1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng mối quan hệ này ở việt nam hiện nay

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

Trang 2

TP Hồ Chi Minh — 2021

TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH KHOA TAM LY HOC

Trang 3

LỜI CẢM ON

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Huỳnh Bích

Phương đã đồng hành cùng em trong suốt học phần Triết học vừa qua Cô đã cho em

thay rat nhiéu những kiến thức thú vị và độc đáo của Triết học và vai trò quan trọng

của nó trong cuộc sông Đó chính là những kiến thức đầy bô ích, là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và phát triển sau này

Em đã cô gắng hết sức vận dụng kiến thức trong học kỳ vừa qua để hoàn thành

bài tiểu luận này Tuy nhiên do vẫn còn hạn chế về kiến thức nên sẽ khó tránh khỏi

những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp í, nhận xét và phê bình đến từ

phía cô để bài tiêu luận được hoàn thiện hơn

Em kính chúc cô và gia đình thật nhiều sức khỏe, thật nhiều hạnh phúc và thành

công trong cuộc sông!

Sinh viên

PHẠM THỊ MỸ HOA

Trang 4

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong hàng trăm năm qua, xã hội luôn tồn tại và tiếp tục phát triển, mà cốt lõi của

sự vận động và phát triển ấy chính là con người, hay nói cách khác con người ảnh hưởng và “cải tạo thế giới” (Marx) Có thê nói rằng, suy nghĩ và tư duy của con người theo thời gian ngày một hoàn thiện hơn, bằng chứng là từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là: Nguyên thuỷ: chiếm hữu nô lệ: xã hội phong kiến; tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Ban dau là việc săn bắt hái

lượm còn đơn sơ, trinh độ khoa học kĩ thuật còn lạc hậu thì hiện nay trình độ khoa học đã đạt đến đỉnh cao

Chúng ta biết rằng, nghiên cứu về sự phát triển xã hội hay thế giới là một phạm trù không phải đơn giản Dưới góc nhìn Triết học, Mác và Ăng- ghen đã khái quát sự

tác động qua lại biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất vì sản xuất vật

chất là cơ sở của đời sống xã hội

Hiện nay, đưới sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ

chế thị trường dưới sự lãnh đạo của nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa Nghiên cứu về mỗi quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có vị trí cực kì quan trọng trong việc phát triển và thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, dân

A2?

chủ, công bằng, văn minh” vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Từ những lí do trên, người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài “Quan điểm

triết học Mác - Lênin về mỗi quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng mỗi quan hệ này ở Việt Nam hiện nay” Nhằm tìm hiểu và phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa chúng và vai trò trong đời sống, sự phát triển của xã hội ở nước ta hiện nay.

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về mỗi quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất Từ đó nêu ra những ứng dụng thực tiễn của nó ở Việt Nam hiện nay, cũng như đề xuất thêm giải pháp, để thông qua mối quan hệ này nâng cao hơn nữa nên kinh tế, sản xuất ở nước ta

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thông hóa những cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu như khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất môi quan hệ, sự tác động lẫn nhau giữa chúng

- Nêu ra ứng dụng, thực tiễn của môi quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đến sự phát triển của kinh tế, xã hội ở nước ta Bên cạnh đó đề xuất

những biện pháp pháp đề nâng cao hiệu quả việc vận dụng mối quan hệ này tại Việt

Nam

4 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng quan và hệ thống hóa những cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như

những khái nệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mối quan hệ, sự tác động

lẫn nhau giữa chúng Từ khung lý luận xây lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình tiễn hành nghiên cứu là thu thập, phân tích và tông hợp những nội dung lý thuyết có liên quan đến đề tài được đăng trên sách, báo hay những tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước.

Trang 6

NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE MOI QUAN HE BIEN CHUNG GIU'A LUC LUONG SAN XUAT VA QUAN HE SAN XUAT

I, VAI NET VE LUC LUONG SAN XUAT VA QUAN HE SAN XUAT

1 Khái niệm lực lượng sản xuất: 1.1 Phương thức sản xuất:

Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trỉnh sản xuất

vật chất ở những thời kì lịch sử nhất định trong xã hội loài người Là sự

thống nhất của lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản

xuất tương ứng Đối với sự vận động trong lịch sử loài người, và đối với mọi xã hội cụ thê thì những thay đổi của phương thức sản xuất luôn mang tính cách mạng Trong sự thay đổi nảy, các quá trình kinh tế, xã hội được biến

đối thành một chất mới Có thé phân biệt sự khác nhau ở các thời đại kinh tế

dựa vào sự khác nhau về phương thức sản xuất

Trong quá trình sản xuất của cải vật chất xã hội, con nguoi co mỗi quan

hệ “song trùng” Đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên, tức là lực lượng sản xuất và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật quan, hay còn được gọi là quan hệ sản xuất “Người ta không thê sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó đề hoạt động chung và để trao đối hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải có những

môi liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự

nhiên, tức là việc sản xuất”

Vậy có thê nói rằng, phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành tác động đồng thời giữa con người với nhau và của con người với tự

nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ những nhu cầu con người, xã hội ở

những giai đoạn lịch sử nhất định.

Trang 7

1.2 Lực lượng sản xuất:

Để tiến hành sản xuất của cải vật chất, con người phải sử dụng những yếu tố

vật chất và kỹ thuật nhất định Tổng các yếu tố này được gọi là lực lượng sản xuất, nó thê hiện mồi quan hệ giữa con người với tự nhiên Lực lượng sản xuất

không phải là “bản chất tỉnh thần” mà là năng lực của con người cải biến giới tự nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong đời sống của mình Trong

tác phâm ”” Về cuốn sách của Phiđrích Lixtơ “Học thuyết dân tộc về kinh tế

chính trị học”, Các Mác đã viết rằng: “Đề xua tan vâng hào quang thần bí có tác dụng cải biến “sức sản xuất”, chỉ cần mở ra bản tổng quan thống kê đầu tiên ta gặp là đủ Ở đó có nói về sức nước, sức hơi nước, sức người, sức ngựa Tất cả những thứ ấy đều là “lực lượng sản xuất” Vậy, lực lượng sản xuất( khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử), chỉ sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất Hay nói cách khác đây là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động

vật hóa” tạo ra sức sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định Thể hiện khả

năng, sức mạnh chỉnh phục thê giới tự nhiên của con người

Người lao động là chủ thê của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình họ sử dụng công cụ lao động (tư liệu lao động) Để tác động vào đối tượng lao động nhằm sản xuất ra của cải vật chất Theo chủ nghĩa Mác thì “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thê nhân loại là công nhân, người lao động”

Tư liệu sản xuất là đối tượng được con người sử dụng để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động Đôi tượng lao động là của giới tự nhiên mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng đề tác động lên đối tượng lao động từ đó biến đôi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người, gồm công cụ lao động và phương tiện lao động Phương tiện lao động là những

Trang 8

yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ lao động được con người sử dụng đề tác động lên đối tượng lao động Công cụ lao động là những phương tiện vật chất “trung gian”, “truyền dẫn” mà con người trực tiếp sử dụng đề tác động vào

đối tượng lao động nhằm biến đổi chung, tao ra cua cải vật chất Nó là yếu to

động và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, có vai trò quyết định đến năng suất lao động Đồng thời còn là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh

tế - xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ tác động, cải tạo tự nhiên của con

người và tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau C Mác khang định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái

gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động Nếu người lao động là nguồn gốc của mọi sáng tạo, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng, cơ bản Trình độ phát triển của công cụ lao động quyết định năng suất lao động của xã hội Lực lượng sản xuất là kết quả năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn này bị quy định bởi những điều kiện khách quan của

cuộc sông và hoạt động của con người Do đó mà lực lượng sản xuất luôn có

tính khách quan, nhưng quá trình phát triển lực lượng sản xuất là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan

Hiện nay, khoa học trên thế giới đang ngày càng phát triển và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Qua những phát minh sáng chế và bí mật công nghệ, khoa học đã sản xuất ra những hàng hóa và của cải vật chất đặc biệt và trở thành

nguyên nhân cho mọi sự biến đổi trong lực lượng sản xuất Do đó khoảng cách

giữa những phát minh, sáng chế và ứng dụng vào sản xuất đã được rút ngắn làm tăng nhanh năng suất lao động, của cải xã hội Sự phát triển của khoa học đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn và yêu cầu mà sản xuất đặt ra và thậm chí có

khả năng phát triển “vượt trước”, thâm nhập, kết tính vào tất cả các yếu tô của

Trang 9

sản xuất Có thể nói sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người, là đặc trưng của lực lượng sản xuất hiện đại

Khai niém quan hệ sản xuất:

Quan hệ sản xuất là mỗi quan hệ giữa người với người trong quá trình san xuất của cải vật chất, hay nói cách khác là sản xuất và tái sản xuất xã hội Trong các môi quan hệ vật chất giữa người với người thì đây là quan hệ vật chất quan

trọng nhất - quan hệ kinh tế Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu

đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra C Mác viết:” Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó đề hoạt động chung và đề trao đôi

hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người fa phải có những môi liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản

xuất” Quan hệ sản xuất do con người tạo ra tuy nhiên nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan CỦa CO" n8Ười

Quan hệ sản xuất gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tô chức quản lý trao đối hoạt động với nhau và quan hệ về phân phối sản phâm lao động Trong đó, quan hệ sở hữu vẻ tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các

tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội Quan

hệ này là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất, quy định quan hệ quản lý và phân phối Quan hệ về tô chức và quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tô chức sản xuất và phân công lao động, có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất, có khả năng đây nhanh và thậm chí kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất trong xã hội.

Trang 10

Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phâm lao động xã hội, là “chất xúc tác” thúc đây tốc độ, nhịp điệu sản xuất, kinh tế nói lên cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng

Ba mặt của quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, chúng tác động qua lại, chỉ phối và ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, giữ vai trò quyết định cho quan hệ sản xuất trong từng xã

hội Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định mọi quan hệ xã hội khác

II MOI QUAN HE GIU'A LUC LUONG SAN XUAT VA QUAN HE SAN XUAT

C Mac viét: “Trong sy san xuat x4 hội ra đời sông của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển

nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ” Lực lượng sản xuất và

quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, tồn tại song song không

tách rời nhau Chúng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành

quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất — quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển trong xã hội loài TBƯỜI

2.1 Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất:

Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ

sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w