1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan Điểm của hồ chí minh về Đại Đoàn kết dân tộc vân dụng vào thực hiện chính sách Đại Đoàn kết tôn giáo Ở việt nam hiện nay

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Hồ Chí Minh Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Vận Dụng Vào Thực Hiện Chính Sách Đại Đoàn Kết Tôn Giáo Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh, Phạm Duy Hậu, Từ Bá Bảo Khang, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Bách Thắng
Người hướng dẫn ThS. Trương Thị Mỹ Châu
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính Trị Và Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 367,78 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng nổi bật, mang lại giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và toàn nhân loại.. Đề tài “Q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÂN DỤNG VÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT TÔN

GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trương Thị Mỹ Châu

MÃ HỌC PHẦN: 241LLCT120314 THỰC HIỆN: Nhóm 03 Thứ 7 - tiết: 3-4

Sinh viên thực hiện:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

1 Nguyễn Ngọc Ánh 23116130

2 Phạm Duy Hậu 23158064

3 Từ Bá Bảo Khang 23158080

4 Nguyễn Hữu Nhân 23158111

5 Nguyễn Bách Thắng 23158143

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024-2025

Nhóm 03 Thứ 7 tiết 03-04

Đề Tài: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Vận dụng vào thực

hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo ở nước ta hiện nay

Trưởng nhóm: Nguyễn Ngọc Ánh SĐT: 0964737561

Nhận xét của giảng viên:

Hình thức:

Nội dung:

Tổng điểm:

Ngày 09 tháng 11 năm 2024

Giảng viên:

ThS Trương Thị Mỹ Châu

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

KÍ TÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 3

1.1 Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 3

1.1.1 Cơ sở lý luận: 3

1.1.2 Cơ sở thực tiễn: 4

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 5

1.2.1 Vai trò đại đoàn kết dân tộc: 5

1.2.2 Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc 6

1.2.3 Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: 7

1.2.4 Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc_ Mặt trận dân tộc thống nhất 8

1.2.5 Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: 9

1.3 Tiểu kết chương 1 10

C HƯƠNG 2: V ẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA H Ồ C HÍ M INH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở V IỆT N AM HIỆN NAY 11

2.1 Tổng quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 11

2.1.1 Sự đa dạng về tôn giáo 11

2.1.2 Tầm ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội 12

2.2 Tôn giáo ảnh hưởng tới con người 13

2.2.1 Nguyên nhân tôn giáo ảnh hưởng đến con người 13

2.2.2 Thực trạng tôn giáo tác động đến con người 14

2.2.3 Biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực từ tôn giáo 14

2.3 Tiểu kết chương 2 15

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng nổi bật, mang lại giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và toàn nhân loại Tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, luôn đi song song với những chiến thắng

vẻ vang của dân tộc

Việc vận dụng và phát huy khái niệm về vấn đề đại đoàn kết dân tộc vào thực hiện

chính sách đại đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Đoàn kết tôn giáo là một nội

dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người

đã khái niệm nên đại đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng là vấn

đề cốt yếu của cách mạng Chủ Tịch luôn hướng đến lâu dài về sự đoàn kết, cũng như tính tự giác, chân thành của toàn thể người dân Việt Nam ta Theo phương châm sống:

“Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang có sự giao thoa, đa dạng văn hóa và sự hội nhập giữa các nền văn hóa, kiến thức từ nước ngoài Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng đoàn kết chính là sức mạnh cốt lõi “mẫu số chung” để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng Đề tài “Quan điểm của chủ tịch Hồ Chúi Minh về đại đoàn kết dân tộc” và “Vận dụng vào thực hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.”

đã góp phần đáp ứng nhu cầu và nâng cao sự hiểu biết về ý thức trong thực hiện chính sách tôn giáo nhằm giảm thiểu xung đột, tạo điều kiện cho các tôn giáo phát huy giá trị văn hóa tích cực để duy trì sự thống nhất của quốc gia trong bối cảnh hội nhập

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc sẽ gồm vai trò và tầm quan trọng của sự gắn kết giữa các tôn giáo trong nền văn hóa Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu sẽ khái quát những quy tắc nền tảng trong tư tưởng của Người

về đại đoàn kết dân tộc, sự bình đẳng, tôn trọng và sự hòa hợp trong cộng đồng tôn giáo

Trang 5

Liên hệ với thực tiễn đến Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sẽ đánh giá các chính sách và giải pháp giúp củng cố và phát triển cho khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo, xây dựng một xã hội Việt Nam ổn định và phát triển bền vững Mang laị những giá trị truyền thống tốt đẹp và và tiếp cận xây dựng thực tiễn trong quá trình hội nhập quốc tế

3 Phương pháp nghiên cứu

Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến lược chính trị, nền tảng chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước Đoàn kết tôn giáo được xem như một vấn đề quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Điều này thể hiện qua việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và sự đoàn kết giữa những người có đạo và không có đạo Trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu này càng có ý nghĩa quan trọng khi đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1.1 Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng dựa trên nhưng

cơ sở lý luận và thực tiễn phong phú

1.1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta Tinh thần yêu nước, đoàn kết của cộng đồng, dân tộc được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tinh thần này đã tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc, làm cho đất nước thịnh vượng, luôn giữ vững bản sắc dân tộc Việt Đối với mỗi người Việt Nam, lòng yêu nước, lòng nhân ái và sự đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên và lối sống đơn thuần Đó là nền tảng của ý chí bất khuất và lòng dũng cảm hy sinh vì nước,

vì dân ở mỗi con dân người Việt Truyền thống trên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội và phát triển trong thời kỳ mới của cách mạng dân tộc, thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.1.1.2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nơi nhân dân nắm giữ vai trò làm mới lịch sử ” Nếu giai cấp vô sản muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì cần phải hòa mình vào dân tộc và dựa vào khối liên minh công nông để xây dựng lực lượng cách mạng bền vững Nếu thiếu vắng đi sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân lao động, đặc biệt là khối liên minh công nông thì sẽ không dành được thắng lợi Những luận điểm này giúp Hồ Chí Minh xác định con đường đấu tranh đúng đắn cho dân tộc Việt Nam trên chặng đường giải phóng khỏi áp bức Được soi sáng bởi chủ nghĩa của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra và nhận thấy những giá trị sâu sắc của di sản dân tộc Người đã đánh giá tổng quan những thiếu sót trong tư tưởng nhằm tập hợp

Trang 7

lực lượng của các nhà yêu nước đi trước để giành lại những thắng lợi vẻ vang cho cách mạng

1.1.2 Cơ sở thực tiễn:

1.1.2.1 Thực tiễn trong phong trào cách mạng Việt Nam

Một người thấu hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

Hồ Chí Minh nhận thấy những cuộc khởi nghĩa thời phong kiến chỉ làm thay đổi triều đại, nhưng nó vẫn lưu truyền lại và in đậm lên những bài học quý về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết Những tư tưởng như “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” hay “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” đã tô đậm vai trò của nhân dân trong việc xây dựng nền tảng đất nước Chính về khía cạnh bề sâu, cùng bề dày truyền thống yêu nước, đoàn kết đã ảnh hưởng lớn đến tư duy và tinh thần cách mạng của Hồ Chí Minh, mang lại nguồn cảm hứng con đường cứu nước đất nước

Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại bán đảo Sơn Trà với một trang sử mới đầy đau thương, mất mát được viết lên nhưng cũng chính thời cơ này, các phong trào yêu nước lần lượt nổ ra mạnh mẽ Từ những ngọn cờ như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám cho đến phong trào Đông Du của Phan Bội Châu hay cuộc vận động Duy Tân của Phan Châu Trinh Họ chiến đấu không tiếc máu xương thể hiện tinh thần bất khuất

Những hạn chế về sự tổ chức, vẫn còn sự thiếu đoàn kết và tình hình vẫn chưa nắm bắt kịp thời vẫn còn hạn chế Điều này dẫn đến sự thất bại như là một bài học cảnh tỉnh cho chủ tịch Hồ Chí Minh

1.1.2.2 Thực tiễn trong phong trào cách mạng thế giới

Trong hành trình từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều châu lục Tận mắt chứng kiến những cảnh áp bức ở các quốc gia thuộc địa Nguyên nhân chủ yếu do thiếu sự tổ chức và chưa tập hợp các lực lượng liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản

Trang 8

Bước ngoặt lớn nhất trên hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh Về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Cuộc cách mạng mang đến bài học về đấu tranh giai cấp, làm sáng tỏ vai trò to lớn của việc huy động, đoàn kết lực lượng quần chúng công, nông để giành lại chính quyền cách mạng Cùng với đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến những kinh nghiệm từ các phong trào cách mạng ở Trung Quốc và

Ấn Độ, tại đất nước này họ đã tập hợp các dân tộc, giai cấp, đảng phái và tôn giáo nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp

Dựa trên những bài học trong và ngoài nước, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào tình hình hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ, để tập trung tuyên truyền, vận động và

tổ chức quần chúng Người xem nền tảng chiến lược thông qua việc đoàn kết dân tộc đi đôi với đoàn kết quốc tế và xem đây là công cụ hữu hiệu để chống lại chủ nghĩa thực dân và đế quốc Chiến lược này hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc tạo dựng một tương lai hòa bình, độc lập và phát triển Xây dựng tình hữu nghị với các dân tộc nước bạn trên thế giới

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1.2.1 Vai trò đại đoàn kết dân tộc:

1.2.1.1 Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, đoàn kết không chỉ là một chiến lược chính trị

mà còn là vấn đề sống còn cốt lõi quyết định sự sống còn của vận mệnh dân tộc Việt Nam Bài học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam được Người nhấn mạnh, khi dân ta đồng lòng thì đất nước mới giành được độc lập, tự do Ngược lại, nhân dân Việt Nam mất đi

sự đoàn kết dân tộc thì thế lực sẽ dần suy yếu tạo bàn đạp cho các nước ngoại xâm lân

la xâm lược và chia rẽ nội bộ Tư tưởng trên không dừng lại ở một giai đoạn cách mạng

mà nó là kim chỉ nam xuyên suốt trong cả cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng có thể linh hoạt thay đổi tùy vào trường hợp.Nhưng về mặt chủ trương

Trang 9

đại đoàn kết toàn dân tộc thì không thể thay đổi Đó là nhân tố quyết định sự thắng bại của cách mạng

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều triết lý cách mạng và sự khát khao rất lớn của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc Từ thực tiễn Người đã khẳng định rằng: Đoàn kết là nguồn sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định để vượt qua khó khăn, giành lấy thắng lợi và xây dựng tương lai bền vững Người coi đoàn kết là "điểm mẹ" bởi chỉ khi nhân dân đồng lòng thì đất nước mới có thể phát triển vững mạnh

1.2.1.2 Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam

"Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

Để dân ta đạt được sự độc lập, tự do, cần phải có sức mạnh của sự đoàn kết là một mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu Đây chính là chìa khóa quyết định sự thắng lợi của Cách Mạng Việt Nam Đảng phải quán triệt tất cả các lĩnh vực từ tư tưởng, chính sách đến hành động thực tiễn Bác Hồ đã nhấn mạnh, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân Khi thiếu đi sự đoàn kết, quần chúng nhân dân sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh tự giải phóng Vì thế, Đảng cần phải thức tỉnh, tổ chức và dẫn dắt quần chúng, biến những đòi hỏi của nhân dân một cách tự phát tạo thành sức mạnh có

tổ chức, cộng đồng tạo nên sức mạnh tổng hợp Đoàn kết toàn dân chính là con đường duy nhất để bảo vệ độc lập, tự do và hạnh phúc của người Việt Nam ta

1.2.2 Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.2.2.1 Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

Một yếu tố then chốt trong việc xây dựng một đất nước mạnh mẽ chính là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Theo tư tưởng của Người, khối đại đoàn kết không chỉ bao gồm một người hay một tầng lớp xã hội cụ thể nào, mà phải bắt nguồn từ sự kết hợp của tất cả cá nhân, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, Mọi công dân Việt Nam, dù ở bất kì đâu trong nước hay ngoài nước đều là một phần của khối đoàn kết, miễn là họ có lòng

Trang 10

yêu nước và cống hiến cho Tổ quốc Tư tưởng thể hiện lên sự bao dung của Hồ Chí Minh từ những người có tài năng, đức độ cho đến những người cần cù đều đóng góp vào sự nghiệp Đại đoàn kết không phải là lý thuyết suông, mà nó còn là hành động thực

tế, gắn kết mọi người với nhau, tạo nên sức mạnh đoàn kết cùng hướng tới mục tiêu chung

1.2.2.2 Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

Nền tảng vững chắc của khối đại đoàn kết được Hồ Chí Minh chỉ rõ toàn dân tộc phải được xây dựng từ những lực lượng then chốt, xuất phát từ công nhân, nông dân và trí thức Đây là những tầng lớp đông đảo luôn gắn liền với sự sáng tạo Người ví von các lực lượng như “gốc của cây” hay “nền của nhà”, nếu nền tảng luôn vững chắc, thì khối đại đoàn kết sẽ có sức mạnh trường tồn Tuy nhiên, để khối đoàn kết được phát triển tốt nhất cũng cần phải mở rộng đón nhận những tầng lớp nhân dân khác, tạo thành một khối thống nhất, đồng lòng Tư tưởng trên đã phản ánh sự bao quát và tính chiến lược của Hồ Chí Minh

Đặc biệt, Bác đã đề cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam như một “hạt nhân” cốt lõi trong khối đại đoàn kết Sự thống nhất và đoàn kết trong Đảng là điều kiện tiên quyết để lãnh đạo cách mạng và kết nối gắn bó máu thịt với nhân dân Đảng và dân tộc như hai mạch nguồn hòa chung vào một dòng chảy tạo nên sức mạnh to lớn cùng nhau vượt qua gian nan, thử thách Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn giữ nguyên được giá trị, nền tảng để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vững mạnh hòa mình vào dòng

chảy của thời đại

1.2.3 Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

Đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên lợi ích chung của đất nước Khi tìm được những điểm tương đồng về quan điểm trong mục tiêu chung thì mới dễ dàng gắn kết được tất cả các lực lượng Đoàn kết phải xuất phát từ lợi ích cơ bản của nhân dân lao động để quy tụ mọi tầng lớp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo, tạo thành sức cho sự nghiệp cách mạng

Ngày đăng: 25/11/2024, 20:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w