NỘI DUNG 1, Khái niệm Theo Daniel Goleman, trí tuệ xúc cảm là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nh
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
NHÓM : 05 LỚP : N03.TL1
ĐỀ SỐ : 21
HÀ NỘI 2023
Đề bài: Trí tuệ xúc cảm - Khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc và phương pháp rèn luyện Đánh giá việc rèn luyện trí tuệ cảm
xúc của anh (chị)
Trang 2BIÊN B ẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
Ngày: 15/11/2023 Điạ điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 05 L ớp: N03.TL1
T ổng số sinh viên của nhóm: 10
Vắng mặt: 0
Tên môn h ọc: Tâm lý học đại cương
Đề tài: Đề bài số 21
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm cụ thể như sau:
Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Đánh giá
Có Không Tốt Không t ốt
Tham gia đầy
đủ
Tích cực
- Kết quả bài viết:…
Hà N ội, ngày 15 tháng 11 năm 2023
NHÓM TRƯỞNG
- Kết quả thuyết trình:…
- Điểm kết luận cuối cùng:… Nguyễn Ngọc Ánh
Trang 3M ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1, Khái niệm 1
2, Đặc điểm 1
3 Vai trò của trí tuệ cảm xúc 3
4 Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc 4
5 Phương pháp rèn luyện trí tuệ xúc cảm: 5
6 Đánh giá việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc của anh/chị 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4MỞ ĐẦU
Xuất hiện từ những thập niên 30 của thế kỉ XX, trí tuệ cảm xúc trở thành một đề tài được các nhà tâm lý học nói riêng cũng như các nhà khoa học trên thế giới nói chung không ngừng quan tâm Hàng loạt nghiên cứu và quan điểm trong gần một thế
kỷ đã chứng tỏ những giá trị mà trí tuệ cảm xúc mang lại cho nhân loại Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp, giải quyết vấn đề, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thành công của mỗi người Thông qua bài luận này, chúng tôi đã tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trí tuệ cảm xúc và từ đó, đưa ra đánh giá nhằm
có cái nhìn khách quan và rút ra được cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc có hiệu quả
NỘI DUNG
1, Khái ni ệm
Theo Daniel Goleman, trí tuệ xúc cảm là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình
Theo Baron, trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những
kỹ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép của môi trường
Hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer cho rằng: trí tuệ xúc cảm
là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt
và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân
Tóm lại, từ nhiều quan niệm khác nhau có thể định nghĩa: Trí tuệ xúc cảm là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp
2, Đặc điểm
Theo nhà nghiên cứu Goleman, trí tuệ xúc cảm có 5 đặc điểm cơ bản :
Thứ nhất, tự nhận thức
Đó là khả năng nhận biết các tình trạng, sở thích, nguồn lực của bản thân và trực giác Nhận thức cảm xúc là nhận biết được cảm xúc của bản thân, biết lắng nghe cảm xúc bên trong tâm hồn về nguồn lực hay trực giác của bản thân và biết được hành động của bản thân sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mọi người xung quanh Người có khả năng tự nhận thức tốt sẽ biết được cảm xúc chính xác và cần hành động như thế nào với các vấn đề diễn ra hàng ngày, biết được điểm mạnh điểm yếu để điều chỉnh
và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả
Trang 52
Thứ hai, biết kiềm chế bản thân
Đó là khả năng tự điều chỉnh và quản lý tốt trạng thái cảm xúc bên trong, các nguồn lực và sự bốc đồng của bản thân cũng như hiếm khi tấn công người khác bằng lời nói, tránh việc đưa ra quyết định vội vàng, rập khuôn
Theo Goleman thì khả năng kiểm soát bản thân cũng là biểu hiện của người giàu tinh thần trách nhiệm và linh hoạt trong xử lý mọi chuyện Việc biết kiềm chế bản thân khi xử lý những tình huống trong lúc cấp bách, nóng giận cho thấy đây là người
có suy nghĩ chín chắn, chính trực, biết cách cư xử hợp tình, hợp lý Ngược lại, nếu một người để cho cảm xúc thoát khỏi sự kiểm soát thì họ dễ rơi vào những tình huống khó khăn hay khó xử, như trong cơn phẫn nộ hoặc tức giận, họ thường nói ra những lời mà sau đó lại phải ân hận
Thứ ba, tự tạo động lực
Người có trí tuệ xúc cảm tốt thường có khả năng nhận biết và xác định rõ ràng mục tiêu của mình Họ hiểu rõ những gì là quan trọng với họ và có động lực mạnh mẽ
để đạt được mục tiêu đó
Thứ tư, đồng cảm
Là khả năng thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân,
từ đó biết điều chỉnh, xây dựng, duy trì tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe và quan tâm đến người khác Đồng cảm cũng là một đặc điểm quan trọng trong việc quản lý nhóm Khả năng này sẽ giúp bạn đặt mình vào vị trí của người khác để biết lắng nghe, cảm thông với hoàn cảnh của mọi người Từ đó biết quan tâm, chia sẻ với người khác, duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp và nắm bắt tốt cảm xúc của người khác
Thứ năm, kỹ năng giao tiếp xã hội
Đây là một đặc điểm không thể thiếu khi nhắc đến trí tuệ cảm xúc.Người có kỹ năng này có thể gây ảnh hưởng tới người khác, nắm bắt được các thuật hiệu quả trong việc thuyết phục; giao tiếp tốt, lắng nghe một cách cởi mở và đưa ra các lời lẽ thuyết phục Họ có thể kiểm soát được mâu thuẫn, biết cách đàm phán và giải quyết sự bất đồng trong công việc và cuộc sống Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt, có khả năng lãnh đạo hiệu quả, luôn truyền cảm hứng và hướng dẫn tận tình các cá nhân hay nhóm Họ có thể khởi xướng hay giải quyết tốt sự thay đổi, duy trì được các mối quan hệ hữu ích cũng như có tinh thần hợp tác trong công việc với người khác theo hướng cùng chia sẻ các mục tiêu
Trang 63 Vai trò của trí tuệ cảm xúc
Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người nói chung và hoạt động nhận thức của con người nói riêng được khẳng định qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc
là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng
xử đó
Thứ hai, cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí
tuệ nói riêng của con người Qua nghiên cứu thì người ta thấy rằng cảm xúc chỉ đạo trí tuệ của con người, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic toán học Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ với hai vai trò : là nguồn động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó và là “người hướng đạo” cho hành động trí tuệ nào đó của con người
Ngoài ra, vai trò của trí tuệ cảm xúc còn được thể hiện trên thực tiễn cuộc sống như sau:
Thứ nhất, trí tuệ cảm xúc giúp xây dựng tốt các mối quan hệ xung quanh ta, nó
có thể là quan hệ gia đình, quan hệ công việc, bạn bè….thông qua quá trình cảm thông Bởi vì, cảm thông cũng được coi là một trong những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc Bên cạnh đó, cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của người khác thông việc lắng nghe ý kiến của họ Nhờ đó mà ta sẽ dễ dàng nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất Ngoài ra, cảm thông sẽ giúp ta không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng
Thứ hai, trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người
Nhờ có trí tuệ cảm xúc, con người có khả năng kiểm soát bản thân, họ sẽ không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tị thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động Nhờ biết kiểm soát bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết và cẩn trọng suy nghĩ khi đứng trước những lựa chọn
Thứ ba, trí tuệ cảm xúc giúp con người “chế ngự” được cảm xúc tiêu cực thái
quá nhằm đảm bảo cho bộ não được diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh liên quan đến sức khỏe tinh thần như rối loạn lo sợ, rối loạn trầm cảm, rối loạn
ám ảnh cưỡng chế… gây ảnh hưởng tới cuộc sống con người
Trang 74
4 Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc
Tìm hiểu cấu trúc của trí tuệ cảm xúc có nhiều quan niệm khác nhau và cho tới nay vấn đề này vẫn được tiếp tục nghiên cứu Theo Bar-On cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phần:
Thứ nhất, năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ mình: Hiểu rõ bản thân
mình, biết được bản thân đang cảm thấy như thế nào và cách bộc lộ chúng ra với người khác một cách khéo léo, thích hợp và đúng đắn nhất
Thứ hai, năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác: Không những
phải hiểu được cảm xúc của bản thân mình, chúng ta còn phải có được một cái nhìn nhạy bén với cảm xúc của người khác Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi
cá nhân trong sinh hoạt, bởi lẽ chỉ khi hiểu được người khác muốn gì, ta mới có thể
có được những hành động hợp lý, đúng đắn và vừa lòng mọi người
Thứ ba, năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh, và kiểm soát, làm chủ các
xúc cảm của mình: Một cách nói quen thuộc hơn của năng lực này chính là khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân Trong cuộc sống, sẽ luôn có những lúc mà chúng ta
bị tác động từ bên ngoài khiến ta có những cảm xúc mạnh dâng trào bên trong Tuy nhiên, những cảm xúc đó khi bộc lộ ra lại có thể không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mà làm phật ý người khác Kiềm chế những cảm xúc ấy sẽ giúp chúng ta tránh được những hậu quả không đáng có xảy ra
Thứ tư, năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề của cá nhân
hay xã hội Đây là dạng năng lực bộc phát tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người đang đối diện
Daniel GoleMan lại đưa ra cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm hai thành phần cơ bản: năng lực cá nhân và năng lực xã hội nhằm nhận biết và điều khiển xúc cảm ở mình và
ở người khác Hai dạng năng lực này được thể hiện cụ thể:
Thứ nhất, năng lực cá nhân gồm: Khả năng tự nhận biết mình (đó là sự nhận
biết cảm xúc của mình, đánh giá mình chính xác, khả năng tự tin) và tự kiểm soát, quản lý mình (kiểm soát xúc cảm của mình, có lòng tin, tự ý thức, khả năng thích ứng, )
Thứ hai, năng lực xã hội gồm: Nhận biết các quan hệ xã hội (đông cảm, định
hướng sự phục vụ, biết cách tổ chức) và quản lý, điều khiển các quan hệ xã hội (tạo ảnh hưởng, giao tiếp xã hội, kiểm soát xung đột, xây dựng các mối quan hệ )
Trang 8Ngoài ra, trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc có các thành phần sau không thể thiếu được và được nhiều tác giả quan tâm:
Thứ nhất là khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân Khía
cạnh này bao gồm: Các cá nhân nhận thức được cảm xúc của mình, suy nghĩ về nó và cách thể hiện cảm xúc trong quan hệ với người khác và trong khi tiến hành một công việc
Thứ hai là khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác Nó được thể
hiện ở khả năng đánh giá chính xác cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc đó vào chính mình Nhiều công trình đã cho thấy: mối tương quan chặt chẽ giữa khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình và của người khác Vì vậy, sự thấu cảm chính là khả năng cá nhân nhận biết cảm xúc của người khác và sự đánh giá cảm xúc của chính mình
Thứ ba là khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác Khía
cạnh này đề cập tới kinh nghiệm, cảm xúc của cá nhân hay sự theo dõi, đánh giá và
xử sự để thay đổi, điều hoà cảm xúc của người khác Điều chỉnh cảm xúc này chỉnh cảm xúc này bao gồm cả năng lực thay đổi các phản ứng tương ứng của người khác
Thứ tư là sử dụng cảm xúc để định hướng hành động Nó có vai trò là động lực
thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó Vì vậy, sử dụng cảm xúc để điều chỉnh hành vi là một trong những phần quan trọng của cảm xúc trí tuệ
5 Phương pháp rèn luyện trí tuệ xúc cảm:
Phương pháp hiểu được cảm xúc bản thân: Để có thể dễ dàng hơn trong việc
hiểu được cảm xúc của bản thân, các nhà tâm lý học đã đặt ra các khía cạnh:
Thứ nhất, tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên xúc cảm: Năng lực này sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của cảm xúc, thể hiện đúng cảm xúc, và rèn luyện được sự tự điều chỉnh cảm xúc
Thứ hai, hiểu được nguyên nhân của xúc cảm: Cảm xúc sẽ chi phối nhiều đến
suy nghĩ, hành động của bản thân mỗi người Một người luôn có cảm xúc tích cực sẽ tìm cách để thứ cảm xúc đó được duy trì, tồn tại Ngược lại, một người luôn giữ cảm xúc tiêu cực luôn cố tìm cách để thoát ra Để làm được điều ấy, chúng ta phải hiểu rõ ngọn nguồn, nguyên nhân của cảm xúc Chúng là chìa khoá để chúng ta nhận thức rõ hơn về bản thân mình, biết nhiều hơn về những điều sâu bên trong, về những mong
Trang 96
muốn, nỗi lòng Từ đó, chính bản thân ta sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp, hài hoà, tìm được hướng đi để cải thiện nó
Thứ ba, nhận biết sự khác nhau giữa xúc cảm và hành động: Có thể bạn có cảm
xúc xấu nhưng bạn lại kiểm soát được hành động để nó không giống với cảm xúc thì chính điều đó tạo nên sự khác biệt Sử dụng cảm xúc để điều chỉnh hành vi là phương pháp rèn luyện hiệu quả để cảm xúc có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó
Phương pháp chế ngự xúc cảm của bản thân: Mỗi người cần học cách chế
ngự xúc cảm của bản thân:
Thứ nhất, chế ngự sự tức giận: Khi tức giận, chúng ta thường sẽ hành động trong
vô thức: to tiếng, cáu gắt, Sự bộc phát ấy sẽ tạo ra những hậu quả tiêu cực đối với những người xung quanh hay với chính bản thân chúng ta
Thứ hai, ứng xử khoan dung: Ứng xử khoan dung là khi chúng ta biết cảm thông,
thấu hiểu cho sai sót của người khác Những thái độ và việc làm khoan dung giúp cho cuộc sống bớt căng thẳng, các xung đột được giải quyết một cách hòa bình, và làm cho bầu không khí giữa con người trở nên thân thiện, cởi mở
Thứ ba, hoà đồng với mọi người: Luôn sẵn sàng mở lòng, niềm nở với mọi người
xung quanh cùng mọi người chia sẻ những niềm vui nỗi buồn sẽ tốt hơn việc một mình đương đầu với cảm xúc tiêu cực, hay tận hưởng cảm xúc vui vẻ Hoà đồng sẽ giúp bạn có thêm bạn bè có thêm nguồn động viên, an ủi mỗi khi bạn gặp khó khăn
Do đó, việc hòa đồng với mọi người là một cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc vô cùng hữu hiệu nó giúp ta cân bằng cảm xúc điều khiển trí tuệ một cách hiệu quả hơn
Thứ tư, tăng khả năng làm chủ bản thân: Làm chủ bản thân là làm chủ suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi Kiểm soát hành vi của bản thân đặc biệt trước những xúc cảm mạnh mẽ: tức giận, cáu gắt, giúp ta có được sự cân bằng trong nội tâm nhờ vậy phán đoán các phương án xử lý tình huống của ta sẽ trở lên sáng suốt và khách quan hơn Khi làm chủ được cảm xúc bản thân ta sẽ đưa ra được những phán đoán tốt nhất để có được những kết quả ưng ý nhất
Phương pháp thứ ba là tăng cường khả năng đồng cảm: Khả năng đồng cảm
là khả năng hiểu, thông cảm, sẻ chia những cảm xúc, hoàn cảnh của người khác Khả năng đồng cảm được thể hiện ở:
Thứ nhất, tự đặt bản thân vào vị trí người khác để xem xét vấn đề: Để có thể
hiểu và thông cảm, chúng ta phải đặt bản thân vào vị trí người khác Khi đó, ta sẽ có
Trang 10những suy nghĩ đa chiều, từ việc hiểu cho suy nghĩ của bản thân nếu ở trong hoàn cảnh đó, ta hiểu cho suy nghĩ của người khác
Thứ hai, thấu hiểu tình cảm của người khác: Cũng từ việc hiểu cho vấn đề, suy
nghĩ, cách xử sự, hoàn cảnh của người khác, ta hiểu cho tình cảnh của họ
Thứ ba, biết lắng nghe người khác: Lắng nghe người khác là biểu hiện của việc
hiểu, sẻ chia, và sự sẵn sàng thấu hiểu, bao dung Khi có mâu thuẫn, ắt sẽ có sự tức giận, nhưng biết lắng nghe, nghĩa là chúng ta chấp nhận làm chủ sự tức giận và những hành động trong vô thức tiếp theo, như một cách thể hiện rõ thiện chí, sự tôn trọng và thông cảm cho người khác
Phương pháp thứ tư là xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội, để làm được
điều đó ta cần rèn luyện:
Thứ nhất, năng lực phân tích và hiểu được quan hệ xã hội: Việc phân tích và
hiểu được những mối quan hệ sẽ giúp ta tư duy để điều chỉnh cảm xúc tìm ra cách khắc phục và cải thiện, phát huy những điểm mạnh điểm tốt
Thứ hai, khả năng giải quyết xung đột: Việc rèn luyện cảm xúc của bản thân
trước những xung đột là vô cùng cần thiết, ta cần có sự kiểm soát một cách nhất định, quyết đoán khi giải quyết xung đột Tiếp đó là thu thập thêm thông tin và tìm hiểu tại sao lại xảy ra xung đột để xác định nguyên nhân cốt lõi để giải quyết một cách triệt
để
Thứ ba, tự tin và khôn khéo trong giao tiếp Việc tự tin trong giao tiếp là vô cùng
quan trọng, có tự tin ta mới dám bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc Có tự tin bạn mới
có thể đưa ra được suy nghĩ một cách thông minh nhất để có được những mối quan
hệ xã hội tốt giúp bạn ngày càng phát triển, hoàn thiện bản thân mình
Thứ tư, gần gũi và cởi mở với mọi người: Bằng thái độ gần gũi và cởi mở với
mọi người, mỗi người học được cách chia sẻ về bản thân một cách chân thành, cách ứng xử thiện ý và không vụ lợi Từ đó, bản thân sẽ có được những bài học về việc soi chiếu lại chính mình và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể trong xã hội
Thứ năm, quan tâm tới mọi người: Con người là một cá thể nhỏ bé trong mối
quan hệ xã hội lớn lao và phức tạp, mỗi người là một cá thể riêng biệt Việc quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh cũng đồng nghĩa với việc trao đi sự tích cực, trao đi những điều tốt đẹp vượt qua sự khác biệt vốn có Chính điều này tạo nên sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng