quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất vơí ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất vơí ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻnhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất – tính tồn tại, độclập không lệ thuộc vào ý thức.Trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆGIỮA VẬT CHẤT VƠÍ Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG

CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Quách Phạm Lan AnhMã sinh viên : 2314410006

Lớp tín chỉ : TRI114.4Số thứ tự : 10

Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang

Hà Nội, 11/2023

MỤC LỤC

Trang 2

3 QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 11

3.1 Thực trạng công cuộc đổi mới của nước ta 11

3.2 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng lớn nhất, quan trọng nhất của Đảng, dân tộc ta hiện nay, bởi chỉ khi thực hiện được mục tiêu này, chúng ta mới xây dựng được một nước Việt Nam thực hiện được lời dạy của Hồ Chí Minh: “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh” Và chỉ khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới có thể thỏa mãn được khát vọng tột cùng, khát vọng tột cùng của cuộc đời Người: “Làm sao đảm bảo cho toàn dân ta có cơm ăn, áo mặc, được học hành…” Chúng ta phải làm gì để đạt được mục tiêu trên? Từ hôm nay trên cơ sở thực tiễn, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phải bỏ qua hệ thống tư bản chủ nghĩa đã được Đảng ta lần đầu tiên khẳng định tại Đại hội VII: Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở tưtưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng, hay nói cách khác là phải: vận dụng quan điểm, tầm nhìn, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết kinh nghiệm của Đảngta, phân tích đúng đặc thù của nước ta

Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta phải thừa nhận rằng nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được Đảng và Nhà nước quan tâm khắc phục Cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, yêu cầu đòi hỏi với xã hội ngày càng cao, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống người dân cần được cải thiện Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các nước đều có những thách thức và cơ hội ngang nhau để cùng phát triển Nhưng khi nhìn nhận một cách khách quan, nước ta còn là một nước nông nghiệp, nguồn lao động và khoa học kỹ thuật còn chưa đủ để đáp ứng những yêu cầu cao của nền công nghiệp mới Những vấn đề xã hội còn cần được quan tâm hơn nữa để đảm bảo đời sống cho người dân Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện trên khắp đất nước Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta luôn lấy những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh làm gốc rễ.

Với những ý nghĩa trên, em xin chọn đề tài “Quan điểm duy vật biện chứng về mối

quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó vận dụng vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay".

Trang 4

Phép biện chứng duy vật được coi là “linh hồn sống” và là “cái quyết định” của chủnghĩa Mác (được đề cập trong Giao trình triết học Mác- Lenin ), do C.Mác vàPh.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX và được V.I.Lenin phát triển vàhoàn thiện sau này

1.2 Vật chất

1.2.1 Định nghĩa

Angghen cho rằng để có 1 quan niệm đúng đắn về vật chất thì cần phải có sự phân biệt rõràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, một sáng tạo, một công trình tríóc của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực chứ không phải là sản phẩmchủ quan của tư duy Các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻnhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất – tính tồn tại, độclập không lệ thuộc vào ý thức.

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,V.L.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết họcdùng để chỉ hiện thực khách quan được truyền cho con người trong tâm trí, được saochép, nắm bắt, phản ánh trong các giác quan, và tồn tại độc lập với cảm giác, đó là địnhnghĩa đầy đủ về vật chất mà các học giả hiện đại vẫn coi là định nghĩa cổ điển Địnhnghĩa vật chất của V.L.Lênin mang ý nghĩa to lớn, giải quyết cả hai mặt vấn đề cơ bảncủa triết học trên lập trường chỉ nghĩa duy vật biện chứng.

Từ định nghĩa vật chất của V.I.Lenin có thể rút ra ba nội dung cơ bản sau:

Trang 5

Nội dung 1: Khái niệm “vật chất “không thể được định nghĩa theo phương pháp định

nghĩa thông thường, không quy được khái niệm cần định nghĩa vào một khái niệm khácrộng hơn, đồng thời chỉ ra đặc điểm riêng của nó Ta cần xem “ vật chất” với tư cách làmột phạm trù triết học, một cái vô 66 cùng vô tận, vật chất không sinh ra và cũng khôngtự nhiên mất đi mà chỉ chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác.

Nội dung 2: Một trong những thuộc tính cơ bản nhất của “vật chất” là tính khách

quan Tức là vật chất tồn tại ngoài ý thức, độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủquan của con người, dù con người có nhận thức được nó hay không

Nội dung 3: Vật chất là thứ được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, là phạm trù

triết học gây nên cảm giác của con người nhưng chúng không phụ thuộc mà tồn tại độclập với cảm giác Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.

1.1.1.1 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất1.1.1.2 Phương thức tồn tại

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại băng vận động, và vận độngcủa vật chất diễn ra trong không gian và thời gian Vì vậy, vận động, không gian, thờigian là phương thức và hình thức tồn tại của vật chất.

Vận động: là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất

Theo quan điểm siêu hình, vận động là sự di chuyển vị trí cả vật thể trong thời gian, không gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài của sự vật, hiện tượng Còn theo Ph Angghen định nghĩa: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho tới tư duy” Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng Khoa học đã chứng minh rằng nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật nhất định mất đi thì tất yếu nó nảy sinh ra một hình thức vận động khác thay thế nó Cho đến nay có 5 phương thức vận động của thế giới vật chất: vận động cơ học, vật lí, hóa học, sinh học, và xã hội.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn địnhvề chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thứcbiểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận độngchuyển hóa của vật chất Như vậy, đứng im chỉ có tính tạm thời, chỉ xảy ra trong một mối

Trang 6

quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời điểm, chỉ xảy ravới một hình thức vận động nào đó, ở một lúc nào đó, chứ không phải cùng một lúc đốivới mọi hình thức vận động Đứng im được bao hàm trong sự chuyển động không ngừngcủa vật chất

Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập trongsự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng vận động là tuyệt đốicòn đứng im là tương đối.

1.1.1.1 Hình thức tồn tại

Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứngđã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, nhận định không gian và thờigian là những hình thức tồn tại của vật chất vận động

Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí, hình hình thứckết cấu, có độ quãng tính (dài, ngắn, cao, thấp) Còn thời gian phản ánh thuộc tính củacác quá trình vật chất diễn ra nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định.Như vậy không gian và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân vật chất.Không gian và thời gian là hình cơ bản của vật chất đang vận động Lênin đó chỉ ra trongthế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thểvận động ở đâu ngoài không gian và thời gian Nó không phải là hình thức chủ quan đểxếp chặt các cảm giác mà ta thu nhận một cách lộn xộn như chủ nghĩa duy tâm quanniệm, cũng như nó không thể đứng ngoài vật chất Không gian và thời gian không phải làbất biến, tuyệt đối, mà trái lại không gian và thời gian có sự biến đổi phụ thuộc vật chấtvận động Vì vậy, không gian và thời gian có những tính chất sau đây:

 Tính khách quan: không gian và thời gian là một thuộc tính của vật chất, tồn tại gắn liền với vật chất vận động Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cùng tồn tại khách quan

 Tính vĩnh cữu của thời gian và tính vô tận của không gian, những thành tựu của vật lý học hiện đại về lĩnh vực vi mô cũng như vũ trụ học ngày càng xác nhận những tính chất này

Trang 7

 Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian, tính ba chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao Tính một chiều của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.

Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất, làphương thức tồn tại của vật chất Không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoàikhông gian và thời gian Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ởngoài vật chất.

1.1.2 Tính thống nhất vật chất của thế giới

Căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển lâu dài của triết học và khoa học,

chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thốngnhất ở tính vật chất Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

 Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước,tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, được ý thức con người phản ánh Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, tồn tại vĩnh viễn, vô

hạn và vô tận.

 Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiệnở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, cónguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quyluật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất Trong thế giới vật chất không cógì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, lànguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.

Quan điểm về bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới của chủnghĩa duy vật biện chứng không chỉ định hướng trong việc giải thích về tính phong phú,đa dạng của thế giới, mà còn định hướng nhận thức về tính phong phú, đa dạng ấy trongquá trình hoạt động cải tạo tự nhiên hợp quy luật.

1.2 Ý thức

1.2.1 Nguồn gốc

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trùvật chất Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật siêu hình khác nhau ở chỗ nếu nhưtheo chủ nghĩa duy vật siêu hình coi ý thức cũng chỉ là một dạng tồn tại đặc biệt của vậtchất thì chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình

Trang 8

tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp củathực tiễn xã hội - lịch sử của con người

Trước C Mác, nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ýthức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng chưa giải thích đúng nguồn gốc của ýthức C.Mác đã khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “Ý niệm chẳng quachỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trongđó”.

Dựa trên những thành tựu của khoa học tư nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủnghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức bao gồm hai nguồn gốc.

Nguồn gốc tự nhiên (điều kiện cần)

Dựa trên thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vậtbiện chứng cho rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọidạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ ócngười cùng với đó là hoạt động có nó cùng mối quan hệ giữa con người và thế giới kháchquan

Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ ócngười Bộ não người bao gồm khoảng 15 đến 17 tỉ tế bào thần kinh, tạo nên vô số cácmối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, truyền dẫn và điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơthể trong quan hệ đối với thế giới bên Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạtđộng của bộ óc

Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả vật tác động và vật nhận tác động Trong quátrình phát triển lâu dài, thuộc tính phản ánh cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện với nhiều hình thức khác

Nguồn gốc xã hội (điều kiện đủ)

Ph Ăngghen đã viết: “Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sứckích thích chủ yếu cải biên bộ óc của con vượn thành bộ óc con người, cải biến tâm lýđộng vật thành ý thức”

Lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội đã làmnảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội, hìnhthành được những quan hệ xã hội, mà trước hết là quan hệ trong sản xuất Trong quátrình lao động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kếtcấu, thuộc tính, quy luật vận động và biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để con

Trang 9

người quan sát được Từ đó tạo ra sự tác động vào bộ não con người giúp hình thành trithức, ý thức, ngôn ngữ và hoàn thiện dần.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, trở thành “vỏ vật chất” củatư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách làsản phẩm xã hội - lịch sử Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động theo đó laođộng đã mang tính tập thể ngay từ đầu, mối quan hệ giữa các thành viên đòi hỏi có sựgiao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức, giữa các thành viên của cộng đồng con người Nhờngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của người này truyền đạt cho người kia, thế hệ này chothế hệ sau.

1.2.2 Bản chất

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn gốc ra đời của ý thức và nắm vững thuyếtphản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã luận giải một cách khoa học bản chất của ýthức: “Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phảnánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người”.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quanquy định cả về nội dung, lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thếgiới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại của ý thứcgắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học màchủ yếu là các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiệnthực của xã hội quy định

1.2.3 Kết cấu

Theo các lớp cấu trúc của ý thức Ý thức gồm 3 lớp cơ bản: tri thức, tình cảm và ý chí,trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếutố khác như niềm tin, lí trí, Tri thức là nhứng hiểu biết của con người, là kết quả củaquá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của sự vật hiện tượng dưới dạng các loạingôn ngữ và ghi chép Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người 9 trongcác mối quan hệ, là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từsự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người trước ngoại cành Ý chí là khả nănghuy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mụcđích của con người.

Trang 10

2 QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤTVÀ Ý THỨC

2.1 Vật chất quyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất là cái có trước, quyết địnhnên ý thức, còn ý thức là cái có sau, phản ánh lại vật chất.

Đầu tiên, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.

Ý thức ra đời gắn liền với con người mà con người do thế giới vật chất sinh ra, vìvậy, ý thức cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra Cụ thể hơn, ý thức là sản phẩm củamột dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của thế giới vật chất, là hình ảnh mangtính chủ quan của thế giới vật chất Vì vậy, nội dung của ý thức do vật chất quyết định.

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức

Ý thức luôn phản ánh thế giới khách quan dù ở bất kỳ hình thức nào Nội dungcủa ý thức là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.Một trong những bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan một cách chủđộng và sáng tạo Sự phát triển của hoạt động thực tiễn về cả bề rộng và chiều sâu làđộng lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của tư duy, ýthức con người qua các thế hệ, qau các thời đại từ mông muội đến văn minh, hiện đại.

Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức

Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất ý thức.Nhưng sự phản ánh của ý thức không phải là "soi gương", mà đây là sự phản ánh đặcbiệt, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của conngười, là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn Những thôngtin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót,… đều do đối tượng vật chất tác động ởmức độ nào đó lên bộ óc con người Vì vậy, khi nhận xét, đánh giá những vấn đề củacuộc sống, những người sống trong hoàn cảnh xã hội khác nhau có cách nhìn nhận vàđánh giá khác nhau

Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.

Nếu vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng bắt buộc thay đổi theo Khicon người ngày càng phát triển cả về thể chất và tinh thần, thì theo lẽ đương nhiên ý thứccũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh của nó Sự vận động, biến đổikhông ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến

Ngày đăng: 15/06/2024, 14:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan