 22
2.2 Quá trình vận dụng Cương lĩnh vào thực hiện các chính sách đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay 28
2.2.1 Vị trí và vai trò của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay : 28
2.2.3 Quá trình vận dụng 30
Trang 52.3 Đóng góp của mỗi cá nhân vào việc thực hiện thành công chính sách đại đoàn
kết dân tộc 43
2.3.1 Vai trò và trách nhiệm 43
2.3.3 Hành động thiết thực 49
3 KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 59
Trang 6MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam 16Hình 2 Hình ảnh Đại Hội lần thứ VII 22Hình 3 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15
về Kế hoạch và Quy hoạch tổng thể quốc gia 27Hình 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu phụ nữ các dân tộc dự Đại hội Phụ nữtoàn quốc lần thứ 2 27Hình 5 Chủ tịch hồ chí minh đọc bản tuyên ngôn độc lập 28Hình 6 Chương trình nghệ thuật “Màu hoa đỏ” 51Hình 7 Chương trình mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ,các thương bệnh binh, thanh niên xung phong và những người có công với cách mạng,với Tổ quốc 52Hình 8 Ngày hội văn hóa các dân tộc, các gian hàng triển lãm trang phục dân tộc thiểu sốViệt Nam 53Hình 9 Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt người có uy tíntiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc 2023 54Hình 10 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhà máy chè Sen Cha, Công ty cổ phầnđầu tư phát triển chè Tam Đường ở xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu 56
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt những năm bôn ba tìm kiếm công đường cứu nước, học tập nghiên cứu ởkhắp các nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng : “ Dân tộc ta phải đi theo conđường Xã Hội Chủ Nghĩa ”, “ Độc lập dân tộc , nhân dân ấm no đất nước mạnh giàu”.Đểđạt được những mục tiêu đó ngoài sự đoàn kết đấu tranh ý chí bất khuất chúng ta cần một
tổ chức đặt ra những chiến lược mục tiêu , đường lối chính trị đúng đắng Đối với ViệtNam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn giữ vai trò lãnh đạo tiên phong, định hướng conđường phát triển của đất nước từ những ngày đầu đấu tranh giành độc lập cho đến quátrình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Một trong những dấu mốc quantrọng trong quá trình này chính là việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội năm 1991
Cương lĩnh năm 1991 không chỉ là một tài liệu chính trị mang tính chiến lược màcòn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước, định hình hướng đi củaViệt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và thay đổi sâu sắc Từ khi đượcthông qua, Cương lĩnh đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các chính sáchkinh tế, xã hội, văn hóa và đối ngoại của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng vào cộngđồng quốc tế và đối mặt với nhiều thách thức mới, việc nghiên cứu và đánh giá quá trìnhthực hiện Cương lĩnh năm 1991 là hết sức cần thiết Điều này không chỉ giúp chúng tahiểu rõ hơn về những thành tựu đã đạt được, mà còn nhận diện những hạn chế và khókhăn để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, định hướng cho những bước phát triểntiếp theo
Tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu các sự kiện, chính sách, quá trình , đặc trưngnhững mục tiêu,…về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội năm 1991 Qua đó, tiểu luận mong muốn đóng góp một góc nhìn toàn diện và sâu
Trang 8sắc về vai trò của Cương lĩnh năm 1991 trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đồngthời đề xuất những khuyến nghị thiết thực cho tương lai.
Trang 91 GIỚI THIỆU1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh nước ta trong thời kì quá độ
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn
khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam Cương lĩnh năm 1991, sau khi phân tích bối cảnh của tình hình thế giới và trong nước, đã nhận định: “Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”
Vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, mặc dù trên thế giới, chủ nghĩa xãhội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, phe xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xãhội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn,nhưng Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đấtnước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh
1.1.2 Tầm quan trọng của Cương Lĩnh năm 1991
Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991 vàCương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011 (gọi là Cương lĩnh 2011) Hai bản cương lĩnh đãphân tích nội dung, tính chất của thời đại, tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, bổsung kế thừa và phát triển những quan điểm cơ bản trước đó của Đảng để nêu ra quanniệm mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ ra mục tiêu và những định hướng lớn trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trang 10Đây là hai văn kiện quan trọng mang tầm định hướng chiến lược, là nền tảng tưtưởng lý luận và ngọn cờ chiến đấu của Đảng ta, dân tộc ta trong giai đoạn mới Sau gần
20 năm thực hiện Cương lĩnh, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toànquân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi hẳn bộmặt và vị thế của đất nước Những thành tựu đó khẳng định giá trị to lớn và sức sốngmãnh liệt của Cương lĩnh năm 1991, đồng thời cho chúng ta thêm nhiều bài học quý đểtiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên
Tuy nhiên, ngay từ thời điểm ban hành Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta đã chỉ rõ:
“Lúc này chúng ta chưa có đủ cơ sở để vẽ ra toàn bộ bức tranh của xã hội tương lai mộtcách hoàn chỉnh Chúng ta có thể vạch ra những nguyên tắc, phương hướng lớn cho thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta…
Sau này khi thực tiễn bộc lộ những vấn đề mới, qua tổng kết, Cương lĩnh sẽ khôngngừng được bổ sung và hoàn chỉnh từng bước” Vì vậy Cương lĩnh 2011 đã bổ sung thêm
về chế độ CNXH Thực tế, từ mục tiêu, nhiệm vụ đến phương hướng, giải pháp để từngbước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến quốc phòng,
an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị,… ở những mức độ khác nhauđều có sự bổ sung, phát triển về nhận thức
Trang 11Nghiên cứu Cương Lĩnh 1991 sẽ giúp hiểu rõ hơn về quá trình đổi mới, cải cách ởViệt Nam, những thành tựu, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng vàhoàn thiện mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, góp phần làm rõ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về vai trò, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ViệtNam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề bài
Mục đích
- Phân tích và xác định nội dung, tính chất của thời đại mà cách mạng Việt Nam
đang trải qua, tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát triển nhữngquan điểm cơ bản trước đó của Đảng
- Nêu ra quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ ra mục tiêu và những định hướnglớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Cung cấp nền tảng tư tưởng lý luận và ngọn cờ chiến đấu cho Đảng và nhân dânViệt Nam trong giai đoạn mới
Đối tượng
- Chính sách chủ nghĩa xã hội: Nghiên cứu về các chính sách, quyết định và cươnglĩnh được đưa ra trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam theo hướng ChủNghĩa Xã Hội, bao gồm chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách đối ngoại
và chính sách văn hoá
- Quá trình cải cách kinh tế: Tìm hiểu về các biện pháp cải cách kinh tế được ápdụng trong giai đoạn quá độ, bao gồm việc thúc đẩy sự phát triển công nghiệp,nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp, đổi mới hệ thống tài chính và ngân hàng,cải thiện quản lý kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế
- Thay đổi xã hội và văn hoá: Nghiên cứu về sự thay đổi trong xã hội và văn hoáViệt Nam trong giai đoạn này, bao gồm sự phát triển của các lĩnh vực giáo dục, y
Trang 12tế, văn hóa, pháp luật và quyền con người.
- Tác động đến cuộc sống của người dân: Nghiên cứu về tác động của quá trình xâydựng đất nước lên cuộc sống của người dân, bao gồm thay đổi trong điều kiệnsống, thu nhập, việc làm, an sinh xã hội và quyền lợi công dân
- Đánh giá kết quả và thách thức: Đánh giá những thành tựu và thách thức mà ViệtNam đã đạt được trong quá trình xây dựng đất nước lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ năm
1991, đồng thời phân tích những vấn đề còn tồn đọng và khó khăn trong quá trìnhphát triển
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào giai đoạn lịch sử từ năm 1991 đến nay, bao gồm các mốcquan trọng như các Đại hội Đảng, các sự kiện chính trị - xã hội lớn và các chính sáchquan trọng có liên quan đến quá trình thực hiện Cương lĩnh năm 1991 Đây là khoảng thờigian Việt Nam trải qua nhiều thay đổi lớn về kinh tế, xã hội và chính trị, từ đó hình thànhnên những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội Trong quátrình nghiên cứu, việc phân tích các văn kiện Đảng, các chính sách pháp luật và các tàiliệu lịch sử sẽ giúp làm rõ quá trình hình thành, triển khai và thực hiện Cương lĩnh năm1991
Một số sự kiện: Đại hội Đảng (Khóa VII năm 1991): Thông qua Cương Lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Khóa IX (2001) Tiếp tục đổimới toàn diện, đẩy mạnh CNH, HĐH…Đến khóa gần nhất là khóa XIII (2021) Phát triểnnhanh và bền vững đất nước, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo xây dựng Đảng trong sạch vàvững mạnh
Một số sự kiện chính trị - xã hội: Chính sách phát triển kinh tế vùng miền: Đặc biệtchú trọng đến các vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểusố.Chính sách an sinh xã hội: Tăng cường các chương trình hỗ trợ người nghèo, bảo hiểm
y tế toàn dân, trợ giúp xã hội.Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo: Đẩy mạnh đào tạo
Trang 13Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.Chính sách đoàn kếtdân tộc: Tăng cường các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộcthiểu số, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Nghiên cứu giai đoạn lịch sử từ năm 1991 đến hiện tại bao gồm các mốc quan trọngnhư các Đại hội Đảng, các sự kiện chính trị - xã hội lớn và các chính sách quan trọng, sẽgiúp hiểu rõ hơn về quá trình vận dụng Cương lĩnh năm 1991 trong các chính sách đoànkết dân tộc và phát triển đất nước hiện nay
Nghiên cứu sẽ xem xét các chính sách và chương trình phát triển kinh tế - xã hộidành cho các dân tộc thiểu số, đánh giá tác động của các chính sách này đối với đời sốngcủa đồng bào dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ tập trung vào các khu vựcvùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn và cơ sở hạ tầngchưa phát triển, nhằm đánh giá hiệu quả của các chính sách đoàn kết dân tộc tại đây.Ngoài ra, việc nghiên cứu tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên cũng sẽđược chú trọng, vì đây là các khu vực có đặc thù riêng về văn hóa và kinh tế
Vùng miền có đặc thù riêng: Đặc biệt chú trọng đến các khu vực có đặc thù riêng vềvấn đề đoàn kết dân tộc Đây là những vùng miền cần có sự quan tâm đặc biệt để hiểu rõhơn về tác động của các chính sách đoàn kết dân tộc Các khu vực này bao gồm:
- Khu vực dân tộc thiểu số: Nghiên cứu các chính sách và chương trình phát triển
kinh tế - xã hội dành cho các dân tộc thiểu số, đánh giá tác động của các chính sáchnày đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
- Vùng sâu, vùng xa: Đánh giá hiệu quả của các chính sách đoàn kết dân tộc tại các
khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng chưa phát triển
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên: Đây là các khu vực có đặc thù
riêng về văn hóa và kinh tế, cần có sự nghiên cứu cụ thể để hiểu rõ hơn về tác độngcủa các chính sách đoàn kết dân tộc
Trang 141.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này cần chú trọng đến các phương pháp chính sau:
- Phương pháp lịch sử sẽ được áp dụng để phân tích các tài liệu, văn bản và sự kiệnlịch sử liên quan đến Cương lĩnh năm 1991 và các chính sách đoàn kết dân tộc
- Phương pháp phân tích chính sách sẽ giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách đãđược thực hiện, so sánh với các mục tiêu và tư tưởng đã đề ra trong Cương lĩnh
- Phương pháp khảo sát thực địa cũng sẽ được sử dụng để thu thập thông tin về tìnhhình thực tế của các chính sách đoàn kết dân tộc tại các địa phương
Kết luận
Nghiên cứu trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng có điểm nhấn cụ thể tại cácvùng miền và địa phương có đặc thù riêng về vấn đề đoàn kết dân tộc sẽ giúp đề tài có cáinhìn toàn diện và sâu sắc hơn Việc tập trung vào các khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu,vùng xa sẽ làm nổi bật những thách thức và thành tựu trong quá trình vận dụng Cươnglĩnh năm 1991 vào các chính sách đoàn kết dân tộc, từ đó đưa ra những đề xuất, khuyếnnghị phù hợp để nâng cao hiệu quả của các chính sách này trong tương lai
Trang 152 NỘI DUNG CHÍNH2.1 Phân tích nội dung
2.1.1 Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm :
Quá trình cách mạng Việt Nam và những bài học kinh nghiệm Cương lĩnh năm
2011 có diễn đạt mới về những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạocủa Đảng Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao làchiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắnglợi của công cuộc đổi mới Cách diễn đạt mới đảm bảo vừa trung thực với lịch sử, vừa
cổ vũ niềm tự hào dân tộc và phù hợp với quan hệ đối ngoại trong tình hình mới.Ngoài ra còn bổ sung ý nghĩa của những thành quả do các thắng lợi trên mang lại vàđánh giá tổng quát sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân, thái độ của Đảng trướcnhững sai lầm đó Cương lĩnh khẳng định những bài học kinh nghiệm lớn:
- Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội
Ngay từ cương lĩnh đầu tiên (2-1930) Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập đã xác định rõ con đường phát triển của cách mạng là
làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập để đi tới xã hội cộng sản Độc lập dân tộc là
khát vọng cao cả của toàn dân tộc, mục tiêu chiến lược của Đảng, nhưng như Chủ tịchHồ Chí Minh đã nhấn mạnh, nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự dothì độc lập cũng không có nghĩa lý gì Vì vậy, độc lập phải đi tới chủ nghĩa xã hội đểgiải phóng triệt để giai cấp, xã hội và con người, mang lại tự do, hạnh phúc thật sự chomọi người Cương lĩnh năm 2011 nêu rõ: Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết đểthực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độclập dân tộc
- Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
“Của nhân dân”: Nhân dân là chủ thể của cuộc cách mạng, Trong tác phẩm
Đường cách mệnh (1927) lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nêu rõ: ''cách mệnh
Trang 16là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của một hai người” “do nhân dân”:Nhân dân là lực lượng chính, là yếu tố quan nhất quyết địch thắng lợi của cách mạng.Mọi việc từ tham gia sản xuất đến đi ra chiến trường chiến đấu đều cần có sự tham giacủa nhân dân “vì nhân dân”: Mục tiêu cuối cùng của cách mạng là đem lại độc lập, tự
do, hạnh phúc cho nhân dân
- Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết dân tộc,đoàn kết quốc tế
“Đoàn kết toàn Đảng”: đoàn kết toàn Đảng là yếu tố quyết định để Đảng có thểlãnh đạo cách mạng thành công hay không Sự thống nhất trong tư tưởng và hành độnggiúp Đảng vững mạnh và có thể đưa ra nhưng quyết định đúng đắn “Đoàn kết dântộc”: là nền tảng để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển Sự đoàn kết giữa cáctầng lớp nhân dân giúp tạo ra một môi trường hòa bình, hỗ trợ lẫn nhau và cùng pháttriển Đoàn kết quốc tế giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, tăngcường uy tín và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế Sự hợp tác quốc tế cũng mở ra
cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa, và công nghệ
- Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước
và sức mạnh quốc tế
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sứcmạnh quốc tế là chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế củadân tộc, tận dụng những thành tựu và cơ hội của thời đại, huy động và sử dụng hiệuquả các nguồn lực trong nước, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, đối phó vớinhững thách thức toàn cầu, nâng cao vị thế và uy tín quốc gia, đảm bảo sự phát triểnbền vững và toàn diện Sự kết hợp này giúp quốc gia nhanh chóng tiếp thu và áp dụngnhững tiến bộ công nghệ, cải thiện năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và tạo nềntảng vững chắc cho sự thịnh vượng và ổn định lâu dài
- Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợicủa cách mạng Việt Nam
Trang 17Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu bảo đảmthắng lợi của cách mạng Việt Nam vì Đảng đã đưa ra những định hướng chiến lượcphù hợp, tập hợp và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng mối quan hệ mật thiếtvới quần chúng, và phát triển tổ chức chặt chẽ, kỷ luật Đảng cũng đã đào tạo một độingũ lãnh đạo tài năng và nhận được sự ủng hộ quốc tế, kiên định với mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhưng linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược theo tìnhhình thực tiễn Những yếu tố này đã giúp Đảng dẫn dắt cuộc cách mạng đến thànhcông và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực.
Hình 1 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
2.1.2 Những đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội
Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặc trưngcủa xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các
tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con ngườiđược giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo laođộng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân;Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệhữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”
- Đặc trưng đầu tiên là “ Do nhân dân lao động làm chủ”
Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
Trang 18làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo Do nhân dân lao động làm chủ, tức là mọiquyền lực thuộc về nhân dân, từ quản lý nhà nước đến tham gia xây dựng, quản lý cáclĩnh vực của đời sống xã hội Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủnghĩa xã hội, vì con người và do con người; biến giai cấp vô sản thành giai cấp thốngtrị.
Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội, xã hội vì con người
và do con người; nhân dân mà nòng cốt là nhân dân lao động là chủ thể của xã hộithực hiện quyền làm chủ ngày càng rộng rãi và đầy đủ trong quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị dân chủ, nhà nước
xã hội chủ nghĩa với hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện sẽquản lý xã hội ngày càng hiệu quả C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ: “Bước thứ nhấttrong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, làgiành lấy dân chủ” VI Lênin, từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết đã coi chính quyền Xô Viết, là một kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản, một chế
độ dân chủ ưu việt gấp triệu lần so với chế độ dân chủ tư sản: “Chế độ dân chủ vô sản
so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần Chính quyền
Xô Viết so với nước cộng hòa tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”
- Đặc trưng thứ hai là “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những quan điểm vừa khoa học vừa thiết thực Đó là, nềnkinh tế xã hội chủ nghĩa, xét về bản chất, nó phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữucông cộng về những tư liệu sản xuất chủ yếu Chỉ khi làm chủ tư liệu sản xuất, conngười mới có quyền được lao động, được phân phối công bằng các của cải vật chất do
họ làm ra, được tham gia vào các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng cácnăng lực của mình với tư cách là chủ thể hoạt động thực tiễn
Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết
là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất,nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triểncủa xã hội Đến lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sản
Trang 19xuất hiện đại Mác đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực hiện được bởi “một nềnđại công nghiệp” Nền đại công nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, làhiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại Lực lượng sản xuất hiện đạiquyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lêntrình độ cao của phương thức sản xuất mới Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Với các nộidung và lô-gíc vận động như đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó;đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xâydựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiệnbảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa Chế độ công hữu về các
tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện bản chất của chế độ kinh tế xã hội của xã hội chủnghĩa Vì chỉ có chế độ công hữu tư liệu sản xuất với lực lượng kinh tế thuộc về xãhội, về nhân dân mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại diện mới thực hiện đượccác mục tiêu chính trị, xã hội, văn hóa ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa xã hội
- Đặc trưng thứ ba là “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật chất cho pháttriển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên trong của phát triển xã hội Văn hóa
là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnhcon người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại Mỗi nền văn hóa phải kết tinh tinhhoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển hóachúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của mình Nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc yếu tố “ tiên tiến” ở đây bao hàm cả giá trị yêunước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theochủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người,
vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mốiquan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên Bản sắc dân tộcđược Nghị quyết xác định bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững,những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng
Trang 20ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Hơn nữa, bản chất xã hội xã hội chủnghĩa là tiến bộ, khoa học và nhân văn Cho nên, chủ nghĩa xã hội đồng chất và cùngchiều với văn hóa; phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng chính làphấn đấu cho những giá trị văn hóa - xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội văn hóa cao.Những phẩm chất, những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa là những phẩm chất và giátrị phổ quát của xã hội tương lai Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa xã hội chủnghĩa là một xã hội đại đồng không tồn tại những bản sắc riêng biệt Xã hội xã hội chủnghĩa là một vườn hoa muôn sắc các phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa cácdân tộc, cộng đồng người khác nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, pháttriển Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương phát triển nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm
đà bản sắc dân tộc; thống nhất trong đa dạng, làm phong phú diện mạo văn hóa ViệtNam
- Đặc trưng thứ tư là “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công,làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”
Giải phóng con người trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo tư tưởng HồChí Minh cho rằng, để con người được giải phóng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thìđiều tiên quyết, đất nước phải được độc lập, con người phải được tự do Nói đến cùng,mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá trị của xã hội xãhội chủ nghĩa đều là vì con người Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó
là sản phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên nhiên Bởi conngười có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng và khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểubiết để tạo cho mình một thế giới Người - thế giới Văn hóa Cho nên lịch sử của loàingười là lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã hội để vươntới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa Bản chất xãhội xã hội chủ nghĩa, trình độ phát triển của xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, là bản chất vàtrình độ phát triển người, của con người Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại ấm nocho con người như là đòi hỏi tiên quyết Nhưng bản tính con người là không bao giờthỏa mãn với những gì đã đạt được Con người phải được tự do - tự do không chỉ bó
Trang 21hẹp trong nghĩa được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm về mặt xã hội.Điều quan trọng hơn là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình cảm và năng lực vốn
có để thực hiện những khát vọng cao đẹp của mình Sự phát triển toàn diện con người
là ước mơ, khát vọng của con người tự do Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: sựphát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọingười như C.Mác đã nói Đặc trưng người nhất của khát vọng con người là hạnhphúc Bởi có thể người ta giàu có, đầy đủ tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh.Hạnh phúc là trạng thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãnnguyện thanh cao nhất của con người Phấn đấu đạt tới một xã hội bảo đảm hạnh phúccho con người, đó là một xã hội văn hóa cao
- Đặc trưng thứ năm là “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡnhau cùng tiến bộ”
Nếu như các đặc trưng nêu trên (kinh tế, văn hóa, con người) là những yếu tốthuộc phẩm chất bên trong tạo nên một chỉnh thể xã hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏinhững yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền vững của xã hội lành mạnh “Bình đẳng” làmột phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn caocủa xã hội Một đòi hỏi quan trọng của xã hội chủ nghĩa là bảo đảm bình đẳng khôngchỉ cho cá nhân người công dân, mà còn ở cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dântộc trong một quốc gia mọi dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trước phápluật, không phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc dân tộc mỗi dân tộc đềù có quyền tự
do phát triển bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tâp quán của minh Ngay trong xãhội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình đẳng giữa các tộc người, các dân tộccũng đang là vấn đề nan giải Mặt khác, “đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý.Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội đã kêu gọi: Những người lao động ở tất cả các nước trên thế giới đoàn kếtlại (C.Mác); còn trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý:Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công Đồng thờiđây cũng là một giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa “Bình đẳng” và “đoànkết” chính là nền tảng của sự “tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” Tôn trọng và
Trang 22giúp nhau không chỉ là tình thương, lòng nhân đạo, mà thực sự là đòi hỏi, yêu cầu,trách nhiệm và điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng, dântộc; là một tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát triển Đoàn kết toàn dân, tôn trọng vàgiúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam Và giờđây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị xã hội xã hộichủ nghĩa Việt Nam.
- Đặc trưng thứ sáu “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả cácnước trên thế giới”
Chủ nghĩa xã hội với bản chất tốt đẹp do con người, vì con người luôn bảo đảmcác dân tộc bình đẳng, đoàn kết và hợp tác hữu nghị, góp phần tích cực vào cuộc đấutranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội
Giải quyết vấn đề dân tộc theo Cương lĩnh của V.I.Lênin, trong chủ nghĩa xã hội, cộngđồng dân tộc, giai cấp bình đẳng, đoàn kết và hợp tác trên cơ sở cơ sở chính trị - pháp
lý, đặc biệt là cơ sở kinh tế- xã hội và văn hóa sẽ từng bước xây dựng củng cố và pháttriển Đây là sự khác biệt căn bản về việc giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm củachủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi hoặc chủ
Theo V.I.Lênin cần thiết phải có sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vôsản và toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thếgiới Bởi vì, chỉ có sự gắn bó như thế mới bảo đảm cho thắng lợi đối với chủ nghĩa tưbản, không có thắng lợi đó thì không thể tiêu diệt được ách áp bức dân tộc và sự bấtbình đẳng Đó cũng là cơ sở để Người đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước vàcác dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu nghịvới nhân dân tất cả các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng
và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Trang 23
Hình 2 Hình ảnh Đại Hội lần thứ VII 2.1.3 Mục tiêu tổng quát và những phương hướng chủ yếu của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện cá nhân
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa,điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế- xã hội kém phát triển,chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các thếlực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững
những phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớptrí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của
Trang 24nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợiích của Tổ quốc và của nhân dân.
Nhân dân có quyền làm chủ đất nước, tham gia vào mọi hoạt động của Nhà nước.quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện thông qua bầu cử, lập hiến và cáchình thức khác Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân Mụctiêu là bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đời sống ấm no,hạnh phúc cho nhân dân
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiệnđại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằmtừng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nângcao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân
- Phát triển lực lượng sản xuất: Là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao năng suất lao động Bao gồm phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mớicông nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất Góp phần nâng cao chấtlượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
- Công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại: Là quá trình chuyển đổi cơ cấukinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ Ưu tiên phát triển các ngànhcông nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn Ứng dụng tự động hóa,robot hóa, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất
- Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước gắn liền với phát triểnmột nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm có ý nghĩa quan trọngtrong xây dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân vàbảo vệ Tổ quốc Đây là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàndân
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu Pháttriển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh
Trang 25tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện nhiều hìnhthức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
- Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đểgiải phóng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao:Tránhnóng vội, cải tạo quan hệ sản xuất một cách từ từ, phù hợp với điều kiện thực tếcủa từng địa phương, từng ngành, nghề Có thời gian để chuẩn bị, tập huấn chocán bộ, đảng viên và nhân dân Kết hợp cơ chế thị trường với sự điều tiết củaNhà nước Định hướng xã hội chủ nghĩa để đảm bảo phát triển kinh tế vì lợi íchcủa nhân dân
- Vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước: Phát huy vai tròcủa cơ chế thị trường trong việc điều tiết sản xuất, lưu thông, phân phối Nhànước quản lý thị trường để đảm bảo trật tự thị trường, bảo vệ lợi ích của ngườitiêu dùng
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá
làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉđạo trong đời sống tinh thần xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoátốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại,xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người,với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao Chống tư tưởng, vănhoá phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị caoquý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
Đặt thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉđạo trong đời sống tinh thần xã hội: Giúp cho nhân dân ta nhận thức đúng đắn về thếgiới, về xã hội, về con người Rèn luyện đạo đức, lối sống văn minh, phù hợp với giátrị của chủ nghĩa xã hội
Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộctrong nước: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thúc đẩy đoàn kết, thống nhất cộng
Trang 26đồng Tạo nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc.
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại qua việc học hỏi những giá trị văn hóatiên tiến của thế giới Mở rộng giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế Nâng cao trình độdân trí, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năngnghề nghiệp Rèn luyện đạo đức, lối sống văn minh Phát triển thể chất, thẩm mỹ
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận
dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh.Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước;trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xãhội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội trên thế giới Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hướng đến mục tiêu chung là dân giàu, nướcmạnh Phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết để vượt qua mọi khó khăn, thửthách, đưa đất nước phát triển Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc và đốingoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước tatrong giai đoạn hiện nay Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nỗ lực phấn đấu đểgóp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ này, đưa đất nước ta ngày càng phát triển,sánh vai với các cường quốc năm châu
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước,nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng Xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có tính quyết định đối vớivận mệnh của dân tộc Cần có sự chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân để thựchiện thắng lợi hai nhiệm vụ này, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, sánh vai với cáccường quốc năm châu
Trang 27Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chứcngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: Là quá trình không ngừng hoàn thiện
về mọi mặt, nâng cao bản chất, năng lực lãnh đạo của Đảng
- Về chính trị: Đảng phải kiên định lập trường, giữ vững bản chất giai cấp côngnhân, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Về tư tưởng: Đảng phải thống nhất về tư tưởng, hành động, có bản lĩnh chínhtrị, đạo đức cách mạng
- Về tổ chức: Đảng phải có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, hoạt độnghiệu quả
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảngviên và toàn thể nhân dân Cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội để thực hiệntốt nhiệm vụ này, đưa Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềmtin của nhân dân, hoàn thành tốt sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủnghĩa ở nước ta
Mục tiêu tổng quát
Phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sởkinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, vănhoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng
đường Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau
Giữ vững môi trường hòa bình, độc lập tự chủ, tích cực và chủ động hội nhậpquốc tế
Trang 28Hình 3 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
81/2023/QH15 về Kế hoạch và Quy hoạch tổng thể quốc gia
Hình 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu phụ nữ các dân tộc dự Đại hội Phụ nữ
toàn quốc lần thứ 2
Hình 5 Chủ tịch hồ chí minh đọc bản tuyên ngôn độc lập
Trang 292.2 Quá trình vận dụng Cương lĩnh vào thực hiện các chính sách đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tolớn, đang phát triển cả về số lượng và chất lượng Tuy nhiên số lượng, cơ cấu, trình độhọc vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệpcủa công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, hội nhập kinh tế quốc tế; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhâncòn nhiều khó khăn, lợi ích của một bộ phận công nhân chưa tương xứng với thành tựucủa công cuộc đổi mới và sự đóng góp của chính họ Hội nghị Trung ương 6, khóa X(8-2007) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quan điểm chỉ đạo của Trung ương:Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua độitiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuấttiên tiến; tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trung ương đã nêu ra các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp côngnhân lớn mạnh gắn kết hữu cơ với đại đoàn kết toàn dân tộc; đào tạo, bồi dưỡng, nângcao trình độ mọi mặt cho công nhân; coi đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,của toàn xã hội Trung ương đã nêu ra nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp côngnhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.2.1 Vị trí và vai trò của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay :
Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhấtquán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước Việt Nam Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, pháttriển
Đảng luôn xác định, đoàn kết là giá trị cốt lõi, đại đoàn kết toàn dân tộc là đườnglối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có
Trang 30ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Nhân dân đóng vai trò chủ thể, vị trí trung tâm trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dântộc Trong hệ thống tư tưởng của Người, đại đoàn kết toàn dân tộc là một nội dung cốtlõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng ViệtNam, được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trìnhlãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện rõ quan điểm, lậptrường, thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng củachủ nghĩa Mác-Lênin, được cụ thể hóa thành những luận điểm, nguyên tắc, phươngpháp tập hợp, quy tụ và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, tổ chức lựclượng cách mạng, đoàn kết quốc tế nhằm phát huy cao nhất sức mạnh to lớn của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc
Phát huy vai trò, sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân Đó làđường lối chiến lược tạo ra sức mạnh để xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.Đảng luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huydân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện dân chủ trên lĩnhvực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở tất cả các cấp các ngành Mọi hoạt động của hệthống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích củanhân dân Trong đó, tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổquốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tậphợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước Thực hiện tốt vai
Trang 31trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường đốingoại nhân dân Xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuậncủa nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Khẳng định vấn đề
có tính nguyên tắc: lấy dân làm gốc, phát huy quyền làm chủ của dân, nguồn lực nhândân, thực hiện đoàn kết toàn dân; lấy liên minh công - nông - trí thức làm nền tảng và
do Đảng Cộng sản lãnh đạo; bảo đảm lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, quyền lợi
cơ bản của nhân dân lao động; tổ chức đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thốngnhất; lấy tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục làm phương thức hoạt độngchủ yếu
2.2.3 Quá trình vận dụng
Về mô hình, mục tiêu, phương hướng cơ bản
Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta: Cương lĩnh năm 2011 nêu rõ “Xã hội xãhội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôntrọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với các nước trên thế giới” Trong các đặc trưng, ngoài đặc trưng “Có nềnvăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” không đổi, Cương lĩnh năm 2011 có bổsung hai đặc trưng bao trùm, tổng quát: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”, “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo Các đặc trưng khác diễn đạt mới rõ hơn, khôngchỉ là thay đổi từ ngữ mà chứa đựng những nội dung mới, với ý nghĩa phù hợp hơn vớimục tiêu khi nước ta đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh năm 2011 nhấnmạnh, quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là quá trình cách mạng sâu sắc, triệt
để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất