1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Marketing Sản Phẩm Phấn Nước Kiềm Dầu Oil Control Water Cushion Ex Của Công Ty Thefaceshop Vào Thị Trường Việt Nam.pdf

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Marketing sản phẩm phấn nước kiềm dầu Oil Control Water Cushion Ex của công ty Thefaceshop vào thị trường Việt Nam
Tác giả Dương Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Minh Phước, Đào Trịnh Lan Phương, Đỗ Ngọc Phương, Trịnh Như Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thanh Huyền
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Đối với thị trường Việt Nam, một trong những thị trường về mỹ phẩm dễ tính trên thế giới, lần này Công ty quyết định đưa ra chiến lược marketing cho dòng sản phẩm Phấn nước Kiềm dầu Oil

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

- 

-TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI: MARKETING SẢN PHẨM PHẤN NƯỚC KIỀM DẦU OIL CONTROL WATER CUSHION EX CỦA CÔNG TY THEFACESHOP VÀO

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

GVHD: TS Phan Thị Thanh Huyền

SVTH: Nhóm 8

Dương Thị Hồng Nhung – 7103106043 Nguyễn Thị Hồng Nhung – 7103401227 Bùi Thị Minh Phước – 7103106642 Đào Trịnh Lan Phương - 7103106048

Đỗ Ngọc Phương – 7103401228 Trịnh Như Quỳnh – 7103106051 Lớp: QTMA10A

Hà Nội 2021

1

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT Ý TƯỞNG CỦA TOÀN BỘ KẾ HOẠCH MARKETING 2

1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 2

2 TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI 3

2.1 Tình hình bên ngoài – các yếu tố vĩ mô 3

2.2 Tình hình thị trường Mỹ phẩm tại Việt Nam 3

2.3 Tình hình cạnh tranh 7

2.4 Tình hình phân phối 9

2.5 Tình hình công ty 9

3 PHÂN TÍCH SWOT 10

4 KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU, PHÂN KHÚC THỊ TRƯƠNG, ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM 11

4.1 Khách hàng mục tiêu: 11

4.2 Định vị sản phẩm : Sản phẩm Phấn Nước Cushion 11

4.3 Tuyên ngôn định vị: 12

5 CÁC MỤC TIÊU 12

5.1 Mục tiêu tài chính 12

5.2 Mục tiêu marketing 12

5.3 Mục tiêu xã hội 12

6 CHIẾN LƯỢC MARKETING 12

6.1 Chiến lược sản phẩm: 12

6.2 Chiến lược giá 14

6.3 Chiến lược phân phối: 15

6.4 Chiến lược xúc tiến thương mại 16

7 CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 17

8 DỰ TÍNH NGÂN SÁCH TÀI CHÍNH 18

Tài liệu tham khảo 20

2

Trang 3

TÓM TẮT Ý TƯỞNG CỦA TOÀN BỘ KẾ HOẠCH MARKETING

Công ty mỹ phẩm The Face Shop của Hàn Quốc - một trong những nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng bậc nhất xứ Hàn

Đối với thị trường Việt Nam, một trong những thị trường về mỹ phẩm dễ tính trên thế giới, lần này Công ty quyết định đưa ra chiến lược marketing cho dòng sản phẩm Phấn nước Kiềm dầu Oil Control Water Cushion Ex đi vào thị trường Việt Nam Trước

xu thế trang điểm của giới trẻ năm 2022 về sản phẩm với mức giá tầm trung phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau, TheFaceShop chọn Việt Nam là thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao Ngoài ra, phụ nữ Việt ngày càng quan tâm đến trang điểm hơn,

họ có nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm Nên Công ty muốn mang sản phẩm Phấn nước Kiềm dầu Oil Control Water Cushion Ex vào Việt Nam với mong muốn đưa ra sản phẩm phù hợp với từng loại da, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của phụ nữ Việt mà giá

cả lại hợp lý với nguồn thu nhập của người tiêu dùng

Mục tiêu của TheFaceShop là mở rộng kênh phân phối và các showroom tại thị trường Việt Nam, tăng doanh thu cho Công ty

1 GIỚI THIỆU CÔNG TY

Tên công ty: TheFaceShop

Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, phân phối bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm thiên nhiên Đây là công ty con của LG Household

& Health care thuộc tập đoàn LG.

Các sản phẩm chính: chăm sóc da, toàn thân, sữa tắm, trang điểm hướng đến cả nam lẫn nữ.

Tầm nhìn: TheFaceshop sẽ trở thành thiên nhiên thứ 2 cho bạn, sẽ và chỉ mang

đến những sản phẩm tốt nhất cho bạn.

Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm thiên nhiên cho bạn một vẻ đẹp tự nhiên trong tất cả

mọi người.

Thông điệp từ thương hiệu: Chúng tôi tin vào sự cân bằng “thông thái” của thiên

nhiên – Chúng tôi truyền tải câu chuyện trung thực từ thiên nhiên – chúng tôi hành động vì làn da của bạn 1

Slogan: TheFaceShop hiểu được giá trị của sức khỏe.

2 TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI

2.1 Tình hình bên ngoài – các yếu tố vĩ mô

GDP bình quân của Việt Nam tăng, kích thích chi tiêu cho mỹ phẩm

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 ghi nhận ở mức 2.715 USD Năm

2020 GDP bình quân đạt mức 2.785,7 USD , tăng 70,7 USD so với năm 2019 Việc tăng2

trưởng GDP sẽ kích thích chi tiêu tăng tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mỹ phẩm thu hút khách hàng mạnh hơn Với đà tăng trưởng ổn định, thu nhập tăng thì việc người Việt có nhu cầu chi tiêu và việc chăm sóc sắc đẹp trở nên cần thiết và bình thường hoá,

và đây sẽ là thị trường rất tiềm năng, kích thích phát triển kinh tế Theo báo cáo xu hướng hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam, chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ

3

Trang 4

phẩm trong năm 2020 là 432.000 đồng, tăng đáng kể từ 300.000 đồng so với năm 2019 Những thay đổi lớn nhất khi trang điểm phải kể đến là kẻ lông mày (tăng thêm 5% so với năm 2019) và kem nền (tăng thêm 7% so với năm 2019).

- Chính trị - luật pháp:

Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm có những sự thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, Ngày 1/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm đã tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm để lưu thông trên thị trường Việt Nam :3

1.Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung kê khai trong Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm đưa ra lưu thông đáp ứng tất cả các yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN

và các Phụ lục kèm theo.

2 Tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và thu hồi ngay mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện thông báo thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, báo cáo về việc thu hồi mỹ phẩm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải quyết kịp thời khiếu nại của khách hàng

về chất lượng mỹ phẩm, bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật Đồng thời, phải hoàn trả lại tiền cho người mua hàng và các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, vận chuyển, lưu thông sản phẩm.

4

Trang 5

3 Trường hợp phát hiện những tác dụng phụ trầm trọng ảnh hưởng đến tính mạng người tiêu dùng do chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, tổ chức và cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải báo cáo tới Cục Quản lý dược - Bộ Y tế trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông tin đầu tiên về tác dụng phụ này theo mẫu tại Phụ lục số 18-MP Báo cáo chi tiết về tác dụng phụ trầm trọng này phải được gửi về Cục Quản lý dược - Bộ Y tế trong vòng 08 ngày tiếp theo.

4 Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ khi lô sản xuất cuối cùng được đưa ra thị trường và xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra yêu cầu.

5 Các đơn vị sản xuất mỹ phẩm phải triển khai áp dụng và đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP- ASEAN).

6 Tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng mỹ phẩm, thu hồi mỹ phẩm vi phạm và được quyền khiếu nại về kết luận và hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

7 Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải tuân thủ các quy định và luật pháp Việt Nam về sở hữu trí tuệ Khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức,

cá nhân phải ngừng sản xuất, buôn bán, nhập khẩu để tiến hành thay đổi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp theo đúng quy định và có trách nhiệm bồi hoàn và xử lý hậu quả (nếu có).

- Văn hoá xã hội:

“Bạn đang dùng sản phẩm trang điểm nào?” – là câu cửa miệng của chị em phụ nữ và rất nhiều người khác kể cả nam giới cũng vậy Nhu cầu làm đẹp của cá nhân bất kì ai cũng ngày càng tăng và không có dấu hiệu suy giảm, chỉ đơn giản là tìm một sản phẩm mà mình có thể an tâm sử dụng những sản phẩm làm đẹp mà không có những hoá chất có hại cho da Trong đó, 5 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người Việt là: tốt cho sức khỏe (77%), hữu cơ/thiên nhiên (77%), niềm tin vào thương hiệu (75%), thân thiện với môi trường (62%), đóng góp cho cộng đồng/xã hội (61%) Ngày nay, khách hàng không chỉ muốn nhìn thấy một sản phẩm với thông điệp là "không chứa những chất có hại", mà họ còn muốn biết được những thành phần tốt đẹp bên trong sản phẩm Chẳng hạn, thông điệp "không chứa paraben" có thể giúp tăng trưởng doanh số đến 2.4%, thì thông điệp "không chứa paraben" đi kèm với thông điệp về một thành phần

tự nhiên nào đó bên trong có thể giúp tăng trưởng doanh số đến 12% Thông điệp về những chất không có trong sản phẩm trở nên rất tiềm năng cho xu hướng dược mỹ phẩm hoặc các sản phẩm mỹ phẩm an toàn.

Bên cạnh đó, người Việt thường có tâm lý sính hàng ngoại không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã mà còn bởi uy tín của thương hiệu, đồng thời hàng Việt Nam chưa tạo được

5

Trang 6

niềm tin đối với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân như: chất lượng sản phẩm chưa cao; chủng loại sản phẩm còn ít; mẫu mã không đa dạng, bắt mắt;

- Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến làn da người Việt:

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều này dẫn đến 3 đặc điểm chính của làn da người Việt

đó là: da nhiều dầu, dễ nổi mụn, lỗ chân lông to Đây là khí hậu ẩm rất tốt để phát triển các vi khuẩn mụn và giúp các tia UV có trong ánh nắng mặt trời gây hại cho da phát triển mạnh mẽ hơn Ngoài ra, do vị trí địa lí nằm ở khu vực gần với đường xích đạo nên chịu ảnh hưởng rất lớn của mặt trời với bức xạ cao Khi đi ra đường nếu không được che chắn

kĩ càng và sử dụng các sản phẩm bảo vệ da, chống nắng sẽ khiến cho da dễ bị kích ứng, đen sạm da và xuất hiện hiện tượng nám da Nhiệt độ cao làm da tiết nhiều dầu hơn, khi thời tiết chuyển mùa vừa khô và nóng, thì vấn đề lớn nhất mà da gặp phải đó là các nếp nhăn và làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn Bên cạnh đó, không khí ngày càng ô nhiễm làm tổn thương làn da người Việt Nam Khi xã hội ngày càng phát triển thì không khí sẽ ngày càng ô nhiễm do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường, tình trạng bụi bẩn ô nhiễm xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,…ảnh hưởng rất tới làn da người Việt Vì vậy, người Việt ưa chuộng sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, che phủ tốt, kiềm dầu tốt và chỉ số chống nắng cao 4,5

- Môi trường công nghệ

Với việc làm đẹp của người tiêu dùng, bằng việc phải tới cửa hàng để mua thì người tiêu dùng có thể mua hàng online tại website - sản phẩm sẽ được gửi đến nhà với thủ tục ngắn gọn và thuận tiện Tỉ lệ sử dụng smartphone ở Việt Nam đã rất cao Hiện tại, 51% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh, trong đó có 44 triệu người sử dụng smartphone để tìm mua sản phẩm Con đường mùa sắm của người Việt ngày trước là6đường thẳng, có thể bằng cách online (lên mạng tìm kiếm – so sánh – đặt hàng) hoặc offline (nghe quảng cáo – đến cửa hàng – mua hàng) Hiện tại, người tiêu dùng đã kết hợp hai kênh này vào trong một quy trình mua sắm của họ Chẳng hạn, khi họ đến cửa hàng là lúc họ đã tìm hiểu xong ở trên mạng và đã quyết định mua Ngoài ra, các doanh nghiệp còn áp dụng nhiều máy móc công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm makeup chất lượng tạo sự hài lòng và chuyên nghiệp đối với người tiêu dùng.

2.2 Tình hình thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

2.2.1 Quy mô thị trường

Theo báo cáo của Statista, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm thị phần lớn nhất của thị trường mỹ phẩm Quy mô thị trường được dự báo sẽ đạt khoảng 127 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 Trong khu vực, Việt Nam đã trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà sản xuất mỹ phẩm Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, nên kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ khoảng 355 triệu đô la Mỹ năm 2010 lên hơn 790 triệu đô la Mỹ năm 2018 Đáng chú ý, giá trị nhập khẩu đã cao

6

Trang 7

hơn đáng kể so với giá trị xuất khẩu những năm trước Các mặt hàng được giao dịch hàng đầu bao gồm nước hoa, sản phẩm trang điểm và chăm sóc da

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 51.000 tỷ đồng một năm (xấp

xỉ 2,3 tỷ USD) theo nghiên cứu của Mintel-công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Theo Nielsen, mức chi cho mỹ phẩm của người Việt chưa nhiều, thực tế phụ nữ Việt Nam chi nhiều cho trang điểm hơn là chăm sóc da với chi phí chủ yếu dao động từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng

Khi ngoại hình trở nên quan trọng hơn, người tiêu dùng chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp và cả các dịch vụ chăm sóc da Theo báo cáo của Insight handbook 2021 Kantar Worldpanel, phân khúc lớn nhất tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam là son môi Sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử đã và đang tác động đến thói quen mua sắm của người Việt Trong đó, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 63% so với năm 2018, đồ chăm sóc da tăng 55% và đồ makeup tăng 25% Thế nhưng, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt chỉ chiếm 10% thị trường, có tới 90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là các đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài Hầu hết các mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại ở Việt Nam 7.

=> Đây là thị trường tiềm năng

- Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là thị trường cushion.

Loại da phổ biến của người Việt: da khô, da dầu, da nhạy cảm/da mụn Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, khiến da người Việt dễ đổ dầu, nổi mụn và lỗ chân lông to, mùa đông hanh khô Vì vậy, người Việt ưa chuộng sản phẩm cushion có kết cấu mỏng nhẹ, dưỡng ẩm vừa phải, che phủ tốt, kiềm dầu tốt và chỉ số chống nắng cao.

Phân khúc theo loại da:

KH có làn da khô:

- Với KH có làn da khô thì khả năng tiết dầu trên da mặt kém, vào mùa đông dễ nứt

nẻ vì thời tiết hanh khô, nhất là khách hàng ở phân khúc này làm việc trong phòng điều hòa thường xuyên Vì vậy họ ưu tiên sản phẩm cushion có thành phần cấp ẩm và giữ ẩm để da KH không bị bong tróc, hơn nữa lớp phấn cũng dễ tệp vào da hơn, giúp

7

Trang 8

- Với KH da dầu thường dễ bắt nắng, sạm màu Do đó, KH ưu tiên chọn cushion tích hợp luôn khả năng chống nắng chứ không muốn đắp lên mặt nhiều lớp mỹ phẩm dày cộm để tăng nguy cơ hình thành mụn.

- KH dễ bị bít tắc lỗ chân lông và lỗ chân lông nở to vì vậy không sử dụng các sản phẩm cushion có chiết xuất tinh dầu như bơ cacao, dầu dừa, dầu olive, dầu khoáng… Hơn nữa KH ưa thích cushion mỏng nhẹ để tránh bít tắc lỗ chân lông.

- Do da dễ lên mụn nên KH ở phân khúc này thường quan tâm đến thành phần có trong sản phẩm rồi mới tới các yếu tố khác.

- KH ở phân khúc này da dễ bị mẩn đỏ và khô ngay cả khi làm việc ở ngoài trời hoặc lâu trong phòng làm việc có điều hòa, nhất là những KH làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn Vì vậy họ ưu tiên dùng cushion có thành phần lành tính, cấp ẩm cho da và có chỉ

- KH có làn da mụn thường hạn chế trang điểm Nhưng với nhu cầu cá nhân bắt buộc cần trang điểm, họ luôn chọn sản phẩm trang điểm đảm bảo mỏng mướt, không làm bí da và đặc biệt đảm bảo hiệu quả che phủ tốt.

- Tiết kiệm thời gian và tiền cho các công đoạn trang điểm, tích hợp kem chống nắng, kem nền, kem che khuyết điểm cũng là yêu cầu hàng đầu của KH ở phân khúc này Vì với lớp trang điểm quá dày khiến cho tình trạng bít tắc càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2.2 Đặc điểm khách hàng

Thị trường mỹ phẩm đang có xu hướng tăng trưởng cao

8

Trang 9

Nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng với các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt ở Việt Nam với dân số trẻ chiếm đa số và luôn bắt kịp nhanh mọi xu hướng làm đẹp trên thế

giới Nhằm theo dõi các thói quen và hành vi của người dùng mỹ phẩm Việt Nam, Asia

Plus đã tiến hành thực hiện khảo sát vào tháng 1/2020 , thực hiện trên 458 phụ nữ từ trên 16 tuổi trên toàn quốc Dưới đây là những tóm tắt về bức tranh tổng thể về thói quen và xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020.

 Thói quen sử dụng mỹ phẩm khác biệt theo từng độ tuổi Hơn một nửa số người từ

23 tuổi trở lên trang điểm thường xuyên khi đi làm/đi học, đi chơi hoặc tham dự các buổi tiệc.

 Son môi và sửa rữa mặt (bao gồm tẩy trang) là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhóm các sản phẩm trang điểm và dưỡng da.

 Các cửa hàng trong trung tâm thương mại và các cửa hàng bên ngoài của thương hiệu là nơi mua sắm mỹ phẩm phổ biến nhất Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử cũng dần trở thành một kênh quan trọng với 73% đã từng mua sắm mỹ phẩm tại đây.

 Chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 10% trong nhóm những người sử dụng mỹ phẩm thường xuyên Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để nhận được chất lượng cao hơn.

Tần suất trang điểm

60% phụ nữ trang điểm không dưới 1 lần/tuần, trong đó 28% thường trang điểm mỗi ngày Những người trên 30 hoặc với có mức thu nhập cao sẽ có xu hướng trang điểm nhiều hơn Họ thường trang điểm chủ yếu khi đi chơi, đi tiệc, đi hẹn hò.

Những sản phẩm trang điểm phổ biến

9

Trang 10

Mọi người thường sở hữu một số lượng lớn các mặt hàng trang điểm và không thể không nhắc đến son môi, sản phẩm được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là lông mày, kem che khuyết điểm và kem nền.

Các sản phẩm trang điểm phổ biến theo độ tuổi

Ngoại trừ son môi là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất ở tất cả các độ tuổi Thì những người trên 30 sẽ thường sử dụng nhiều đồ trang điểm hơn Sản phẩm như kem che khuyết điểm, phấn nền được sử dụng phổ biến với những người trong độ tuổi 23-29 tuổi.

Những thay đổi lớn nhất khi trang điểm phải kể đến là kẻ lông mày (tăng thêm 5% so với năm 2019) và kem nền (tăng thêm 7% so với năm 2019).

Facebook, marketing truyền miệng và các trang web là nguồn chính người tiêu dùng tiếp cận thông tin về mỹ phẩm Trong các nguồn trực tuyến, trang web của các thương hiệu là nguồn thông tin số 1, đặc biệt là trong nhóm tuổi trẻ, 16-22.

10

Trang 11

Mua sắm trực tuyến đang là một xu hướng mới được nhiều người sử dụng 73% người dùng mỹ phẩm đã sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, trong đó 6 tháng qua đã đạt 79% Hình thức mua sắm trực tuyến này ngày càng được nhiều người sử dụng bởi sự tiện lợi, lựa chọn những sản phẩm tốt, giá cả phải chăng và tiết kiệm được thời gian Ngược lại, lý do những người dùng không mua sắm trực tuyến là sự lo ngại về chất lượng, hàng giả, thông tin sai lệch 8

2.3 Tình hình cạnh tranh

Tìm hiểu trên thị trường có thể thấy các hãng mĩ phẩm phẩm có dòng cushion giá tầm trung thường là các sản phẩm của Hàn Quốc Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của The Face Shop có thể kể đến: Missha, Clio, Laneige.

Bảng so sánh một số đối thủ cạnh tranh với The Face Shop tại thị trường Việt Nam

dễ dàng che mụn thâm hay những vùng da không đều màu chất phấn mềm mịn, thẩm thấu nhanh vào da.

- Độ kiềm dầu từ

3-4 tiếng Giữ tone màu được 6 tiếng

- Thiết kể bao bì với tone đỏ bắt mắt.

- Sản phẩm có ít tone màu (2 tone màu) hạn chế lựa chọn sản phẩm.

- Khả năng cấp ẩm không cao, nên đối với các KH có làn da khô nên cân nhắc khi sử dụng.

- Thành phần có chất

phenoxyethanol và hương liệu nên có thể gây kích ứng với những

KH có làn da nhạy cảm.

- Phấn có mùi hương thơm nhẹ, KH bị dị ứng mùi hương nên cân nhắc trước khi sử dụng

Clio Clio Kill

Cover

Founwea

620.000VNĐ - Tone màu đa dạng

(với 4 tone màu)

- Giữ tone màu

- Vỏ hộp dễ bị bám bẩn

và dấu vân tay.

- Sản phẩm có độ che 11

Trang 12

r Cushion

- Khi đánh lên da

có cảm giác ẩm mát Tạo lớp nền mịn lì, không bị bóng như các cushion khác.

- Có thành phần dưỡng ẩm da, giúp hạn chế tối đa các tình trạng bong tróc.

phủ không cao, chỉ khiến da trở nên đều màu, nâng tone da và che phủ những vết thâm nho nhỏ.

- Hãng giới sản phẩm dành cho da dầu nhưng kiềm dầu chỉ ở mức trung bình.

Chống trôi lớp nền

kể cả khi đổ mồ hôi

- Bảng màu rất đa dạng phù hợp với nhiều tone da (với

10 tone màu)

- Thiết kế riêng cho những làn da phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính

- Lớp nền bị dính ra khẩu trang nhưng không đáng kể.

2.4 Tình hình phân phối

Một số kênh phân phối bán hàng mỹ phẩm chủ yếu: Hiện nay sản phẩm mỹ phẩm tại

Việt Nam được bán rộng rãi qua các kênh phân phối như: Cửa hàng bán lẻ: Watsons (Hong Kong), Guardian (thuộc Tập đoàn Dairy Farm), Beauty Box (Hàn Quốc), Matsumoto Kiyoshi (Nhật Bản), Coco Shop; siêu thị và trung tâm thương mại lớn (BigC, Aeon mall, Vincom,…) Bên cạnh đó, công nghệ internet trở nên phổ biến hơn thì việc bán hàng online là một trong những cách phân phối hiệu quả, các webside nổi tiếng với việc làm đẹp, các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo, ).

12

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN