Định nghĩa Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lê nin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
Họ và tên sinh viên: Lê Đỗ Huyền Trang
Mã sinh viên: 11236777
Lớp: LLNL1005(223)_14 Giảng viên: ThS.NCS Nguyễn Văn Thuân
Hà Nội năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
I Quan hệ giữa vật chất và ý thức trong chủ nghĩa Mác - Lê nin 5
1 Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất 5
a Định nghĩa 5
b Phương thức tồn tại của vật chất 7
c Những hình thức vận động cơ bản của vật chất 7
d Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất 8
e Tính thống nhất vật chất của thế giới 8
2 Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức 10
a Nguồn gốc của ý thức 10
b Bản chất của ý thức 12
c Suy ra được điều gì từ kết quả nghiên cứu trên? 13
d Kết cấu của ý thức 13
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 14
a Vật chất quyết định ý thức 14
b Ý thức có tính độc lập tương đối với tác động trở lại bộ não 16
c Ý nghĩa phương pháp luận 17
II Sự áp dụng của Đảng ta hiện nay 17
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Tầm quan trọng của đề tài
Đi từ vai trò của triết học, nhận thấy rằng xyên suốt tiến trình lịch sử của con người, triết học bằng các này hay cách khác, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người lý giải các các hiện tượng xung quanh mình, hiểu về bản thân mình và từ
đó định hướng hành động của con người chúng ta Chúng ta sử dụng triết học để tư duy và đưa ra các giải pháp cho những vấn đề chúng ta gặp phải theo những cách chúng ta tin rằng sẽ hiệu quả hơn trước, giúp chúng ta phát triển hơn
Mối quan hệ vật chất và ý thức luôn là một vấn đề lớn và quan trọng của triết học, nhất là triết học hiện đại Lý giải được mối quan hệ này sẽ giúp con người ta có những định hướng đúng đắn trong cách xử lý và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Cho đến hiện tại, luận bàn về mối quan hệ này, quan điểm của triết học Mác -
Lê nin đang được xem là đúng đắn và cấp tiến nhất, có tác dụng định hướng hành động vô cùng quan trọng Vì vậy, tính cấp thiết phải học, hiểu rõ và bàn luận về mối quan hệ này dưới góc nhìn của triết học Mác - Lê nin là vô cùng quan trọng
Đảng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đến thời điểm hiện nay, vẫn đang áp dụng phương pháp luận về mối quan hệ vật chất và ý thức theo quan điểm của Mác - Lê nin vào thực tiễn lãnh đạo đất nước, đề ra những đường lối đúng đắn cho sự phát triển của Đảng và Nhà nước Chúng ta, với tư cách là công dân Việt Nam, những cá thể được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn ai hết cần hiểu rõ về cách vận dụng phương pháp luận hết sức quan trọng này của Đảng ta vào thực tiễn đời sống, để từ
đó hành động phù hợp, cũng như phát huy năng lực bản thân cống hiến cho sự phát triển chung của Đảng và Nhà nước
Giới thiệu khái quát các nội dung của bài tiểu luận
Phần thứ nhất của bài tiểu luận, vai trò và tầm quan trọng của đề tài
Phần thứ hai của bài tiểu luận sẽ đi trình bày hai nội dung chính Thứ nhất, trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Cụ thể, sẽ đi trình bày các vấn đề quan trọng xung quanh vật chất, ý thức như khái niệm, nguồn gốc, các phương thức tồn tại, ; mối quan hệ vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin; và cuối cùng là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ sự hiểu về mối quan hệ ấy Nội dung lớn thứ hai sẽ cho phân tích
sự áp dụng của Đảng ta, tức Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân ta, đối với nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 4Cụ thể là chỉ ra những áp dụng đó là gì, hiệu quả của chúng ra sao và đi đến kết luận
về vai trò của quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa Mác
- Lê nin đối với trong công cuộc lãnh đạo của Đảng ta nhằm kiến thiết, phát triển đất nước
Cuối cùng, rút ra những kết luận quan trọng và trích dẫn các nguồn tài liệu tham khảo
Trang 5NỘI DUNG
I Quan hệ giữa vật chất và ý thức trong chủ nghĩa Mác - Lê nin
1 Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a Định nghĩa
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lê nin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác.” Mặc dù trước đó đã có hàng loạt các nhà triết học duy vật nỗ lực định nghĩa vật chất, tuy nhiên đều không thể đứng vững theo thời gian Định nghĩa do V.I.Lê nin đưa ra có thể xem là hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm hiện tại
Để hiểu hơn về định nghĩa này, hãy đi vào phân tích các nội dung bao hàm trong định nghĩa này
- Đầu tiên, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không phụ thuộc ý thức Từ đó, có thể hiểu rằng, vật chất là một phạm trù triết học sinh ra từ sự trừu tựu hóa và không có sự tồn tại cảm tính Tính khách quan của sự trừu tượng hóa của phạm trù vật chất theo định nghĩa của Lê nin chính là yếu
tố phân biệt với mọi sự trừu tượng hóa mang tính chất duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này Nói cách khác, tính trừu tượng của phạm trù vật chất bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, do đó, không tách rời tính hiện thực cụ thể của nó Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái đã biết, từ những
sự vật sự vật giản đơn nhất đến những sự vật vô cùng kì lạ, dù tồn tại trong tự nhiên hay xã hội đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là dạng cụ thể của vật chất Trong đó, xã hội loài người chính là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng tính khách quan của xã hội loài người ở đây không được hiểu theo ý nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý thức hay những con người có thể tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức, mà khách quan ở đây được hiểu là sự tồn tại của xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người Đặc tính khách quan này của xã hội loài ngoài đã góp phần thúc đẩy các nhà khoa học tiếp tục đào sâu tìm hiểu về thế giới vật chất, khám phá ra những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất Bởi khi đấy, các nhà khoa học có cơ sở niềm tin rằng, ý thức con người không thể quy định được thế giới khách quan bên ngoài, do
đó tri thức nhân loại chỉ có thể được tiếp tục mở rộng khi họ khai phá được những điều mới mẻ, vượt ra ngoài tầm hiểu biết hiện tại của con người
Trang 6- Nội dung bao hàm thứ hai trong định nghĩa này chính là “vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác” Tức
là, vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác Nội dung này đã lần nữa cho thấy sự khác biệt rõ ràng với khái niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật chất Đó không phải cái “khách quan” chỉ biểu hiện trong tâm thức con người, vốn không thể mang lại cảm giác cho các giác quan Tuy vậy, không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi tác động lên các giác quan của con người đều được giác quan nhận biết; có cái phái qua dụng cụ khoa học, thậm chí qua dụng cụ khoa học cũng chưa thể nhận biết, có cái đến nay vẫn chưa có dụng cụ khoa học nào để nhận biết; tuy là vậy, nhưng nếu sự tồn tại của nó là khách quan, hiện thực ở bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức con người thì nó vẫn là vật chất Từ đó, có thể suy ra rằng, vật chất là cái có trước, là cội nguồn của cảm giác (ý thức), còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là cái phụ thuộc vào vật chất
- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua là sự phản ánh của nó Thế giới vật chất đến thời điểm hiện tại được khẳng định là thế giới duy nhất tồn tại Vì hiện tượng vật chất là cái tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần Còn hiện tượng tinh thần thì lại luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của hiện tượng tinh thần), mà những nội dung này thực chất cũng là chép lại, chụp lại, là bản sao cả các
sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tư cách là hiện tượng khách quan Như vậy, mọi hiểu biết của con người đều đạt được thông qua việc sử dụng cảm giác, và cảm giác
về bản chất không ngừng chép lại, phản ánh hiện thực khách quan Chính vì vậy mà
về nguyên tắc, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất Tuy nhiên, điều này không nói rằng con người có thể nhận thức hoàn toàn đúng đắn về vật chất, vì những gì ở thế giới vật chất thông qua cảm giác có thể bị biến đổi ít nhiều, hoặc không thể cảm nhận hết do nhiều lý do, mà phần lớn các lý do ấy, tính đến thời điểm hiện tại, thường là do sự hạn chế về công nghệ kỹ thuật Nhưng đến cuối cùng, những hạn chế trên không thể làm thay đổi sự thật rằng con người dù ít hay nhiều vẫn đang nhận thức được thế giới vật chất Và khẳng định này có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh thuyết “bất khả tri” đã không còn đứng vững được nữa Chính vì chúng ta có khả năng để nhận thức được thế giới vật chất nhưng thế giới vật chất lại rộng lớn, và chúng ta mới chỉ có thể nhận thức được một phần rất nhỏ của thế giới ấy thôi Vậy nên, điều này đã vô hình chung trở thành động lực thúc đẩy
Trang 7các nhà khoa học tiếp tục đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, góp phần làm giàu có tri thức nhân loại
Ngày nay, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng phát triển ngày càng phát triển với những khám phá mới càng khẳng định tính đúng đắn của quan niệm duy vật biện chứng về vật chất
b Phương thức tồn tại của vật chất
Phương thức tồn tại của vật chất tức là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất
Theo C.Mác và Ph Ăng ghen, “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất ( ) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.”; Là “ thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất” Thông qua đó, rút ra (1) Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và (2) Vận động là mọi sự biến đổi nói chung
Theo đó, vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất Tức là nó tồn tại vĩnh cửu, không thể tạo ra được và bị tiêu diệt Quan niệm này là hoàn toàn có cơ sở khi trong suốt nhiều thập kỷ qua, đã có những nhà khoa học nỗ lực chứng minh và thành công với quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được đưa ra bởi các nhà khoa học tự nhiên
Các dạng tồn tại cụ thể của vật chất không thể không có thuộc tính vận động Thế giới vật chất, từ những thiên thể khổng lồ cho đến những hạt cơ bản vô cùng nhỏ, từ giới vô cơ đến hữu cơ, từ hiện tượng tự nhiên đến hiện tượng xã hội, tất cả đều trong trạng thái không ngừng vận động, biến đổi
Trong đó, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định Đứng im không có tính vĩnh viễn, không xảy ra ở mọi mối quan
hệ vào tất cả mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng, mọi hình thức vận động Vai trò của đứng im quan trọng đặc biệt, khi đứng im là trạng thái của vận động cho phép con người có thể chụp lại, sao lại, nhận diện được sự vật, hiện tượng Từ đó mà con người có thể nhận biết được thế giới vật chất Và bản thân sự vật, hiện tượng cũng cần phải đứng im trước khi có thể đạt vận động chuyển hóa tiếp theo
Trang 8hình thức vận động thấp và bao hàm hình thức vận động thấp; (3) hình thức vận động cao khác về chất so với hình thức vận động thấp và không thể quy về hình thức vận động thấp Từ đó, theo thứ tự cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội, cấp độ của hình thức vận động được nâng cao dần Từ sự thay đổi vị trí trong không gian (cơ học), gây ra chuyển động của các hạt cơ bản, các quy trình nhiệt điện, điện từ (vật lý), quá trình này lại tiếp tục thúc đẩy sự biển đối của các chất, các quá trình phân giải hóa hợp (hóa học), các quá trình phân giải hóa hợp ấy là cơ sở cho các hoạt động trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (sinh học) Và nhờ có các hoạt động trao đổi đấy, con người có thể tồn tại, hoạt động, làm việc và tương tác với nhau, từ đó gây ra sự vận động của các quy luật xã hội, và cuối cùng làm nên sự vận động cấp cao nhất chính là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội Việc phân chia các hình thức vận động cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân chia đối tượng và xác định mối quan hệ giữa các ngành khoa học, đồng thời cũng cho phép vạch ra các nguyên lý đặc trưng cho sự tương quan giữa các hình thức vận động của vật chất Tuy vậy, đây không phải là những hình thức vận động duy nhất, mà hoàn toàn có thể được phát triển và mở rộng sau này, nhờ có sự phát triển trong trình độ công nghệ, khoa học và kỹ thuật của con người, nhưng các
nguyên tắc căn bản của sự phân loại có lẽ vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng
d Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Không gian và thời gian là hình thức tồn tại không tách rời nhau của vật chất, theo đó không gian xét đến sự tác động lẫn nhau, cùng tồn tại, trật tự của vật chất còn với thời gian thì chính là độ dài diễn biến và sự kế tiếp của các quá trình
Không gian và thời gian được nhận thức có những đặc tính như sau Thứ nhất, đây là hai hình thức tồn tại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Mọi sự vật, hiện tượng nào thì cũng có chiều rộng, chiều dài và chiều cao và đều phải trải qua những tiến trình kế tiếp nhau Không có sự vật, hiện tượng nào mà các tính chất và biến đổi về các chiều không gian của chúng lại tách rời khỏi các tính chất và biến đổi của thời gian
e Tính thống nhất vật chất của thế giới
• Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới
Để có thể nhận thực được tính thống nhất của thế giới, nhất thiết phải lấy sự tồn tại của thế giới làm tiền đề Vậy tồn tại được hiểu theo nghĩa như thế nào? Tồn tại được hiểu theo nghĩa chung nhất là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của thế giới xung quanh con người
Trang 9Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh và làm rõ, tồn tại chỉ được dùng như một tiền
đề, chứ không phải là cơ sở của tính thống nhất Tính thống nhất của thế giới được chứng dựa trên việc lấy tính vật chất của nó làm cơ sở Bởi sự tồn tại của thế giới là hết sức phong phú và đang dạng, nó không giới hạn chỉ trong vật chất Có tồn tại vật chất và tồn tại tinh thần, tồn tại khách quan và tồn tại chủ quan, hay tồn tại tự nhiên
và tồn tại xã hội Thế giới quanh ta, có nhiều hơn một hình thức tồn tại Chính vì sự tồn tại mang tính phong phú, đa dạng, tồn tại nên cần phải xét sâu cần thu hẹp về tính vật chất, vốn là một phần của tồn tại Và vì sao tính vật chất lại chính là cơ sở cho sự thống nhất của thế giới, phần ngay tiếp sau đây sẽ đưa ra giải thích
• Thế giới thống nhất ở tính vật chất
Chủ nghĩa duy vật khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất Từ khẳng định này, có thể hiểu rằng thứ nhất, chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, có được sự phản ánh của chính nó thông qua
ý thức của con người Thứ hai, mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của vật chất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật vật chất khách quan, phổ biến của thế giới vật chất Và cuối cùng, thế giới vật chất không được sinh
ra bởi ai, cũng không thể mất đi, vô cùng về mọi chiều không gian và thời gian Trong thế giới, các sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau, về thực chất đều là các quá trình vật chất
Quan niệm này đến thời điểm hiện tại vẫn đang được cho là đúng đắn nhất khi
mà ý thức con người rõ ràng không thể sản sinh ra được các đối tượng vật chất, chúng ta chẳng qua chỉ biến đổi chúng theo cách chúng ta muốn bằng cách vận dụng quy luật vận động và tính chất của các dạng vật chất mà chúng ta đã biết
Xã hội loài người suy cho cùng cũng là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất và
là cấp độ cao nhất của cấu trúc vật chất Trong xã hội đó, mặc dù con người với ý thức của mình chính là những thành phần cấu thành đang hoạt động, song tính khách quan của đời sống xã hội, của các quan hệ vật chất trong xã hội vẫn được đảm bảo Khi mà ý thức của con người phải được biểu hiện ra thông qua các dạng tồn tại khách quan như lời nói, bài viết, thì mới có thể tác động và gây ra biến đổi với các quan hệ xã hội Cần lưu ý rằng, lời nói trông có vẻ như không phải biểu hiện của một dạng vật chất, nhưng thực tế lời nói được cảm nhận các sóng âm bằng tai nên về bản chất thì lời nói cũng là một dạng của vật chất Những quan hệ vật chất xã hội cũng vậy, hiểu một cách đơn giản là chúng ta không thể chỉ dựa thuần vào những ý
Trang 10nghĩ đang diễn ra trong bộ não để làm biến đổi các mối quan hệ này Song, cũng dễ dàng nhận thấy rằng, dù tồn tại khách quan, nhưng con người thông các biểu hiện ra hiện thực suy nghĩ từ ý thức của mình, vẫn có thể tác động vào thế giới vật chất, chứ không hề hoàn toàn bất lực trước nó
2 Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
a Nguồn gốc của ý thức
• Nguồn gốc tự nhiên
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học - thần kinh hiện đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định rằng, xét về nguồn gốc tự nhiên, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc con người có khả năng hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức Cùng với đó, ý thức được chỉ ra là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người Nói ngắn gọn, ý thức là chức năng của bộ óc con người
Xét về mặt tự nhiên, lịch sử tiến hóa của thế giới vật chất đồng thời là lịch sử phát triển thuộc tính phản ánh của vật chất Giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản, do vậy trình độ phản ánh đặc trưng của chúng là phản ánh vật lý, hóa học
Đó là trình độ phản ảnh mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn Giới
tự nhiên hữu sinh ra đời với kết cấu phức tạp hơn, do đó thuộc tính phản ánh cũng phát triển lên một trình độ mới , khác về chất so với giới tự nhiên vô sinh Đó là trình độ phản ánh sinh học, khi này sự phản ánh của tính sàng lọc, hướng đích, chứ không chỉ đơn giản dung nạp tất cả như trước đó, để giúp các cơ thể sống có thể thích nghi với môi trường bên ngoài và tồn tại Tuy nhiên, sự phản ánh sinh học của các sinh vật sống vẫn chưa thể được coi là ý thức, cho dù có nhiều sinh vật sống đã
có những hình thức phản ánh sinh học có trình độ cao, biểu hiện ra sự có suy nghĩ theo cách riêng, hay trí khôn, nhưng chúng vẫn đang chỉ dừng lại ở trình độ phản ánh mang tính bản năng của các động vật bậc cao, xuất phát từ nhu cầu sinh lý tự nhiên, trực tiếp của cơ thể động vật chi phối Chỉ có bộ óc của con người đến thời điểm hiện tại được coi công cụ phản ánh của ý thức, với sự kết cấu tinh vi, phức tạp gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh, có sự phân khu não bộ, và nhiều bộ phận phức tạp giúp con người làm chủ hành động của mình, phát triển lối suy nghĩ riêng
và hạn chế đi phần nào sự chi phối nặng nề của bản năng động vật Một minh chứng
rõ ràng chính là việc xã hội loài người đang ngày càng văn minh hơn khi chúng ta có nhận thức rõ ràng về những hành động của bản thân, để kiểm soát những hành động
Trang 11của mình không bị chi phối bởi bản năng động vật mà gây hại cho người khác, hay
sự phát triển của toàn xã hội hay đơn giản là sự an toàn của bản thân mà bản năng không thể đủ sức bảo vệ được chúng ta
• Nguồn gốc xã hội
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, sự phát triển của giới tự nhiên đã tạo đà cho sự ra đời của ý thức thông qua sự hình thành và phát triển não bộ con người Nói cách khác, nguồn gốc tự nhiên của ý thức là nguồn gốc sâu xa Còn nếu bàn đến nguồn gốc trực tiếp thì phải là nguồn gốc xã hội khi mà hoạt động thực tiễn của con người mới là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức
Cụ thể, bắt đầu từ những hành động được thực hiện rất bản năng, vô niệm nhằm tồn tại được do chính con người thực hiện, những hành động này đã gây ra những kích thích, cung cấp cho con người thông tin, làm thay đổi, mở rộng hiểu biết, nhận định của con người về thế giới xung quanh Từ đó, làm phát triển trình độ
tư duy của con người, và sự phát triển này lại biểu hiện thành các hành động để tiếp tục sinh tồn Vòng lặp này diễn ra liên tục theo hình xoắn ốc làm trình độ phản ánh của con người về thế giới ngày càng sâu sắc và phát triển Chúng ta ngày nay, có trình độ lao động và sản xuất hết sức tiên tiến, tinh vi cũng tương đồng với trình độ phản ánh thế giới của chúng ta cũng phát triển với mức độ gần như tương đương hoặc vượt trội hơn Sở dĩ như vậy là vì trình độ lao động và trình độ nhận thức có mối quan hệ mật thiết Bên cạnh lao động, ngôn ngữ là yếu tố chính yếu thứ hai làm chuyển biến dần bộ óc loài vượn thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người Sự xuất hiện của ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy lao động hiệu quả nhờ là phương tiện giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa con người với nhau Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng có là công cụ gần như là tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại giúp con người phát triển tư duy khi mà bằng ngôn ngữ, con người bắt đầu có thể khát quát hóa, tách biệt khỏi những suy nghĩ cảm tính, kết hợp kiến thức của nhiều giai đoạn lại với nhau,
Như vậy, có thể thấy rằng, cả ngôn ngữ và lao động nhìn chung đều là yếu tố
xã hội, và chúng có vai trò chuyển biến trình độ phản ánh của con người dần dần tiến hóa trở thành ý thức, một ý thức mà ngày càng tiến bộ, sâu sắc, phức tạp hơn Cũng như C.Mác và Ph.Ăng ghen khẳng định “con người cũng có cả “ý thức” nữa Song đó không phải là một ý thức bẩm sinh đã là ý thức “thuần túy” Do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm của xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại