1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giả Sử Anh (Chị) Là Ceo Của Primark Trong Ngành Thời Trang Muốn Xâm Nhập Vào Thị Trường Việt Nam; Anh (Chị) Hãy Phân Tích Và Đánh Giá Tính Hấp Dẫn Của Thị Trường Việt Nam.pdf

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giả Sử Anh (Chị) Là Ceo Của Primark Trong Ngành Thời Trang Muốn Xâm Nhập Vào Thị Trường Việt Nam; Anh (Chị) Hãy Phân Tích Và Đánh Giá Tính Hấp Dẫn Của Thị Trường Việt Nam?
Người hướng dẫn Nguyễn Hoàng Nam
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Chiến Lược Toàn Cầu
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,01 MB

Nội dung

Tổng quan về môi trường kinh doanh toàn cầu Môi trường kinh doanh toàn cầu là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần nhưmôi trường pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính… c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Nam LHP: 231_SMGM2211_02

Nhóm: 1

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH SÁCH HÌNH 3

DANH SÁCH BẢNG BIỂU 3

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 5

1.1 Tổng quan về môi trường kinh doanh toàn cầu 5

1.1.1 Tự do hóa thương mại 5

1.1.2 Bảo hộ tinh vi hơn 6

1.1.3 Hình thành chuỗi cung ứng khu vực 6

1.1.4 Hiệu ứng domino mạnh mẽ 7

1.2 Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa 7

1.2.1 Các yếu tố chính trị 7

1.2.2 Các yếu tố công nghệ 8

1.2.3 Các yếu tố văn hóa - xã hội 8

1.2.4 Các yếu tố cạnh tranh 9

1.3 Các yếu tố cản trở toàn cầu hóa 9

1.3.1 Các yếu tố văn hóa - xã hội 9

1.3.2 Các yếu tố thương mại 10

1.3.3 Các yếu tố kỹ thuật 10

1.3.4 Các yếu tố luật pháp 11

1.4 Những yếu tố đánh giá tính hấp dẫn của thị trường một quốc gia 12

1.4.1 Thị trường 12

1.4.2 Cạnh tranh 12

1.4.3 Nguồn lực 12

1.4.4 Khuyến khích đầu tư 13

1.4.5 Rủi ro quốc gia 13

Chương 2: Tổng quan về Primark 14

Trang 3

2.1 Giới thiệu chung 14

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14

2.1.2 Sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu 15

2.1.3 Sản phẩm chủ yếu 15

2.2 Quy mô hoạt động 16

2.2.1 Số lượng cửa hàng 16

2.2.2 Doanh thu 16

2.2.3 Nhà cung ứng sản xuất 17

2.2.4 Giá trị thương hiệu 17

Chương 3: Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi Primark thâm nhập 17

3.1 Các yếu tố thúc đẩy và cản trở toàn cầu hóa đối với Primark tại thị trường Việt Nam 17

3.1.1 Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa 17

3.1.2 Các yếu tố cản trở toàn cầu hóa 19

3.2 Đánh giá thị trường Việt Nam 21

3.2.1 Quy mô thị trường thời trang Việt Nam 22

3.2.3 Xu hướng ngành thời trang tại Việt Nam 24

3.3 Cạnh tranh của ngành 26

3.3.1 Đe dọa gia nhập mới 26

3.3.2 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế 29

3.3.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 30

3.3.4 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại 31

3.4 Đánh giá nguồn lực 32

3.4.1 Nguồn lực tự nhiên 32

3.4.2 Nguồn nhân lực 33

3.4.3 Cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ 34

3.5 Khuyến khích đầu tư 35

3.6 Đánh giá rủi ro quốc gia 35

3.6.1 Rủi ro chính trị 35

Trang 4

3.6.2 Rủi ro kinh tế 36

3.6.3 Rủi ro cạnh tranh 36

3.6.4 Rủi ro hoạt động 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Thị phần của một số thương hiệu thời trang tiêu biểu hiện nay 24

Hình 3.2: Hàng loạt logo nhái trên thị trường 37

DANH SÁCH BẢNG BIỂU Biểu đồ 3.1: Doanh thu thị trường thời trang Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023 23

Biểu đồ 3.2: Lực lượng lao động của Việt Nam qua các Quý 33

Trang 5

1 xin lựa chọn Primark để thực hiện đề tài: “Giả sử anh(chị) là CEO của Primark trongngành thời trang muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam; anh (chị) hãy phân tích vàđánh giá tính hấp dẫn của thị trường ở Việt Nam?”.

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Tổng quan về môi trường kinh doanh toàn cầu

Môi trường kinh doanh toàn cầu là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần nhưmôi trường pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính… chúng tác động và chi phốimạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong những điều kiện của xuhướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh ngày càngđược mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp phải tăngdần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanhtrong và ngoài nước

Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhậnthức, phong tục tập quán, chính trị, pháp luật… nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinhdoanh không giống nhau, nó ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinhdoanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn ảnhhưởng cả đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nội địa

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh toàn cầu có 4 xu hướng:

- Tự do hóa thương mại

- Hình thành chuỗi cung ứng khu vực

- Bảo hộ tinh vi hơn

- Hiệu ứng domino mạnh mẽ

1.1.1 Tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là việc loại bỏ hoặc giảm bớt những hạn chế hoặc rào cản đốivới việc trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia Những rào cản này bao gồm thuếquan, chẳng hạn như thuế và các phụ phí; các khoản không phải thuế quan chẳng hạn nhưnhững quy tắc cấp phép và hạn ngạch

Nhìn chung, xu hướng tự do hóa thương mại có đặc điểm như:

Trang 7

- Giảm thiểu trở ngại trong quan hệ mậu dịch: Giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàngrào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu thếquốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nới lỏng nhập khẩu: Khi các quốc gia mởcửa thị trường, các doanh nghiệp trong nước sẽ dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu và nhậpkhẩu

- Tăng cường ký kết các hiệp ước thương mại, nới lỏng dần các công cụ bảo hộ mậudịch: Xu hướng tự do hóa thương mại được biểu hiện qua việc các quốc gia ký kết càngnhiều các hiệp định thương mại tự do mà trong các hiệp định ký kết buộc các thành viênphải cắt giảm hoặc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan

1.1.2 Bảo hộ tinh vi hơn

Bảo hộ là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chấtlượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất khẩu, hay việc áp đặt thuế xuất nhậpkhẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuấtcác mặt hàng tương tự (hoặc dịch vụ) trong nước

Xu hướng này có đặc điểm như:

- Chính phủ tăng cường sử dụng và cải tiến các công cụ thuế quan và phi thuế quanbằng biện pháp biểu thuế xuất nhập khẩu; áp dụng công cụ hành chính (quy định về hạnngạch xuất nhập khẩu, quy định về giấy phép, ); áp dụng các đòn bẩy kinh tế và các biệnpháp kỹ thuật (các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, bao bì, mẫu mã, vệ sinh,bảo vệ môi trường và sinh thái)

- Khắc phục tình trạng thất nghiệp và thực hiện phân phối lại thu nhập

- Làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hànghóa trong nước, đặc biệt là “ngành công nghiệp non trẻ” với năng lực cạnh tranh cònkém

1.1.3 Hình thành chuỗi cung ứng khu vực

Sự hình thành chuỗi cung ứng khu vực xảy ra khi các bộ phận và linh kiện đượcnhập khẩu và lắp ráp thành hàng hóa cuối cùng tại một khu vực/quốc gia sau đó đượcxuất khẩu sang khu vực khác/nước khác Việc hình thành chuỗi cung ứng khu vực cũng

Trang 8

có tác động rất lớn đối với môi trường kinh doanh toàn cầu Đồng thời cũng ảnh hưởngsâu sắc và đa chiều đến các quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng Chuỗi cung ứngkhu vực tạo nên một môi trường kinh doanh hiệu quả và bền vững hơn Nó cho phépcác quốc gia phát triển theo những lợi thế cạnh tranh của mình, tận dụng lợi thế laođộng của các quốc gia khác Nhờ vào việc tập trung vào các mô hình kinh doanh chuyênbiệt, quốc gia có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các ngành công nghiệp quan trọng

và thu hút đầu tư nước ngoài Và khi một quốc gia hoặc vùng địa lý gặp vấn đề, cácdoanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển hướng sang nguồn cung ứng khác Qua đó, giúpgiảm thiểu tác động của sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đảm bảo tính bền vữngcho các hoạt động kinh doanh

1.1.4 Hiệu ứng domino mạnh mẽ

Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốccủa hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra cácđiểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyển tính

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu thì hiệu ứng này một khi xây ra sẽ ảnh hưởngrất lớn đến các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới Khi một quốcgia hoặc khu vực kinh tế chịu sự suy thoái hoặc khủng hoảng tài chính, nó có thể lan rộngsang các quốc gia khác thông qua các mối liên kết tài chính và thương mại Khi đó, cácdoanh nghiệp có thể sẽ mất khả năng tiếp cận tài chính, nhu cầu tiêu thụ và doanh thugiảm

1.2 Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa

1.2.1 Các yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị cơ bản góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa là sự phát triển của tự do hóathương mại giữa các quốc gia Hai yếu tố cốt yếu khơi nguồn cho tự do hóa thương mạichính là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT - năm 1995 được thay thếbằng tổ chức thương mại thế giới WTO) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) Tính chấttoàn cầu không chỉ thể hiện ở mức độ tham gia của hầu hết các quốc gia thành viên WTO

mà còn ở chỗ sự hình thành các Hiệp định Thương mại tự do hiện nay không phân biệt

Trang 9

chế độ kinh tế và trình độ phát triển kinh tế Việc hình thành các hiệp định thương mại tự

do khu vực hay song phương (RTA/FTA) đang trở thành một xu hướng toàn cầu trongquan hệ kinh tế quốc tế Xu hướng tự do hóa thương mại khu vực ngày nay còn lôi kéo cảnhững nước vốn trước đây chống lại hoặc không tham gia bất kỳ khu vực thương mại tự

do nào như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong phát triểnthương mại quốc tế Theo đó, vốn đầu tư từ các nước phát triển, từ các tập đoàn đa quốcgia ngày càng chảy nhiều hơn vào các nước công nghiệp hoá, thay vì các nước đang pháttriển như những năm trước đây Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi cũng gia tăngmạnh đầu tư ra nước ngoài để tiếp cận những thị trường mới

1.2.2 Các yếu tố công nghệ

Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa khác có liên quan đến tiến bộ về công nghệ baogồm: vận tải, thông tin liên lạc và lợi thế kinh tế theo quy mô Những yếu tố này chophép giảm chi phí vận chuyển và chi phí thông tin liên lạc cũng như chi phí sản xuấtthông qua lợi thế kinh tế theo quy mô hoặc nội địa hóa năng lực sản xuất và nguồn cungcủa các nền kinh tế với chi phí thấp Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc đãgiảm đáng kể trong thế kỷ 20, đặc biệt với những tiến bộ công nghệ và thông qua lợi thếkinh tế theo quy mô, trong đó viễn thông là lĩnh vực giảm chi phí đáng kể nhất Với việc

sử dụng sợi cáp quang và giảm chi phí cho việc sử dụng vệ tinh, thông tin liên lạc đãđược truy cập trên toàn thế giới, đặc biệt là thông qua internet

1.2.3 Các yếu tố văn hóa - xã hội

Vận tải hàng không và xu hướng truyền bá lối sống thông qua phim ảnh và truyềnhình đã làm tăng nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng trên toàn thế giới Các nhãnhiệu như Sony, Nike, Levi’s hay Coca Cola đã được biết đến từ lâu ở khắp mọi nơi trênthế giới Sự hội tụ hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng cũng được tạo điều kiện bởi sự

đô thị hóa và công nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới Sản phẩm ngày càng có xuhướng giảm tính đặc thù văn hóa và tăng tính kỹ thuật càng tạo điều kiện cho việc tiêuchuẩn hóa sản phẩm và có thể thu hút được đông đảo người tiêu dùng tại tất cả các nước.Ngành công nghiệp máy tính, smartphone hoặc thang máy, cần cẩu và robot là những

Trang 10

ngành mà sự khác biệt về quốc gia không có nhiều ý nghĩa, do đó đây là những ngành cótính toàn cầu hóa cao.

1.2.4 Các yếu tố cạnh tranh

Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cũng là xu thế cơ bảncủa cạnh tranh quốc tế ngày nay là: một mặt, tất cả các nước đều phải gia tăng thực lựckinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính để mở rộng khả năng tham dự vào cuộccạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu Mặt khác, xu hướng cạnh tranhquốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lõi ngày càng quyết liệt đó cũng khiến cho nền kinh

tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khu vực Toàn cầu hóa kinh

tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệpcủa các nước nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh vớinhau ngày càng gay gắt Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanhchóng nhờ toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thuathiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế

1.3 Các yếu tố cản trở toàn cầu hóa

1.3.1 Các yếu tố văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa cản trở toàn cầu hóa cần xem xét là: thái độ, thị hiếu, hành vi vàcác quy tắc xã hội Cụ thể: khi việc tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đếntruyền thống và các giá trị quốc gia hay tôn giáo thì tiêu chuẩn hóa toàn cầu sẽ khônghiệu quả Một số sản phẩm như Kretek - thuốc lá ở Indonesia, hoặc các trò chơi Pachinko(pinball) tại Nhật Bản - là những sản phẩm đặc trưng của một quốc gia và việc toàn cầuhóa các sản phẩm/dịch vụ này gần như là không thể mặc dù người ta có thể lập luận rằngvới các nỗ lực marketing sáng tạo, doanh nghiệp vẫn có thể toàn cầu hóa các sản phẩm

đó Điều này cho thấy thị hiếu về các mặt hàng thực phẩm (đồ ăn thức uống), sự tươngtác xã hội trong quá trình đàm phán bán hàng, thái độ đối với vệ sinh an toàn thực phẩm,

mỹ phẩm, quà tặng khác nhau từ các nền văn hóa có thể cản trở cách tiếp cận hoặc thiết

kế sản phẩm toàn cầu

Trang 11

Cuối cùng, có thể thêm ngôn ngữ vào các rào cản văn hóa xã hội của toàn cầu hóa.Những rào cản này có thể khá đáng kể với các dịch vụ khách hàng cá nhân như: dịch vụđào tạo, tài chính cá nhân, viễn thông cá nhân, bán lẻ Tuy nhiên, có hai xu hướng chính

có thể làm giảm các rào cản ngôn ngữ: Tiếng Anh đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu vàcác ngành như giáo dục - đào tạo hoặc tư vấn cao cấp có thể sử dụng tiếng Anh mà khôngcần phiên dịch

1.3.2 Các yếu tố thương mại

Các yếu tố thương mại cản trở toàn cầu hóa cần xem xét là: kênh phân phối, mức độkhách hàng hóa và mức độ đáp ứng khách hàng Trong một số lĩnh vực, mạng lưới phânphối và tập quán giữa các quốc gia là khác nhau Kết quả là phương thức quản trị mạnglưới, kích đẩy các đại lý và nhà phân phối, giá cả và sự thương lượng hầu như không tuântheo sự phối hợp toàn cầu Ví dụ, hoạt động marketing và phân phối của các mặt hàngdược phẩm có sự khác biệt tùy theo hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia Trongmột số nước - chẳng hạn như Nhật Bản, bác sĩ là người bán thuốc trong khi ở những quốcgia khác dược sĩ mới là người bán thuốc cho bệnh nhân và họ sẽ được hoàn tiền (hoặckhông) bởi công ty bảo hiểm của mình

Những yếu tố khác cản trở tiêu chuẩn hóa là: mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng vàyếu tố khách hàng hóa Các dịch vụ tài chính cá nhân, tín dụng với các doanh nghiệp vừa

và nhỏ (SMEs), các dịch vụ tư vấn, thế chấp và tư vấn thiết kế bất động sản là nhữngngành mang đậm dấu ấn địa phương và sự phản ứng nhanh với yêu cầu của khách hàng làrất cần thiết để cạnh tranh thành công Mặc dù trong một số trường hợp thực tế, các quytrình hoặc phương pháp có thể được tiêu chuẩn hóa theo một nền tảng trên toàn cầu (Vídụ: tư vấn, kỹ thuật, kiến trúc hoặc kiểm toán) nhưng vẫn có những thông tin liên lạc, hệthống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuấtkinh doanh như cảng biển, sân bay,… Cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố quan trọng giúp các nhàđầu tư nước ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triểnkhai các hoạt động đầu tư

1.3.3 Các yếu tố kỹ thuật

Trang 12

Các yếu tố kỹ thuật cản trở toàn cầu hóa bao gồm: các tiêu chuẩn, sự hiện diện vềkhông gian, giao thông vận tải, Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành kỹ thuật điện, xâydựng công trình dân dụng, hóa học có thể tạo ra áp lực cho các công ty toàn cầu Tínhkinh tế theo quy mô và các lợi ích chi phí của tích hợp và tiêu chuẩn hóa toàn cầu sẽkhông thể được khai thác hết khi các tiêu chuẩn kỹ thuật có sự thay đổi lớn Trong nhữngtrường hợp nhất định, các tiêu chuẩn có thể được thay đổi mà không cần sự sửa đổi lớn.

Sự hiện diện về không gian là cần thiết trong những ngành cần phải chiếm giữ nhiềukhông gian vật lý để phân phối các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, ngành bán lẻ, kháchsạn, dịch vụ điện thoại địa phương, bệnh viện, giải trí, đại lý ô tô là những ví dụ vềngành mà các dịch vụ phải được sản xuất tại địa phương Các cản trở của giao thông vậntải trở nên quan trọng nếu như chi phí vận chuyển làm mất đi các lợi ích của việc sản xuấttập trung Hàng hóa với số lượng lớn như xi măng, hóa chất cơ bản được sản xuất trongcác nhà máy địa phương sẽ kinh tế hơn so với sản xuất tập trung toàn cầu mặc dù có thểđạt được tính kinh tế theo quy mô Nguyên nhân là do các chi phí và rủi ro trong vậnchuyển có thể sẽ làm mất đi những lợi ích của sản xuất tập trung Tương tự, khi các hệthống sản xuất không đòi hỏi quy mô lớn và các đơn vị sản xuất nhỏ có thể đạt đượcnhững chi phí tương tự các nhà máy lớn - chẳng hạn ngành sản xuất khuôn đúc nhựa -chúng ta hiểu rằng sẽ không có lợi ích lớn nào trong việc xây dựng hệ thống sản xuấttoàn cầu

1.3.4 Các yếu tố luật pháp

Các yếu tố luật pháp cản trở toàn cầu hóa có thể kể đến là: Các quy định và các vấn

đề an ninh quốc gia Chính phủ các nước áp đặt các rào cản pháp lý thường là các quốcgia chống lại toàn cầu hóa Các rào cản pháp lý chống lại toàn cầu hóa có thể là: hạn chếdòng chảy tự do cá nhân (quy định về giấy phép hoạt động), tiền mặt (kiểm soát hối đoái,thuế), hàng hóa (thuế hải quan, hạn ngạch), dữ liệu (kiểm duyệt, kiểm soát Internet vàEDI); hoặc áp đặt những rào cản nội địa hóa (các chính sách nội địa hóa, sở hữu địaphương và các chính sách liên doanh) Trong những năm qua, để đáp ứng các yêu cầu củaWTO và các thỏa thuận đa phương khác (Liên minh châu Âu (EU),ASEAN, NAFTA, )hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các chính phủ đã có xu hướng cởi mở hơn về bối cảnh

Trang 13

pháp lý theo hướng có lợi cho toàn cầu hóa Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số rào cản.Một vài lĩnh vực như viễn thông, truyền thông, ngân hàng và bảo hiểm vẫn có sự kiểmsoát khá lớn của chính phủ và ở vài quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ hoặc một số khuvực như EU vẫn áp đặt các yêu cầu nội địa Cuối cùng, các chính phủ thường rất quantâm tới an ninh quốc gia và sẵn sàng ngăn chặn người nước ngoài tham gia kiểm soát quánhiều vào các ngành công nghiệp quốc phòng hoặc các ngành công nghiệp chiến lược củaquốc gia đó Ví dụ, ngành công nghiệp quốc phòng là ngành có chi phí R&D rất lớn vàtính kinh tế của quy mô rất đáng kể thì toàn cầu hóa sẽ là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiênthực tế điều này lại bị hạn chế vì các ràng buộc an ninh quốc gia

1.4 Những yếu tố đánh giá tính hấp dẫn của thị trường một quốc gia.

- Chất lượng đoạn thị trường: được xác định bằng thang đo, chia thành hai loại thịtrường chính: High End và Low End Thị trường High End là thị trường có lợi nhuận cao,

số lượng sản phẩm ít, các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt hóa; ít nhạy cảm về giá và tạođược sự trung thành của khách hàng Thị trường Low End là thị trường có lợi nhuận thấpnhưng số lượng sản phẩm nhiều, rất nhạy cảm về giá; các sản phẩm/dịch vụ được tiêuchuẩn hóa; được sản xuất và phân phối hàng loạt

Trang 14

- Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng: Khi doanh nghiệp trong ngành cungứng có quyền lực trong các điều kiện giao dịch, họ sẽ kiếm được lợi nhuận lớn hơn

- Quyền lực thương lượng của khách hàng: Trong những ngành công nghiệp có nhiềunhà cung cấp và ít khách hàng, khách hàng thường có lợi hơn và nhiều khả năng chọnlựa, thương lượng hơn

có thể triển khai các hoạt động đầu tư

- Nguồn nhân lực: Yếu tố xã hội quan trọng của thu hút đầu tư là chất lượng nguồnnhân lực và giá cả sức lao động Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phươngdiện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng vàchất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánhgiá của các nhà đầu tư Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu

tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.1.4.4 Khuyến khích đầu tư

- Hỗ trợ tài chính: miễn giảm thuế, hỗ trợ khoản vay, hỗ trợ bảo hiểm rủi ro… Các ưuđãi về thuế được thực hiện dưới hình thức sau Thuế suất thấp hơn cho toàn bộ thời hạnđầu tư hoặc một phần thời hạn đầu tư; miễn, giảm thuế suất; miễn thuế nhập khẩu tài sản

cố định; và giảm / miễn tiền thuê đất Các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn quan tâm đếncác yêu cầu về nhập cảnh, các ưu đãi, các chính sách về ngoại hối và tài trợ, thị thực nhậpcảnh và giấy phép làm việc, luật về quyền sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận và sẵn sàng

về cơ sở hạ tầng và các quyền về chuyển tiền về nước và quyền quốc hữu hóa

Trang 15

- Ưu tiên: tín dụng, bất động sản, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu thị trường,…

- Hỗ trợ xuất nhập khẩu, kích cầu trong nước, tạo dựng vị thế cạnh tranh,

1.4.5 Rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia được hiểu là nguy cơ đối mặt với thiệt hại hoặc những chống đối vớihoạt động kinh doanh và lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt nguồn từ hệ thống chính trịhoặc môi trường pháp lý của một quốc gia Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô gồm ổnđịnh về kinh tế, chính trị, xã hội là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nướcngoài Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế tham gia đầu tư vào những nước có môitrường kinh tế vĩ mô kém ổn định, nhiều rủi ro kinh doanh mà họ không thể lường trướcđược Những rủi ro về quốc gia bao gồm:

- Rủi ro Chính trị là các rủi ro đến từ các yếu tố chính trị:

+ Rủi ro cho các nhà đầu tư : giảm giá trị tài sản (chiến tranh, bạo động); mất mát tàisản (sung công quỹ); tài sản khó chuyển giao

+ Rủi ro cho nhân viên: bị bắt cóc, xã hội đen, bị lạm dụng

+ Rủi ro trong hoạt động: tính rối loạn của thị trường; tình trạng bất ổn của lao động,kiếm tiền trái pháp luật; tình trạng thiếu nguồn cung cấp

- Rủi ro cạnh tranh: Rủi ro trong kinh doanh: tham nhũng, cartels, networks

- Rủi ro hoạt động: Cơ sở hạ tầng: điện, viễn thông, giao thông, và sự hiện diện củacác nhà cung cấp Các quy định: sở thích, thị hiếu mang tính địa phương; hạn chế về vốn,nhân lực tại thị trường địa phương hay những khó khăn về thuế

- Rủi ro kinh tế gồm: mức tăng trưởng kinh tế, tính bất định, lạm phát, chi phí đầuvào, tỷ giá hối đoái

Chương 2: Tổng quan về Primark

2.1 Giới thiệu chung

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Primark được thành lập bởi Arthur Ryan vào năm 1969 với tên Penneys, một cửahàng duy nhất ở Mary St, Dublin Ông Arthur Ryan đã điều hành công việc kinh doanh

Trang 16

của công ty qua suốt 4 thập kỷ trước khi chuyển giao cho ông Paul Marchant vào năm

2009

Các cửa hàng lớn đầu tiên bên ngoài Dublin được mở tại các thành phố Cork vàBelfast vào năm 1971 Công ty sau đó đã mở rộng ra bên ngoài Ireland và sang Vươngquốc Anh Cái tên "Primark" sau đó được phát minh ra để sử dụng bên ngoài Ireland.Năm 2005, Primark mua lại các cửa hàng bán lẻ của nhà bán lẻ Littlewoods ở Anh vớigiá 409 triệu bảng Anh, giữ lại 40 trong số 119 cửa hàng và bán phần còn lại Vào tháng

5 năm 2006, cửa hàng Primark đầu tiên ở lục địa châu Âu được khai trương tại Madrid ,Tây Ban Nha Vào tháng 12 năm 2008, Primark mở tại Hà Lan, tiếp theo là Bồ Đào Nha,Đức và Bỉ vào năm 2009, Áo vào năm 2012, Pháp vào năm 2013 và Ý vào năm 2014.Năm 2015, Primark mở cửa hàng đầu tiên tại Hoa Kỳ tại Boston , sau đó mở rộng sangThành phố New York , Philadelphia , Danbury và Chicago Sau khi xây dựng chuỗikhoảng 40 cửa hàng ở Tây Ban Nha , Primark đã mở cửa hàng thứ hai tại Madrid Và trảiqua năm tháng, cùng với sự bành trướng mạnh mẽ của mình, tính đến năm 2022, Primark

đã được tìm thấy ở 15 thị trường khác nhau trên khắp thế giới

2.1.2 Sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu

Giá trị cốt lõi của Primark bao gồm việc cung cấp sản phẩm thời trang giá rẻ vớichất lượng tốt Công ty này chú trọng vào mô hình kinh doanh hiệu suất cao và giữ giáthành thấp để thu hút đối tượng khách hàng chủ yếu là những người tìm kiếm giá trị và

xu hướng thời trang hiện đại Primark cũng cam kết đảm bảo môi trường làm việc côngbằng và bền vững trong chuỗi cung ứng của họ Bên cạnh đó, công ty tập trung vào việcmang lại tuổi thọ lâu hơn cho quần áo, và chú trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường Hiệnnay, Primark đang tiến hành chiến lược Primark Cares, với việc đảm bảo quần áo đến từthương hiệu này sẽ được làm từ vật liệu tái chế hoặc bền vững hơn nguyên liệu có nguồngốc; giảm một nửa lượng khí thải carbon trên toàn bộ chuỗi giá trị của công ty; và theođuổi mức lương đủ sống cho người lao động trong chuỗi cung ứng

Đặc biệt nhất, Primark có một chính sách đi ngược với xu thế chung đó là hãngkhông bán hàng trực tuyến vì hãng cho rằng điều này không khả thi với mức giá bán củamình Đổi lại, Primark đi theo hướng xây dựng mạng lưới cửa hàng ở những vị trí đắc địa

Trang 17

và tiện lợi cho khách hàng tiếp cận, cửa hàng nào cũng phải rất rộng để có chỗ cho khốilượng sản phẩm lớn và cho lượng khách hàng đông.

2.1.3 Sản phẩm chủ yếu

Primark cung cấp nhiều loại sản phẩm, bao gồm: quần áo, phụ kiện và giày dépdành cho trẻ em, phụ nữ và nam giới; mỹ phẩm; đồ gia dụng và bánh kẹo Từ năm 2014,Primark bắt đầu bán sản phẩm trang điểm Và từ tháng 1 năm 2018, Primark bắt đầu bán

đồ ăn nhẹ thuần chay Cùng với các nhà bán lẻ như Zara và H&M , Primark góp phần tạonên xu hướng thời trang nhanh đương đại

2.2 Quy mô hoạt động

2.2.1 Số lượng cửa hàng

Primark đã tăng cường sự hiện diện toàn cầu kể từ năm 2008 và thậm chí còn tănghơn gấp đôi Tính đến năm 2022, đã có 408 địa điểm cửa hàng Primark trên toàn thế giới

Sự mở rộng lớn nhất của nhà bán lẻ quần áo này diễn ra từ năm 2016 đến năm 2017, khi

bổ sung thêm 30 cửa hàng vào danh mục đầu tư của mình, bao gồm các địa điểm mới tạicác thị trường mới như Hoa Kỳ Tính đến năm 2022, số lượng cửa hàng của Primark ởVương quốc Anh là lớn nhất, theo sau là Tây Ban Nha và Ireland Mặc dù Ireland đượccoi là cái nôi sinh ra thương hiệu thời trang này, nhưng sự tăng trưởng của Primark ởIreland đã bị trì trệ kể từ năm 2014

Bên cạnh đó, mặc dù số lượng cửa hàng ở châu Âu ngày càng tăng, Primark vẫntụt hậu so với các nhà bán lẻ thời trang khác của Vương quốc Anh Không chỉ vậyPrimark đã mở cửa hàng xuyên Đại Tây Dương đầu tiên vào năm 2015 tại Boston, nhưngviệc mở rộng sang Hoa Kỳ vẫn chỉ giới hạn ở 13 cửa hàng tính đến tháng 9 năm 2022.Đây là những cửa hàng duy nhất của công ty bên ngoài Châu Âu.Và hiện tại, Primarkđang tính đến việc mở rộng hơn nữa hoạt động sang khu vực châu Mỹ, nơi tập trungnhững cửa hàng quần áo lớn và đông chật hàng giảm giá Doanh nghiệp này hiện đang có

kế hoạch mở khoảng 60 cửa hàng trước năm 2026 Riêng trong năm nay, doanh nghiệp sẽ

mở ước tính khoảng 11 cửa hàng tại Buffalo, New York Doanh nghiệp đồng thời cũngđang mở thêm trung tâm phân phối tại Jacksonville – Florida nhằm phục vụ cho quá trình

Trang 18

phát triển tại bang Alabama, Florida, North Carolina và Texas Quá trình tăng trưởng này

sẽ đưa thương hiệu thâm nhập nhiều hơn vào những thành phố ví như Charlotte, NewYork

2.2.2 Doanh thu

Qua nhiều năm, Primark không ngừng phát triển và hiện đã trở thành thương hiệuquần áo có giá trị hàng đầu Sau hai năm đại dịch Covid-19 khiến doanh thu sụt giảm,năm 2022 chứng kiến doanh thu của Primark tăng trở lại, lên xấp xỉ 7,7 tỷ bảng Anh.2.2.3 Nhà cung ứng sản xuất

Primark còn có hàng trăm nhà máy cung cấp trên khắp thế giới, chủ yếu tập trung

ở châu Á Theo dữ liệu công bố trên trang web của nhà bán lẻ, Primark đã làm việc với

444 nhà máy ở Trung Quốc tính đến tháng 10 năm 2022 Tại Bangladesh, có 103 nhàmáy cung cấp quần áo và phụ kiện cho công ty Và ở Việt Nam, hiện có tổng cộng 20 nhàmáy sản xuất của Primark

2.2.4 Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu của nhà bán lẻ thời trang nhanh Primark đã suy giảm trong vàinăm Vào năm 2023, thương hiệu này được định giá 2,15 tỷ đô la Mỹ, giảm so với mứchơn 2,6 tỷ chỉ ba năm trước đó Mặc dù Primark đứng thứ ba trong số các thương hiệuIreland có giá trị nhất trên toàn thế giới vào năm 2023, công ty không thể cạnh tranh vớicác gã khổng lồ bán lẻ thời trang toàn cầu khác Ví dụ, H&M được định giá hơn 12,7 tỷUSD, trong khi ZARA trị giá gần 13 tỷ USD

Chương 3: Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi Primark thâm nhập 3.1 Các yếu tố thúc đẩy và cản trở toàn cầu hóa đối với Primark tại thị trường Việt Nam

3.1.1 Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa

a Các yếu tố chính trị

Việt Nam và Ireland thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1996 Việt Nam và Irelandđều là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương

Trang 19

mại Thế giới (WTO) Sự tham gia của hai nước vào các tổ chức quốc tế đã tạo điều kiệnthuận lợi cho hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, và đầu tư Vào năm 2019, Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và 27 thành viên của Liên minhChâu Âu được ký kết (trong đó có Ireland) Đây là một hiệp định thương mại tự do toàndiện, bao gồm các cam kết về xóa bỏ thuế quan, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ,

và hợp tác kinh tế Khi hiệp định có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, các rào cản thuế quan vàthương mại giữa Việt Nam và EU giảm, các doanh nghiệp của Ireland cũng có thêmnhiều cơ hội tham gia sâu, rộng hơn và chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, cũng như

mở rộng thị trường quốc tế

Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ tạo ra môi trườngkinh doanh thuận lợi, đồng thời góp phần khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp nướcngoài, bao gồm cả các doanh nghiệp của Ireland Chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiềuchính sách ưu đãi, điều này có thể giúp Primark nắm bắt cơ hội gia nhập thị trường thờitrang tại Việt Nam

b Các yếu tố văn hóa xã hội

Trong những năm gần đây, nhu cầu và thị hiếu về thời trang của người tiêu dùngViệt Nam đang ngày càng gia tăng Không những thế, sự phát triển của du lịch và sự xuấthiện của những bộ phim truyền hình quốc tế đã đem đến xu hướng chuẩn hóa, sự hội tụtrong nhu cầu của khách hàng Vì thế, các doanh nghiệp toàn cầu như Primark có thểthành công khi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ởnhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam

Du lịch và phim ảnh góp phần quảng bá các giá trị văn hóa của các quốc gia trên thếgiới đến với người Việt Nam, từ đó họ có xu hướng dễ dàng thích nghi hơn đối với cácsản phẩm thời trang quốc tế Thực tế như hiện nay, một bộ phận các bạn trẻ Việt Namyêu thích phim ảnh trên nền tảng Netflix, vì thế phong cách thời trang của người ViệtNam dần chịu ảnh hưởng của các xu hướng thời trang quốc tế như châu Mỹ, châu Âu,giống như là thương hiệu Primark

Primark là thương hiệu thời trang toàn cầu, các sản phẩm quần áo của Primark nổitiếng với kiểu dáng đơn giản nhưng vẫn rất sang trọng và thanh lịch, phù hợp với nhiều

Trang 20

đối tượng khách hàng Đồng thời, Primark luôn cập nhật các xu hướng thời trang mới đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với Primark thì toàn cầu hóa ở mặt văn hóa - xã hộigiúp cho khách hàng Việt Nam ngày càng có thể tiếp cận với các mẫu thời trang toàn cầumột cách dễ dàng hơn.

c Các yếu tố kỹ thuật

Hiện nay, các phương tiện vận chuyển hiện đại ngày càng phát triển, như máy bay

và tàu container Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận với cácsản phẩm và dịch vụ từ nhiều quốc gia khác nhau Primark có thể tận dụng các phươngtiện này nhằm giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa đến Việt Nam

Primark là một thương hiệu thời trang giá rẻ, tập trung vào các sản phẩm chất lượngcao, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Primark đãkhông ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiệnđại để áp dụng vào quy trình sản xuất các sản phẩm thời trang, giúp nhằm giảm đáng kểchi phí sản xuất Để đạt được lợi thế kinh tế của quy mô, Primark cần mở rộng quy môkinh doanh và tiếp cận với nhiều thị trường hơn Việt Nam là một thị trường tiềm năngvới dân số trẻ, thu nhập tăng cao, và nhu cầu về thời trang ngày càng lớn, rất phù hợp với

sự phát triển của Primark

Không chỉ vậy, sự phát triển của truyền thông đã kết nối người tiêu dùng trên toànthế giới Trước khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Primark đã được nhiều người tiêudùng Việt Nam biết đến là thương hiệu thời trang toàn cầu phổ biến ở nhiều quốc gia trênthế giới, vì vậy mà Primark có thể dễ dàng quảng bá sản phẩm của mình đến với ngườitiêu dùng Việt Nam một cách hiệu quả qua truyền thông

d Các yếu tố cạnh tranh

Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhu cầu về thời trang quốc tế lớn Ngườitiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm của các thương hiệutoàn cầu Điều này đã tạo cơ hội cho các thương hiệu thời trang quốc tế như Primarkthâm nhập vào thị trường Việt Nam Khi tiến hành toàn cầu hóa tới Việt Nam, Primark cóthể tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn và chi phí nhân công rẻ của của quốc gia này

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w