1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quan điểm triết học mác lenin về bản chất con người vận dụng quan điểm triết học mác lenin về con người đối với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở việt nam

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LENIN VỀ BẢN CHẤTCON NGƯỜI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌCMÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUYNHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ỞVIỆT NAM

HVTH: NGÔ THÀNH TRUNG

MSHV: 226201277Lớp : 222MBA12_PHI6101

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LENIN VỀ BẢN CHẤTCON NGƯỜI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌCMÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUYNHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ỞVIỆT NAM

HVTH: NGÔ THÀNH TRUNG

MSHV: 226201277Lớp : 222MBA12_PHI6101GVHD: Nguyễn Minh Trí

Thành phố Hồ Chí Minh, 14 tháng 2 năm 2023

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 2 năm 2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

MỤC LỤC

I NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

1 QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA NHỮNG NHÀ TRIẾT HỌCTRƯỚC MÁC 2

2 QUAN ĐIỂM CỦA MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2

2.1 CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ SINH HỌC – XÃ HỘI 2

2.2 BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI 4

2.3 CON NGƯỜI VỪA LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, VỪA LÀ SẢN PHẨM CỦA LỊCH SỬ 4

2.4 HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 5

3 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 6

4 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC VỀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆTNAM HIỆN NAY 9

II KẾT LUẬN 13

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực ; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ hếtsức nhanh chóng

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quantrọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta.Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về con ngườivà nguồn nhân lực xét trong nước ta nói riêng và quốc tế nói chung Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức và đạo đức Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội Vì vậy, vấn đề cốt lõi là, ta phải thực hiện chiến lược GDĐT nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực Nhiệm vụ của GDĐT là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thực hiện quá trình đổi mới của nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung trên thế giới

Trang 6

I.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1 QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA NHỮNG NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC

Quá trình tồn tại, phát triển của quan điểm về con người từ xưa đến nay rất phong phú, đa dạng phức tạp Các quan điểm về con người nhiều khi mâu thuẩn, xung đột hết sức gay gắt nhưng nhìn chung các trường phái triết học đều lấy con người làm trung tâm và mục tiêu của nhận thức, đồng thời đề cao tính nhân văn, khẳng định giá trị tồn tại tích cực của con người đối với chính bản thân mình và đối với thế giới bên ngoài.Quan niệm về tính người của các nhà tư tưởng trong trường phái nho giáo rất khác nhau thậm chí đối lập nhau Mạnh tử cho rằng : bản tính con người là thiện nhưng Tuân Tử thì cho rằng bản tínhcon người là ác.vv.vv Mặc dù quan niệm rất khác nhau nhưng họ đều thống nhất là cần phải giáo dục tính thiện, giáo dục đạo làm người cho con người Đạo làm người là việc làm của con người nhân luân- con người sống trong xã hội cần phải có quan điểm, hành vinhư thế nào cho phù hợp với xã hội Theo các nhà tư tưởng nho giáo thì con người ta sốngphải có cương, thường , trung , hiếu.Trong tam cương ngủ thường chứa đựng 5 yếu tố đạođức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Như vậy đạo làm người phải có bảy yếu tố đạo đức là: : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, và hiếu

Nhưng các quan niệm nói trên đều tuyệt đối hóa mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt sinh học mà không thấy mặt xã hội của con người Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế đó, đồng thời phát triển những quan niệm về conngười đã có trong các học thuyết triết học trước đây để đưa ra quan niệm về bản chất con người

2 QUAN ĐIỂM CỦA MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học Với triết học Mác – Lênin, lần đầu tiên vấn đề con người được giải quyết một cách đúng đắn trên quan điểm biện chứng duy vật Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độcao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của văn minh và văn hóa

2.1.CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ SINH HỌC – XÃ HỘI

Dựa trên kết quả của những thành tựu của khoa học tự nhiên, triết học Mác khẳng định: Con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên,vừa là sản phẩm hoạt độngchính của bản thân con người Con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội Là thực thể sinh học, con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên (theo thuyết tiến hóa của ĐacUyn) Vì con người là sản phẩm của quá trình

2

Trang 7

tiến hóa tự nhiên nên con người là một bộ phận tất yếu, không tách rời của giới tự nhiên Ph.Angghen cho rằng : “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đãquyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” Hay nói cách khác, Tiền đề vật chất đầu tiên quyết định cho sự tồn tại của con người là giới tự nhiên.

Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người” Con người tồn tại được trước tiên phải có cơ thể sống, trong khi đó,cơ thể sống là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên Mặt khác, con người phải đấu tranh để sinh tồn và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, các quy luật sinh học (Ví dụ: quy luật sinh tử, quy luật về quan hệ giữa cơ thể và môi trường, quy luật dinh dưỡng, quy luật di truyền và biến dị, quy luật đồng hóa, dị hóa…) Tuy nhiên, con người không chỉ sống dựa vào tư nhiên mà còn cải biến tự nhiên dựa trên các quy luật khách quan, đây cũng là một trong những điểm đặc biệt để phân biệt con người với các loài vật khác

Tuy nhiên, chúng ta không được tuyệt đối hóa điều đó Các đặc tính sinh học, bản năng sinh học hay sự sinh tồn thể xác không phải là những cái duy nhất quy định bản chất con người, mà chúng ta còn phải nhắc đến phương diện xã hội Bởi lẽ, đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội mà điển hình chính là hoạt động lao động Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người Con người sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Vì vậy, ta hoàn toàn có thể

khẳng định: Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình

thành và phát triển của con người Mặt khác, tính xã hội của con người chỉ có trong “xã

hội loài người”, con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con vật Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội như ngôn ngữ giao tiếp, lương tâm, ý thức con người,…… Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội

Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội Hai mặt này vừa đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con người

Trang 8

2.2.BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

Có thể nói, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệbản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu

lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không

phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội1” Mác cho rằng xem xét yếu tố

cấu thành bản chất con người phải vạch ra bản chất con người trong tính hiện thực của

nó Đây là một luận đề hết sức khoa học, đầy đủ Luận đề khẳng định rằng, không có con

người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.Khi nói con người thì không phải là nói con người trong trạng thái tự nhiên thuần tuý, mà là con người hoạt động thực tiễn Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quanhệ cá nhân, gia đình, xã hội ), con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình Tất cả các quan hệ đó đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, tùy theo thờigian cường độ tác động mà mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng suy cho cùng thì các

quan hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định sẽ giữ vai trò quyết định Đây là phát hiện có

giá trị to lớn của Mác về bản chất con người Trong điều kiện đó sự tác động giữa con người và hoàn cảnh cụ thể tạo nên những bản sắc riêng của con người mỗi thời đại

Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự

thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người

1

4

Trang 9

2.3 CON NGƯỜI VỪA LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, VỪA LÀ SẢN PHẨM CỦA LỊCH SỬ

Lịch sử là quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả những bảo tồn và biến đổi xảy ra trong quá trình ấy Lịch sử là hoạt động có ý thức của chính bản thân con người Con người tách khỏi động vật như thế nào thì họ bước vào lịch sử như thế ấy Lịch sử xã hội loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để bộ mặt xã hội Vì thế, con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thầncủa xã hội cũng như là động lực của các cuộc cách mạng xã hội Có thể nói, con người là chủ thể của lịch sử

Con người làm ra lịch sử, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình mà phải dựa trên những điều kiện có sẵn do quá khứ để lại Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh Con người tồn tại và phát triển trong một hệ thống môi trường xác định, là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội Con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiệnlịch sử nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức Trên thực tế, con người lại là những con người ở những thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, các giai cấp, các nhóm xã hội khác

nhau, nên trong họ, cái tự nhiên tồn tại trong sự tác động của cái xã hội Như vậy, con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử.

2.4.HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI.

Triết học Mác – Lenin không phải là triết học đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng con người Vấn đề giải phóng con người đã được nhiều học thuyết triết học đề cập đến, nhưngdo hạn chế bởi lịch sử, do chưa hiểu đúng về con người, về bản chất con người, cho nên khi xác định giải phóng con người là giải phóng đối tượng nào, giải phóng bằng cách nào,giải phóng như thế nào.v.v thì các học thuyết triết học trong lịch sử đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau nhưng chưa có được câu trả lời thích đáng

Trang 10

Triết học Mác-Lenin, trên cơ sở giải thích đúng đắn và khoa học về con người, về bản chất con người đã xác định: bất kỳ sự giải phóng nào củng bao hàm ở chổ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người, là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa Có thể nói rằng vấn đề tha hóa con người và giải phóng con người chiếm vị trí trung tâm trong quan niệm của C.Mác về đời sống xãhội vậy ở đây chúng ta hiểu tha hóa con người là gì? Tha hóa là biến thành cái bản chất khác với bản chất ban đầu và tha hóa con người theo C.Mác là con người không còn là chính mình mà trở thành tồn tại khác, cái đối lập với mình Tha hóa ở đây bao gồm : tah hóa sản phẩm, tha hóa hoạt động và tha hóa tộc loại nghĩa là (sản phẩm do người công nhân làm ra lẽ ra phải thuộc về họ, nhưng trong xã hội tư bản do chế độ sở hửu tư nhân vềtư liệu sản xuất nên sản phẩm ấy thuộc về nhà tư bản, và hoạt động lao động sản suất là hoạt động làm hoàn thiện con người, nhưng ở đây nó làm cho người lao động bị phát triểnquè quặt : thân thể máu mủ của người công nhân là thuộc về họ, nhưng khi bước vào xí nghiệp làm thuê cho chủ tư bản, thân thể họ không thuộc về họ nửa vì họ đã bán cho nhà tư ban) Vì thế theo C.Mác nguyên nhân của sự tha hóa con người là do chế độ tư hửu về tư liệu sản xuất và sự nô dịch nhiều mặt đối với con người gây ra.

Theo triết học Mác- Lenin, sự tha hóa con người là do hoạt động chính con người tạo ra và vì thế con người bằng hoạt động tích cực của mình, có thể xóa bỏ được sự tha hóa cho mình Để xóa bỏ sự tha hóa và giải phóng cho con người là xóa bỏ người bóc lột người và triết học Mác đã đưa ra những chỉ dẫn xác đáng như sau:

- Thứ nhất , cần phải xóa bỏ chế độ ; sở hữu tư sản” vì nó chính là nguồn gốc sinh ra mọi nô dịch con người trong xã hội tư bản Mặt khác để giải phóng con người khỏi sựnô dịch ấy, cần phải giải phóng chính trị, giải phóng xã hội

- Thứ hai, sự nghiệp xóa bỏ tha hóa, giải phóng cho con người là sự nghiệp của quần chúng nhân dân lao động, trong đó giai cấp vô sản là lực lượng nồng cốt và quyết định

- Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là một quá trình lâu dài , nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào các điều kiện vật chất tất yếu cho sự nghiệp giải phóng ấy

3 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM3.1.Khái niệm nhân tố con người, chiến lược con người

Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan điểm Mác - Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử

6

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w