1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn triết học mác lênin phân tích theo quan điểm triết học mác lênin về vấn đề cơ bản của triết học

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Con người với kì vọng được đápứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ảnh thế giới xung quanhvà thế g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài số 01:“Phân tích theo quan điểm triết học Mác – Lêninvề vấn đề cơ bản của triết học”

Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền

Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Quỳnh Anh – 21011176Nhóm phó: Lê Hoàng Hải – 21011721

Thành viên nhóm: Nguyễn Thùy Dương – 21010565

Kim Trường Giang – 21012173 ; Dương Hồng Đức – 21011720Đinh Thẩm Bình – 21010923 ; Nguyễn Tú Anh – 21011719Tạ Quang Đức – 21010920 ; Nguyễn Thị Vân Anh – 21012172Nguyễn Mậu Đạt - 21010563

Lớp: Triết học Mác – Lê-nin_1_2(15.1FS).7_LTNhóm: 02

Năm học: 2021-2022

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU……… 3,4B.NỘI DUNG

1 Khái niệm của triết học………

Trang 3

Xin chào cô Đồng Thị Tuyền và các bạn sinh viên, mình là …, mình đại

diện cho nhóm 2 thuyết trình nội dung: Phân tích theo quan điểm triết học Mác – Lênin về vấn đề cơ bản của triết học.

A MỞ ĐẦU

Trước khi đi vào phân tích, chúng ta cần tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của triết học (nói chung) và triết học Mác – Lênin (nói riêng) Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc Ý thức của triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học Con người với kì vọng được đápứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ảnh thế giới xung quanhvà thế giới của chính con người.Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại

Với tư tách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội Về nguồn gốc nhận thức: Nhu cầu nhận thức thế giới là một nhu cầu khách quan của con người Trong quá trình sống và cải biến thế giới, từng bước con người có kinh nghiệm và biết lý giải về tự nhiên, xã hội với những kiến thức cụ thể,riêng lẻ về những lĩnh vực khác nhau, dần dần những triết lý - tức là những quan niệm chung về thế giới và nhân sinh cũng xuất hiện Khi nhận thức của con người phát triển đến trình độ cao, nghĩa là khi con người có khả năng tư duy trừu tượng, khái quát các tri thức riêng lẻ thành hệ thống các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới thì lúc đó triết học xuất hiện với tư cách là một khoa học Về nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi kinh tế - xã

Trang 4

hội đã có sự phân công lao động, đã xuất hiện giai cấp, của cái vật chất dư thừa, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, nhà nước ra đời.Trong một xã hội như vậy, tầng lớp trí thức đã đủ năng lực tư duy để trìu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức thời đại và các hiện tượng tồn tại của xã hội để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận, các triết thuyết Triết học mang cho mình tính giai cấp rất sâu sắc, nó công khai tính Đảng là phục vụ lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định.[1]

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Đặc biệt, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị - xã hội quan trọngnhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khoa học về thế giới vi mô phát triển và chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở nước Nga Xô viết, mở ra giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, bởi nó phản ánh đúng quy luật khách quan vận động của lịch sử và đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức nô dịch người, xây dựng một xã hội mà ở đó không còn người bóc lột người, người đàn áp người, người nô dịch người và sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người Và cho đến ngày nay triết học Mác – Lê nin vẫn tồn tại và không ngừng đổi mới phát triển để phù hợp với con người và thời đại [2]

Trang 5

B NỘI DUNG

1 Khái niệm triết học [3]

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.

Ở Trung Quốc, chữ triết ( ) đã có từ rất sớm, và ngày nay, chữ triết học 哲(哲學) được coi là tương đương với thuật ngữ philosophia của Hy Lạp, với ý nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tương Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biếtsâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên - địa -nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người.

Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar'sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ýlà tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến vớilẽ phải.

Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ biến hiệnnay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính là φιλοσοφία (tiếngHy Lạp; được sử dụng nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: Philosophy, philosophie, философия) Triết học, Philo - sophia, xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái Người Hy Lạp cổ đại quan niệm, philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người Như vậy, cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa

Trang 6

và khái quát hóa rất cao Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng xuyên quathực tế, xuyên qua hiện tượng quan sát được về con người và vũ trụ Ngay cả khi triết học còn bao gồm trong nó tất cả mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại với tính cách là một hình thái ý thức xã hội Là loại hình tri thức đặc biệt của con người, triết học nào cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh tổng quát nhất về thế giới và về con người Nhưng khác với các loại hình tri thức xây dựng thế giới quan dựa trên niềm tin và quan niệm tưởng tượng về thế giới, triết học sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgic và những kinh nghiệm khám phá thực tại của con người, để diễn tả thế giới và khái quát thế giới quan bằng lý luận Tính đặc thù nhận biết của triết học thể hiện ở đó

Bách khoa thư Britannica định nghĩa, “Triết học là sự xem xét lý tính, trừu tượng và có phương pháp về thực tại với tính cách là một chỉnh thể hoặc những khía cạnh nền tảng của kinh nghiệm và sự tồn tại người Sự truy vấn triết học (Philosophical Inquiry) là thành phần trung tâm của lịch sử trí tuệ của nhiều nền văn minh” “Bách khoa thư triết học mới” của Viện Triết học Nga xuất bản năm 2001 viết: “Triết học là hình thức đặc biệt của nhận thức vàý thức xã hội về thế giới, được thể hiện thành hệ thống tri thức về những nguyên tắc cơ bản và nền tảng của tồn tại người, về những đặc trưng bản chất nhất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với đời sống tinh thần”.

Có nhiều định nghĩa về triết học, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

- Triết học là một hình thái ý thức xã hội.

- Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó.

Trang 7

- Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy.- Với tính cách là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học và khác biệt với tôn giáo, tri thức triết học mang tính hệ thống, lôgic và trừu tượng về thế giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại.

- Triết học là hạt nhân của thế giới quan

Triết học là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, được thể hiện thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người và về tư duy của con người trong thế giới ấy Với sự ra đời của Triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu Tri thức khoa học triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượng hóa sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người Phương pháp nghiên cứu của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể trong mối quanhệ giữa các yếu tố và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi triết học dựa trên cơ sơ tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học Không phải mọi triết học đều làkhoa học Song các học thuyết triết học đều có đóng góp ít nhiều, nhất định cho sự hình thành tri thức khoa học triết học trong lịch sử; là những “vòng khâu”, những “mắt khâu” trên “đường xoáy ốc” vô tận của lịch sử tư tương triết học nhân loại Trình độ khoa học của một học thuyết triết học phụ thuộc

Trang 8

vào sự phát triển của đối tượng nghiên cứu, hệ thống tri thức và hệ thống phương pháp nghiên cứu.

2 Vấn đề cơ bản của triết học

Trước hết chúng ta sẽ cần phải hiểu vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn đề của triết học khác Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.

Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Triết học rất rộng Theotriết học Mác- Lênin thì đối tượng nghiên cứu của Triết học là các quan hệphổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.Do đó triết học phải giải quyết rất nhiều những vấn đề có liên quan với nhau.Triết học khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết cácvấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nềntảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại - vấn đề vềmối quan hệ giữa vật chất với ý thức, giữa tồn tại với tư duy Đây chính làvấn đề cơ bản của triết học Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản của mọi triết

Trang 9

học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồntại”.Vậy tại sao mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, giữa tồn tại với tư duylại là vấn đề cơ bản của triết học?

Để trả lời cho vấn đề này trước hết phải hiểu được mối quan hệ giữa vậtchất với ý thức là gì?Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều,qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó vật chất quyết định ý thức, song ý thứcthì không hoàn toàn thụ động mà tác động trở lại thực tiễn thông qua nhữnghoạt động nhận thức của con người Mối quan hệ giữa vật chất và ý thứcchính là mối quan hệ biện chứng.Trong đó vật chất là một khái niệm thuộcphạm trù triết học dùng để chỉ những thực tại khách quan những hiện hữutrong cuộc sống xung quanh chúng ta.Lenin định nghĩa vật chất: " vật chất làphạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phảnánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".Vật chất có hai nội dung chính đólà:Phạm trù thuộc triết học thể hiện thực tại khách quan và con người nhậnthức được qua cảm giác Và đó là cảm giác phản ánh, là sự chụp lại khôngphụ thuộc cảm giác, là cái mà con người hoàn toàn nhận thức được.

Ý thức là gì?Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạmtrù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thếgiới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo Ýthức có mối quan biện chứng với vật chất Ý thức chính là cảm nhận và suynghĩ, tư duy của bộ óc con người sau khi nhìn thấy thực tiễn hay sự vật hiệntượng nào đó.Có người ý thức đúng hoặc sai, trừu tượng hoặc chân thực, đó làvấn đề cảm quan của từng người.Ý thức có những nội dung chính như sau: Thứ nhất, sự phản ánh thực tại khách quan trên cơ sở hoạt động thực tiễnchính là bản chất của ý thức.Như vậy thì ý thức không phải là huyền bí.

Trang 10

Thứ hai,ý thức cho thấy hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nhưvậy, bản thân sự vật đi vào tríóc của con người và được cải biên trong đó.Chính bởi thế mà nội dung phản ánh mang tính khách quan và mức độ cảibiên như nào sẽ phụ thuộc vào chủ thể.

Thứ ba, ý thức là sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo Bên cạnh đó, ýthức cũng mang kết cấu phức tạp với nhiều thành tố

Bằng kinh nghiệm hay bằng lý trí, con người rốt cuộc đều phải thừa nhậnrằng, hóa ra tất cả các hiện tượng trong thế giới này chỉ có thể là hiện tượngvật chất, tồn tại bên ngoài và độc lập ý thức con người, hoặc là hiện tượngthuộc tinh thần, ý thức của chính con người Để giải quyết được các vấnđềchuyên sâu của từng học thuyết về thế giới, thì câu hỏi đặt ra với triết họcvẫn là: Thế giới tồn tại bên ngoài tư duy con người có quan hệ như thế nàovới thế giới tinh thần tồn tại trong ý thức con người? Bất kỳ trường phái triếthọc nào cũng không thế lảng tránh giải quyết vấn đề này- mối quan hệ giữavật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.

Khi giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi triết học không thể xác định nền tảng vàđiểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác mà thông qua đó, lậptrường, thế giới quan của các học thuyết và của các triết gia cũng đượcxác định [4]

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt , trả lời cho hai câu hỏi lớn Mặt thứ nhất:Giữa vật chất ,ý thức thì cái nào có trước,cái nào có sau,cáinào quyết định cái nào?

Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhàtriết học thành hai trường phái lớn.Những người cho rằng vật chất, giới tựnhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được gọi là các nhà

Trang 11

duy vật.Ngược lại,những người cho rằng ý thức ,tinh thần,ý niệm ,cảm giác làcái có trước giới tự nhiên,được gọi là các nhà duy tâm

• Chủ nghĩa duy vật :đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản:

+Chủ nghĩa duy vật chất phác: là kết quả nhận thức của các nhà triết học duyvật thời cổ đại.Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất.

+Chủ nghĩ duy vật siêu hình : là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử củachủ nghĩa duy vật,thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷXVIII và điển hình là ở thế kỷ XVII,XVIII

+Chủ nghĩa duy vật biện chứng : là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩaduy vật,do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉXIX ,sau đó được V.I.Lenin phát triển.

• Chủ nghĩa duy tâm: gồm hai phái :

+Chủ nghĩa duy tâm chủ quan:Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức conngười.Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực,chủ nghĩa duytâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.

+Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thứcnhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với conngười Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cáitên khác nhau như ý niệm,tinh thần tuyệt đối,lý tính thế giới…

Do vậy triết học được chia thành hai trường phái chính là chủ nghĩa duyvật và chủ nghĩa duy tâm.

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w