Cùng với sự phát triển của nhân loại, xuất hiện ngày càng nhiều những định nghĩa, những nhận xét đánh giá về khái niệm, bản chất của như là về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.. Có th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- -BÀI THẢO LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI
Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào chính sách phát triển văn hoá để xây dựng nền tảng tinh thần
ở nước ta hiện nay.
GIẢNG VIÊN: Đào Thu Hà LỚP HP: 232_MLNP0221_05 NHÓM : 7
HÀ NỘI, 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
xếp loại
Đánh giá của giảng viên
Nội dung (2.2)
2 Vũ Việt Quốc Nội dung (mở đầu
& kết luận)
3 Trần Thị Hồng Nhung Nội dung (2.1.2)
4 Hoàng Ánh Ngọc Nội dung (2.1.1)
5 Đào Thị Quỳnh Như Nội dung (phần I)
6 Nguyễn Thị Minh
Phương
Word
8 Hoàng Tuyết Nhi Thuyết trình
11 Lê Xuân Bảo Ngọc Powerpoint
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 2
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội 2
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội 2
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội: 2
1.2 Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội 3
1.2.1 Khái niệm ý thức xã hội: 3
1.2.2 Kết cấu của ý thức xã hội: 4
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 13
1.3.1 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội 13
1.3.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 14
II SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ ĐỂ XÂY DỰNG NỀN TẢNG TINH THẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 19
2.1 Thực trạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào chính sách phát triển văn hoá để xây dựng nền tảng tinh thần ở nước ta hiện nay 19
2.1.1 Thành tựu 19
2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 21
2.2 Một số giải pháp nhằm thực hiện phát triển văn hoá để xây dựng nền tảng tinh thần ở nước ta hiện nay 23
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4MỞ ĐẦU
Thế giới xung quanh chúng ta là sự tổng hợp hài hòa giữa hai thành tố: vật chất và ý thức Từ xa xưa, con người đã luôn tò mò, không ngừng khám phá về mối quan hệ giữa hai yếu tố này Cùng với sự phát triển của nhân loại, xuất hiện ngày càng nhiều những định nghĩa, những nhận xét đánh giá về khái niệm, bản chất của như là về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Nhìn từ góc độ triết học, vật chất và ý thức được xem xét ở hai khái niệm: tồn tại xã hội
và ý thức xã hội Có thể nói, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là một vấn đề mang tính nền tảng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội.
Đất nước ta trong thời gian vừa qua đã tích cực đổi mới, tạo ra thế và lực cả bên trong lẫn bên ngoài để chuẩn bị bước vào một thời kỳ phát triển mới Do đó mối quan hệ của nước ta với các nước khác trên thế giới được mở rộng hơn bao giờ hết Khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm Cùng với sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học và công nghệ với trình độ ngày càng cao thì sự phát triển về nhận thức sẽ giúp nước ta có nhiều cơ hội tiếp cận, học hỏi các cường quốc trên thế giới
Tuy nhiên vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro, mà nguyên nhân sâu xa của nó chính là ý thức
xã hội của dân tộc đó Điều đó dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn với kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của chúng ta quá thấp, lại
đi lên trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt Trước tình hình đó cùng với xu thế phát triển của thời đại Đảng và Nhà nước ta cần liên tục tiến hành và đẩy mạnh công cuộc đổi mới
và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới xã hội chính trị đóng vai trò quan trọng và chủ đạo mang tính cấp bách bởi đất nước phát triển thì cần phải có một nền chính trị và xã hội ổn định thì công cuộc đó mới có khả năng thành công Chính vì vậy, việc hiểu rõ bản chất và quy luật vận động của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng chính sách văn hóa hiệu quả, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc cho đất nước
Sau thời gian dài nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô, Nhóm 7 chúng
em xin phép lựa chọn đề tài: “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào chính sách phát triển văn hóa để xây dựng nền tảng tinh thần ở nước ta hiện nay” Do thời gian có hạn
và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài thảo luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng
em rất mong nhận được sự chân thành góp ý từ cô và các bạn để hoàn thiện bài thảo luận này cũng như rút kinh nghiệm cho những bài thảo luận tiếp theo
Trang 5Chúng em xin chân thành cảm ơn ạ !
Trang 6NỘI DUNG
I QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI.
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội.
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vậtchất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tựnhiên và giữa con người với nhau (tức là các điều kiện vật chất khách quan quyđịnh sự sinh tồn, phát triển của xã hội)
Trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tếgiữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản Những mối quan hệ này xuấthiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào
ý thức xã hội
Ví dụ: Thời kỳ đồ đá con người sử dụng đá cuội để chế tác công cụ săn
bắt, hái lượm, dù rất thô sơ nhưng đó là bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác đểphục vụ đời sống Ngoài ra còn sử dụng các vật liệu khác như xương, sừng…vàsống nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi cùng nguồn tài nguyên rất phong phú (đadạng các loài động thực vật )
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
+ Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, đó là toàn bộ những điều kiện vậtchất tự nhiên tạo thành những điều kiện khách quan cho sự sinh tồn và phát triểncủa cộng đồng người trong lịch sử Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đấtferalit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù
sa ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, cây ăn quả, )
+Dân số và mật độ dân số, bao gồm toàn bộ các phương diện về số lượng,chất lượng, cơ cấu, mật độ phân bố, cấu trúc tổ chức dân cư tạo thành điềukiện vật chất khách quan đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội Cácyếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và dân cư là những yếu tố tiền đề cho việc
Trang 7xác lập một phương thức sản xuất nhất định Ví dụ: Dân cư thành thị - nôngthôn; Tổ chức cùng chung mục đích lí tưởng như Đảng cộng sản Việt Nam,cùng độ tuổi như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cùng chung sở thíchnhư hội những người thích văn học, Họ liên kết nhau lại, tìm tiếng nói chungtrong hình thức tổ chức xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo vệ những lợi íchchính đáng của mình.
Phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản và trực tiếp quy định sựsinh tồn, phát triển của mỗi con người cũng như của toàn bộ cộng đồng xã hội,quy định trực tiếp phương thức hoạt động vật chất của mỗi xã hội Ví dụ: xã hộiphong kiến sử dụng phương thức sản suất phong kiến (chế độ sở hữu phong kiến
về tư liệu sản xuất, chủ yếu về ruộng đất, và bóc lột sức lao động của ngườidân)
→ Giữa các yếu tố hợp thành tồn tại xã hội có mối quan hệ quy định và chi phối
lẫn nhau, trong đó, phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản và trực tiếp nhất quy định trình độ phát triển của tồn tại xã hội Bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
1.2 Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội.
1.2.1 Khái niệm ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm,
tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống…, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước,; truyền thống hiếu học;hệ
thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc trong nhiều thế kỷ, như Nho giáo.
*Ý thức xã hội thường được biểu hiện thông qua các hình thức cơ bản như:
+Các sinh hoạt tư tưởng mang tính học thuật như: sinh hoạt chính trị,pháp luật, khoa học… của cộng đồng xã hội;
+Các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng xã hội như: lễ hội truyền thống,tôn giáo, nghệ thuật…
Trang 8+Các tập tục và nếp sống mang đặc trưng văn hoá của mỗi cộng đồngngười.
*Cần phân biệt ý thức xã hội và ý thức cá nhân
+Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụthể Ý thức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với mức độ khác nhau +Ý thức cá nhân và ý thức xã hội tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, biệnchứng với nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau
1.2.2 Kết cấu của ý thức xã hội:
a)Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
+Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức,những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạtđộng trực tiếp hàng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp vàkhái quát hóa
Ví dụ: Câu “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” là kinh nghiệm đúc kết của nhân
dân ta về mùa màng, khí hậu trong lao động, sản xuất để dự báo thời tiết mưa
to, bão lớn sắp xảy ra khi mà chưa có các thiết bị máy móc để dự báo một cách chính xác như bây giờ.
+Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểmđược tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hộidưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật
Ví dụ: Môn Triết chính là ý thức lý luận được thể hiện bằng hệ thống các
khái niệm, phạm trù, quy luật
*Mối quan hệ giữa ý thức thông thường và ý thức lý luận: Ý thức thông thường và ý thức lý luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
• Ý thức xã hội thông thường phản ánh một cách sinh động và trực tiếp cácmặt khác nhau của đời sống hàng ngày của con người, tuy phản ánh ở trình độthấp hơn ý thức lý luận, nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú của ý
Trang 9thức thông thường là chất liệu, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho sự hình thành
ý thức lý luận
• Ý thức lý luận (ý thức khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực mộtcách sâu sắc, chính xác, bao quát và vạch ra được những mối liên hệ kháchquan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của sự vật và các quá trình xã hội Do
đó, nó là nhân tố chủ yếu thể hiện tính vượt trước của ý thức xã hội Trong các
xã hội hiện đại, vai trò sáng tạo tích cực của ý thức lý luận ngày càng được tăngcường
• Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, sách báo, truyềnthanh, mạng internet… nên ý thức lý luận (ý thức khoa học) có điều kiện xâmnhập vào ý thức xã hội thường, phát triển nhanh và phổ biến rộng rãi hơn so vớitrước đây
b)Theo phương thức phản ánh, ý thức xã hội gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
+Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân, là bộ phậncủa ý thức xã hội thông thường Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tìnhcảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn, của con người được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp củanhững điều kiện sống hàng ngày và phản ánh cuộc sống, đây là bộ phận có tínhbền vững và bảo thủ cao
Ví dụ: Dân tộc Việt với tư tưởng Phật giáo; hướng đến tinh thần yêu
thương con người, giàu lòng vị tha, tinh thần đoàn kế; tư tưởng cũ thích con traihơn con gái…
• Tâm lý xã hội phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điều kiệnsinh hoạt hàng ngày của con người, cho nên nó chỉ ghi lại những gì dễ thấy,những gì nằm trên bề mặt của tồn tại xã hội
• Khác với ý thức lý luận, tâm lý xã hội chưa có khả năng vạch ra nhữngmối quan hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật vàcác quá trình xã hội
Trang 10• Tâm lý xã hội có tính “lây lan” – đây là đặc tính quan trọng
• Cần coi trọng vai trò của tâm lý xã hội trong việc phát triển ý thức xã hội,nhất là nắm bắt dư luận xã hội… Ví dụ, giao đất, giao rừng cho người dân đápứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân
+Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao của ý thức xã hội, là sự nhận thức
lý luận về tồn tại xã hội Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mọimối quan hệ xã hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hoá các kinh nghiệm
xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, phápluật, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, Trong lịch sử của nhân loại đã
và đang tồn tại cả hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học, cả hai
hệ tư tưởng này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học
*Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai trình độ khác nhau của ý thức xã hội nhưng chúng có mối liên
hệ qua lại và tác động lẫn nhau Chúng có cùng một nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội:
• Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hìnhthành, tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định
• Với tâm lý xã hội, với thực tiễn cuộc sống sinh động và phòng phú sẽgiúp cho hệ tư tưởng xã hội (đặc biệt là hệ tư tưởng khoa học) không trở thànhgiáo điều, xơ cứng, bớt sai lầm
• Hệ tư tưởng với tính khái quát cao sẽ góp phần làm gia tăng yếu tố trí tuệcho tâm lý xã hội
• Hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướngđúng đắn và ngược lại sẽ kích thích những yếu tố tiêu cực trong tâm lý xã hộiphát triển
Ví dụ: Tư tưởng Mác Lê-nin xây dựng trên lập trường của giai cấp công
nhân nên những người công nhân sẽ dễ dàng tiếp thu hơn những người thuộctang lớp tư sản
c)Tính giai cấp của ý thức xã hội.
Trang 11*Trong những xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau có điều kiện vậtchất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của cácgiai cấp đó cũng khác nhau
Ví dụ: Người giàu có sẽ có hệ tư tưởng và lối sống khác với những người
nghèo khó ngay ở thói quen sống và cách chi tiêu hơn hết họ có điều kiện để dễdàng tiếp cận tri thức
*Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị
• Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối khángbao giờ cũng bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, còn hệ tư tưởng củagiai cấp bị trị bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, củađông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức nhằm lật đổ chế độ người bóc lộtngười đó
• Tuy nhiên, quan niệm duy vật về lịch sử cũng cho rằng, ý thức của cácgiai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với nhau Không chỉ giai cấp bịthống trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị mà giai cấp thống trịcũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bị thống trị
d)Các hình thái ý thức xã hội
*Ý thức chính trị:
Ý thức chính trị phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước
+Nguồn gốc: Xuất hiện trong những xã hội có giai cấp và có nhà nước
Trang 12+Đặc trưng cơ bản của ý thức chính trị là sự thể hiện trực tiếp và tập trungnhất lợi ích giai cấp
+Vai trò: Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị, có vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển của xã hội, bởi vì hệ tư tưởng chính trị thể hiện trongcương lĩnh chính trị, trong đường lối và các chính sách của đảng chính trị, phápluật của nhà nước, đồng thời cũng là công cụ thống trị xã hội của giai cấp thốngtrị
• Hệ tư tưởng chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các mặtcủa đời sống xã hội; ngược lại, hệ tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìmhãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển đó
• Hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xãhội và xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội khác
• Trong thời đại hiện nay, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là hệ tư tưởngtiến bộ, cách mạng và khoa học nhất đang dẫn dắt giai cấp công nhân và nhândân lao động đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ người bóc lột người, tiến tới xâydựng xã hội mới tốt đẹp hơn chế độ tư bản chủ nghĩa
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là co đường dẫn
dắt Cách mạng Việt Nam
*Ý thức pháp quyền :
Ý thức pháp quyền là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm của một giai cấp
về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội
+Nguồn gốc: ra đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó cũngmang tính giai cấp
-+Đặc trưng: có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị Hình thái ý thứcpháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữpháp luật Gần gũi với cơ sở kinh tế của xã hội hơn các hình thái ý thức xã hộikhác
*Ý thức đạo đức:
Trang 13Là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc, v.v và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với với nhau
và giữa các cá nhân với xã hội
+Nguồn gốc: Khi xã hội xuất hiện giai cấp thì ý thức đạo đức hình thành vàphát triển như một hình thái ý thức xã hội riêng
+ Đặc trưng: Sự phát triển của hình thái ý thức đạo đức không tách rời sựphát triển của xã hội phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnhhành vi của con người Trong các xã hội có giai cấp, những nội dung chủ yếucủa đạo đức mang tính giai cấp
• Giai cấp nào trong xã hội đang đi lên thì đại diện cho xu hướng đạo đứctiến bộ trong xã hội
• Giai cấp đang đi xuống, lụi tàn hoặc phản động đại diện cho đạo đức suythoái
• Tuy nhiên vẫn có những yếu tố chung của đạo đức mang tính toàn nhânloại
+Kết cấu: Ý thức đạo đức bao gồm hệ thống những tri thức về giá trị vàđịnh hướng giá trị đạo đức; những tình cảm và lý tưởng đạo đức, trong đó tìnhcảm đạo đức là yếu tố quan trọng nhất
+Hiện nay, chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng và toàn cầu hóa, cho nên con người chịu sự tác động
và ảnh hưởng không nhỏ của nhiều loại đạo đức khác nhau
• Bên cạnh việc kế thừa và duy trì các giá trị tốt đẹp của đạo đức truyềnthống của dân tộc, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít những yếu tốtiêu cực, đối lập với các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đó là thói ích
kỷ, tính thực dụng, lòng tham lam, tất cả vì đồng tiền, không trung thực, thiếu lýtưởng, sống gấp, v.v
• Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ giáo dục các giá trị đạo đứclành mạnh, tiến bộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ
Trang 14Ví dụ: Thể hiện qua ca dao tục ngữ dân tộc như về việc tôn sư trọng đạo
“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.”
*Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ:
Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực và ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp Đó là toàn bộ những cảm xúc, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ, trong đó những yếu tố lý trí không thể tác rời yếu tố tình cảm
+Nguồn gốc xuất hiện: Trước khi xã hội có sự phân chia giai cấp cùng với
sự ra đời của các hình thái nghệ thuật Giống như các hình thái ý thức xã hộikhác, ý thức thẩm mỹ phản ánh tồn tại xã hội Tuy nhiên, nếu khoa học và triếthọc phản ánh thế giới bằng khái niệm, bằng phạm trù, quy luật, thì nghệ thuậtphản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật
• Nghệ thuật chân chính gắn với cuộc sống của nhân dân
• Trong xã hội có giai cấp thì nghệ thuật cũng có tính giai cấp Tuy nhiên,cũng như hình thái ý thức đạo đức, nghệ thuật và thẩm mỹ cũng có những yếu tốmang tính toàn nhân loại
• Nghệ thuật tiến bộ đồng thời vừa phục vụ cho dân tộc mình, vừa phục vụcho cả nhân loại
+Vai trò:
Trang 15• Nghệ thuật tiến bộ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Nó làphương tiện nhận thức hiện thực, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đáp ứng yêu cầuthẩm mỹ và hoạt động sáng tạo của con người
• Bồi dưỡng tài năng sáng tạo và nâng cao trình độ thẩm mỹ của conngười
• Nghệ thuật đem lại cho con người những hiểu biết sinh động, sâu sắc về
tự nhiên và đời sống xã hội, những diễn biến tinh tế và phong phú trong tưtưởng, tình cảm của con người
• Nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng,tình cảm cho con người
*Ý thức tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh thế giới hiện thực một
cách hoang đường, hư ảo, xuyên tạc và thần thánh hoá
+Nguồn gốc của tôn giáo gồm: nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức:
• Nguồn gốc xã hội: sự bất lực của con người trước những sức mạnh củalực lượng tự nhiên, thờ cúng giới tự nhiên và trong điều kiện xã hội còn cónhững áp bức giai cấp và phát triển tự phát
• Nguồn gốc nhận thức: do tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, tách ý thức rakhỏi cơ sở vật chất của nó Mặt khác, do sự kém cỏi, bất lực của con người đốivới những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, từ đó, con người đã gán sứcmạnh tự phát của chúng cho những lực lượng siêu nhiên, thần bí
+Cấu trúc: tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội bao gồm:Tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo
• Tâm lý tôn giáo là những tình cảm, tâm trạng, thói quen, tập quán tôngiáo, niềm tin tôn giáo và những biểu tượng hoang đường của quần chúng có tínngưỡng tôn giáo Tâm lý tôn giáo là điều kiện cần thiết cho tư tưởng, giáo lý tôngiáo thâm nhập vào quần chúng nhân dân
• Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý của các giáo sĩ, các nhà thần họctạo ra và truyền bá trong xã hội Những tư tưởng quan điểm tôn giáo được các
Trang 16nhà thần học đề xướng, xây dựng và phát triển lên thành giáo lý, trong đó, thếgiới quan tôn giáo được diễn đạt theo quan điểm của giai cấp nhất định
• Tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo đứng về mặt lịch sử là hai giaiđoạn phát triển khác nhau của ý thức tôn giáo, nhưng chúng luôn có mối quan
hệ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau Tâm lý tôn giáo đem lại cho hệ tưtưởng tôn giáo những tính chất đặc trưng trong ý thức của con người, một sắcthái tình cảm riêng Hệ tư tưởng tôn giáo khái quát những hiện tượng tôn giáolên thành những giáo lý tôn giáo, nó có tác dụng chỉ đạo, củng cố phát triển tâm
lý tôn giáo quần chúng
+Chức năng của tôn giáo: nó thực hiện chức năng đền bù – hư ảo trong xãhội cần đến sự đền bù hư ảo
- Vai trò của tôn giáo:
• Tích cực: khuyên răn con người làm việc thiện, tu nhân, tích đức, nhẫnnhục
• Hạn chế: cản trở con người nhận thức về thế giới, về xã hội, về bản thânmình… không có vai trò tích cực trong giải phóng người lao động khỏi cuộc đờilầm than, cơ cực và thường bị các giai cấp thống trị lợi dụng
*Ý thức lý luận hay ý thức khoa học:
Ý thức khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là phương thức nắm bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực
về bản chất các hiện tượng, các quá trình, các quy luật của tự nhiên và của xã hội
+Nguồn gốc hình thành: khoa học hình thành và phát triển ở một giai đoạnnhất định của sự phát triển xã hội, của nhu cầu sản xuất xã hội và sự phát triểnnăng lực tư duy của con người
+Khoa học khác với tôn giáo về bản chất:
• Tôn giáo thù địch với lý trí của con người, trong khi đó khoa học lại là sảnphẩm cao nhất của lý trí và là sức mạnh của con người
• Ý thức tôn giáo là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bênngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người, thì khoa học lại phản ánh