TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIKHOA ĐÀO TẠO CƠ BẢNBộ môn: Chính trị & Pháp luậtBÀI TIỂU LUẬNMÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Chủ đề: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữavật chất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA ĐÀO TẠO CƠ BẢN
Bộ môn: Chính trị & Pháp luật
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Chủ đề: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào học tập và rèn luyện của sinh viên trong giai
đoạn hiện nay
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Ánh Giảng viên giảng dạy: Đỗ Thái Huy
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU 1
II NỘI DUNG 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1
1.1 Nội dung vật chất và ý thức 1
1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 4
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
PHẦN 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀO HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7
III KẾT LUẬN 9
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3I LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện đại, học tập và rèn luyện của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân và xã hội Tuy nhiên, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên còn là một đề tài chưa được khám phá đầy đủ Chính vì lí do đó, em
đã lựa chọn đề tài này để tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của quan điểm duy vật biện chứng trong việc hiểu và áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên trong giai đoạn hiện nay Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu sâu hơn về quan điểm duy vật biện chứng và áp dụng nó vào việc phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc học tập và rèn luyện Một trong những mục tiêu quan trọng là khám phá xem vật chất và ý thức ảnh hưởng như thế nào lẫn nhau trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng của sinh viên, từ đó đề xuất những phương pháp và chính sách cải thiện hiệu quả học tập và rèn luyện
II NỘI DUNG PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1 Nội dung vật chất và ý thức
a, Vật chất
Vật chất theo V.I Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Định nghĩa của V.I Lênin bao gồm các nội dung như sau:
Thứ nhất vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức Mọi sự vật hiện tưởng đều thuộc phạm trù của vật chất , đều
Trang 4là các dạng tồn tại đặc biệt của vật chất Nhưng không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng đặc biệt của vật chất
Thứ hai vật chất là cái khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác Tuy nhiên không phải tất cả sự vật , hiện tượng quá trình trong thế giới khi tác động lên giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
Thứ ba cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó là vật chất Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần,còn các hiện tượng tinh thần thì phụ thuộc lại vào thế giới vật chất Qua định nghĩa vật chất của V.I Lênin đã cho thấy được cả hai mặt vấn đề
cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là tính thứ nhất và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất
* Hình thức tồn tại của vật chất:
Theo Ph.Ăngghen, vận động được hiểu là phương thức tồn tại của vật chất,
là thuộc tính vốn có của vật chất Các hình thức vận động luôn khác nhau về chất Đứng yên là một biểu hiện vận động đặc biệt của vận động không bị thay đổi về chất Không một sự vật hay hiện tượng nào có thể tạo ra chuyển động cũng như nó sẽ không bao giờ mất đi
Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất Không gian là kích thước của không gian mà một vật thể chiếm giữ (dài, rộng và cao) và thời gian
là độ dài tồn tại, mức độ tiến hóa Nghĩa là tính ba chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao Tính một chiều của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai V.I Lê-nin đã viết rằng: “Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất chuyển động, và vật chất vận động không thể chuyển động ngoài không gian và thời gian” Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cùng tồn tại khách quan Không gian và thời gian là hai thuộc tính khác
Trang 5nhau nhưng không thể tách rời nhau của vật chất vận động Khoa học đã chứng minh không gian hay thời gian là không có giới hạn, không ở đâu có sự ngưng
tụ hay thay đổi
b, Ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên:
Theo những thành tưu khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh cấc nhà khoa học đã khẳng định ý thức là một thuộc tính của vật chất, không phải là tất cả các dạng vật chất mà chỉ là một dạng vật chất có tổ chức cao chính là bộ não của con người.Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ não người Hoạt động có ý thức của con người dựa trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não con người Khi não bị thương, ý thức sẽ không hoạt động bình thường hoặc suy giảm Không thể tách ý thức ra khỏi hoạt động của não bộ
Nếu chỉ có bộ não mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ não phản ứng lại sự tác động này thì không thể có ý thức Phản ánh là thuộc tính chung của các đối tượng vật chất, tính chất này được biết đến thể hiện ở mối quan hệ và tác động qua lại giữa các vật lý Kết quả của phản xạ phụ thuộc vào hai đối tượng - tác nhân và vật nhận tác động Vật nhận tác động thì luôn mang thông tin của vật tác động.Sự tác động bên ngoài đồng thời bộ não người
là cơ quan phản ánh tạo nên ý thức đó chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức -Nguồn gốc xã hội:
Nguồn gốc xã hội của ý thức có nhiều yếu tố cấu thành trong đó cơ bản và trực tiếp là lao động và ngôn ngữ Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm tồn tại và phát triển Giải phóng con người khỏi thế giới động vật.Lao động cũng là một quá trình làm thay đổi cấu trúc của
cơ thể con người thông qua những hiện tượng mà con người làm được Làm xuất hiện ngôn ngữ một cách khách quan
Trang 6Ngôn ngữ là một hệ thống các tín hiệu vật lý chứa thông tin với nội dung
có ý thức Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với công việc lao động Công việc lao động ngay từ đầu nó đã có tính xã hội Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình làm việc dẫn đến nhu cầu về phương tiện giao tiếp và trao đổi ý kiến
- Bản chất của ý thức:
Thứ nhất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Điều đó có thể hiện ở chỗ: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, được thế giới khách hàng quy định cả về nội dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không có y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã có cải biến thông tin qua lăng kính chủ quan con người
Thứ hai, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan Tính năng động, sáng tạo của sự phản ánh và có thể hiện ở quá trình con người tạo ra, tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình
Thứ ba, ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại của ý thức luôn cùng với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy tắc tự nhiên và của các quy tắc xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp
xã hội và điều kiện sinh hoạt của đời sống xã hội
1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a,Vật chất quyết định ý thức
Theo quan điểm của Mác-Lênin: “Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất”
- Vai trò quyết định được thể hiện trên mấy mặt sau:
Trang 7Thứ nhất, vật chất quyết định gốc của ý thức Vật chất “sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện luôn gắn với sự xuất hiện của con người Ý thức chỉ là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người Không thể có ý thức trước khi có con người hay ý thức nằm ngoài con người, độc lập với con người Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức Dưới hình thức nào thì đến cùng ý thức đều là phản ánh của thế giới hiện thực khách quan.Yếu tố của các quyết đinh của nội dung mà ý thức phản hồi chủ yếu là hoạt động thực tiễn
có tính chất xã hội Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức Phản ánh và sự sáng tạo là hai thuộc tính gắn liền trong bản chất ý thức Tích cực phản hồi, tự giác, sáng tạo qua thực tiễn
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận hành, phát triển của ý thức Tất cả các
sự tồn tại, phát triển đều gắn với quá trình biến đổi của vật chất, vật chất thay đổi không sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo
Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế đếu cùng quy định sự phát triển của văn hóa; đời sống vật chất thay đổi, không sớm muộn đời sống tinh thần cũng
sẽ thay đổi theo
b, Ý thức tác động trở lại vật chất
Khẳng định vật chất quyết định ý thức nhưng chủ nghĩa Mác không bao giờ xem thườngvai trò của ý thức Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại
Tính độc lập của ý thức có thể hiện ở vị trí có “đời sống” quy luật vận hành phát triển riêng, ý thức có thể thay đổi nhanh hơn hoặc chậm hơn so với thực thi Thường thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi của thế giới vật chất Sự tác
Trang 8động thông qua phương thức thực hiện ý thức tự giác của con người, nó không thể thực hiện chuyển hoá được Con người luôn phải dựa vào hiểu biết về thế giới khách quan
Vai trò của ý thức trong việc trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan thể hiện sự tác động theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực Chiều hướng tích cực là nếu ý thức phản ánh chính xác những điều kiện, hoàn cảnh khách quan Thông qua hoạt động thực tiễn, nếu ý thức phản ánhđúng các dạng vật chất, đúng hiện thực, nó có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người cóhiệu quả trong việc cải biến các đối tượng vật chất Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai làm cácdạng vật chất, sai hiện thực, sẽ làm cho hoạt động của con người kém hiệu quả thậm chí phảntác dụng, kìm hãm, gây nguy hại cho chính bản thân con người và hiện thực khách quan
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ vật chất và ý thức Đảng đã xác định: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan” Quy luật của thế giới khách quan không được tự ý lấy ý muốn chủ quan làm điểm xuất phát Bởi mọi hoạt động nhận thức, đều phải từ hiện thực khách quan.Và vì ý thức tác động lại vật chất nên trong giáo dục thực tiễn chúng ta phải chú ý đến
và nâng cao nhận thức của con người Chủ động áp dụng quy luật khách quan không bắt đầu từ cái riêng lẻ mà từ cái chung,chống sự bị động ,tiêu cực ,ỷ lại tóm lại là chống lại bệnh chủ quan duy ý chí Linh hoạt vận dụng và phát huy
do ý thức có tính độc lập tương đối Từ đó phải biết phát huy theo hướng tích cực và giảm bớt những mặt tiêu cực Phải tôn trọng khách quan ,dựa vào điều kiện khách quan, phải biết nhận thức luôn sáng tạo và áp dụng cải tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội
Trang 9PHẦN 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀO HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của họ Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở, điều kiện tồn tại của
ý thức Trong ngữ cảnh học tập và rèn luyện, điều này có ý nghĩa rằng việc nắm vững cơ sở vật chất, bao gồm cả giáo trình, tài liệu, công cụ hỗ trợ và môi trường học tập, là cần thiết để phát triển ý thức và khả năng học tập của sinh viên
Một ví dụ cụ thể về việc vận dụng quan điểm duy vật biện chứng là tăng cường việc cung cấp tài liệu học tập phù hợp và hiện đại cho sinh viên Trước đây, nhiều giáo trình và tài liệu học tập ở Việt Nam còn hạn chế về nội dung và cập nhật Tuy nhiên, nhận ra rằng ý thức và khả năng học tập của sinh viên phụ thuộc vào việc họ được tiếp cận và nắm bắt những kiến thức mới nhất, nhiều trường đại học đã đầu tư để cập nhật giáo trình và tài liệu học tập theo xu hướng phát triển khoa học và công nghệ Việc tiếp cận những tài liệu học tập mới và hiện đại không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức mà còn khuyến khích họ phát triển khả năng tư duy, phân tích và sáng tạo
Việc hiểu rằng vật chất và ý thức tương tác và phụ thuộc lẫn nhau đã giúp chúng ta nhận ra rằng để cải thiện quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam, cần có sự kết hợp hài hòa giữa việc nắm bắt kiến thức thực tế và phát triển ý thức và tư duy Sinh viên không chỉ cần học sách vở, mà còn cần khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, tham gia vào các hoạt động và dự án thực
tế để áp dụng những kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng thực tế Quan điểm
Trang 10duy vật biện chứng khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng đồng đội và quan hệ với mọi người Điều này giúp sinh viên phát triển tư duy phản biện, tự lực và có lòng trách nhiệm với xã hội
Ngoài ra, việc tạo ra môi trường học tập thuận lợi cũng là một ứng dụng khác của quan điểm duy vật biện chứng Để phát triển ý thức và khả năng học tập, sinh viên cần có một môi trường tương tác tích cực, cung cấp cơ hội trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động thực tế Trường đại học có thể tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các nhóm nghiên cứu, dự án thực tế, và trải nghiệm thực tế thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan Điều này giúp sinh viên áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn, rèn kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề
Một khía cạnh quan trọng khác của quan điểm duy vật biện chứng là nhấn mạnh vai trò của ý thức trong quá trình học tập và rèn luyện Ý thức không chỉ
là sản phẩm của vật chất mà còn có khả năng tác động và thay đổi vật chất Sinh viên Việt Nam nên nhận biết rằng ý thức của họ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, đề ra kế hoạch, và thực hiện các hành động hướng tới sự thành công trong học tập và rèn luyện inh viên cần có ý chí và quyết S tâm, họ cần có khả năng tự thúc đẩy và không chờ đợi sự chỉ đạo từ người khác Sinh viên cần sẵn sàng đối mặt với khó khăn và thất bại, và học cách vượt qua những trở ngại đó để đạt được thành tựu trong học tập và rèn luyện
Tuy nhiên, việc thực hiện việc áp dụng quan điểm duy vật biện chứng trong quá trình học tập và rèn luyện cũng đặt ra nhiều thách thức Sinh viên phải đối mặt với áp lực từ công việc, gia đình và xã hội, đồng thời phải tự rèn luyện ý chí và đam mê, vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu học tập và phát triển cá nhân Nếu họ có ý chí và quyết tâm, họ có thể vượt qua các khó khăn và đạt được thành tích cao hơn
Trang 11Cuối cùng, việc áp dụng quan điểm duy vật biện chứng vào học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam đòi hỏi sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, và xã hội Gia đình cần có sự quan tâm và hỗ trợ tinh thần, nhà trường cần tạo ra môi trường học tập và rèn luyện thuận lợi, còn xã hội cần tạo ra cơ hội và điều kiện
để sinh viên phát triển
Tóm lại, việc áp dụng quan điểm duy vật biện chứng vào học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam mang lại những lợi ích và thách thức Để có thể đạt được lợi ích, điều quan trọng nhất là ý chí, đam mê và quyết tâm của từng sinh viên Không có cách nào có thể đem lại kết quả tốt nếu sinh viên không tự quyết định và cống hiến cho quá trình học tập và rèn luyện của mình Đó là trách nhiệm của sinh viên và yêu cầu sự tự tôn, sự tự trách nhiệm và sự sáng tạo trong khám phá và tìm hiểu Chính những phẩm chất này sẽ giúp sinh viên Việt Nam phát triển và thích ứng với thách thức của thời đại, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và xã hội
III KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu về quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đã đem lại những nhận thức quan trọng về sự tương tác và ảnh hưởng của hai yếu tố này đối với nhau Việc áp dụng quan điểm duy vật biện chứng vào học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng ý thức không tồn tại độc lập mà nó là sản phẩm của sự phát triển và tương tác của vật chất Điều này giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện, và thấy được rằng việc đầu tư vào vấn đề vật chất như kiến thức và kỹ năng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ý thức Áp dụng quan điểm duy vật biện chứng vào học tập và rèn luyện cũng giúp cho sinh viên nhận ra rằng việc phát triển bản thân không chỉ dựa vào kiến thức mà