Người sở hữu một trí tuệ cảm xúc đủ tốt sẽ có khả năng giao tiếp tốt, sự linh hoạt trong việc đối nhân xử thế và giải quyết mọi vấn đề phức tạp trở nên đơn giản nhờ vào sự tinh tế, nhạy
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
-* -Đề: Trí tuệ xúc cảm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc, phương pháp rèn luyện Đánh giá về các phương pháp rèn
luyện của anh chị.
Lớp: N01 – TL2
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QỦA THAM GIA LÀM
BÀI TẬP NHÓM
Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 1 Lớp: N01 – TL2 Khóa: 47 Khoa: Luật chung
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Có mặt: + Vắng mặt: Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Môn học: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 1 Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của GV A B C Điểm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2023 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điếm thuyết trình
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Một con người được xã hội đánh giá cao không đơn thuần dựa vào những yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm, bằng cấp, địa vị xã hội mà quan trọng hơn cả là trí tuệ cảm xúc mà người đó tu dưỡng được Người sở hữu một trí tuệ cảm xúc đủ tốt sẽ có khả năng giao tiếp tốt, sự linh hoạt trong việc đối nhân xử thế và giải quyết mọi vấn đề phức tạp trở nên đơn giản nhờ vào sự tinh tế, nhạy bén của mình Như lời David Caruso đã từng nói: “Rất quan trọng để hiểu rằng trí tuệ cảm xúc không đối nghịch với trí thông minh nói chung Nó không phải là cái đầu chiến thắng con tim Nó là sự giao thoa của cả hai.” Ta nên nhận thức được rằng hành trình bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và am hiểu về chính bản thân mình Nó là sự hội tụ của
cả hai yếu tố trí óc và con tim, giúp chúng ta có thể khéo léo xử lý mọi tình huống trong cuộc sống, biến trở ngại thành lợi thế và dễ dàng đạt được thành công, sự tín nhiệm của mọi người xung quanh hơn Để mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về trí tuệ cảm xúc, nhóm chúng em xin trình bày về khái niệm, đặc điểm, vai trò cấu trúc và phương pháp rèn luyện trí tuệ xúc cảm
MỤC LỤC
Trang 4I, Khái niệm trí tuệ xúc cảm 1
III, Vai trò của trí tuệ xúc cảm 2
V, Phương pháp rèn luyện trí tuệ xúc cảm 5
1, Hiểu được xúc cảm của bản thân 5
2, Chế ngự được xúc cảm của bản thân 6
3, Tăng cường khả năng đồng cảm 7
4, Xây dựng tốt các quan hệ xã hội 7
5, Suy nghĩ tích cực 8
I Khái niệm trí tuệ xúc cảm
Trang 5Trước tiên, ta cần hiểu cảm xúc là gì? Theo nhận định của 2 nhà tâm lý học Fehr và Russell: “Cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được” Cảm xúc có thể coi là sự trải nghiệm của cảm giác, bạn chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ không nghĩ ra nó Có một số khái niệm nổi bật như:
Theo quan điểm của hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer: Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân
Theo Bar-on: Trí tuệ cảm xúc là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu với những đòi hỏi và sức ép của môi trường
=> Từ những quan điểm khác nhau có thể định nghĩa trí tuệ xúc cảm là khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp.
II Đặc điểm
Theo Daniel Goleman- 1 nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ xúc cảm có 5 đặc điểm:
1 Hiểu rõ bản thân
Thứ nhất, hiểu rõ bản thân: Trên thực tế, có những người không thể nhận biết và
cũng không thể hiểu các trạng thái tình cảm của họ Từ đó họ thường đưa ra những quyết định sai lầm, không sử dụng được sức mạnh não bộ mà họ có Ngược lại, những người có trí tuệ xúc cảm cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển
họ Họ biết cách điều chỉnh hay quản lý cảm xúc của bản, sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, họ dựa vào điều đó để hoàn thiện mình hơn Có lẽ hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ xúc cảm
2 Kiểm soát bản thân
Thứ hai, kiểm soát bản thân: EQ còn là khả năng tự kiềm chế, không để cảm xúc
vượt khỏi tầm kiểm soát của bản thân, biết tự điều chỉnh, tự đánh giá, khả năng kiểm soát
và chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc Đặc điểm của sự tự kiểm soát và điều chỉnh bản thân là suy nghĩ chín chắn, chính trực, hợp tình, hợp lý cho mỗi tình huống Nếu một người để cho cảm xúc thoát khỏi sự kiểm soát thì họ dễ rơi vào những tình huống khó khăn hay khó xử, như trong cơn phẫn nộ hoặc tức giận, họ thường nói ra những lời mà sau đó lại phải ân hận Hậu quả của những hành động thiếu kiểm soát khó
mà lường trước được
Ví dụ: Người xưa có câu “ giận quá mất khôn”, là lời răn dạy tiền nhân luôn nhắc nhở hậu thế Hay người Nhật có câu: “Đừng hành động khi đang giận dữ”, Vì vậy, khi
Trang 6biết cách điều chỉnh cảm xúc để loại bỏ những yếu tố tiêu cực thì cuộc sống của chúng ta
sẽ tươi đẹp hơn
3. Giàu nhiệt huyết
Thứ ba, giàu nhiệt huyết: Những người có trí tuệ xúc cảm thường tràn đầy nhiệt huyết, làm việc rất tận tụy Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt để đổi lấy thành công lâu dài, họ luôn thích có những thử thách và luôn làm việc hiệu quả
4 Biết cảm thông
Thứ tư, biết cảm thông: Là khả năng thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân Từ đó biết thông cảm, xây dựng, duy trì tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe và quan tâm đến người khác, nên có cuộc sống cởi mở và chân thành Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất
5 Kĩ năng giao tiếp
Thứ năm, kĩ năng giao tiếp: Thật là thoải mái khi được tiếp xúc với những người giỏi giao tiếp – một đặc điểm khác của trí tuệ cảm xúc Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển
và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình Họ biết cách tranh luận hiệu quả, có thể xử lí được các tranh chấp và là những “bậc thầy” trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội
III Vai trò của trí tuệ xúc cảm
Ngày nay, trí tuệ cảm xúc được coi như một thuật ngữ tâm lý, vì vậy nó rất quan trọng để các nhà tâm lý học hiểu được ý nghĩa thực sự của nó và từ đó tìm hiểu những nghiên cứu và lí thuyết mà nó dựa trên Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nhận thức nói riêng được khẳng định trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là
động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa các ứng xử đó Ví
dụ như , nhà nghiên cứu tâm lí học G.Piagie có quan niệm mỗi ứng xử bao hàm hai mặt : Mặt năng lượng (do cảm xúc tạo ra) và mặt nhận thức (kết quả của trí tuệ)
Thứ hai, cảm xúc có vai trò thúc đấy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ
nói riêng của con người Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương diện: Đầu tiên, động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó Tiếp theo, là người hướng đạo cho hành động đó Vai trò hướng đạo thể hiện như cảm xúc, là yếu tố bên trong hành động trí tuệ, là tâm thế theo suốt quá trình hành động và chí phối các quyết định hành động
Trang 7Ngoài ra, vai trò của trí tuệ cảm xúc còn được thể hiện trong những mặt thực tiễn của cuộc sống như sau:
Thứ nhất, vai trò của trí tuệ xúc cảm còn được thể hiện ở việc xây dựng tốt các
mối quan hệ con người (quan hệ gia đình, quan hệ công việc, quan hệ bạn bè ) thông qua quá trình đồng cảm ( hiểu xúc cảm mình dẫn tới hiểu xúc cảm người khác) : đảm bảo cho hoạt động não bộ diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh tinh thần như sự
lo sợ, sự trầm cảm, sự giận dữ, thái độ bi quan chán nản ảnh hưởng tới cuộc sống con người
Thứ hai, trí tuệ xúc cảm còn có vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục Những
người nhạy cảm trong vấn đề xác định xúc cảm của mọi người có xu hướng dễ thành công hơn trong công việc cũng như trong đời sống xã hội Chỉ số trí thông minh (IQ) cao chỉ cho phép tiên đoán sự thành công trong nhà trường, chứ không đảm bảo cho sự thành đạt trong xã hội Thực tế giáo dục cho thấy, có một bộ phận học sinh có chỉ số thông minh cao, có kết quả học tập tốt trong nhà trường nhưng lại không thành đạt trong cuộc
sống Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng :"Những người có IQ cao nhất làm việc tốt
hơn 20% so với những người có IQ trung bình, trong khi những người có IQ trung bình lại hoàn thành công việc tốt hơn những người có IQ cao đến 70%"(1) Vấn đề ở đây là trí
thông minh không chuẩn bị cho cá nhân đủ sức đương đầu với những thử thách trong cuộc sống Đời sống cảm xúc của học sinh - yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình tâm lý và hoạt động cá nhân thì ít được chú ý hơn Con người thành đạt trong cuộc sống không chỉ cần có vốn kiến thức, hiểu biết sâu rộng, uyên bác mà cần một bản lĩnh để chế ngự các xung động, các cảm xúc trong việc tham gia, đưa ra các quyết định, kết hợp với thấu hiểu các diễn biến tâm lý, tình cảm của đối tác
Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua sự cần thiết của trí tuệ xúc cảm ứng dụng
trong công việc Theo cuốn “Trí tuệ xúc cảm- Ứng dụng trong công việc” (Daniel
Goleman) viết Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty thấy rằng khuyến khích khả năng
trí tuệ xúc cảm ở người lao động là yếu tố sống còn của bất kỳ triết lý quản lý nài Linda Keegan, Phó Giám Đốc điều hành Bộ phận Phát triển của Citibank cũng nói với tôi : “ Trí tuệ xúc cảm là tiền đề gốc của mọi khóa đào tạo quản lý” [ ] Một cựu Giám đốc dự
án của công ty Ford Motor còn nói thêm “Đó chính xác là những khả năng mà chúng tôi cần phải có để trở thành một tổ chức đào tạo hiệu quả
IV Cấu trúc của trí tuệ xúc cảm
Có thể thấy, dù phân chia dựa theo những tiêu chí nào đi chăng nữa, nội dung của nhiều loại cấu trúc khác nhau của trí tuệ xúc cảm luôn luôn có sự tương đồng Theo Bar
- on, cấu trúc của trí tuệ xúc cảm còn gồm 4 thành phần, đó là:
Thứ nhất, đó là năng lực nhận biết, cách hiểu và biết cách bộc lộ mình Hiểu rõ bản
thân mình, biết được bản thân đang cảm thấy như thế nào và cách bộc lộ chúng ra với người khác một cách khéo léo, thích hợp và đúng đắn nhất
Trang 8Thứ hai, đó là năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác Không những phải hiểu được cảm xúc của bản thân mình, chúng ta còn phải có được một cái nhìn nhạy bén với cảm xúc của người khác Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong sinh hoạt bởi lẽ chỉ khi hiểu được người khác muốn gì, ta mới có thể có được những hành động hợp lý, đúng đắn và vừa lòng mọi người
Thứ ba, đó là năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh, và kiểm soát, làm chủ các
xúc cảm của mình Một cách nói quen thuộc hơn của năng lực này chính là khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân Trong cuộc sống, sẽ luôn có những lúc mà chúng ta bị tác động từ bên ngoài và có những cảm xúc mạnh dâng trào bên trong Tuy nhiên, những cảm xúc đó khi bộc lộ ra lại có thể không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mà làm phật ý người khác Kiềm chế những cảm xúc ấy sẽ giúp chúng ta tránh được những hậu quả không đáng có xảy ra
Và cuối cùng, đó chính là năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề
của cá nhân hay xã hội Đây là dạng năng lực bộc phát tùy theo điều kiện hoàn cảnh Có thể ví dụ như khi vợ chồng cãi nhau, cảm xúc của mỗi người là rất nóng giận, tuy nhiên khi lúc đó bỗng nhiên có khách đến chơi thì vợ chồng lại thay đổi cảm xúc của mình với nhau và cả với khách, đó là sự vui vẻ, hiếu khách, vợ chồng thân thiết Đó chính là một
sự thích ứng của trí tuệ cảm xúc
Ngoài ra, theo cha đẻ của trí tuệ cảm xúc Goleman thì cấu trúc gồm hai thành phần cơ
bản là năng lực cá nhân và năng lực xã hội Cụ thể bạn có thể hiểu hai năng lực là:
Thứ nhất, là năng lực cá nhân: Bạn có thể hiểu đơn giản ở khung năng lực này là khả
năng tự nhận biết cảm xúc của mình (đó là sự đánh giá bản thân chính xác hay khả năng
tự tin) và tự kiểm soát, quản lý bản thân (đó là sự kiểm soát cảm xúc, tự ý thích hay khả năng thích ứng…)
Thứ hai, năng lực xã hội: Đó là bạn có thể tự nhận biết các mối quan hệ xã hội (sự
đồng cảm, định hướng sự phục vụ và biết cách tổ chức) đồng thời bạn có vai trò quản lý
và điều khiển các quan hệ xã hội (đó là tạo hình ảnh giao tiếp xã hội, tạo mối quan hệ….)
Bên cạnh đó trong cấu trúc trí tuệ cảm xúc – Emotional Intelligence có những thành
phần sau đây không thể thiếu mà được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đó là:
Đầu tiên, là khả năng tự nhận biết và thể hiện cảm xúc của bản thân Cụ thể bao
gồm: các cá nhân tự nhận thức được cảm xúc của mình và có suy nghĩ về nó Và cũng có thể là cách thể hiện cảm xúc của bản thân trong mối quan hệ với người xung quanh khí tiến hành một công việc
Ví dụ, một người từng rất lo lắng trước khi nói trước công chúng Người đó sẽ lo
lắng về việc quên lời thoại, nói lắp bắp và bị người khác đánh giá Bằng cách viết nhật ký
và suy ngẫm về những trải nghiệm của mình, người đó có thể nhận ra rằng sự lo lắng của mình bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại và mong muốn được chấp thuận Khi bản thân họ hiểu
Trang 9điều này, họ có thể phát triển các chiến lược để kiểm soát sự lo lắng của mình, chẳng hạn như luyện nói và nhắc nhở bản thân rằng mắc lỗi là điều bình thường
Tiếp theo, khả năng tự nhận biết và đánh giá cảm xúc của người xung quanh Khả
năng này được thể hiện ở việc đánh giá chính xác cảm xúc của người khác và thể hiện được cảm xúc đó vào chính mình
=> Vì vậy sự thấu cảm chính là khả năng cá nhân nhận biết cảm xúc của người khác và sự đánh giá cảm xúc của chính mình
Thứ ba, khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác Khía cạnh này
đề cập tới kinh nghiệm, cảm xúc cá nhân hay sự theo dõi, đánh giá và xử sự để thay đổi, điều hòa cảm xúc Điều này bao gồm cả năng lực thay đổi phản ứng của người khác Thứ tư, sử dụng cảm xúc để định hướng hành động Nó có vai trò là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó
V Phương pháp rèn luyện trí tuệ xúc cảm
1 Hiểu được xúc cảm của bản thân
Mặc dù luôn bị cảm xúc tác động và dẫn dắt, nhưng hầu như chúng ta chưa quan tâm
để hiểu về cảm xúc.Có hiểu rõ được cảm xúc của bản thân thì mới không để cho chúng chế ngự Đồng thời hãy tự đánh giá lại cảm xúc của bản thân để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn Hãy mạnh dạn đánh giá bản thân mình một cách chân thật để từ đó phát huy hoặc tìm cách khắc phục, nhờ vậy mà làm việc một cách có hiệu quả và có thể giúp bạn có những thay đổi quan trọng trong việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc Biện pháp này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Đầu tiên là khía cạnh tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên cảm xúc Tùy vào tốc
độ và chất lượng dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, não bộ sẽ cho ta các dạng cảm xúc khác nhau Chúng ta có thể phân các cảm xúc ra làm 3 dạng cơ bản là cảm xúc tốt, cảm xúc trung bình và cảm xúc xấu Nhận biết và gọi tên đúng cảm xúc của bản thân sẽ giúp chúng ta thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó
Thứ hai, Hiểu được nguyên nhân của những cảm xúc Tại ban bạn lại giận dữ? Tại
sao bạn lại tỏ ra khó chịu? Hãy lắng nghe chính bản thân mình và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy để tìm ra đấu là nguyên nhân khiến cho mình không kiềm chế được cảm xúc thì bạn mới có thể tìm được cách thoát ra khỏi những cảm xúc không tốt và cư
xử một cách phù hợp
Thứ ba, nhận biết sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động Bạn có thể có một cảm
xúc xấu nhưng hành động mà bạn làm có thể là hành động giống với cảm xúc, cũng có
Trang 10thể là hành động khác với cảm xúc của bạn Điều ấy tạo nên sự khác biệt rất lớn Sử dụng cảm xúc dễ điều chỉnh hành vi, cảm xúc có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó
Ví dụ: Khi ta thất bại trong khi làm một công việc nào đó Nếu như chúng ta gắng
vui, ngó lơ đi sự thất bại của mình thì ta khó mà có thẻ tìm ra được giải pháp phù hợp Hơn thế nữa, nếu lúc đó ta cứ cố giấu nỗi buồn thất bại đó vào trong lòng, thì ta chỉ thêm mệt mỏi hơn mà thôi Vì vậy, lúc đó, ta nên để ra khoảng lặng cho mình, ta có thể thể hiện nỗi buồn một cách thoải mái Có thể qua đó, ta có thể tìm được các phương pháp tích cực hơn
2 Chế ngự được xúc cảm của bản thân
Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để cảm xúc nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tị thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn suy nghĩ kĩ trước khi hành động Muốn chế ngự cảm xúc bản thân, đòi hỏi cá nhân phải:
Đầu tiên, chế ngự được sự tức giận Có một số biện pháp chúng ta có thể sử dụng để
chế ngự được sự tức giận Trước tiên phải nhận dạng ra sự tức giận: Cần khẳng định rõ là mình đang bị tức giận để dễ có cách đối phó Sau đó, ta cần xem tức giận như một dấu hiệu, chấp nhận cơn giận dữ, dừng phản ứng Cuối cùng và cũng rất quan trọng là cần tỉnh táo biết mình tức giận về cái gì và cần phải nhìn sâu vào nguyên do hành động của người khác và của mình và giải quyết vấn đề
Ví dụ: Khi ta giận, ta thường thực hiện hành vi của mình trong vô thức Có thể ta cáu
gắt một cách vô cớ với người thân, với bạn bè dù họ không làm gì Và từ đó nó đem đến nhiều điều có hại cho cả mình cũng như cho mọi người Vậy, thay vào đó, trước khi ta định nổi giận với ai, ta hãy suy nghĩ xem nó mang đến gì cho chúng ta
Tiếp đến, ứng xử khoan dung là khi bạn biết tha thứ, độ lượng với lỗi lầm, thiếu sót
của người khác Sự phân biệt đối xử, kỳ thị, cố chấp, sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn đều là những biểu hiện của việc ứng xử thiếu khoan dung Nguyên nhân sâu xa của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, ích kỷ và nỗi sợ hãi.Những thái độ và việc làm khoan dung giúp cho cuộc sống bớt căng thẳng, các xung đột được giải quyết một cách hòa bình, và làm cho bầu không khí giữa con người trở nên thân thiện, cởi mở
Thứ ba, hoà đồng với mọi người Luôn tươi cười, niềm nở với những người xung
quanh, ở bên họ những lúc họ gặp khó khăn và san sẻ với họ những niềm vui, nỗi buồn Hoà đồng với mọi người sẽ giúp bạn có thêm bạn bè trong cuộc sống, có thêm nguồn động viên, an ủi mỗi khi bạn gặp khó khăn Trước hết, hãy coi trọng những người xung quanh, tôn trọng bố mẹ, bạn bè, thầy cô, và tôn trọng chính bản thân bạn nữa Sau đó hãy cởi mở với tất cả mọi người